Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Chủ đề: Tìm hiểu về các đối tượng sở hữu công nghiệp trong luật sở hữu trí

tuệ Việt Nam hiện hành.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................................2
1. Khát quát bộ luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành.........................................................................2
1.1. Khái niệm luật sở hữu trí tuệ..............................................................................................................2
1.2.Tóm tắt chung về luật sở hữu trí tuệ Việt Nam..................................................................................3
1.3. Vai trò của luật sở hữu trí...................................................................................................................3
2. Tìm hiểu về các đối tượng sở hữu công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành........4
2.1. Nhóm đối tượng có tính sáng tạo........................................................................................................4
2.2.Nhóm đối tượng có tính thương mại...................................................................................................6
2.3. Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp..................................................................................................7
3. Phân tích tình huống về hành vi vi phạm quyền sáng chế thuộc quyền sở hữu công nghiệp............8
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................11
DANH MỤC THAM KHẢO...................................................................................................................12
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình lao động, con người đã không ngừng tìm cách cải tiến công cụ lao
động và tạo ra công cụ lao động mới để giảm thiểu tối đa sức lao động và chi phí
tạo ra thành phẩm. Cũng từ lao động, con người tạo ra các sản phẩm tinh thần nhằm
thoả mãn nhu cầu về tinh thần của mình. Kết quả của lao động sáng tạo hình thành
loại tài sản vô hình và chúng ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống
vật chất và tinh thần của con người. Cùng với việc con người tạo ra các sản phẩm
trí tuệ, các quan hệ xã hội liên quan đến các sản phẩm trí tuệ cũng hình thành một
cách khách quan. Do đặc tính của các quan hệ xã hội về các sản phẩm sáng tạo
không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn mang tính quốc tế nên việc
điều chỉnh các quan hệ này bằng các quy phạm pháp luật trở thành nhu cầu cấp
thiết không chỉ trong mỗi quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Với chủ trương xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy mục tiêu vì con người làm trung
tâm, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những chính
sách, pháp luật của nước ta nhằm khuyên khích mọi cá nhân, tổ chức thuộc mọi
thành phần kinh tế và hình thức sở hữu tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình
và cho xã hội. Luật sở hữu trí tuệ là cơ sở pháp lí bảo vệ việc tạo ra các sản phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học và những giải pháp kĩ thuật phục vụ cho chủ trương
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Với phạm vi bộ môn
học em lựa chọn đề tài:“Tìm hiểu về các đối tượng sở hữu công nghiệp trong luật
sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành”.

1
NỘI DUNG
1. Khát quát bộ luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành.
Luật sở hữu trí tuệ ra đời đã giải quyết được vấn đề điều chỉnh quan hệ trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ, trong đó vấn đề giám định sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng
trong việc xác định quyền sở hữu đối với đối với đối tượng đang tranh chấp. Luật
sở hữu trí tuệ năm 2005 là Luật sở hữu trí tuệ mới nhất. Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã
trải qua 02 lần sửa đổi bổ sung vào năm 2009 và năm 2019. Luật sở hữu trí tuệ
đang áp dụng, mới nhất 2022.
1.1. Khái niệm luật sở hữu trí tuệ
Luật sở hữu trí tuệ là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác
giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các
quyền đó.
Quyền sở hữu trí tuệ: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm:
Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng. Trong đó:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với giống cây trồng: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng
mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

2
Tên thương mại: tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để
phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực và khu vực.
1.2.Tóm tắt chung về luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Gồm 18 chương, 222 điều luật quy định về Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam điều chỉnh
các quan hệ xã hội được hình thành giữa các chủ thể trong việc tạo ra, sử dụng và
chuyển giao các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, gồm các quan hệ về quyền tác giả,
quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với
giống cây trồng.
Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ là các quan hệ phát sinh giữa
các chủ thể do việc sáng tạo, khai thác, sử dụng các sản phẩm trí tuệ.
1.3. Vai trò của luật sở hữu trí
Từ khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã có ý thức
rất rõ rệt về quyền sở hữu trí tuệ, đã vận dụng thế mạnh của quyền sở hữu trí tuệ để
tạo ra tài sản trí tuệ. Đặc biệt đã ứng dụng và bảo vệ tài sản trí tuệ đó của mình
không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Thông qua đó,
doanh nghiệp có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước.
Bằng chứng cho thấy hoạt động đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ
được phát triển mạnh, lượng đơn đăng ký tăng nhanh so với lúc chưa có Luật Sở
hữu trí tuệ. Hiện nay, lượng đơn đăng ký xác lập quyền bảo vệ cho doanh nghiệp
trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động đầu tư tại Việt Nam mỗi
năm tăng từ 10 đến 15%. Cho đến thời điểm này, doanh nghiệp đã có ý thức bảo vệ
tài sản của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài.
Ý thức trong việc bảo vệ, tôn vinh đặc sản, nông sản, làng nghề truyền thống tại
nhiều địa phương đã được nâng lên rõ rệt, điều này khẳng định sở hữu trí tuệ đang
đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, gìn giữ nhãn hiệu cho cộng đồng.

