Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Những Ngôi Sao Xa Xôi

ĐỀ 1: VẺ ĐẸP CỦA CÁC CÔ GÁI THANH NIÊN XUNG PHONG TRONG TÁC
PHẨM.
(Phân tích vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ)
MB: - LMK là nhà văn nữ có sổ trường về truyện ngắn trong chiến tranh với ngòi bút miêu tả
tâm lý sắc sảo đặc biệt có tài trong miêu tả thế gới nội tâm nhân vật nữ.
- “ Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn đầu tay của LMK được viết năm 1971 khi cuộc
kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Câu chuyện kể về cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái
thanh niên xung phong trên 1 cao điểm trọng yếu.
- Đọc truyện, ta cảm nhận được vẻ đẹp của 3 cô gái TNXP cũng chính là vẻ đẹp của tuổi trẻ VN
trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
TB:
Luận điểm 1: Trước hết, đọc truyện ta cảm nhận được hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng ác
liệt, hiểm nguy của ba cô gái thanh niên xung phong.
Ba cô gái sống và chiến đấu trên cao điểm của 1 trọng điểm trên tuyến đường Trường
Sơn nghĩa là nơi tập trung nhiều nhất sự hiểm nguy, khốc liệt của bom đạn. Nơi đây bị bọm đạn
giày xéo đến lở loét, mọi dấu hiệu của sự sống đều bị hủy diệt đến màu xanh của lá cũng không
thể tồn tại. Nơi đây hàng ngày hàng giờ chỉ có tiếng “Máy bay rít, phản lực gầm gào...”. Nơi
đây chỉ có tiếng bom nổ hoặc những quả bom chưa nổ nằm trùi trũi. Những chi tiết, hình ảnh
chân thực, trần trụi ấy đã toát lên tất cả đời sống gian khổ của 1 thời lửa đạn.
Giữa chiến trường đầy khói lửa đạn bom, nhiệm vụ của các cô là “Khi có bom nổ thì
chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Đó là
công việc vô cùng nguy hiểm, ác liệt và đối diện trực tiếp với bom đạn, cái chết có thể đến bất
cứ lúc nào. Để thực hện công việc ấy, các cô gái TNXP phải chạy giữa ban ngày, trên là máy
bay đang gầm gào, ném bom ác liệt, dưới là sức nóng của những quả bom. Họ phải phơi mình
ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Khó khăn chồng chất khó khăn, hiểm
nguy chất chồng nguy hiểm, sự sống của các cô có thể bị hủy diệt từng phút từng giây.
 Có thể nói bằng lời kể tự nhiên, sinh động, hình ảnh chân thực,đậm chất chiến trường
LMK đã tái hiện trước mắt ta không khí chiến trường căng thẳng, hiểm nguy đặc biệt giúp ta
cảm nhận được sự nguy hiểm, gian khổ, vất vả trong công việc của những cô gái TNXP.
Luận điểm 2:Thế nhưng, điều đáng trân trọng là dù trong hoàn cảnh sống và chiến đấu ác liệt,
hiểm nguy, những cô gái TNXP vẫn ngời sáng bao vẻ đẹp về tâm hồn, ý chí.
Trước hết, 3 cô gái TNXP có lí tưởng sống cao đẹp, có tinh thần dũng cảm, kiên cường,
sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ.
 Họ là những người cô gái có lí tưởng sống cao đẹp, Tổ Quốc gọi tên, họ sẵn sàng xếp bút
nghiên, rời xa gia đình và thành phố để vào nơi chiến trường ác liệt, thực hiện mục đích cao
đẹp: bảo vệ những cung đường cho đoàn xe băng băng vào mặt trận, cho non sông nối liền một
dải.
 Chính những lí tưởng ấy đã soi sáng khiến 3 cô gái nhỏ bé trở nên vô cùng dũng cảm,
kiên cường, hết mình vì nhiệm vụ.
o Công việc nơi trọng điểm nguy hiểm, ác liệt, khối lượng công việc lớn, vất vả thế nhưng
“Chúng tôi có 3 người. Ba cô gái”. Lời kể rất tự nhiên, bình thản nhưng đã tạo nên sự đối lập
rất “đắt” giữa nhiệm vụ phải hoàn thành và số người phải hoàn thành. Sự đối lập giữa nhiệm vụ

-1-
hiểm nguy với 3 cô gái nhỏ bé trên cao điểm đã làm nổi bật sức mạnh phi thường, lòng dũng
cảm, kiên cường và hơn hết là tinh thần trách nhiệm của các cô gái TNXP.
o Hơn thế các cô đã nói về công việc hiểm nguy với giọng điệu vừa bình thản vừa sôi nổi,
trẻ trung. Điều đó cho thấy cô cô đã quá quen nhưng không chai sạn với việc phải đương đầu
với những khó khăn, nguy hiểm. Phương Định đã kể về việc bị bom vùi với giọng hóm hỉnh,
sôi nổi: “Có khi bò từ trên cao điểm trở về chỉ thấy 2 con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa
lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là ‘những con quỷ mắt đen’”.
Cái sôi nổi, trẻ trung ấy của những cô gái tuổi 18, đôi mươi đã cân bằng tất cả. Điều đó cho
thấy ý chí, nghị lực, lòng dũng cảm, kiên cường của con người khi được trải qua thử thác khốc
liệt càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
o Hơn thế, nhà văn LMK còn đặt các cô trong các sự việc để khắc họa nổi bật lòng dũng
cảm, kiên cường, hết mình vì nhiệm vụ. Khi chạy trên cao điểm đếm bom, san lấp mặt đường,
các cô bình tĩnh, cương quyết, táo bạo đến đáng gờm, vẫn thong thả nhai bích quy dù trên đầu
bom rơi như rắc hạt để rồi hoàn thành nhiệm vụ với thái độ bình thản: “Hơn nghìn khối”. Khi
phá bom, đối diện trực tiếp với nguy hiểm các cô có sự lo lắng, căng thẳng đến tột cùng, có
nghĩ đến cái chết nhưng là “cái chết mờ nhạt, không cụ thể” còn choán lấy tâm lí các cô vẫn
lànhiệm vụ: “Liệu mìn có nổ không, bom có nổ không, làm thế nào để châm mìn lần thứ 2”.
Vậy là với các cô, hoàn thành nhiệm vụ chính là mục tiêu lớn nhất, cho dù phải hi sinh tính
mạng.
 Lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần trách nhiệm của các nữ TNXP mở đường năm ấy
làm ta khâm phục và ngưỡng mộ biết bao. Trở về với huyền thoại Trường Sơn những năm đánh
Mỹ hào hùng, chứng kiến hành động anh hùng, dũng cảm của các cô gái TNXP, ta thật tự hào,
kiêu hãnh về trang sử của dân tộc.
Bên cạnh đó, ở các cô gái TNXP còn có tâm hồn lạc quan, yêu đời, hồn nhiên, trong
sáng, mộng mơ.
 Sau nhữngphút giây căng thẳng, khốc liệt trên không gian trên mặt đường, các cô trở về
với không gian hang đá, được sống thật với những sở thành của mình. Phương Định thì thích
ngắm mắt mình trong gương để rồi tự hào về “ánh nhìn xa xăm”, “còn chị Thao hay tỉa đôi lông
mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm, và áo lọt của chị cái nào cũng thêu chỉ màu”. Tất cả yoats
lên tâm hồn hồn nhiên, trong sáng, đầy nữ tính của những cô gái tuổi thanh xuân.
 Không những thế, nơi cao điểm, tiếng hát của các chị vẫn vang ngân. Đó là tiếng hát của
PĐ “thuộc 1 điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, còn là tiếng hát của chị Thao “giọng thì
chua mà nhạc thì sai bét...”. Các chị hát trong những giây phút nghỉ ngơi, sau những phút giây
lo lắng, săn sóc cho đồng đội bị thương, tiếng hát của các chị xua đi bao mệt nhọc, âu lo, căng
thẳng nơi chiến trường. Tiếng hát đã át tiếng bom giúp tâm hồn các chị lạc quan, yêu đời, tươi
trẻ, sôi nổi.
 Vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái còn thể hiện rõ khi các cô đón cơn mưa đá trên cao điểm.
Các cô đón cơn mưa đá với niềm vui thích cống cuồng, “những niềm vui con trẻ của tôi lại nở
tung ra, say sưa, tràn đầy”. Họ say sưa nhặt mưa đá, chia nhau từng viên đá nhỏ như chưa từng
nghe tiếng bom rơi, đạn nổ. Đặc biệt, cơn mưa đã làm sống dậy trong lòng pđ bao hồi tưởng về
những tháng ngày bình yên trong lòng quê hương, gắn với hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ ngôi
nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, cái vòm nhà hát...Đó là nét đẹp hồn nhiên, nhạy
cảm, mộng mơ trong tâm hồn 3 cô gái TNXP.

