ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ÔN TẬP GIỮA KÌ 2-NGỮ VĂN 10

ĐỀ 1.
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây:
THUẬT HỨNG 15
Ngại ở nhân gian lưới trần,
Thì nằm thôn dã miễn yên thân.
Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử,
Viên hạc đà quen bạn dật dân.
Hái cúc ương lan hương bén áo,
Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn.
Đàn cầm suối trong tai dội,
Còn một non xanh là cố nhân.
(Thuật hứng 15, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 415-416)
*Chú thích: viên hạc: con vượn và con hạc; hương bén áo: Hương của cúc, lan như lưu
trên áo; tuyết xâm khăn: Tuyết vương vít trên khăn; Đàn cầm suối trong tai dội: Tiếng
suối chảy như tiếng đàn dội bên tai.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (1,0 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (1,0 điểm) Trong bài thơ trên, Nguyễn Trãi coi những đối tượng nào là bạn, là cố
nhân?
Câu 3. (0,75 điểm) Chỉ ra điểm khác biệt về thể thơ của bài thơ trên so với thể thơ thất
ngôn bát cú Đường luật.
Câu 4. (0,75 điểm) Anh/chị có nhận xét như thế nào về cuộc sống nơi thôn dã của tác giả
được thể hiện qua bài thơ trên?
Câu 5. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong hai câu thơ sau:
“Hái cúc ương lan hương bén áo,
Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn.”
Câu 6. (1,0 điểm) Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ
trên (trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng)
Câu 7. (0,5 điểm) Qua bài thơ trên anh/chị rút ra bài học ý nghĩa gì cho bản thân? (trả lời
trong khoảng 3-5 dòng)
ĐỀ 2.
Đọc bài thơ sau:
Bảo kính cảnh giới- Bài 22
Của thết (1) người là của còn,
Khó khăn phải đạo (2) cháo càng ngon.
Thấy ăn chạy đến thì no dạ,
Trợ (3) đánh bênh nhau ắt phải đòn.
Chớ lấy hại người làm ích kỷ,
Hãy năng (4) tích đức để cho con.
Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non.
(Nguyễn Trãi, trích Quốc âm thi tập)
Chú thích: (1) thết : cho, giúp, thết đãi người; (2) đạo: lấy, dùng (ví dụ: đạo văn, đạo
chích, đạo cháo); (3) trợ: giúp, hộ; (4) năng: thường xuyên.
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Nghĩa của từ tích đức trong câu thơ “Hãy năng tích đức để cho con” được hiểu
là?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn”.
Câu 4. Câu thơ “Tay ai thì lại làm nuôi miệng” vận dụng từ câu ca dao, tục ngữ nào?
Nhận xét về việc sử dụng tục ngữ trong bài thơ?
Câu 5. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung của hai câu thơ sau:
Của thết người là của còn,
Khó khăn phải đạo cháo càng ngon.
Câu 6. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của tác giả qua hai câu thơ:
Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non.
Câu 7. Bài học cho bản thân mà anh/chị rút ra từ việc đọc hiểu bài thơ “Bảo kính cảnh
giới” (bài 22) của Nguyễn Trãi? (Trình bày ngắn gọn 5-7 dòng)

Đáp án:
1. Thất ngôn xen lục ngôn.
2. Tích lũy việc tử tế, yêu thương.
3. Câu thơ Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn: nói đên việc xử sự trong cuộc sống. Người
nào bênh, giúp, tham gia việc đánh nhau bằng bất cứ hình thức nào, phương thức nào, vũ
khí nào cũng phải chịu đòn (trừng phạt) của người khác. Có thể chịu trực tiếp hoặc gián
tiếp. Bí điều tra, bị rắc rối, bị thương tích hoặc thiết hại về vật chất..
4. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
5. Biết sẻ chia, yêu thương đùm bọc cuộc sống sẽ luôn sung túc, hạnh phúc.
7. Nhà thơ muốn khuyên răn chúng ta nên suy nghĩ và sống đúng, sống đẹp đời phải đạo,
sống tử tế làm điều tốt, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người nhiều nhất có thể.
Từ bỏ cách sống ích kỉ, hẹp hòi, tránh xa chuyện sai trái, siêng năng học tập, làm ăn chân
chính, sông nhân ái, bao dung, vị tha.

You might also like