Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

THÔNG TIN CƠ BẢN

 Chiều cao: 48m


 Chiều dài: 188m
 Chiều rộng: 156m
 Chu vị ban đầu: 545m
 Sức chứa: 50.000 – 80.000 người

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


-Đấu trường La Mã từ lâu đã được biến đến với cái tên theo tiếng Latinh là
Amphitheatrum Flavium. Mãi đến sau này, nó có một cái tên tiếng Anh là Colosseum. -
Đây là một đấu trường lớn được xây dựng ở thành phố Roma vào khoảng năm 70-72
sau Công Nguyên dưới thời Hoàng đế Vespasian và được hoàn thành vào khoảng năm
80 dưới thời Titus.

-Công trình nổi tiếng này liên tiếp được thay đổi dưới triều vua Domitian. Vào khoảng
năm 64 sau Công Nguyên, sau trận hỏa hoạn thành Roma, khu đất xây dựng đấu
trường gần như bị bỏ hoang và được Hoàng đế Nero cho xây dựng lên công trình
Domus Aurea tại đây.

=>Trải qua bao sự kiện mang tính lịch sử trong suốt 2000 năm xây dựng và phát triển,
sự chôn vùi của bom đạn và chiến tranh, đấu trường Colosseum đã được hình thành
như ngày nay.

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC


-Toàn bộ tường bên ngoài của Colosseum được làm bằng đá travertine. Điểm đặc biệt
trong lối kiến trúc này chính là việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang
và khu vực bậc thang lên xuống dẫn tới các chỗ ngồi dưới khán đài.

-Khu vực bố trí mái vòm ở phía trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người và tất cả
đều được đánh số để khán giả có thể dễ dàng tìm thấy chỗ ngồi của mình. Phía trong
đấu trường còn có một tấm vải bạt khổng lồ với cân nặng dự tính vào khoảng 24 tấn
được may bằng vải lanh để che nắng, che mưa hoặc sử dụng trong các buổi trình diễn
vào ban đêm. Phía trên của đấu trường còn có một đèn chùm khổng lồ bằng sắt nhưng
trải qua hàng ngàn năm, chịu sự ảnh hưởng của những trận động đất trong khu vực, nó
đã bị ăn mòn và hư hỏng nặng.

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ

-Đấu trường La Mã từng là một nơi tàn bạo và đẫm máu. Có đến 500.000 người và gần 1
triệu động vật đã chết khi tham gia các trận chiến tại đây.

-Giải đấu đầu tiên khai mạc tại đấu trường Rome được tổ chức kéo dài đến 100 ngày.
-Có cả phụ nữ tham gia các trận đấu ở đấu trường, họ được gọi là các Gladiatrice trong
khi các đấu sĩ nam được gọi là Gladiator.

-Có cả một hệ thống vé dành cho khác khán giả ghi rõ số cổng , số tầng và khu mà họ
được ngồi.

-Có đến 100.000 mét khối đã hoa cương được sử dụng để xây dựng đấu trường.

-Tiền để xây dựng đấu trường là chiến lợi phẩm đến từ các cuộc chiến với người Do
Thái.

-Có hẳn một hệ thống dẫn nước dài tới 3 km dành cho đấu trường.

-Không chỉ là một nơi đẫm máu, một di tích lịch sử đấu trường La Mã còn từng được sử
dụng để tổ chức các lớp học miến phí.

-Người dân La Mã không mất bất kỳ một khoản tiền nào để có thể xem các trận đấu được
diễn ra tại đấu trường.

QUÁ KHỨ HUY HOÀNG


-Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường
sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi
đấu. Theo ước tính, hơn 500 nghìn người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham
gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi
người trong thời gian công trình này hoạt động.
-Đã có vô số câu chuyện bi thương được kể lại với những tình tiết kinh hoàng
đẫm máu và nước mắt nơi đây. Người ta đồn rằng, nó kinh hoàng đến nỗi nhiều
năm sau khi kết thúc vẫn còn vang vọng đâu đó tiếng gào thét, đau đớn về phút
giây giành lại sự sống sinh tồn của các nhân vật có thực. Nhiều bộ phim mà các
đạo diễn tài ba tái hiện lại cảnh chết chóc nhưng so với truyền thuyết thì vẫn
chưa thể thấm với thực tế.
ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ NGÀY NAY
-Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng Colosseum vẫn
được coi là biểu tượng của Đế chế La Mã, và là một trong những mẫu kiến trúc La Mã
đẹp nhất còn sót lại. Theo thời gian, cùng với sự hủy hoại của thiên nhiên và con
người, vào thế kỷ XVIII, một trận động đất mạnh làm sụp đổ 2/3 đấu trường. Đến
năm 1874, công trình được trùng tu lớn. Từ đó đến nay, Colosseo vẫn được xếp vào
hàng những kiệt tác nghệ thuật của nhân loại, báu vật trong kho tàng văn hóa lịch sử
sáng tạo của loài người. Bởi lẽ, ngoài giá trị nghệ thuật sẵn có vốn thu hút nhiều chú ý
của các nhà nghệ thuật, công trình này còn có ý nghĩa lịch sử lớn lao - đánh dấu một
thời kì hưng thịnh, huy hoàng của Đế chế La Mã.
-Đấu trường Colosseo - một tử trường trong quá khứ bước vào thiên niên kỉ mới
như một biểu tượng của sự sống. Đó là khi Hội đồng thành phố của Rome và Tổ
chức Ân xá Quốc tế đã coi Colosseo như một biểu tượng quan trọng trong chiến
dịch chống lại án tử hình. Từ khi bắt đầu chiến dịch hồi năm 1999, mỗi lần trên thế
giới có người được ân xá, người ta nhớ ngay đến biểu tượng mang tính nhân văn
nơi đây.

You might also like