-2-
 Vẻ đẹp tâm hồn ấy của các cô chính là những ngôi sao sáng lấp lánh mặc cho mưa bom
bão đạn.
Không những thế, các cô gái TNXP còn gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội
ấm áp, chân thành.
. Trên cao điểm Trường Sơn đầy khói lửa đạn bom chỉ có 3 cô gái nhưng cuộc sống của các cô
vẫn rất vui vẻ, lạc quan bởi họ đã gắn bó với nhau bằng tình đồng chí, đồng đội ấm áp, chân
thành. Họ sát cánh bên nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Họ lo lắng đến thắt tim khi đồng đội vào
khi hiểm nguy. Họ quan tâm, lo lắng cho nhau khi bị thương. Người thì lo lắng đến phát khóc,
muốn vồ về, muốn ở bên mà lại sợ máu, người thì hết lòng chăm sóc vết thương. Họ đã quan
tâm cho nhau như người thân. Tình đồng chí, đồng đội ấm áp mà chân thành ấy giúp họ có
thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh vẻ đẹp chung, các cô gái TNXP lại có những vẻ đẹp riêng đáng quý, đáng trân
trọng.
. Chị Thao lớn tuổi nhất nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ. Chị rất
chăm chép bài hát, thích làm đẹp và đặc biệt rất sợ máu và sợ vắt. Song người tổ trường ấy lại
rất cương quyết, táo bạo, bản lĩnh, vững vàng trước khó khăn, nguy hiểm. Chị vẫn bình thản,
thogn tả nhai bích quy trước từng đợt máy bay trinh sát rè rè.
. Nho nhỏ và bé tuổi nhất, thích ăn kẹo, trông mát mẻ như que kem mỗi khi ở dưới suối lên.
Nhưng Nho cũng là người phá bom rất quả căm. Khi bị thương Nho rất bình thản, không kêu
rên mà còn động viên đồng đội.
. PĐ là cô gái Hà Nội có 1 tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, mộng mơ, nữ tính nhưng tinh thần chiến
đấu thì rất gan dạ, kiên cường chẳng thua kém gì các chị em. Khi phá bom, cô bình tĩnh, gan
góc đến kì lạ.
 Có thể nói, mỗi người mỗi vẻ đẹp riêng không thể trộn lẫn nhưng đã góp phần hoàn
chỉnh vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mỹ.
Đánh giá:Bằng lời kể tự nhiên, sinh động với ngôi kể T1 từ điểm nhìn của nhân vật chính,
ngôn ngữ và giọng điệu gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính, đặc biệt là ngòi bút miểu
tả tâm lí nhân vật tinh tế, truyện đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp của 3 cô gái TNXP. Từ đó làm nổi
bật vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời chống Mỹ: tâm hồn trong sáng, mộng mơ, tinh thần dũng
cảm, hết mình vì nhiệm vụ, tình đồng chí, đồng đội ấm áp chân thành. Họ là những ngôi sao xa
xôi lấp lánh vẻ đẹp và có sức lan tỏa đến triệu triệu người VN yêu nước. Chính những năm
tháng là TNXP ở chiến trường đã giúp LMK am hiểu và yêu mến, trân trọng vẻ đẹp của những
cô gái mở đường để viết nên những trang truyện sinh động, chân thực đến thế.
c) Kết bài: Ba cô gái thanh niên xung phong với khí phách anh hùng lẫm liệt đã viết nên huyền
thoại Trường Sơn với bao kì tích anh hùng đúng như một nhà thơ đã từng viết:
“ Thời đánh Mỹ là thời thi vị nhất
Tỏa nắng cho thơ là triệu mắt anh hùng”.

-3-
ĐỀ 2: VẺ ĐẸP PHƯƠNG ĐỊNH
a) Mở bài: “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê là một trong những tác phẩm
thành công nhất viết về những cô gái thanh niên xung phong làm nên huyền thoại Trường Sơn
một thời. Họ như một thứ ánh sáng ẩn hiện xa xôi có sức mê hoặc lòng người. Trong đó nhân
vật Phương Định được khắc hoạ như một hình ảnh tiêu biểu nhất của người con gái Hà Nội giữa
Trường Sơn ác liệt. Quả thật, vẻ đẹp của cô gái thủ đô Phương Định ấy đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng bạn đọc.
b) Thân bài:
Ý phụ: Hoàn cảnh sống và công việc của Phương Định.
- Phương Định cùng những người đồng đội của mình ở trong một cái hang dưới chân cao điểm,
giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhiều nhất bom đạn, sự
nguy hiểm và ác liệt, từng ngày từng giờ phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ. Có biết bao thương
tích vì bom đạn giặc. Đó là hiện thực đầy mùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ
thấy thần chết luôn rình rập.
- Công việc của các cô đặc biệt nguy hiểm. Họ phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi
mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá
lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng
nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi
hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức.
Ý chính: Từ cuộc sống gian khổ của chiến trường khốc liệt, ta CN được vẻ đẹp của nhân vật
Phương Định.
+ Luận điểm 1: Vẻ đẹp ngoại hình.
* Khái quát: Phương Định bước vào trang viết của LMK với một ngoại hình xinh xắn, rất đáng
yêu.
- Có 2 bím tóc dày, tương đối mềm với cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đặc biệt là đôi
mắt dài, màu nâu, hay nheo lại khi có nắng, luôn có cái nhìn xa xăm.
- Chính vì cái vẻ ngoài đáng yêu của cô nên các anh pháo thủ và lái xe hay viết thư hỏi thăm
mặc dù có thể gặp nhau hàng ngày.
-> Thật không ngờ ở nơi tàn khốc bạo liệt như tuyến lửa Trường Sơn, nơi sự sống dường như bị
hủy diệt vẫn có 1 vẻ đẹp tươi tắn, tràn trề tuổi thanh xuân đến thế.
+ Luận điểm 2: Đến với những trang truyện ngắn này của LMK, ta thực sự trân trọng và cảm
phục vẻ đẹp về phẩm chất tâm hồn của Phương Định.
Luận cứ 1: Phương Định là một cô gái có lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần quả cảm gan
trường, có trách nhiệm cao với công việc.
- Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định xung phong ra mặt trận, cũng những chàng trai
cô gái cùng thế hệ nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc đi vào chiến trường ác liệt, chiến đấu bảo vệ
đất nước. Cô ra đi không tiếc tuổi xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước.
- Đối mặt với nguy hiểm, cô và những người đồng đội của mình thật sự là những anh hùng.
Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là có cái thú riêng: “Có
ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần.
Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp
chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”. Công việc phá bom đầy nguy hiểm và phải luôn đối
mặt với thần chết được cô kể với giọng điệu bình thản, pha sự hóm hỉnh: “Quen rồi. Một ngày
chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”.
-4-
* Phân tích vẻ đẹp anh hùng của Phương Định qua chi tiết phá bom:.
- Xoay quanh diễn biến tâm trạng của cô gái trẻ này trong một lần phá bom, trong không khí
vắng lặng, căng thẳng đến “phát sợ” lòng cô thoáng cái cảm giác ớn lạnh. Nhưng rồi cô không
sợ nữa “Tôi đến gần quả bom, cảm thấy có ánh mắt các chiến sỹ dõi theo mình. Tôi không sợ
nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom ấy”. Lòng dũng cảm của
Phương Định như được nhân lên bởi luôn cảm thấy mình đối mặt với thử thách không phải
trong tư thế lẻ loi mà luôn có đồng đội kề bên, dõi theo chia sẻ và tiếp sức. Đến khi ở bên quả
bom kề sát với cái chết, thần kinh căng thẳng như sợi dây đàn thì từng cảm giác của cô càng sắc
nhọn hơn “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom một tiếng động sắc đến gai người cứa
vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tý. Vỏ
quả bom đang nóng dần lên”... Đoạn văn được tạo bởi một chuỗi câu ngắn giọng văn gấp gáp,
căng thẳng diễn tả chính sác tâm trạng hồi hộp cao độ của nhân vật đối mặt giữa cái sống và cái
chết. Đó là tâm trạng rất thực đối với những người làm công việc phá bom dù công việc có
được làm hàng ngày và cũng rất rễ hiểu khi phá bom lại là một cô gái trẻ. Tiếp đó là cái cảm
giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Những dòng viết thể hiện lòng dũng cảm của
nhân vật được Lê Minh Khuê viết bằng một cách rất riêng. Nó vừa gợi cảm chân thực nhịp
sống khẩn trương nơi chiến trường vừa cho ta thấy cách bộc lộ phẩm chất anh hùng ấy thật bình
dị.
Luận cứ 2: Nét nổi bật và cũng chính là điểm hấp dẫn nhất ở Phương Định chính là vẻ đẹp
của một cô gái Hà Nội, hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng, lạc quan, yêu đời.
- Thích hát: Sau những giây phút căng thẳng ở cao điểm, xong việc là thở phào chạy vào hang,
là sà ngay vào một thế giới khác – thế giới con gái với những mơ mộng: nằm dài trên nền ẩm,
lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ, có thể nghe, có thể nghĩ ngợi lung
tung… Phương Định mê hát và thích nhiều bài hát. Cô hát những hành khúc bộ đội hay những
làn điệu dân ca quan họ dịu dàng… Có khi chỉ cần thuộc một điệu nhạc nào đó là cô lại bịa ra
lời để hát để rồi lại thấy mình ngớ ngẩn, bò ra cười một mình. Đây cũng là nét cá tính ở Phương
Định hé lộ vẻ đẹp phong phú của tâm hồn. Trong tiếng hát, có ý thức về lý tưởng, có khao khát
về quê hương, tình yêu của tuổi trẻ và có cả khát vọng được trở về cuộc sống thanh bình.
-> Dường như tiếng hát ấy đã xua tan bao gian khổ mệt nhọc, xoa dịu tâm hồn cô, làm vợi đi
những giây phút căng thẳng vì hiểm nguy của bom đạn.
- Hồn nhiên:
+ Kể về những gian khổ ác liệt của chiến trường, kể về những hiểm nguy của công việc mà
Phương Định cứ hồn nhiên như kể về thói quen, những sinh hoạt đời thường, khi nói về “ thần
chết”, “ một tay không thích đùa” mà giọng cô cứ thản nhiên nhẹ như không.
+ Cũng như bao cô gái mới lớn, Phương Định rất nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của
mình. Phương Định đẹp với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài
hoa loa kèn” và “đôi mắt nâu nâu dài dài hay nheo lại như chói năng, hay có cái nhìn xa xăm”.
Biết mình đẹp, cô thích ngắm mình trong gương, có chút kiêu ngầm khi biết mình được các anh
pháo thủ và lái xe thăm hỏi. Cô vui và tự hào về điều đó nhưng không hay biểu lộ tình cảm của
mình mà thường rỏ ra kín đáo giữa đám đông. Lê Minh Khuê đã rất tinh tế khi phát hiện ra cái
nét tâm lí kiêu ngầm ấy ở Phương Định. Đó là cái kiêu ngầm của một cô gái trẻ có ý thức sâu
sắc về vẻ đẹp cuộc sống. Chính nét tâm lí rất đời thường, rất con gái này khiến nhân vật
Phương Định càng trở nên gần gũi, chân thực và đáng yêu.

