Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

1.

Phương trình mở rộng


TỔNG TS = TỔNG NV
= NPT + VỐN CSH
= NPT + VỐN CỔ PHẦN +( DOANH THU – CP – CỔ TỨC)
2.Cách lập bảng cân đối kế toán
- Có hao mòn thì trừ ra
- Tìm X
3.Phương pháp tính giá
 Nguyên giá bao gồm :
Giá mua( các khoản đc CTKM, giảm giá)
Các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)
Cp liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:
+ Cp chuẩn bị mặt hàng
+ cp vận chuyển và bốc xếp ban đầu
+ cp lắp đặt, chạy thử
+ cp chuyên gia, cp liên quan trực tiếp khác.
 LƯU Ý : PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP : CÓ CHỨA THUẾ
PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ: KHÔNG CÓ THUẾ

GIÁ MUA CÓ THUẾ = GIÁ MUA CHƯA THUẾ*( THUẾ GTGT +1)

 MỨC KHẤU HAO NĂM = NGUYÊN GIÁ TSCD / SỐ NĂM KHẤU HAO
 MỨC KHẤU HAO TROG THÁNG=
NGUYÊN GIÁ∗SẢN LƯỢNG SX TRONG THÁNG
SẢN LƯỢNG THEO CÔNG SUẤT THIẾT KẾ

 Giá nhập kho mua ngoài bao gồm:


- Giá mua ghi trên hóa đơn
- Chi phí thu mua
- Thuế k hoàn lại
- TRỪ giảm giá chiết khấu thương mại, hàng mua bị trả lại.
 *Thuế mua bị hoàn lại
- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế gtgt hàng nhập khẩu , thuế bảo vệ môi
trường
 Công thức tính giá nhập kho bằng tất cả cộng lại
 Đơn giá = giá nhập kho/ số lượng kg
 Pp khấu trừ có thuế thì ta chia cho (1+10%)

4. Giá xuất kho


a. Pp kê khai thường xuyên
Trị giá tồn trong kỳ = trị giá tồn đầu kỳ + trị giá nhập trong kỳ - trị giá xuất trong kỳ
b. Pp bình quân gia quyền gia quyền cuối kỳ
giá trị tồn đầu kì+ giá trị nhập trong kì
Đơn giá xuất kho =
KL tồn đầu+ KLnhập

 Trị giá = đơn giá xuất kho * (tổng khối lượng xuất ra bn kg đó)

c. Pp bình quân gia quyền liên hoàn


¿ hàng tồn đầu kì+ ¿ hàng nhập trước lần xuất thứ i
Đơn giá xuất kho lần thứ i= ( tính hết tất
SL hàng tồn đầu kì+ SL hàng nhập trước lần xuất thứ i
cả các ngày đã xuất ra bn đó)
 Trị giá = (đơn giá ngày xuất thứ nhất * SL xuất ngày thứ nhất ) + (đơn giá ngày
xuất thứ 2* SL xuất ngày thứ 2) + ...

d. Pp thực tế đích danh (đề đã cho sẵn bn kg )


Ví dụ: ngày 5/1, xuất 300kg thì có 150kg thuộc tồn kho : 2000d
Còn lại 150 kg thuộc nhập kho:2100d ngày 1/1
 Trị giá xuất kho = 150kg * 2000 + 150kg* 2100 = ?
Tương tự cho ngày xuất tiếp theo.

e. Pp nhập trước xuất trước ( tương tự như thực tế đích danh nhưng đề k
cho sẵn bn kg)
 cho nên cứ đến ngày xuất tiếp theo thì ta trừ đi số kg mà đã xuất của ngày đó

5. Công thức báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

 DOANH THU THUẦN VỀ BÁN HÀNG & CUNG CẤP DỊCH VỤ = DTHU BH
&CCDV – CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU
 CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU = CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI +
GIẢM GIÁ HÀNG BÁN + GIÁ TRỊ HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI

 LỢI NHUẬN GỘP VỀ BÁN HÀNG & CCDV = DOANH THU THUẦN VỀ BH
& CCDV – GIÁ VỐN HÀNG BÁN

 LN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KD = LN GỘP VỀ BH & CCDV + ( DOANH


THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH – CHI PHÍ TÀI CHÍNH) – ( CP BÁN HÀNG +
CP QUẢN LÍ DN)

 LN KHÁC = THU NHẬP KHÁC – CHI PHÍ KHÁC

 TỔNG LN KINH TẾ TRƯỚC THUẾ = LN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KD +


