Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 ĐỊA - Mã đề 001
THÀNH Thời gian làm bài: 90 Phút
(Đề có 05 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ...................
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN. HS trả lời từ câu 1 đến câu 30;
Mỗi câu hỏi HS chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến việc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ?
A. Quy mô và cơ cấu dân số. B. Mức sống và thu nhập thực tế.
C. Trình độ phát triển kinh tế. D. Phân bố và mạng lưới dân cư.
Câu 2: Hoạt động công nghiệp nào sau đây đòi hỏi trình độ công nghệ phức tạp và lao động có trình độ chuyên
môn cao?
A. Hoá dầu. B. Dệt - may. C. Thực phẩm. D. Giày - da.
Câu 3: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến việc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ?
A. Quy mô và cơ cấu dân số. B. Mức sống và thu nhập thực tế.
C. Phân bố và mạng lưới dân cư. D. Năng suất lao động xã hội.
Câu 4: Đặc điểm chủ yếu của quặng kim loại màu không phải là
A. đòi hỏi kĩ thuật chế biến cao. B. có hàm lượng kim loại thấp.
C. rất dễ khai thác và đầu tư nhỏ. D. thường tồn tại ở dạng đa kim.
Câu 5: Ngành công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động?
A. Giày - da. B. Dệt - may. C. Thực phẩm. D. Thủy điện.
Câu 6: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến sức mua, nhu cầu dịch vụ?
A. Phân bố và mạng lưới dân cư. B. Quy mô và cơ cấu dân số.
C. Mức sống và thu nhập thực tế. D. Trình độ phát triển kinh tế.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?
A. Điện không thể tồn kho, nhưng có khả năng vận chuyển đi xa.
B. Nhà máy công suất càng lớn, thiết bị hiện đại, giá thành rẻ hơn.
C. Nhiệt điện và thuỷ điện khác nhau về vốn, thời gian, giá thành.
D. Không nhất thiết phải kết hợp các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
Câu 8: Sản xuất công nghiệp khác biệt với sản xuất nông nghiệp ở
A. sự phụ thuộc vào tự nhiên. B. có bao gồm nhiều ngành.
C. sự phân tán về không gian. D. tính chất tập trung cao độ.
Câu 9: Đặc điểm của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không phải là
A. thời gian xây dựng tương đối ngắn. B. thời gian hoàn vốn tương đối nhanh.
C. đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn. D. quy trình sản xuất tương đối đơn giản.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện tử - tin học?
A. Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước.
B. Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ từ năm 1990 lại đây.
C. Chiếm nhiều diện tích rộng, tiêu thụ nhiều kim loại, điện nước.
D. Được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
Câu 11: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ?
A. Trình độ phát triển kinh tế. B. Phân bố và mạng lưới dân cư.
C. Mức sống và thu nhập thực tế. D. Quy mô và cơ cấu dân số.
Câu 12: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến hình thành tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ?
A. Trình độ phát triển và năng suất lao động. B. Mức sống và thu nhập thực tế người dân.
C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. D. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.

Trang 1/5 - Mã đề 001


Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về công nghiệp?
A. Là ngành tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho nền kinh tế các nước.
B. Trình độ phát triển công nghiệp phản ánh trình độ phát triển của các nước.
C. Công nghiệp là ngành góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
D. Công nghiệp làm tăng khoảng cách phát triển của các vùng, các miền.
Câu 14: Các ngành công nghiệp nào phải gắn với đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề?
A. Thực phẩm, điện tử - tin học, cơ khí chính xác. B. Kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính
xác.
C. Da - giày, điện tử - tin học, vật liệu xây dựng. D. Dệt - may, kĩ thuật điện, hoá dầu, luyện kim màu.
Câu 15: Vai trò của dịch vụ đối với sản xuất vật chất là
A. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên.
B. thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
C. góp phần sử dụng tốt nguồn lao động trong nước.
D. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Câu 16: Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp về mặt xã hội là
A. tăng cường bảo vệ môi trường theo hướng bền vững. B. thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác giữa các xí nghiệp.
C. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động. D. sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn lực trên lãnh thổ.
Câu 17: Đặc điểm của ngành dịch vụ là
A. nhiều loại sản phẩm lưu giữ được. B. sản phẩm phần lớn là phi vật chất.
C. sự tiêu dùng xảy ra trước sản xuất. D. cơ cấu ngành kém đa dạng.
Câu 18: Công nghiệp gồm ba nhóm ngành chính là
A. chế biến, dịch vụ, công nghiệp nặng. B. dịch vụ, khai thác, công nghiệp nhẹ.
C. khai thác, chế biến, dịch vụ. D. khai thác, sản xuất điện, dịch vụ.
Câu 19: Biểu hiện nào thể hiện không rõ vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế?
A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành khác.
B. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho đời sống nhân dân.
C. Cung cấp tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế.
D. Mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm.
Câu 20: Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là
A. gắn với đô thị vừa và lớn. B. khu vực có ranh giới rõ ràng.
C. đồng nhất với điểm dân cư. D. nơi có một đến hai xí nghiệp.
Câu 21: Công nghiệp năng lượng gồm các ngành
A. khai thác than, khai thác dầu khí, thuỷ điện. B. khai thác than, khai thác dầu khí, điện gió.
C. khai thác than, khai thác dầu khí, nhiệt điện. D. khai thác than, khai thác dầu khí, điện lực.
Câu 22: Vai trò nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực?
A. Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. B. Cơ sở để đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
C. Đáp ứng đời sống văn hoá, văn minh con người. D. Cơ sở về nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.
Câu 23: Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến mạng lưới ngành dịch vụ?
A. Quy mô và cơ cấu dân số. B. Mức sống và thu nhập thực tế.
C. Phân bố và mạng lưới dân cư. D. Trình độ phát triển kinh tế.
Câu 24: Tính đa dạng của khí hậu và sinh vật có liên quan nhiều đến ngành công nghiệp
A. dệt, may. B. chế biến thực phẩm.
C. khai khoáng. D. sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 25: Công nghiệp hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố
A. lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. B. thiết bị, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
C. nhiên liệu, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu. D. năng lượng, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên
liệu.
Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng với dầu mỏ?