-5-
+ Bắt gặp cơn mưa đá bất chợt giữa rừng Trường Sơn cô vui thích cuống cuồng, chạy ra, chạy
vào reo lên như một đứa trẻ: “mưa đá! cha mẹ ơi! Mưa đá” và khi trận mưa đá qua đi trong lòng
cô sống dậy kỉ niệm ngọt ngào thời thơ ấu. Những ký ức về một thời bình yên bên mẹ lại trào
lên không gì ngăn nổi. Chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí có bao hình ảnh về thành phố,
quê hương, về gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình. Sau cái say sưa của niềm vui con trẻ là
nỗi nhớ da diết khôn nguôi. (phân tích PĐ khi đón cơn mưa đá)
Luận điểm 3: Ở Phương Định nét đẹp còn được ngời sáng trong tình đồng đội thắm thiết.
- Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên
cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu chị
Thao và Nho như biết về những chị em ruột thịt.
- Khi Nho bị thương, Phương Định lo lắng chăm sóc, băng bó vết thương cho Nho, pha sữa cho
Nho uống như chăm sóc một đứa em nhỏ.
- Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp ngày đêm
trên con đường ra mặt trận. Với cô “những người đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao
thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”.
- Tình đồng chí đồng đội của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó
đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
* Đánh giá: Có thể nói, xây dựng nhân vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã miêu tả tâm lí nhân
vật đạt đến độ tinh tế nhất. Qua dòng suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật Phương Định, cuộc
sống chiến đấu của các cô thanh niên xung phong được tái hiện đầy đủ, chân thực và sinh động
với vẻ đẹp tỏa sáng. Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm
trong văn học chống Mĩ, song với những sáng tạo riêng của mình, Lê Minh Khuê trong truyện
ngắn "Những ngôi sao xa xôi" đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, cuộc sống
chiến đấu đầy gian khổ, sự hi sinh và rất lạc quan của họ. Đó là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thể
hệ trẻ Việt Nam đã sống và chiến đấu, hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc thân yêu.

-6-
Đề 3: Phân tích tâm lý nhân vật PĐ trong 1 lần phá bom
I> MB: Tự làm
II> TB:
* Ý phụ: Khái quát:
Mặc dù ở chiến trường đã 3 năm, và nhiệm vụ phá bom là nhiệm vụ quá quen thuộc đối với
những cô gái mở đường, có ngày họ “ phá bom tới 5 lần” . Nhưng mỗi lần phá bom là 1 lần đối
diện với tử thần nên tâm lý của các cô không hoàn toàn bình thường, vẫn đầy ắp sự lo âu &
căng thẳng. Nét tâm lý đó dược nhà văn cảm nhận và thể hiện bằng sự trải nghiệm của chính
mình nên nó cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát.
* Ý chính: Tâm trạng PĐ trong 1 lần phá bom.
- Đầu tiên, khi nhận nhiệm vụ, PĐ cũng như các đồng đội của cô, đều rất bình thản và tự
tin, không cần thêm người mà tự mình sẽ giải quyết hết.
- Khi lên đồi cao nơi có quả bom mà cô được phân công phá, đầu tiên PĐ rất hồi hộp,
căng thẳng & có phần sợ hãi bởi mỗi lần phá bom là 1 lần thử thách với thần kinh & sự dũng
cảm của con người. Lần phá bom này cũng thế. Hơn nữa, quang cảnh trên đồi thật ghê rợn sau
1 trận bom: “ Vắng lặng, cây xơ xác, đất nóng,khói đen vật vờ”.Nhưng rồi cô tự trấn tĩnh mình
bằng cách nghĩ đến các anh bộ đội cao xạ. Cô tin các anh ấy k thích kiểu đi khom khi cô có thể
đàng hoàng mà bước tới. Lòng tự trọng rất con gái đã khiến sự dũng cảm ở PĐ được nhân lên
bởi cô thấy mình làm nhiệm vụ không hề lẻ loi mà luôn có đồng đội dõi theo, tiếp sức. Cô vượt
qua được c/giác sợ hãi & đường hoàng bước tới cạnh quả bom chưa nổ.
- Khi bắt tay vào phá bom, cô tập trung tư tưởng & khéo léo, chính xác trong từng động
tác. Đầu tiên, cô nắm bắt đặc điểm của quả bom = con mắt lão luyện của 1 c/sỹ phá bom có
kinh nghiệm. Sau đó, cô bắt tay đào đất, đặt mìn. Khi kề cận với quả bom tức là kề sát với cái
chết im lìm và bất ngờ. Từng c/giác của cô trở nên sắc nhọn. Cô nghe được cả tiếng hòn sỏi bay
ra từ lưỡi xẻng, cảm nhận được cả tiếng động sắc như gai cứa vào da thịt khi lưỡi xẻng lỡ chạm
vào quả bom. Cô cảm nhận được cả sức nóng đang tăng dần, toả ra từ quả bom chưa nổ. Lúc đó
cô bỗng thấy rùng mình, sốt ruột là sao mình làm quá chậm. Tuy căng thẳng như thế nhưng
từng động tác của cô vẫn cực kỳ chính xác & khéo léo. Có thể nói đó là việc làm thường lệ của
các cô, nhưng thử hỏi ngày nào cũng căng thẳng như thế, nếu không có tinh thần dũng cảm can
trường thì làm sao 1 cô gái trẻ ở TS có thể trụ vững những năm tháng ấy.
- Khi đã chạy về chỗ ẩn nấp, PĐ vẫn k hết căng thẳng, cô cảm thấy trời đất lặng phắc, không
có gió, tim mình đập không rõ, chỉ liên tục nhìn đồng hồ và nghe tiếng kim đồng hồ chạy đều
đều, vô cảm. Và trong đầu cô chỉ hình dung về ngọn lửa đang chui vào ruột quả bom. Lúc đó,
hầu như mọi ý nghĩ của cô chỉ tập trung vào một điểm: “ liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
Nếu không thì làm thế nào để châm mìn lần hai”. Cô cũng có nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt,
thoáng qua, còn chủ yếu nghĩ về công việc, lo lắng vì nhiệm vụ chưa hoàn thành.
- Cuối cùng, quả bom đã nổ đinh tai váng óc, không khí lúc đó thật đáng sợ, Định bị đất vùi,
ngực đau nhói, đau đớn về thể xác nhưng có hề chi khi Phương Định cảm thấy như hất được
tảng đá đè nặng trên ngực vì cô đã hoàn thành nhiệm vụ - đó là niềm vui lớn nhất của những cô
gái trẻ TS.
-> Dõi theo trang truyện của LMK, sống với tâm trạng của nhân vật khi phá bom, ta vừa hồi
hộp, lại vừa cảm phục trước tinh thần dũng cảm, can trường của người con gái tuổi đôi mươi.

-7-
Nhận xét: LMK đã vô cùng tinh tế trong việc miêu tả tâm lí PĐ. Và tác giả đã miêu tả bằng
chính trải nghiệm của một nữ thanh niên xung phong từng phá bom ở Trường Sơn nên tất cả
đều sống động, chân thực, thuyết phục.
III> KTVĐ: Qua hành động suy nghĩ của Phương Định trong một lần phá bom, người đọc cảm
nhận rất rõ phẩm chất, tính cách nổi bật của người con gái này: trong sáng, dũng cảm đến tuyệt
vời. Thực ra, là con người, khi đối diện với tử thần ai cũng biết sợ, hồi hộp, lo âu nhưng
Phương Định và đồng đội của cô biết chế ngự sự căng thẳng và sự hãi, biết vượt lên bản thân để
toàn tâm, toàn ý với nhiệm vụ. Mỗi lần phá bom như thế là một lần cô được tôi luyện, thử thách
để càng trở nên cứng cỏi, kiên cường hơn. Phẩm chất của PĐ cũng chính là của TNXP nói riêng
và thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ nói chung. Họ là những người dũng cảm vô song, là anh
hùng mà không tự biết.