3
Đối với lĩnh vực lập pháp:Với sự xuất hiện của Luật Sở hữu trí tuệ, các cơ quan
chức năng có liên quan đã có được cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo
nền tảng căn bản để hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật trong nước, đồng
thời thúc đẩy hội nhập cùng các điều ước quốc tế.
Luật Sở hữu trí tuệ đã được khẳng định là “một công cụ đắc lực để phát triển kinh
tế”, cho nên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh
tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao
công nghệ và đầu tư nước ngoài.
2. Tìm hiểu về các đối tượng sở hữu công nghiệp trong luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam hiện hành.
Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
2.1. Nhóm đối tượng có tính sáng tạo
Sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết
một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp kĩ thuật
được hiểu là cơ cấu, phương pháp hay chất mới hay sử dụng cơ cấu, phương pháp
cũ theo chức năng mới
Như vậy, sáng chế tổn tại chủ yếu thông qua hai dạng của giải pháp kĩ thuật là sản
phẩm và quy trình, thông qua đó tạo điều kiện cho xã hội trải qua những bước phát
triển vượt bậc, ngày càng văn minh và hiện đại hơn.
Một sáng chế muốn được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản quy định tại Điều
58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể:

4
– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng
các điều kiện sau:
+ Có tính mới: Điều 60
+ Có trình độ sáng tạo: Điều 61
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp: Điều 60
– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu
không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện: Có tính mới và có
khả năng áp dụng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng
hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Ở Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo các quy định của pháp luật
sở hữu công nghiệp. Theo đó, điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy
định như sau:
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới: Điều 65
– Có tính sáng tạo: Điều 66
– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Điều 67
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn ( thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của
các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Thiết kế bố trí muốn được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản quy định tại
Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính nguyên gốc: Điều 70
– Có tính mới thương mại: Điều 71

5
2.2.Nhóm đối tượng có tính thương mại
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân
khác nhau.
Nhãn hiệu muốn được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản quy định tại Điều 72
Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá,
dịch vụ của chủ thể khác.
Tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để
phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên thương mại muốn được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản quy định tại
Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể, điều kiện chung đối với tên thương mại được
bảo hộ: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh.
Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Chỉ dẫn địa lý muốn được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản quy định tại
Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

6
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
– Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do
điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với
chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa
được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Bí mật kinh doanh muốn được bảo hộ phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản quy định tại
Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh
lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
2.3. Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp luôn gắn liền với hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Một trong những tiêu chí để phân chia kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ thành
quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp chính là căn cứ vào tính hữu ích hay
khả năng ứng dụng của chúng. Nếu các đối tượng của quyền tác giả chủ yếu được
áp dụng trong các hoạt động giải trí tinh thần thì các đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp lại chủ yếu được ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
thương mại.

