Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Bài 3

QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC

LLM. NGUYEN Cong Dinh


OVERVIEW
KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ

Là nguyên tắc cơ bản, tối quan trọng của pháp luật


thương mại quốc tế và hệ thống thương mại đa phương
(GATT/WTO)
• Gồm hai quy chế quan trọng nhất: Đãi ngộ tối huệ quốc
(Most Favoured Nation Treatment – MFN);
• Đãi ngộ quốc gia (Nation Treatment – NT).
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Điều I.1 GATT 1994:


“Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm
vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các
khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương
thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay
thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được
nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc
quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ
một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào
khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao
tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.”
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

• Điều 2.1 GATS: “Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều
chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không
điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ
Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử
mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ
tương tự của bất kỳ nước nào khác.”
• Điều 4 TRIPS: “Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu
tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành
viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được
lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành
viên khác. …”
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Điều I.1 GATT 1994:


“Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm
vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các
khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, hay phương
thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu nêu trên, hay với mọi luật lệ hay
thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được
nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc
quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ
một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào
khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao
tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.”
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Phạm vi điều chỉnh của Điều I:1 GATT

Những vấn đề pháp lý cần làm rõ:


• Biện pháp này có thuộc Điều I:1 GATT không?
• Biện pháp này có mang lại “bất kỳ lợi ích, ưu đãi, đặc quyền
hoặc quyền miễn trừ nào được bất kỳ bên ký kết nào đưa
ra” không?
• hàng hóa có tương tự? (like products)
• Tính vô điều kiện.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Phạm vi điều chỉnh của Điều I:1 GATT

Biện pháp này có thuộc Điều I:1 GATT?


• Điều I:1 bao gồm một danh sách rất rộng các biện pháp:
• Thuế hải quan;
• Bất kỳ khoản phí nào khác liên quan đến xuất nhập khẩu;
• Các quy tắc và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu;
• Các luật và quy định ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Phạm vi điều chỉnh của Điều I:1 GATT

Biện pháp này có mang lại bất kỳ lợi ích nào”?


• “Lợi thế” liên quan đến các nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác nhau;
• “Bất kỳ lợi thế nào” được hiểu theo nghĩa rộng, ví dụ:
• Yêu cầu các chứng nhận đơn giản hơn giữa các nhà xuất khẩu (EC
Banana);
• Đặt ra ngoại lệ cho quy định về việc khai báo hải quan (Colombia Ports of
Entry)
• Lưu ý: Phân biệt đối xử có thể là de jure hoặc de facto
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Làm thế nào để biết hai sản phẩm có tương tự hay không?
• Ô tô từ Mỹ và ô tô từ Nhật Bản?
• Whisky từ EU và bia từ Canada?
• Rượu whisky đắt tiền, chất lượng cao từ EU v. rượu whisky giá rẻ từ Nhật
Bản?
• Bò bít tết từ Mỹ v. bít tết cừu từ New Zealand?
• Xe gia đình từ Nhật Bản v. xe thể thao Úc v. xe máy từ Hàn Quốc?
• Cà phê Colombia v cà phê Ethiopia v. Trà Trung Quốc?
=> Làm sao để xác định?
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

• Việc xác định rất phức tạp;


• WTO không định nghĩa cụ thể mà chỉ đề ra các tiêu chí:
• Mục đích sử dụng cuối;
• Thị hiếu người tiêu dùng;
• Đặc tính lý hóa của hàng hóa;
• Mã HS của hàng hóa.
• Phải phân tích dựa trên thực tiễn các vụ tranh chấp (case-by-case
analysis) => ý chí của cơ quan giải quyết tranh chấp/án lệ là tối quan
trọng. (Japan – Taxes on Alcoholic Beverages, EC – Asbestos)
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Theo Báo cáo Cơ quan phúc thẩm vụ Japan – Taxes on Alcoholic Beverages:
“The concept of "likeness" is a relative one and evokes the image of an accordion.
The accordion of "likeness" stretches and squeezes in different places as different
provisions of the WTO Agreement are applied. The width of the accordion in any
one of those places must be determined by the particular provision in which the
term "like" is encountered as well as by the context and the circumstances that
prevail in any given case to which that provision may apply.”
=> Theo từng quy định của WTO mà tính “tương tự” này “giãn ra” hay “co lại”, và
Việc xác định độ co giãn phụ thuộc vào chính quy định đó kèm theo tình huống
thực tế trong từng vụ việc.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Spain unroasted coffee (1981) GATT Case