Đề 6: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:
“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng (tr 117) … Mảnh bom xé không khí, lao
và rít vô hình trên đầu.” (tr 118)
( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê- Sách Ngữ văn 9 tập 2)
Gợi ý:
• Y phụ: Khái quát về nhân vật Phương Định, hoàn cảnh dẫn đến đoạn truyện.
- Phương Định là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm. Cô đồng thời cũng là người
kể chuyện, người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Toàn bộ câu chuyện về ba cô gái ở tổ trinh
sát mặt đường được kể lại qua lời của cô.
- Đó là một cô gái Hà Thành xinh xắn, đáng yêu, có lí tưởng sống cao đẹp.
Khi miền Bắc dồn sức cho miền Nam đánh giặc. Phương Định đã cùng hàng triệu thanh niên ưu
tú tình nguyện xa mái trường, xa thành phố, xa quê hương yêu dầu vào chiến trường làm cô gái
mở đường trên tuyến đường Trường Sơn.
- Cô đón nhận một cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, khốc liệt cùng đồng đội của mình
trên cao điểm. Cô làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường, cảnh giới đường và phá bom nổ chậm.
Sau những loạt bom nô, Phương Định và đồng đội phải lao mình lên cao điểm giữa ban ngày đề
đo, tính khôi lượng đất đá cần san lấp, đếm và phá những quả bom chựa nổ. Công việc vô cùng
nguy hiềm, cái chết ngày đêm rình rập bởi Thần chết... lần trong ruột của những quả bơm. Mặc
dù hoàn cảnh sông chiến đấu gian khổ, hiểm nguy nhưng ở Phương Định vân ngời sáng những
vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất rất đáng trân trọng, ngường mọ.
- Để làm nổi bật hoàn cảnh sống chiến đấu và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của
Phương Định, Lê Minh Khuê đã đặt cô vào một tình huồng cụ thể - tình huống phá bom - một
tình huỗng vô cùng căng thẳng, hiểm nguy, đe dọa sự sống con người.
• Ý chính: Cảm nhận cụ thể về nhân vật Phương Định trong đoạn truyện.
• Ý 1: Đặt Phương Định vào tình huống phá bom, ta cảm nhận được những gin khổ hiểm
nguy mà nhân vật phải trải qua cũng như không gian chiến trường vô cung ác liệt.
- Nhà văn miêu tả không khí lúc này: vắng lặng đến phát sợ, cây xác xơ, đất nóng, khói đen vật
vờ từơng cụm trên không trung. Chỉ một câu văn không dài nhưng cũng đủ cho ta thấy được
-8-
không gian chiến trường xơ xác, hoang tàn, đền mức ta tưởng như không còn dấu hiệu của sự
sống mà chỉ bao phủ một màu u ám của khói bom, thuốc súng.
- Đặc biệt là sự hiện diện của quả bơm: Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, đầu vùi
xuống đất, đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng. Quả bom nằm trùi trũi đầy bí ẩn bởi thần
chết là một tay không thích đùa, lần trong ruột của những quả bom. Đối diện với quả bom nghĩa
là Phương Định cùng đồng đội đang đối mặt với ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.
→ Băng lời kế tự nhiên, chân thực, hình ảnh trân trụi, đậm chât chiến trường, qua tình huống
phá bom, Lê Minh Khuê đã tái hiện trước mắt ta không khí chiến trường ác liệt, hiểm nguy
trong những năm đánh Mĩ. Chính không gian này đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp nhân vật
Phương Định.
• Ý 2: Đặc biệt, trong không gian chiến trường ác liệt đó, vẻ đẹp phẩm chất của cô gái
thanh niên xung phong lại ngời sáng khiến ta vô cùng ngưỡng mộ.
- Qua tình huống phá bom, ta cảm nhận và khâm phục tinh thần dũng cảm, can trường, quyết
tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao của Phương Định. Hành động phá bom của Phương Định
được miêu tả rất cụ thể, chân thực thông qua ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế của Lê Minh Khuê:
+ Trước hêt, đó là hành động, cảm xúc, suy nghĩ của Phương Định khi tiên đên gân quả bom.
Lúc bây giờ, cảm thây ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo mình nên cô không đi khom,
không sợ nữa. Đến gân với quả bom, Phương Định lại trở nên gan dạ. Lòng dũng cảm ở cô đã
được kích thích bởi lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh, được tiêp thêm sức mạnh từ tinh thân
đồng đội.
+ Tiếp đến là hành động, cảm xúc của Phương Định khi phá bom. Cô dùng xẻng nhỏ đào đất
dưới quả bom. Thỉnh thoảng lưỡi xêng chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người
cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình. Từng cảm giác được ngòi bút Lê Minh Khuê miêu tả rất
thực, vì lúc này lưỡi xêng của Phương Định đang chạm vào thần chết. Khối thép khổng lồ kia
có thể phát nổ bất thần, cướp đi sinh mạng cô gái bất cứ lúc nào. Những hành động của Phương
Định lúc này thật bình tĩnh, kheo léo, cân trọng, chuân xác nhưng cũng rất khẩn trương, mau lẹ
bỏ gói thuốc mìn vào lỗ đã đào, châm ngòi, đốt dây cháy chậm, khỏa đất và mau chóng về chỗ
ẩn nấp. Cong việc ây đã thành thường lệ. Ngày nào cũng phá bom, lần nào cũng căng thẳng như
thể.
Không có tinh thần dũng cảm, can trường làm sao các cô gái có thể vượt qua thời khắc sinh tử
như thế để trụ vững ở Trường Sơn những năm tháng ấy.
+ Cuối cùng là cảm xúc của Phương Định khi chạy về chỗ ẩn nấp và chờ bom nổ. Vẫn là những
thời khắc vô cùng hồi hộp đối với nữ thanh niên xung phong này tim tôi đập không rõ, dường
như vật duy nhất còn bình tịnh, phót lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Phương
Định có nghĩ đến cái chết nhưng cái chết mở nhạt, không cu thế. Nỗi lo lắng lớn nhất lúc này là
liệu mìn có nồ không?
Bom có nổ không? Nếu không thì làm thế nào để châm mìn lần hai. Với Phương Định, hoàn
thành nhiệm vụ là mục tiêu lớn nhất, cho dù phải hy sinh tính mạng.
+ Khi bom nổ, Phương Định bị đất vùi, ngực đau nhói, người lấm lem, mắt cay mãi mới mở ra
được. Đau đớn về thể xác nhưng chẳng hề chi khi nhiệm vụ đã hoàn thành. Đó là niềm vui lớn
nhất của các cô gái mở đường.
- Cùng với lòng dũng cảm, qua tình huống phá bom, ta còn thấy ở Phương Định tâm hôn nhạy
cảm, tinh tê, tin yêu đông đội sâu sắc, cảm động.

-9-
+ Trong khi làm nhiệm vụ, vân cảm nhận được có ánh mắt các chiên sĩ đang dõi theo mình, vẫn
thầm tự hỏi các anh cao xa có nhìn thấy chúng tôi không và tự trả lời chắc có. Các anh ấy có cái
ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm ngắm. Rõ ràng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cộ vẫn
luôn dành cho những người lính sự tin yêu, luôn xem sự có mặt của họ là nguồn sức mạnh tinh
thần đề cô có đủ can đảm bước qua những hiểm nguy, hoàn thành nhiệm vụ.
gải trẻ còn thê hiện ở chỗ, cô cảm nhận
được cái yên áng bất thường của cha ng giải tr cờn hế hị trong tứ, cô cámm hân
căng thăng có thê cảm nhận được vỏ quả bom nóng, linh tính dâu hiệu chăng lành.
Sự nhạy cảm, tinh tê ây đên từ một cô gái có tâm hồn đầy mơ mộng.
* Đánh giá, khái quát:
- Như vậy, nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huông căng thăng, hiểm nghèo đê nhân vật tự bộc
lộ vẻ đẹp một cách chân thực, tự nhiên, góp phân làm nôi bật chủ đê tác phâm. Đó là vẻ đẹp của
lòng dũng cảm, gan dạ, đây tinh thân trách nhiệm và có tình đồng chí cao đẹp. Vẻ đẹp ấy của
nhân vật Phương Định tiêu biểu cho vẻ đẹp tuyệt vời của hàng trăm thanh niên xung phong
khác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt mà hào hùng.
- Tác giả: Thấu hiểu, trân trọng, yêu thương và ngưỡng mộ đồng đội của mình.