Trang 2/5 - Mã đề 001


A. Có khả năng sinh nhiệt lớn. B. Cháy hoàn toàn, không tro.
C. Tiện vận chuyển, sử dụng. D. Ít gây ô nhiễm môi trường.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của công nghiệp hàng tiêu dùng so với các ngành công
nghiệp nặng?
A. Cần có nhiều lao động hơn. B. Sử dụng nhiên liệu nhiều hơn.
C. Sử dụng động lực nhiều hơn. D. Chịu chi phí vận tải lớn hơn.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác than?
A. Phần lớn mỏ than tập trung ở bán cầu Bắc. B. Là nguồn năng lượng cơ bản, quan trọng.
C. Hiện nay có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. D. Là ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất.
Câu 29: Đòn bẩy cho sự phát triển công nghiệp là nhân tố
A. điều kiện tự nhiên. B. vốn và thị trường.
C. dân cư, lao động. D. cơ sở hạ tầng.
Câu 30: Các nhân tố nào có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp hiện nay?
A. Khoáng sản, dân cư - lao động, đất, thị trường, chính sách.
B. Đất, rừng, biển, dân cư - lao động, vốn, thị trường, chính sách.
C. Khoa học kĩ thuật, dân cư - lao động, thị trường, chính sách.
D. Khí hậu - nước, dân cư - lao động, vốn, thị trường, chính sách.
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. HS trả lời từ câu 1 đến câu 4; Trong mỗi ý a,b,c,d ở mỗi câu hỏi,
HS trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S)
Câu 1. Cho thông tin sau:
Công nghiệp điện tử là ngành tập trung vốn, công nghệ, chứa đầy rủi ro bởi tốc độ thay đổi công nghệ
nhanh, vòng đời sản phẩm ngắn. Ngành này cũng có tốc độ phát triển nhanh, có yêu cầu đầu tư lớn, thu lợi nhuận
cao. Ngành điện tử Việt Nam có đặc thù riêng khi là một trong những ngành thu hút nhiều lao động và ngoại hối
nhất, phục thuộc vào nhà sản xuất đầu chuỗi. Các doanh nghiệp FDI đóng góp chủ đạo trong chuỗi cung ứng.
Việc phát triển công nghiệp điện tử lại sinh ra vấn đề là rác thải, gây phát thải khí nhà kính. Mỗi cá nhân
tổ chức tham gia chuỗi này đều đóng vài quan trọng trong việc sửa chữa, tái sử dụng vòng đời sản phẩm, làm
giảm thiểu chất thải điện tử.
Trong cơ cấu ngành công nghệ điện tử, tỷ trọng sản xuất điện thoại di động lớn nhất tại Việt Nam, tiếp
đó là sản xuất máy vi tính, các thiết bị ngoại vi. Về cơ cấu lao động, năm 2019 chỉ dưới một triệu lao động
nhưng đã tăng lên 1,3 triệu vào năm 2021. Tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 60%. Trong 5 năm gần đây, ngành
công nghiệp điện tử đóng góp lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu điện tử, đóng góp lớn vào việc cân bằng ngoại
hối và cán cân thương mại cả nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 13% mỗi năm. Tiền lương của lao
động của Việt Nam tăng lên.
(Nguồn: https://vnexpress.net/huong-phat-trien-nganh-cong-nghiep-dien-tu-viet-nam-4547878.html)
a, Điện tử là ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, thu hút nhiều lao động.
b, Công nghiệp điện tử ở nước ta có khả năng sinh lời lớn nhưng rủi ro cao.
c, Việc phát triển ngành này ở nước ta mang lại nhiều việc làm cho lao động nữ.
d, Ở nước ta, điện tử có đặc thù riêng là cần nhiều diện tích xây dựng nhà máy.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Các khu công nghiệp đã có những đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt
Nam, thông qua việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực trong nước, bổ sung nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội; gia tăng kim
ngạch xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường quốc tế, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu; đóng góp đáng kể vào
nguồn thu ngân sách và tạo việc làm.
Bên cạnh những đóng góp trực tiếp nêu trên, việc hình thành và phát triển khu công nghiệp đã có tác động
lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, trong đó có việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, góp phần đưa Việt Nam từng
bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; phát triển đô thị; thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng; bảo vệ môi
trường sinh thái; mở rộng quan hệ đối ngoại… Việc phát triển mô hình khu công nghiệp đã góp phần tích cực trong
việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính.