• Biện pháp: Tây Ban Nha điều chỉnh chế độ thuế quan đối với cà phê:
• 7% đối với cà phê Arabica và Robusta
• 0% đối với cà phê Arabica có chất lượng cao (Mild coffee)
• Nguyên đơn (Brazil) tuyên bố:
• Đây là biện pháp phân biệt đối xử - Arabica và cà phê Robusta chủ yếu được xuất
khẩu từ Brazil;
• Cà phê Arabica, Robusta và Mild coffee đều là những “sản phẩm tương tự” – đặc
điểm sản phẩm giống nhau;
• Không có thị trường riêng biệt cho các nhãn hiệu này - các loại cà phê thường được
bán dưới dạng pha trộn (hỗn hợp)
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Spain unroasted coffee (1981) GATT Case (CONT)


• Tây Ban Nha phản đối:
• Các loại cà phê khác nhau không phải là “sản phẩm tương tự”
• Việc phân loại thuế quan là khác nhau (dựa trên hệ thống phân loại của
Tổ chức Cà phê Quốc tế);
• Có sự khác biệt giữa các loại cà phê – chất lượng khác nhau và thị
trường cũng khác nhau
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Spain unroasted coffee (1981) GATT Case (CONT)


• Ban hội thẩm:
• Đặc tính vật lý của sản phẩm (sự khác biệt về mặt hóa học, mùi vị,
v.v.) là giống nhau;
• Mục đích sử dụng cuối cùng là giống nhau;
• Bác bỏ lập luận “phân loại” của Tây Ban Nha - chỉ phân loại thôi
thì không thể loại bỏ được tính tương tự của sản phẩm.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Japan SPF Lumber (1989) GATT Case


• Biện pháp: Nhật Bản áp dụng các mức thuế
khác nhau đối với gỗ xẻ
• Gỗ xẻ SPF 10% (chủ yếu từ Canada);
• Các loại gỗ xẻ khác (đặc biệt là Hem-Fir)
0% (chủ yếu từ Mỹ).
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Japan SPF Lumber (1989) GATT Case (CONT)


• Nguyên đơn (Canada) khẳng định:
• Gỗ xẻ theo kích thước tiêu chuẩn (dimension lumber) được làm từ SPF và
Hem-Fir là “SPTT” – cùng đặc tính vật lý, cùng mục đích sử dụng;
• Đây là sự phân biệt đối xử trên thực tế (Gỗ xẻ SPF theo kích thước tiêu
chuẩn được sản xuất ở Canada, trong khi Hem-Fir được sản xuất tại Mỹ);
• Gỗ xẻ theo kích thước tiêu chuẩn không nên được phân loại theo phân loại
thuế quan “gỗ xẻ thông thường” (lumber) - nó là một sản phẩm hoàn chỉnh,
được sản xuất hoàn chỉnh và do đó khác với “gỗ xẻ thông thường”.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Japan SPF Lumber (1989) GATT Case (CONT)


• Quan điểm của Nhật Bản:
• Phân loại khác nhau là dành cho gỗ xẻ nói chung – không phải gỗ
xẻ theo kích thước tiêu chuẩn;
• Gỗ xẻ theo kích thước tiêu chuẩn chỉ là sản phẩm “bán thành
phẩm” và nên được phân loại theo gỗ xẻ;
• Lý do có sự phân loại khác nhau về các loại gỗ xẻ liên quan đến
tình trạng thiếu hụt và nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Japan SPF Lumber (1989) GATT Case (CONT)


• Ban hội thẩm:
• Các quốc gia có toàn quyền quyết định phân loại thuế quan theo lợi ích
thương mại của họ;
• Tuy vậy giới hạn là không được lạm dụng phân loại thuế quan để phân
biệt đối xử trên thực tế;
• Về “gỗ xẻ theo kích thước tiêu chuẩn” - hầu hết các hệ thống phân loại
thuế quan không công nhận nó là một phân loại thuế quan độc lập;
• Không phải sản phẩm tương tự.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Indonesia Autos (1998)


• Biện pháp:
• Các chương trình quốc gia nhằm thúc đẩy sản phẩm ô-tô do Indonesia sản
xuất (“Xe quốc gia”). Lúc này Indonesia chỉ có một sản phẩm xe Timor;
• Các chương trình này cung cấp các ưu đãi tài chính cho những bên tham gia
vào việc sản xuất ô-tô được làm ra ở Indonesia, bao gồm các ưu đãi liên
quan đến nhập khẩu ô-tô và phụ tùng ô-tô;
• Timor – sản phẩm “ô-tô quốc gia” - được sản xuất hợp tác độc quyền với Kia
(hãng sản xuất ô tô Hàn Quốc) => Do đó chỉ Kia được nhận những ưu đãi
này.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự


QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Indonesia Autos (1998) (CONT)