- 10 -
Vấn đề 4: Cảm nhận vẻ đẹp 3 cô gái TNXP trong đoạn trích: “Thế nào...trinh sát chưa
về” (3 cô gái phá bom)
Ý 1: Khái quát: 3 cô gái TNXP là những nhận vật chính góp phần bộc lộ trực tiếp chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm.Đó là những cô gái độ tuổi 18, 20 sẵn sàng xếp bút nghiên, đi vào nơi
chiến trường khói lửa. Các cô sống và chiến đấu trên cao điểm của 1 trọng điểm trên tuyến
đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của các cô là “trinh sát mặt đường, khi có bom nổ thì chạy lên,
đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc vô
cùng ác liệt, nguy hiểm nhưng vẫn khiến vẻ đẹp của các cô ngời sáng./Nhà văn đã xây dựng
tình huống các cô gái đi phá bom để khắc họa nổi bật vẻ đẹp của 3 cô gái TNXP.
Ý 2: Trước hết, đặt 3 cô gái vào tình huống phá bom, ta cảm nhận đc những khó khăn, gian
khổ, ác liệt, hiểm nguy nơi chiến trường khói lửa mà các cô gái phải trải qua.
 Hiện lên trong đoạn trích là những âm thanh ghê rợn, dữ dội: “tiếng máy bay trinh sát rè
rè, phản lực gầm gào lao theo sau. 2 thứ tiếng đó trộn lẫn vào nhau, rót vào tai con người 1 cảm
giác khó chịu và căng thẳng”. Con người thời ấy hằng ngày hằng h phải đối diện, phải lắng
nghe những âm thanh đáng sợ của máy bay, phản lực. Đó là âm thanh của sự hủy diệt.
 Hơn thế, những cô gái TNXP hằng ngày hằng giờ phải phải đối diện với bom rơi, đạn nổ:
“Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung. Tất cả cứ như lên cơn
sốt”. Khói lên và cửa hang bị che lấp, ko thấy mây và bầu trời đâu nữa. Tất cả dường như bị
hủy diệt, bị tàn phá đến không còn dấu hiệu của sự sống. Những sinh hoạt đời thường, bình dị
nhất đều bị bom đạn vùi lấp. Những câu văn chân thực, sinh động được kể bằng ngôi thứ nhất
đã tái hiện trước mắt ta không khí ác liệt nơi chiến trường khói lửa. Đó cũng chính là một thời
chiến tranh ác liệt hiểm nguy trong kháng chiến chống Mỹ.
Ý 3: Hiện lên trong không gian chiến trường ác liệt hiểm nguy ấy, 3 cô gái TNXP vẫn ngời
sáng bao vẻ đẹp
Luận điểm 1: Trước hết, đó là vẻ đẹp của lòng dũng cảm, kiên cường, hết mình vì nhiệm vụ
khiến ta trân trọng
- Nhận thấy biến chuyện khác thường của chiến trường, các cô gái TNXP nhanh chóng chuẩn bị
cho nhiệm vụ của mình: “Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi”, ”chụp cái mũ sắt lên đầu.”.
Cuộc sống ở đây đã giúp các cô nhanh chóng, gấp gáp để làm nhiệm vụ. Luôn luôn và lúc nào
các cô cũng trong tình thế sẵn sàng đối diện với nguy nan, ác liệt.
- Trước những âm thanh dữ dội: máy bay rít, phản lực gầm gào, báo hiệu 1 đợt mưa bom sắp
diễn ra, các cô vẫn bình thản đến lạ thường. Các cô vẫn “móc bích quy trong túi, thong thả
nhai” dù biết rằng cái sắp tới sẽ ko yên ả. Đó là thái độ bình thản, cũng là tinh thần thép trước
gian khổ, ác liệt của những cô gái TNXP. Các cô gái phân công nhiệm vụ nhanh chóng, mau lẹ.
“Định ở nhà, lần này nó bỏ ít, 2 đứa đi cũng đủ” và hành động cũng thật nhanh gọn, dứt khoát:
“kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa”. Dẫu biết rằng cái đang chờ đợi các cô noài kia
là bom rơi đạn nổ, là chết chóc hi sinh nhưng các cô vẫn bình thản, kiên cường đến lạ. Không 1
chút sợ hãi, không 1 chút bối rối, lo âu. Tất cả đều hối hả, khẩn trương, gấp gáp để làm nhiệm
vụ. Chính tinh thần trách nhiệm với công việc, chính lòng dũng cảm, kiên cường ấy đã dệt nên
những kì tích để con đường Trường Sơn huyền thoại luôn được thông suốt, làm nên chiến thắng
vẻ vang trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Lòng dũng cảm, kiên cường hết mình vì
nhiệm vụ ấy của các cô gái TNXP khiến ta thêm yêu, thêm trân trọng thế hệ cha ông - những
con người đã chiến đấu quên mình vì Tổ Quốc.

- 11 -
Luận điểm 2: Không những thế, hiện lên trong đoạn trích còn là tâm hồn trong sáng, hồn
nhiên, yêu đời, lạc quan của 3 cô gái TNXP khiến ta vô cùng yêu mến.
- Nơi chiến trường ác liệt, hiểm nguy, chỉ có máy bay phản lực gầm gào, vậy mà các cô vẫn giữ
được tâm hồn trong sáng, lạc quan. Các cô vẫn hát giữa khoảnh khắc đáng sợ trong cao điểm.
Tiếng hát vang ngân giữa chiến trường đã xua đi nỗi sợ hãi, đã át đi tiếng những âm thanh ghê
rợn của đạn bom, làm dịu đi không khí nóng bỏng của chiến trường. Tiếng hát ấy là biểu hiện
của lòng yêu đời, lạc quan của những cô gái trẻ.
- Nơi chiến trường hằng ngày hằng giờ các cô phải đối mặt với mưa bom bão đạn, vậy mà tâm
hồn vẫn không chai cứng, khô cằn. Các cô vẫn hồn nhiên như đứa trẻ “thấy máu, vắt là nhắm
mắt lại, mặt tái mét”. Các cô vẫn thích làm đẹp “áo lót nào cũng thêu chỉ màu, tỉa đôi lông mày
nhỏ như cái tăm”. Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên ấy của các cô như những ngôi sao sáng nơi
chiến trường khói lửa. Vậy là, c.tr có thể tàn phá, hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được
tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, yêu đời, lạc quan của những cô gái TNXP.
Luận điểm 3: Cuối cùng, hiện lên trong đoạn truyện còn là tình đồng chí, đồng đội ấm áp,
chân thành của 3 cô gái TNXP khiến ta ngưỡng mộ. Nơi cao điểm Trường Sơn chỉ có 3 cô
gái nhưng cuộc sống của họ vẫn vui tươi, sôi nổi bởi các cô đã sống với nhau bằng tình đồng
chí, đồng đội ấm áp, chân thành. Không chỉ yêu thương nhau như chị em ruột thịt, họ còn cùng
sát cánh bên nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt là nỗi lo lắng chân thành trước sự an nguy
của đồng đội. Khi đồng đội phá bom chưa về, PĐ đã lo lắng không yên: “Có gì lí thú đâu nếu
các bạn tôi không quay về?”. Nghĩ là sự sống của đồng đội cũng là sự sống của chính cô. Cô
yêu thương, lo lắng cho đồng đội bởi thế khi đại đội trưởng gọi hỏi thăm tình hình, cô đã nói
như gắt vào máy. Trong tâm trí cô lúc ấy chỉ canh cánh nỗi an nguy của những người đồng đội
thân yêu. Những năm tháng ấy, các cô gái TNXP đã dành cho nhau tình yêu thương, quan tâm
rất mực chân thành. Bởi thế, nơi chiến trường ác liệt, họ không đơn độc mà luôn tìm thấy trong
nhau sự ấm áp yêu thương của tình thân ruột thịt.
Đánh giá: Bằng lời kể chân thực, tự nhiên với ngôi kể T1; ngôn ngữ sinh động, trẻ trung; nhân
vật được khắc họa qua hành động, lời nói, được đặt vào tình huống căng thẳng, hiểm nghèo, tác
giả đã làm nổi rõ vẻ đẹp của các cô gái TNXP: đó không chỉ là lòng dũng cảm, kiên cường mà
còn là tâm hồn trong sáng, yêu đời và tình đồng chí, đồng đội ấm áp, chân thành. Các cô đã
sống 1 cuộc sống thật đẹp, thật ý nghĩa của những năm tháng thanh xuân nơi chiến trường. Vẻ
đẹp của các cô cũng chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời chống Mỹ. Có thể nói, những năm
tháng là cô TNXP ở tuyến lửa Trường Sơn đã giúp LMK am hiểu, yêu mến và trân trọng vẻ đẹp
của những cô gái mở đường để khắc họa vẻ đẹp của họ chân thực, sinh động đến thế.
KB:Vẻ đẹp của 3 cô gái TNXP trong tình huống phá bom đã góp phần làm nên sức sống của
truyện ngắn NNSXX. Hơn nửa thế kỷ qua rồi nhưng vẻ đẹp của các cô gái vẫn đọng mãi trong
lòng ta với biết bao xúc động bồi hối, bao yêu thương trân trọng.