Trang 3/5 - Mã đề 001


Đồng thời, việc tập trung các khu công nghiệp tại một số địa phương, tuyến quốc lộ gây áp lực lớn về hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực xung quanh khu công nghiệp; mô hình phát triển khu công nghiệp còn
chậm đổi mới; chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư và hiệu quả sử dụng đất tại khu công nghiệp còn chưa cao;
khu công nghiệp phát triển chưa bền vững và cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội; hỗ trợ đầu tư phát triển
hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài khu công nghiệp còn thấp so với nhu cầu. Đặc biệt, hạ tầng xã hội,
bao gồm nhà ở công nhân, các thiết chế văn hóa, thể thao, phúc lợi phục vụ người lao động trong khu công
nghiệp còn thiếu và chưa được gắn kết, đồng bộ với phát triển khu công nghiệp.
(Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương
a, Khu công nghiệp là nhân tố quan trọng trong việc phát huy các nguồn lực phát triển công nghiệp.
b, Khu công nghiệp chưa có đóng góp nhiều vào nguồn thu thuế của các địa phương và các vùng.
c, Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của nhiều địa phương đã đáp ứng được yêu cầu phát triển khu công nghiệp.
d, Vấn đề cần quan tâm đến khi phát triển các khu công nghiệp là nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Câu 3. Cho bảng số liệu: GDP của In-đô-nê-xi-a theo ngành, theo giá hiện hành, 2015 - 2022
(Đơn vị tính: Tỉ Rupiah)
Ngành kinh tế 2015 2022
Nông, lâm, ngư nghiệp 1 555 207 ,0 2 428 900 ,5
Khai thác khoáng sản 881 694 ,1 2 393 390 ,9
Công nghiệp chế tạo 2 418 891 ,7 3 591 774 ,7
Công nghiệp sản xuất cung cấp điện, nước 138 380 ,0 217 210 ,8
Xây dựng 1 177 084 ,1 1 912 978 ,7
Thương mại, bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô và xe máy 1 532 876 ,7 2 516 591 ,5
Vận tải và kho bãi 578 464 ,3 983 530 ,1
GDP 11526332 ,8 19588445 ,6
(Nguồn: ASEAN-Statistical-Yearbook-2023)
a, Xây dựng là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
b, Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng thấp hơn công nghiệp chế tạo.
c, Công nghiệp chế tạo là ngành có tỉ trọng lớn nhất trong tổng sản phẩm trong nước.
d, Tỉ trọng của vận tải, kho bãi tăng lên, khai thác khoáng sản giảm xuống.
PHẦN III. Câu hỏi trả lời ngắn.
Câu 1: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ SỐ DÂN CỦA NƯỚC TA, THỜI KỲ 2012 - 2021
Năm 2012 2014 2016 2021
Sản lượng điện (Triệu KWh) 115147 141250 175745 244864.7
Số dân (Nghìn người) 89202.9 91203.8 93250.7 98504.4
Từ năm 2010 đến 2012, sản lượng điện bình quân theo đầu người của nước ta tăng thêm bao nhiêu
KWh? (Làm tròn chữ số đến hàng đơn vị).
Câu 2: Cho biểu đồ sau:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA

Trang 4/5 - Mã đề 001


Từ năm 1995 đến 2015, sản phẩm của ngành nào tăng nhanh nhất và tăng bao nhiêu lần? (Làm tròn chữ
số đến hàng thập phân thứ 2).
Câu 3: Cho bảng số liệu sau:
KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA
PHÂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA, NĂM 2003

So với khối lượng vận chuyển hàng hóa, tỉ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường biển lớn
hơn bao nhiêu %? (Làm tròn chữ số đến hàng thập phân thứ nhất).
Câu 4: Cho bảng số liệu sau:
SỐ LƯỢNG HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI Ở NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2005 – 2014
(Đơn vị: Triệu lượt khách)

Để vẽ biểu đồ thể hiện số lượng hành khách vận chuyển theo loại hình vận tải ở nước ta, giai đoạn
2005 - 2014, các dạng biểu đồ nào thích hợp? (Nêu tên 2 dạng biểu đồ)
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:

Trang 5/5 - Mã đề 001


- Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng dầu mỏ và điện của thế giới, giai đoạn 2000 - 2019.
- Nhận xét và giải thích.
- Phân tích các tác động của công nghiệp điện lực đối với môi trường sinh thái. Hướng phát triển trong
tương lai của ngành này là gì?
------ HẾT ------

Trang 6/5 - Mã đề 001

You might also like