Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, kinh tế phát triển, các doanh nghiệp ngày càng phát triển

mở rộng tạo
nên khối lượng hàng hóa khổng lồ cho người tiêu dùng lựa chọn. Vì vậy khi nói đến chiến lược phát triển
kinh doanh của doanh nghiệp, mọi người thường quan tâm các lĩnh vực phát triển thương hiệu, mở rộng
thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng và bố trí mặt bằng sản xuất, phát triển cơ sở cung cấp và cơ cấu dịch
vụ của công ty.

Do đó, bố trí mặt bằng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh giai đoạn hiện nay,
nó giúp cho các doanh nghiệp có khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ tăng sức cạnh tranh và vị thế của
doanh nghiệp trên thương trường nhờ đó doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững. Nhờ sự
bố trí hợp lý giữa các quy trình sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp và khách hàng dễ gần nhau
và hiểu rõ hơn. Do đó việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hệ thống bổ trí mặt bằng sản xuất kinh
doanh là vấn đề trước tiên của các doanh nghiệp.

Trong môi trường cạnh tranh, một công ty muốn phát triển cần phải cố gắng vượt bậc để không chỉ
ngang bằng mà cần phải vượt bậc với đối thủ. Sự vượt trội này cần phải được khẳng định bằng hiệu quả
trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể là cần cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng hệ thống sản xuất phải linh hoạt, có độ tin cậy cao, không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, kiểm
soát chặt chẽ ảnh hưởng môi trường là việc cần thiết. Hoạt động bố trí vị trí mặt bằng giúp cho công ty
có thể phát huy nhiều nhất các lực lượng then chốt nâng cao hiệu quả quá trình kinh doanh.

Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của công nhân, khu phục vụ
khách hàng, khu chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ, phòng ăn... Trong hoạch
định qui trình sản xuất, chúng ta lựa chọn hay thiết kế sản xuất cùng với thiết kế sản phẩm và tiến hành
đưa công nghệ mới vào vận hành. Thông qua mặt bằng, người ta tiến hành sắp xếp các qui trình ở trong
và xung quanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành các qui trình này và các công việc phụ trợ
khác.

Việc bố trí mặt bằng nên kết hợp chặt chẽ với chiến lược tác nghiệp nhằm đảm bảo ưu tiên cạnh tranh.
Vì vậy cần chú ý đến các yếu tố như hạ giá thành sản phẩm, phân phối nhanh chóng và kịp thời, chất
lượng sản phẩm, dịch vụ cao và linh hoạt về loại sản phẩm, sản lượng...

Công nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt các công ty lớn nhỏ, các khu công
nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động, khẳng định năng lực và vị thế của mình trong nên sản xuất
hiện đại với nhiều điều kiện rộng mở nhưng đồng thời là sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển.
Một doanh nghiệp đứng vững và thành công trên thương trường hội tụ bởi rất nhiều yếu tố, mà trong
đó việc bố trì một mặt bằng hợp lý đóng một vai trò quan trọng không nhỏ, có tác động lâu dài và liên
quan đến nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Thiết kế mặt bằng được xem là một quyết định chiến lược. Mặt bằng được thiết kế tốt sẽ mang lại hiệu
quả vận hành cho cả hệ thống: con người, trang thiết bị, nguyên vật liệu. Vai trò của thiết kế mặt bằng
được thể hiện cụ thể như: Tạo ra dòng luân chuyển vật liệu và sản phẩm hiệu quả, phù hợp quy trình
công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất, linh hoạt trong khả năng đáp ứng nhu cầu, tạo dòng chảy
thông tin giữa các khu vực, bộ phận, sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên của tổ chức (diện tích, nguồn
lao động, tài chính...), tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động, dễ dàng cho quá trình kiểm
soát, quản lý, đặc biệt là vấn đề vệ sinh và an toàn lao động được đảm bảo. Việc bố trí mặt bằng không
gian không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây tai nạn cho người lao động như: diện tích làm
việc hẹp, cản trở các thao tác và việc đi lại, bố trí máy móc, thiết bị, vật liệu sai nguyên tắc, bố trí đường
đi lại, giao thông vận chuyển không hợp lý. Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 06
tháng đầu năm 2015 toàn quốc đã xảy ra 257 vụ tai nạn lao động chết người (báo cáo chưa đầy đủ từ 63
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất
(Phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người): Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
chiếm 35,6% số vụ tai nạn chết người và 35,7% số người chết: Loại hình công ty cổ phần chiếm 29,4% số
vụ tai nạn chết người và 29,9% số người chết. [5]

You might also like