• Các nguyên đơn (EU, Mỹ và Nhật Bản) lập luận:
• Các lợi ích (bao gồm cả mức thuế thấp) do chương trình quốc gia mang lại
chỉ dành cho Hàn Quốc (Kia) => Vi phạm nguyên tắc MFN vì sản phẩm tương
tự nhập khẩu từ các nước khác không được hưởng cách đối xử tương tự.
• Quan điểm của Indonesia:
• Phụ tùng ô tô Hàn Quốc (do Kia sản xuất) và các phụ tùng ô tô khác không
phải là sản phẩm tương tự, vì chỉ có phụ tùng của Kia mới phù hợp với Timor
(dựa trên mẫu Kia Sephia).
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Hàng hóa tương tự

Indonesia Autos (1998) (CONT)


• Ban hội thẩm:
• Một số bộ phận của ô tô rõ ràng không phải chỉ có ở Sephia/Timor –
các đặc tính vật lý và mục đích sử dụng cuối cùng giống nhau;
• Về việc nhập khẩu ô tô (Timors) từ Hàn Quốc – Timor có cùng thị
trường với các mẫu xe tương tự khác (corolla, civic, escort, v.v.) – cùng
mục đích sử dụng cuối cùng, đặc tính cơ bản, tính chất, phân khúc thị
trường và thị hiếu người tiêu dùng. Vì vậy những chiếc xe này đều là
sản phẩm tương tự.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Tính vô điều kiện

Belgium Family allowances (1952) GATT Case


• Biện pháp:
• Đánh thuế 7,5% đối với sản phẩm từ các quốc gia có hệ
thống giảm trừ gia cảnh (family allowances) không đạt được
những yêu cầu cụ thể theo quy định của Bỉ;
• Một số quốc gia được miễn khoản thuế này;
• Đây là một biện pháp xã hội, phù hợp với các giá trị xã hội
của người Bỉ.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Tính vô điều kiện

Belgium Family allowances (1952) GATT Case (CONT)


• Bên khiếu nại (Na Uy và Đan Mạch):
• Đây là hành vi vi phạm Điều I:1 GATT vì vi phạm nguyên tắc MFN - miễn
thuế 7,5% là có điều kiện.
• Ban hội thẩm:
• Việc miễn trừ thuế cho một số quốc gia đáng lẽ phải được mở rộng cho
tất cả các thành viên khác của GATT;
• Việc thiết kế hệ thống giảm trừ gia cảnh ở các quốc gia thành viên (là
điều kiện) không liên quan đến nghĩa vụ này => không được phép.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Tính vô điều kiện

Canada Autos (2000)


• Biện pháp:
Các nhà sản xuất ô tô có thể nhập khẩu ô tô “miễn thuế” (duty-free) nếu:
• NSX/NNK sử dụng hàm lượng nội địa tối thiểu của Canada trong quá trình
sản xuất xe (giá trị gia tăng của Canada);
• Duy trì tỷ lệ sản xuất - doanh thu tối thiểu (NSX hoặc NNK bán một tỷ lệ ô
tô xác định tại Canada);
• Vào năm 1989, danh sách các nhà sản xuất/nhập khẩu ô tô đủ điều kiện
hưởng ưu đãi miễn thuế đã bị dừng, do đó không kết nạp thêm các nhà
sx/nhập khẩu mới.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Tính vô điều kiện

Canada Autos (2000) (CONT)


• Bên khiếu nại (EU, Nhật Bản)
• Đây là sự phân biệt đối xử trên thực tế vì tất cả các nhà sản xuất/nhập
khẩu ô tô đều là nhà sản xuất ô tô Hoa Kỳ và chỉ nhập khẩu ô tô Hoa Kỳ;
• Về điều kiện:
• Việc miễn thuế (đối xử MFN) dựa trên các điều kiện – tùy thuộc vào
nhà nhập khẩu, phải tuân theo một số điều kiện nhất định;
• Ngay cả khi các điều kiện không đặt ra yêu cầu về xuất xứ (origin-
neutral) thì chúng vẫn bị cấm – BẤT KỲ điều kiện nào không liên quan
đến sản phẩm đều bị cấm theo Điều I:1 GATT.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Tính vô điều kiện

Canada Autos (2000) (CONT)


• Quan điểm của Canada:
• Không phân biệt đối xử - nhà nhập khẩu được tự do nhập khẩu
bất kỳ loại ô tô nào, từ bất kỳ quốc gia nào;
• Vẫn được phép đặt ra các điều kiện không liên quan đến sản
phẩm, nếu không dựa trên yếu tố quốc tịch;
• Trong trường hợp này các điều kiện là trung lập về xuất xứ – liên
quan đến hoạt động của nhà nhập khẩu chứ không liên quan đến
quốc tịch của họ.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Tính vô điều kiện