- 12 -
Vấn đề 5: Cảm nhận vẻ đẹp của 3 cô gái TNXP trong đoạn trích: “Tôi phủi áo...tự bịa ra
nữa”
MB: LMK là nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. “NNSXX” là truyện
ngắn xuất sắc của bà. Đọc truyện, vẻ đẹp của 3 cô gái trong tình huống Nho bị thương đã để lại
trong ta bao nhiêu cảm phục, ngưỡng mộ, tự hào.
TB:
Ý 1: Khái quát: Ba cô gái TNXP là những nhận vật chính góp phần bộc lộ trực tiếp chủ đề,
tư tưởng của tác phẩm. Đó là những cô gái độ tuổi 18, 20 sẵn sàng xếp bút nghiên, đi vào nơi
chiến trường khói lửa. Các cô sống và chiến đấu trên cao điểm của 1 trọng điểm trên tuyến
đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của các cô là “trinh sát mặt đường, khi có bom nổ thì chạy lên,
đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc vô
cùng ác liệt, nguy hiểm nhưng vẫn khiến vẻ đẹp của các cô ngời sáng. Nhà văn đã xây dựng
tình huống Nho bị thương để khắc họa nổi bật vẻ đẹp của 3 cô gái TNXP.
Ý 2: Trước hết, hiện lên trong đoạn truyện là cuộc sống, chiến đấu với những khó khăn,
gian khổ, ác liệt, hiểm nguy nơi chiến trường khói lửa mà các cô gái phải trải qua.
 Bằng lời kể tự nhiên, chân thực nhà văn đã tái hiện trước mắt ta không gian chiến trường
sau 1 đợt ném bom của giặc. Chỉ 1 “mô đất nhỏ, phủ đầy thuốc bom màu xám” mà ta đã hình
dung cả 1 không gian chiến trường đầy khói bom lửa đạn. Tất cả bị hủy diệt đến không còn sự
sống. Thế mà, trên trời “máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng”. Cái ÂT ghê
rợn ấy hằng ngày hằng giờ quần đảo trên bầu trời, tước đoạt cuộc sống bình yên của bao con
người Việt Nam.
 Sống giữa chiến trường ác liệt, đổ máu là điều không thể tránh khỏi. Nho bị thương trong
lần phá bom đến mức “Máu túa ra từ cánh tay, túa ra, ngấm vào đất”. Hi sinh, đổ máu, mất mát
là những điều các cô không tránh khỏi trong những năm tháng chiến tranh. Những câu văn chân
thực, sinh động được kể bằng ngôi thứ nhất đã tái hiện trước mắt ta không khí ác liệt, nguy nan
nơi chiến trường khói lửa. Đó cũng chính là một thời hoa lửa chiến tranh, ác liệt hiểm nguy thời
kỳ chống Mỹ.
Ý 3: Từ trong không gian chiến trường ác liệt hiểm nguy ấy, người đọc thấy được vẻ đẹp
ngời sáng của 3 cô gái trên tuyến lửa Trường Sơn năm xưa.
Luận điểm 1: Trước hết, đó là vẻ đẹp của lòng dũng cảm, kiên cường, hết mình vì nhiệm vụ
khiến ta xúc động
 Nhiệm vụ của các cô là “trinh sát mặt đường”, là phá bom để con đường thông suốt. Biết
sẽ hi sinh, sẽ đổ máu nhưng các cô sẵn lòng chấp nhận, vẫn dũng cảm, kiên cường để phá bom.
Nho đã bị thương trong 1 lần phá bom như vậy. Quả bom nổ tung khiến hầm bị sập, “máu túa
ra, túa ra, ngấm vào đất”, da xanh mét, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi...
 Thế nhưng, trong khi chị Thao và PĐ lo lắng thì Nho vẫn bình thản, kiên cường: “Không
chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến nhiều người lo lắng”. Cô xem vết
thương của bản thân là bình thường, không đáng bận tâm. Cô không muốn vì bản thân mà làm
nhiều người lo lắng. Cái cô quan tâm là nhiệm vụ chung của cả đơn vị, là sự thông suốt của
những cung đường. Tinh thần hết mình vì nhiệm vụ ấy của các cô đã dệt nên những kì tích để
con đường TS huyền thoại luôn được thông suốt, làm nên chiến thắng vẻ vang trong công cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Chính lòng dũng cảm, kiên cường, hết mình vì nhiệm vụ ấy của các cô
gái TNXP làm ta thêm yêu, thêm trân trọng thế hệ cha ông - những con người đã chiến đấu
quên mình vì Tổ Quốc.
- 13 -
Luận điểm 2: Không những thế, hiện lên trong đoạn trích còn là tâm hồn lạc quan yêu đời
của 3 cô gái TNXP khiến ta vô cùng yêu mến.
- Nơi chiến trường ác liệt, hiểm nguy, chỉ có máy bay phản lực gầm gào, có thể hi sinh, đổ máu
bất kì lúc nào, vậy mà các cô vẫn luôn trêu đùa. Vừa tỉnh dậy sau khi sập hầm, Nho đã vội pha
trò trấn an đồng đội “Không chết đâu…Ơ cái bà này! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy?”
- Sau những phút giây lo lắng, sợ hãi khi Nho bị thương, lúc trên trời “máy bay trinh sát vẫn
nạo vét...”, chị Thao đã giục PĐ: “Hát đi, PĐ. Mày thích hát bài gì nhất, hát đi”. PĐ thích hát,
những khúc hát hành khúc, khúc dân ca quan họ, dân ca Nga, dân ca Ý bỗng hiện lên trong suy
nghĩ của Phương Định. Và tiếng hát của chị Thao cất lên với giọng chua loét, nhạc sai bét. Dù
không hay nhưng tiếng hát vang ngân giữa chiến trường sẽ xua đi nỗi sợ hãi, nỗi vất vả, lo âu,
át đi tiếng những âm thanh ghê rợn của chiến tranh. Tiếng hát ấy là biểu hiện của lòng yêu đời,
lạc quan, trẻ trung của những cô gái TNXP trên đỉnh Trường Sơn ngày ấy. Chính điều đó đã
giúp các cô vượt qua bao hiểm nguy ác liệt nơi này.
Luận điểm 3: Cuối cùng hiện lên trong đoạn truyện còn là tình đồng chí, đồng đội ấm áp,
chân thành của 3 cô gái TNXP khiến ta trân trọng, xúc động.
- Nơi cao điểm Trường Sơn chỉ có 3 cô gái nhưng cuộc sống của họ vẫn vui tươi, sôi nổi bởi
các cô đã sống với nhau bằng tình đồng chí, đồng đội ấm áp, chân thành. Các cô sát cánh bên
nhau cùng làm nhiệm vụ. Đặc biệt là nỗi lo lắng chân thành của chị Thao và PĐ khi Nho bị
thương đã thể hiện rõ tình cảm ấy.
- Lúc Nho phá bom bị thương, chị Thao cuống quýt đến mức vấp ngã. PĐ đỡ nhưng chị vùng
ra. Rồi PĐ moi đất, bế Nho đặt lên đùi, rửa cho Nho, tiêm và băng vết thương. Trong lúc PĐ lo
lắng làm mọi việc để sơ cứu thì chị Thao “nghẹn ngào, không nước mắt, hỏi han cuống quýt,
luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như không biết làm gì mà lại rất cần được làm việc” vì chị ấy sợ
máu.
- Rồi đến lúc Nho tỉnh, PĐ pha sữa thì chị Thao ra lệnh “Pha nhiều đường vào. Pha đặc”. tất cả
những chi tiết ấy khẳng định tình cảm yêu thương lo âu đến cuống quít như là ruột thịt của PĐ
và chị Thao với Nho. Có thể nói, những năm tháng ấy, các cô gái TNXP đã dành cho nhau tình
yêu thương, sự quan tâm rất mực chân thành. Bởi thế, nơi chiến trường ác liệt, họ không đơn
độc mà sống với nhau bằng sự ấm áp, chân thành của tình ruột thịt. Chính tình đồng chí đồng
đội ấy đã giúp họ vượt qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt nới mưa bom bão đạn để
cùng nhau làm nên “Huyền thoại Trường Sơn” bất tử.
Đánh giá:Bằng lời kể chân thực, tự nhiên với ngôi kể T1; ngôn ngữ sinh động, trẻ trung; nhân
vật được khắc họa qua hành động, lời nói, được đặt vào tình huống căng thẳng, hiểm nghèo;
đặc biệt là tâm hồn trong sáng, yêu đời và tình đồng chí, đồng đội ấm áp, chân thành của 3 cô
gái TNXP. Các cô đã sống 1 cuộc sống thật đẹp, thật ý nghĩa của những năm tháng thanh xuân
nơi chiến trường. Vẻ đẹp của các cô cũng chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN thời kỳ chống Mỹ.
Chính những năm tháng là TNXP ở chiến trường đã giúp LMK am hiểu, yêu mến và trân trọng
vẻ đẹp của những cô gái mở đường để khắc họa vẻ đẹp của họ chân thực, sinh động đến thế.
KB: Vẻ đẹp của 3 cô gái TNXP trong tình huống phá bom đã góp phần làm nên sức sống của
truyện ngắn NNSXX. Hơn nửa thế kỷ qua rồi nhưng vẻ đẹp của các cô gái vẫn đọng mãi trong
lòng ta với biết bao xúc động bồi hối, bao yêu thương trân trọng.