7
Chính vì lẽ đó mà một trong các điều kiện để được bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp và thiết kế bố trí là chúng phải có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực
khoa học, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cho đời sống con người. Còn
đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh phải chứa đựng
các chỉ dẫn thương mại, chúng được xem như chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất hay
cung cấp dịch vụ đối với người tiêu dùng. Chủ thể nào nằm giữ được các đối tượng
này sẽ có những lợi thế cạnh tranh hơn hẳn những chủ thể khác.
3. Phân tích tình huống về hành vi vi phạm quyền sáng chế thuộc quyền sở
hữu công nghiệp.
Tình huống: Tôi là Việt Kiều Đức, đã về Việt Nam mở công ty sản xuất võng xếp.
Sản phẩm của chúng tôi đã được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và
bằng độc quyền sáng chế. Gần đây chúng tôi phát hiện trên thị trường cũng xuất
hiện các sản phẩm võng xếp của một doanh nghiệp B khác tương tự với sản phẩm
của chúng tôi, vậy trong trường hợp này chúng tôi cần làm những biện pháp gì để
ngăn chặn hành vi đó?
Trả lời: Sản phẩm võng xếp có hình dáng bên ngoài được bảo hộ KDCN và cơ cấu
được bảo hộ là sáng chế.
Theo quy định của Luật SHTT, hành vi sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng
công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với
KDCN đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của
chủ sở hữu được xem là hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.
Như vậy, để xem xét hành vi của doanh nghiệp B có phải là hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và KDCN không, cần dựa trên các yếu tố sau:
Đối với sáng chế: cần xem xét cơ cấu của sản phẩm: Nếu các dấu hiệu cấu thành
cơ cấu sản phẩm võng xếp của doanh nghiệp B đều trùng hoặc tương đương với các

8
dấu hiệu tương ứng cấu thành cơ cấu của sáng chế võng xếp của cơ sở A, hành vi
của doanh nghiệp B được xem là hành vi vi phạm bằng độc quyền sáng chế.
Đối với KDCN: Xem xét hình dáng bên ngoài của sản phẩm: nếu “Võng xếp” của
doanh nghiệp B có kiểu dáng về cơ bản là bản sao, giống với sản phẩm cùng loại
của cơ sở A thì đây là hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN.
Khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể thực
hiện quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan thực thi xử lý hành vi xâm phạm
quyền SHTT bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, hoặc yêu cầu áp
dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý
hành vi xuất, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền.
Câu Hỏi: Luật sư có thể nêu cụ thể từng biện pháp?
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính:
Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền SHTT, các tổ chức, cá nhân, chủ thể
quyền đề nghị các cơ quan Thanh tra chuyên ngành hoặc các cơ quan như: (i)
Thanh tra Khoa học và Công nghệ; (ii) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
(iii) Cơ quan Quản lý thị trường; (iv) Cảnh sát Kinh tế; và (v) Cơ quan Hải quan để
được xử lý.
Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự:
Khi xảy ra tranh chấp quyền SHTT, chủ thể quyền SHTT có quyền khởi kiện vụ án
dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố giải quyết. TAND có thẩm
quyền có thể ra phán quyết buộc bên xâm phạm quyền SHTT phải thực hiện các
việc sau:
Chấm dứt hành vi xâm phạm;
Xin lỗi cải chính công khai;
Thực hiện nghĩa vụ dân sự;
Bồi thường thiệt hại;

9
Tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại.
Biện pháp hình sự được áp dụng đối với người nào có ý thực hiện các hành xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô
thương mại.
Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền
có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý.
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu liên quan đến SHTT:
Chủ thể quyền SHTT có quyền yêu cầu Cơ quan hải quan áp dụng biện pháp tạm
dừng thủ tục hải quan đối với các hàng hóa xâm phạm quyền SHTT nhằm thu thập
thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền SHTT thực hiện yêu cầu xử lý
hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc
các biện pháp ngăn chặn và xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm.

10
KẾT LUẬN
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ
bao gồm nhiều ngành luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp, nhất là
trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam
trong quan hệ quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) và tham gia nhiều điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực sở hữu trí
tuệ, do vậy việc điều chỉnh quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ tất yếu
mang tính thời đại. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, con người không ngừng
cải tiến công cụ lao động, tạo ra các giải pháp kĩ thuật… nhằm tăng năng suất lao
động. Ngoài ra, những yếu tố tác động lên tâm lí của người tiêu dùng cũng là
những thành tố tạo nên sự thành công của nhà sản xuất như: uy tín, tên doanh
nghiệp, kiểu dáng và những dấu hiệu đặc biệt của hàng hoá… Tất cả những thành
tố đó là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và việc công nhận kết quả của hoạt động
sáng tạo là đối tượng sở hữu công nghiệp phải được pháp luật quy định. Trên cơ sở
đó, phát sinh quyền, nghĩa vụ của người sáng tạo ra các sản phẩm trí tuệ, của các
chủ thể khác trong việc sử dụng, chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp.

11
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình luật kinh tế 1 - trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
2. Các trang mạng Internet.
3. Luật sở hữu trí tuệ 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022.

12

You might also like