Canada Autos (2000) (CONT)


• Ban hội thẩm:
• Không phải điều kiện nào cũng bị xem là vi phạm yêu cầu vô điều kiện -
chỉ những điều kiện dẫn đến hệ quả tác động phân biệt đối xử dựa trên
quốc tịch;
• Trong trường hợp này, các điều kiện trên thực tế (de factor) đã gây ra
swh phân biệt đối xử giữa các hàng nhập khẩu dựa trên quốc tịch;
• Các điều kiện không cần liên quan trực tiếp đến quá trình nhập khẩu –
cũng có thể liên quan gián tiếp vì chúng trên thực tế gây ra hạn chế
thương mại.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Tính vô điều kiện

Biện pháp de jure và de facto


• Biện pháp là vi phạm khi ảnh hưởng thương mại hoặc tạo ra sự phân biệt đối xử dù thể
hiện trong văn bản hay không;
• Xem xét thông qua thực tế cạnh tranh của sản phẩm.
• Báo cáo Cơ quan phúc thẩm, Canada – Autos: “… the words of Article I:1 do not restrict
its scope only to cases in which the failure to accord an "advantage" to like products of
all other Members appears on the face of the measure, or can be demonstrated on the
basis of the words of the measure. Neither the words "de jure" nor "de facto" appear in
Article I:1. Nevertheless, we observe that Article I:1 does not cover only "in law", or de
jure, discrimination. As several GATT panel reports confirmed, Article I:1 covers also "in
fact", or de facto, discrimination.”
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Các ngoại lệ của MFN

• Thiết chế thương mại khu


vực (RTAs);
• Đối xử đặc biệt với các
quốc gia đang phát triển
(Enabling Clause).
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Thiết chế thương mại khu vực

• Là những thỏa thuận liên minh thương mại quốc tế mang tính khu
vực hoặc song phương bên cạnh WTO;
• Hầu hết các quốc gia là thành viên của liên minh thương mại khu
vực;
• Xúc tiến tự do hóa thương mại và triệt tiêu các rào cản thương mại.
• Gồm hai nhóm:
• Khu vực thương mại tự do;
• Liên minh hải quan/thị trường chung.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Thiết chế thương mại khu vực

Điều kiện áp dụng


• Hình thức:
• Thông báo và báo cáo về việc thành lập và hoạt động của Hiệp định;
• Được xem xét, theo dõi bởi cơ quan có thẩm quyền của WTO.
• Nội dung: thỏa mãn hai điều kiện
• Điều kiện nội biên: điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các thành viên
trong liên minh với nhau;
• Điều kiện ngoại biên: điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các thành
viên liên minh với bên thứ ba.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Khu vực thương mại tự do

• Điều kiện bên trong (Điều XXIV.8(b)):


• Các thành viên phải triệt tiêu cơ bản về thuế quan và các quy
định hạn chế thương mại khác;
• Điều kiện bên ngoài (Điều XXIV.5 (b)):
• Thuế quan hay các quy định hạn chế thương mại của một thành
viên sau khi khối được thành lập không được áp dụng với mức
cao hơn hay gây hạn chế hơn so với mức tại thời điểm trước khi
thành lập.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Liên minh hải quan/ thị trường chung

• Điều kiện bên trong (Điều XXIV.8(a)):


• Các thành viên phải triệt tiêu cơ bản về thuế quan và các quy định hạn
chế thương mại khác;
• Các thành viên phải áp dụng cơ bản như nhau các mức thuế quan và
các quy định hạn chế thương mại đối với các bên thứ ba.
• Điều kiện bên ngoài (Điều XXIV.5(a)):
• Thuế quan hay các quy định hạn chế thương mại của các thành viên
sau khi khối được thành lập không được áp dụng với mức cao hơn hay
gây hạn chế hơn so với mức tại thời điểm trước khi thành lập.
QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Liên minh hải quan/ thị trường chung


QUY TẮC ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC (MFN)

Đối xử đặc biệt với các quốc gia đang phát triển

Theo Điều khoản khả thể:


• Cho phép các nước phát triển đối xử ưu đãi thuế quan đối với sản phẩm
của các nước đang phát triển theo Hệ thống ưu đãi tổng quát (GSP);
• Được đối xử khác biệt và thuận lợi hơn đối với các quy định về biện pháp
phi thuế quan;
• Thỏa thuận ưu đãi loại bỏ thuế quan, phi thuế quan giữa các nước kém
phát triển dành cho hàng hóa của nhau;
• Đối xử đặc biệt và ưu đãi nhất cho các quốc gia kém phát triển nhất trong
bất cứ biện pháp ưu đãi nào.

You might also like