- 14 -
Đề 6: Phân tích đoạn trích sau: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. …Chỉ khổ đứa phải trực máy
điện thoại trong hang.” (Trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê, SGK Ngữ văn 9, tập
hai, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 114)
MB: “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê là một trong những tác phẩm thành
công nhất viết về những cô gái thanh niên xung phong làm nên huyền thoại Trường Sơn một
thời. Đến với tác phẩm, người đọc vô cùng ấn tượng với cuộc sống, chiến đấu nơi chiến trường
những năm chống Mỹ cứu nước và vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến lửa Trường Sơn
qua đoạn trích: “Việc của chúng tôi là ngồi đây… phải trực máy điện thoại trong hang”.
TB:
Ý 1: Khái quát đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm, đã tái hiện chân thực, sống
động cuộc sống, chiến đấu với những khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nơi chiến trường Trường
Sơn trong những năm chống Mỹ cứu nước đông thời khắc họa vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam
trên tuyến lửa Trường Sơn năm ấy.
Ý 2: Phân tích:
- Về nội dung:
LĐ 1: Trước hết, hiện lên trong đoạn trích chính là cuộc sống, chiến đấu với những khó
khăn, gian khổ, hiểm nguy nơi tuyến lửa Trường Sơn mà các cô gái thanh niên xung
phong phải trải qua.
-Hằng ngày, các cô phải làm việc trong không gian hết sức khắc nghiệt gian khổ “Đất bốc khói,
không khí bàng hoàng, máy bay ầm ì xa dần”. Những câu văn chân thực, sinh động đã tái hiện
trước mắt ta không khí tràn ngập mưa bom lửa đạn, vạn vật xung quanh bị tàn phá hủy diệt đến
tan hoang, hầu như không còn dấu hiệu của sự sống, chỉ còn lại khói bụi bao trùm không trung.
- Nơi đây sự sống luôn bị đe dọa bởi những quả bom chưa nổ, bởi nhiệt độ nóng rực lên trên
30°, bởi mọi mọi nguy hiểm luôn rình rập xung quanh “thần chết là một tay không thích đùa.
Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom”.
- Công việc của các cô là hằng ngày phải ở trên cao điểm, “khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối
lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Bằng ngòi bút miêu tả
hết sức chân thực của mình Lê Minh Khuê đã tái hiện trước mắt ta không gian chiến trường khó
khăn, gian khổ, hiểm nguy mà ba cô gái phải trải qua. Đó cũng chính là hiện thực chiến tranh
khốc liệt mà thế hệ trẻ Việt Nam phải trải qua trong thời kỳ chống Mỹ.
LĐ 2: Từ trong không gian chiến trường ác liệt hiểm nguy ấy, người đọc thấy được vẻ đẹp
của thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến lửa Trường Sơn năm xưa.
LC1: Trước hết, đoạn truyện đã hiện lên vẻ đẹp ngời sáng với tinh thần dũng cảm, kiên cường,
hết mình vì nhiệm vụ.
- Công việc của các cô rất vất vả, lại thường xuyên bị bom vùi, nhưng bao giờ cũng thản nhiên
khi nhắc tới điều đó “Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy 2 con mắt
lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là
“những con quỷ mắt đen”
- Hằng ngày các cô chạy lên cao điểm để thực hiện nhiệm vụ. Thương tích là chuyện thường,
PĐ bị “một vết thương chưa lành miệng ở đùi” đau đớn nhưng cô vẫn không vào viện quân y.
Chính bao năm vất vả lăn lộn trên chiến trường đã tôi luyện cho cô gái nhỏ, cô nhất quyết
không vào viện quân y bởi tinh thần trách nhiệm, hết mình vì nhiệm vụ, vì sợ trễ công việc của
toàn đội. Đó là tinh thần dũng cảm kiên cường gan dạ của thế hệ trẻ thanh niên xung phong
trong thời kỳ chống Mỹ.
- 15 -
- Hơn thế đối mặt với công việc hết sức hiểm nguy, khó khăn, các cô gái “thần kinh căng như
chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng xung quanh có nhiều quả bom
chưa nổ” và xong việc thì thở phào nhẹ nhõm chạy về hang. Bao năm đối mặt với mưa bom bão
đạn, với không chỉ chiến trường các cô vẫn không kìm được sự lo lắng, sợ hãi trong mình. Ngòi
bút miêu tả tâm lý chân thực của Lê Minh Khuê đã tinh tế khi miêu tả vô cùng rõ nét cảm xúc
của các cô khi bước vào chiến trận. Dù lo lắng, dù sợ hãi nhưng các cô vẫn vượt qua để hoàn
thành nhiệm vụ của mình. Đó chính là tinh thần trách nhiệm, hết mình vì nhiệm vụ của các cô
gái nhỏ. Đó cũng chính là lòng dũng cảm, hết mình vì nhiệm vụ của thế hệ trẻ thời chống Mỹ.
LC2: Không những thế, hiện lên trong đoạn trích còn là tâm hồn lạc quan yêu đời của tuổi
trẻ Việt nam những năm chống Mỹ
- Trước công việc hiểm nguy, các cô không chút lo sợ mà còn trêu đùa tếu táo, họ gọi nhau là
“những con quỷ mắt đen”. Bằng giọng điệu trêu đùa, Lê Minh Khuê đã miêu tả được tinh thần
lạc quan trước khó khăn, thử thách của các cô gái thanh niên xung phong. Các cô như đã quen
với khó khăn nên có thể thốt ra lời trêu đùa vô cùng bình thản, “chúng tôi bị bom vùi luôn”.
Xung quanh là hiểm nguy, là mưa bom bão đạn nhưng các cô vẫn có thể cười “hàm răng trắng
lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc”. Cuộc sống nơi chiến trường không thể xóa đi nụ cười của các
cô, không dấu đi được những tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của các cô gái trẻ trên mặt trận.
- Hơn thế, các cô gái còn hồn nhiên “ngứa cổ uống nước trong một cái ca hay bi đông - nước
suối pha đường”. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nghe ca nhạc từ đài bán dẫn nhỏ.
- Khi nghe tin sắp mở chiến dịch thì cứ leo tót lên trọng điểm để được “nói vài câu buồn cười
với 1 anh lái xe nào đó”…
-> Chính tinh thần lạc quan ấy là sức mạnh giúp các cô tồn tại trên chiến trường khắc nghiệt, là
sức mạnh giúp các cô thực hiện những lý tưởng cao đẹp của đất nước. Có thể nói tâm hồn lạc
quan đó của các cô cũng chính là của thế trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ.
LC3: Cuối cùng hiện lên trong đoạn truyện còn là tình đồng chí, đồng đội ấm áp, chân
thành
- Các cô gái là tiểu đội trinh sát mặt đường, cái tên đã “làm nên bao sự tích anh hùng” bởi thế
luôn được các tiểu đội khác chăm sóc chu đáo “Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo: Để
co bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”
- Các cô luôn nghĩ về nhau, khí lên nói chuyện tếu táo vui đùa cũng nghĩ về đồng đội “chỉ khổ
cho đứa phải trực máy điện thoại trong hang”.
Có thể nói, những năm tháng ấy, các cô gái TNXP đã dành cho nhau tình yêu thương, sự quan
tâm rất mực chân thành. Bởi thế, nơi chiến trường ác liệt, họ không đơn độc mà sống với nhau
bằng sự ấm áp, chân thành. Chính tình đồng chí đồng đội ấy đã giúp họ vượt qua những năm
tháng chiến tranh khốc liệt nới mưa bom bão đạn để cùng nhau làm nên “Huyền thoại Trường
Sơn” bất tử.
=> Qua vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trên tuyến lửa Trường Sơn năm ấy, ta thấy được vẻ đẹp
của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ anh hùng.
- Về nghệ thuật: Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, giọng điệu tự nhiên, chân thực, câu văn ngắn có
sức gợi tả lớn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo...
* Khái quát, đánh giá:
- Đoạn trích đã cho chúng ta thấy được những khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước trên tuyến lửa Trường Sơn. Đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp của thế
hệ trẻ Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc.
- 16 -
- Đoạn trích cũng thể hiện tài năng của nhà văn trong nghệ thuật kể chuyện đặc sắc; Từ đó ta
cảm nhận được tình cảm yêu mến, niềm tự hào trước vẻ đẹp của con người Việt Nam trong
chiến tranh. Chính những năm tháng là TNXP ở chiến trường đã giúp LMK am hiểu, yêu mến
và trân trọng vẻ đẹp của những cô gái mở đường để khắc họa vẻ đẹp của họ chân thực, sinh
động đến thế.
KB: Có thể nói, đoạn trích đã góp phần làm nên sức sống của truyện ngắn NNSXX. Hơn nửa
thế kỷ qua rồi nhưng vẻ đẹp của các cô gái vẫn đọng mãi trong lòng ta với biết bao xúc động
bồi hối, bao yêu thương trân trọng.

Đề 7: Phân tích nhân vật Phương Định qua tình huống đón cơn mưa đá giữa rừng
Trường Sơn.
* Ý phụ: Khái quát về nhân vật Phương Định và hoàn cảnh dẫn đến đoạn truyện.
- Phương Định là nhân vật chính, nhân vật trụng tâm của tác phẩm. Cô đồng thời cũng là người
kể chuyện, người trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Toàn bộ câu chuyện về ba cô gái ở tổ trinh
sát mặt đường được kể lại qua lời của cô.
- Đó là một cô gái Hà Thành xinh xắn, đáng yêu, có lí tưởng sống cao đẹp.
Khi miền Bắc dồn sức cho miền Nam đánh giặc, Phương Định đã cùng hàng triệu thanh niên ưu
tú tình nguyện xa mái trường, xa thành phố, xa quê hương yêu dầu vào chiến trường làm cô gái
mở đường trên tuyến đường Trường Sơn.
- Cô đón nhận một cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khố, khốc liệt cùng đồng đội của mình
trên cao điểm. Cô làm nhiệm vụ trình sat mặt cường, Cảnh giời đường và phá bom nổ chậm.
Sau những loạt bom nổ, Phương Định và đồng đội phải lao mình lên cao điểm giữa ban ngày đề
đo, tính khối lượng đất đá cần san lấp, đếm và phá những quả bom chưa nổ. Công việc vô cùng
nguy hiểm, cái chết ngày đêm rình rập bởi Thần chết... lần trong ruột của những quả bom. Mặc
dù hoàn cảnh sống, chiến đấu gian khổ, hiềm nguy nhưng ở Phương Định vẫn ngời sáng những
vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất rất đáng trân trọng, ngưỡng mộ.
- Để làm nổi bật hoàn cảnh sống, chiến đấu gian khổ và vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của Phương
Định, Lệ Minh Khuê đã đặt cô vào một tình huống cụ thể - tình huồng phá bom - tình huống
đón cơn mưa đá giữa rừng - một tình huông bất ngờ, đơn giản, nhẹ nhàng, giàu chất thơ: Giữa
lúc không khí chiên trường như bị nung nóng bởi cái nắng, bởi sự căng thẳng tột độ thì cơn
giông bât ngờ ập đên, cát bay mù, gió, mưa. Nhưng mưa đá... có tiềng lanh canh gõ trên nóc
hang.
* Ý chính: Với tình huống đón cơn mưa đá, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nữ
thanh niên xung phong đang ở độ tuổi hai mươi đẹp nhất của cuộc đời.
• Ý 1: Đó là vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha khiến ta
ngưỡng mộ.
- Phương Định vừa cùng đồng đội trải qua những giây phút kinh hoàng của trận phá bom nhưng
cô dường như quên đi tất cả cái không khí ác liệt, nguy hiểm của chiến trường, để mừng rỡ đón
cơn mưa giữa rừng khói lửa.
- Cô vui thích cuống cuồng, chạy ra, chạy vào, hồn nhiên reo lên như một đứa trẻ: Mưa đá! Cha
mẹ ơi! Mưa đá. Cô vội vàng nhặt từng viên đá nhỏ chia cho Nho.
- Nhà văn đã sử dụng hàng loạt câu đặc biệt, câu cảm thán, các động từ, từ láy say sưa, cuống
cuồng đã diễn tả cụ thể, chân thực cảm xúc của Phương Định.
- 17 -
Dường như cô đang say sưa với niêm hạnh phúc của tuổi thơ, đắm chìm trong niềm vui hồn
nhiên của con trẻ.
→ Niêm vui, niêm sung sướng, hạnh phúc của Phương Định khiên cho không gian núi rừng trở
nên bình yên đên lạ. Nhìn cô lúc này, ta ngỡ như nơi đay không phải chiến trường, không phải
nơi cái chết ngày đêm rình rập. Tinh thần lạc quan, niềm yêu đời của cô làm ta vô cùng khâm
phục.
• Ý 2: Cơn mưa đá bất ngờ đã đánh thức tâm hồn mộng mơ, nhạy cảm, giàu cảm xúc, nội
tâm phong phú của cô gái Phương Định, làm ta vô cùng yêu quý.
- Mưa tạnh, Phương Định thẫn thờ, tiếc nuối nhớ về những kỉ niệm ngọt ngào tuổi ấu thơ,
những kí ức về một thời bình yên bên gia đình, quê hương.
- Cô nhớ mẹ, nhớ bà bán kem, nhớ con đường sau cơn mưa mùa hạ lấp lánh ánh đèn như những
con sông nước đen, nhớ quảng trường lung linh ánh điện như những ngôi sao trong câu chuyện
cổ tích, nhớ những quả bóng của bọn trẻ con, nhớ tiếng rao của bà bán xôi mỗi sáng,... Kỉ niệm
thân thương gắn với gia đình, quê hương ủa về sống động, rõ nét, đẹp lung linh như cổ tích
trong kí ức của nữ thanh niên xung phong làm dịu mát tâm hồn cô gái giữa đạn bom khốc liệt
của chiến trường. Những kỉ niệm đó nâng đỡ bước chân cô, tiếp thêm cho cô niêm tin sức mạnh
để cô cùng đồng đội tiếp tục đi tới.
- Rõ ràng, cuộc sống chiến trường đã không thể cướp đi tình yêu cuộc sống của người con gái
tuổi đôi mươi. Nhà văn Lê Minh Khuê đã hóa thân vào
Phương Định để cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn cô nữ sinh Hà Nội, một vẻ đẹp đầy nữ tính của
cô gái mở đường giữa núi rừng Trường Sơn ác liệt.
* Đánh giá, khái quát:
- Bằng ngòi bút kể chuyện rất có duyên, lời kể tự nhiên, chân thực, sinh động với ngôi kê thứ
nhất; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là thế giới nội tâm nhân vật nữ, cách xây
dựng tình huống truyện đặc sắc, nhẹ nhàng, giàu chất thơ, qua phần truyện cuối tác phẩm, Lê
Minh Khuê đã làm nổi bật tinh thần lạc quan, yêu đời, tình yêu cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn
lãng mạn, đời sống nội tâm phong phú của cô gái Hà Nội trong một lần đón cơn mưa đá giữa
rừng
Trường Sơn, góp phần hoàn thiện vẻ đẹp nhân vật.
- Tác giả: Thấu hiểu, trân trọng, yêu thương đồng đội của mình.

- 18 -
Đề 8: Vẻ đẹp Phương Định trong 2 đoạn trích sau: “Tôi là con gái Hà Nội...có ngôi sao trên
mũ" (tr 115) – “Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!....trong tâm trí tôi” (tr 120) ( Những ngôi sao xa
xôi- Lê Minh Khuê- Sách Ngữ văn 9 tập 2)
MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật – vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện rõ qua 2 đoạn văn

Ý 1: Khái quát
- Phương Định là nhân vật chính + người kể chuyện, tập trung thể hiện tư tưởng chủ đề tác
phẩm
- Người con gái HN ấy tuổi 18 đôi mươi xinh đẹp, trẻ trung, tâm hồn mộng mơ, trong sáng đã
gác lại bút nghiên đi vào TS theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc – đó cũng là lý tưởng sống
cao đẹp của thế hệ trẻ VN lúc bấy giờ.
Ý 2: Phân tích
Luận điểm 1: Trước hết, đến với đoạn văn đầu ta ấn tượng trước hoàn cảnh sống và chiến
đấu gian khổ, hiểm nguy của Phương Định cùng các đồng đội của mình.
- Hoàn cảnh sống của họ rất đặc biệt. Ba cô gái thanh niên xung phong sống dưới chân cao
điểm, giữa một vùng trọng điểm ác liệt trên con đường Trường Sơn. Họ ở trong cái hang, con
đường đi qua bị đánh lở loét, trơ trụi, hoang tàn, chỉ còn những thân cây trơ trụi bị tước khô
cháy. Vang vọng trong không gian là tiếng rè rè của máy bay trinh sát, tiếng gầm gào của máy
bay phản lực, tiếng bom nổ đến váng óc,…
- Công việc của họ vô cùng nguy hiểm. Họ là tổ trinh sát mặt đường: đo khối lượng đất khi địch
ném bom , đếm và phá bom nổ chậm. Cái chết ngày đêm rình rập, “thần chết lẩn trong ruột
những quả bom”. Hiện thực cuộc chiến tranh được tái hiện vô cùng ác liệt và tàn khốc qua hoàn
cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái ở tuổi đôi mươi giữa rừng.
Luận điểm 2: Tuy hoàn cảnh sống và chiến đấu hết sức gian khổ, nguy hiểm nhưng ở
Phương Định vẫn ngời sáng những phẩm chất đẹp đẽ khiến ta trân trọng, ngưỡng mộ.
- Luận cứ 1: Đọc đoạn văn, ta ấn tượng với vẻ đẹp hình thức trẻ trung, xinh xắn, đáng yêu,
đầy sức sống của Phương Định.
-Phương Định tự nhận xét về mình “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá”. -Cô có
“hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”.
-Đặc biệt, ta ấn tượng với đôi mắt của Phương Định. Đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm”
khiến các anh chiến sĩ xao xuyến.
=> Phải chăng đôi mắt ấy cũng là những vì sao xa xôi lấp lánh trên bầu trời đêm, nơi chiến
trường đạn bom khói lửa. Thú vị biết bao, khi ở một nơi sự sống gần như bị hủy diệt mà vẫn
ngời lên một vẻ đẹp tươi mát, mềm mại, trẻ trung, duyên dáng, đầy sức sống của tuổi thanh
xuân.
- Luận cứ 2: Phương Đình còn khiến ta yêu mến bởi tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lạc
quan, yêu đời, tinh nghịch, mơ mộng, nhạy cảm, yêu quê hương
+ Cô gái trẻ ấy có sở thích ngắm mắt mình trong gương. Cô hay chú ý đến hình thức của bản
thân. Đây là một nét tâm lí thường thấy ở những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Đó cũng là biểu hiện
của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, yêu đời.
+ Lúc bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, cô thường đứng ra
xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt.

- 19 -
Đoạn văn thứ nhất đã cho ta cảm nhận được vẻ đẹp hình thức và tâm hồn của PĐ, và vẻ đẹp
ấy còn được thể hiện rõ hơn ở đoạn văn thứ 2
+ Đọc đoạn văn, ta ngưỡng mộ vô cùng trước tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, tinh nghịch pha
lẫn sự mơ mộng, nhạy cảm của PĐ khi đón cơn mưa đá.
-Trận mưa đá đến bất ngờ mang lại cho cô cảm xúc “vui thích cuống cuồng”. Cô reo lên thích
thú, nhặt những viên đá nhỏ. Cơn mưa đá đến bất ngờ, đi vội vã. Mưa tạnh, cô “bỗng thẫn thờ,
tiếc không nói nổi”.
-Cơn mưa đánh thức trong cô những hồi ức đẹp đẽ về những ngày còn ở Hà Nội. Cô nhớ mẹ,
nhớ ô cửa sổ, nhớ ngôi sao to trên bầu trời thành phố, nhớ bà bán kem,… Cô nhớ về gia đình,
về thành phố, về tuổi thơ êm đềm. Đó vừa là khao khát vừa là động lực tinh thần giúp Định có
thêm nghị lực để vượt qua sự khốc liệt của chiến trường. Trận mưa đá làm dịu đi không khí của
chiến trường, tưới mát tâm hồn cô gái trẻ. Đặt nhân vật vào tình huống mới lạ, bất ngờ để làm
nổi bật thêm vẻ đẹp tâm hồn phong phú của PĐ.
Luận cứ 3: Cuối cùng, hai đoạn truyện còn khiến ta cảm động trước tình đồng chí, đồng đội
ấm áp, chân thành của Phương Định.
+ Cô luôn dành tình yêu mến, sự trân trọng, ngưỡng mộ của mình đối với các anh chiến sĩ mà
cô gặp trên con đường Trường Sơn. Với cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm nhất
là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”.
+Niềm vui dẫu đơn sơ, nhỏ bé vẫn chia sẻ cùng nhau. PĐ vui thích đón cơn mưa đá, cô chia sẻ
niềm vui ấy với Nho bằng cách đặt viên đá nhỏ vào bàn tay đang xòe ra của Nho. Chỉ một hành
động nhỏ vậy thôi cũng giúp ta thấy rõ sự thân thiết, gắn bó nhau của ba cô gái TNXP trên cao
điểm ác liệt này.
=>Có thể nói tình đồng đội là nguồn động lực to lớn để các cô gái chiến thắng cái chết,
chiến thắng gian khổ
=>Đánh giá: Bằng cốt truyện hấp dẫn; cách kể chuyện tự nhiên ở ngôi thứ nhất; tình huống
truyện căng thẳng; miêu tả tâm lí một cách tinh tế, sâu sắc cùng ngôn ngữ kể chuyện sinh động,
trẻ trung,… truyện đã làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Phương Định và vẻ đẹp tâm hồn trong
tình huống đón cơn mưa đá: lạc quan, có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu quê hương và tin yêu
đồng đội. Vẻ đẹp của Phương Định tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.

- 20 -

You might also like