LN KHÁC

 LN SAU THUẾ THU NHẬP DN = TỔNG LN KT TRƯỚC THUẾ - CP THUẾ


THU NHẬP DN

 Nếu có thuế suất giả định 20% trên thu nhập chịu thuế thì :
lấy LN KT TRƯƠC THUẾ* 20% = CP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
6. ĐỊNH KHOẢN
6.1 , kế toán các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
a. Nguyên , vật liệu ( ví dụ trang 56)
Nội dung nghiệp vụ
Định khoản
1. Mua NVL về nhập kho
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu: giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331): thuế GTGT đầu vào
Có TK 331, 111, 112, 141,…: tổng giá thanh toán
2. Chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển NVL từ nơi mua về kho DN
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu: giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331): thuế GTGT đầu vào
Có TK 331, 111, 112, 141,…: tổng giá thanh toán
3. Mua NVL được hưởng CKTM, giảm giá hàng bán, trả lại cho người bán
Nợ TK 331, 111, 112,…: tổng giá thanh toán
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu: giá mua chưa có thuế GTGT
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331): thuế GTGT đầu vào
4. Xuất kho NVL sử dụng vào SXKD
Nợ TK 621 – Chi phí NL, VL trực tiếp: trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627 – Chí phí sản xuất chung: phục vụ quản lý tại phân xưởng
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng: phục vụ bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí QLDN: phục vụ bộ phận QLDN
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu: trị giá xuất kho NVL
b. Công cụ , dụng cụ

Nội dung nghiệp vụ


Định khoản
1. Mua CCDC về nhập kho
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ: giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331): thuế GTGT đầu vào
Có TK 331, 111, 112, 141,…: tổng giá thanh toán
2. Chi phí thu mua CCDC
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ: giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331): thuế GTGT đầu vào
Có TK 331, 111, 112, 141,…: tổng giá thanh toán
3. Xuất kho CCDC sử dụng vào SXKD
3.1. Giá trị CCDC liên quan đến 1 kỳ kế toán được tính vào CPSXKD 1 lần
Nợ các TK 627, 641, 642,...
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ: trị giá xuất kho CCDC

3.2. Giá trị CCDC liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào CPSXKD
. - Khi xuất kho CCDC:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước


Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

- Khi phân bổ vào CPSXKD cho từng kỳ kế toán:

Nợ các TK 627, 641, 642,...


Có TK 242 - Chi phí trả trước
c. Tài sản cố định ( ví dụ trang 60)
 KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
Nội dung nghiệp vụ
Định khoản
1. Nhận vốn góp của CSH, nhận vốn cấp = TSCĐ
Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: theo giá thỏa thuận
Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Mua sắm TSCĐ
Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332): thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331, 341: tổng giá thanh toán
3. DN được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho SXKD
Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
Có TK 711 - Thu nhập khác
4. Chi phí lắp đặt, chạy thử,… chi phí trước khi sử dụng liên quan đến TSCĐ
Nợ TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332): thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331, 341: tổng giá thanh toán
 KẾ TOÁN GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
Định khoản
1. Nhượng bán TSCĐ dùng vào SXKD
Nợ TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác: giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
2. Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ: giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811 - Chi phí khác: giá trị còn lại
Có TK 211, 213 - TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: nguyên giá
3. Chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 811 - Chi phí khác: chi phí chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331): thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 141,…: tổng giá thanh toán
 Thanh lý bán : + thu nhập, + tài sản giảm, + chi phí bán (tk 811)

 KẾ TOÁN TRÍCH KHẤU HAO TSCD:


Định kỳ, tính & trích khấu hao TSCĐ vào CPSXKD, CP khác:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung: khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận SX
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng: khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí QLDN: khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận QLDN
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

6.2, Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ( ví dụ trang 62)
Nội dung nghiệp vụ
Định khoản
1. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho NLĐ
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: lương công nhân trực tiếp SX
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung: lương NV quản lý PX, NV PX
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng: lương NV bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: lương NV QLDN
Có TK 334 – Phải trả NLĐ: tổng tiền lương phải trả NLĐ
2.
- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định vào chi phí DN
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: lương công nhân trực tiếp SX (23.5%)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung: lương NV quản lý PX, NV PX (23.5%)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng: lương NV bán hàng (23.5%)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: lương NV QLDN (23.5%)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác: tổng lương chính (23.5%)

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định vào lương CNV
Nợ TK 334 – Phải trả NLĐ: tổng lương chính (10.5%)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác: tổng lương chính (10.5%)
3. Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)
Có TK 111, 112,
4. BHXH phải trả cho CNV khi ốm đau, thai sản, tai nạn,...
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
5. Ứng trước hoặc chi trả tiền lương & các khoản phải trả # cho NLĐ
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 111, 112,...
6. Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của NLĐ: tiền tạm ứng sử dụng không
hết, tiền bồi thường, thuế TNCN…
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 141 - Tạm ứng: tiền tạm ứng sử dụng không hết
Có TK 333 - Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước (3335): khấu trừ thuế TNCN
Có TK 138 - Phải thu khác: tiền bồi thường, tiền nhà, tiền điện, nước phải thu
7.
Xác định số tiền thưởng trả CNV từ quỹ khen thưởng
Nợ TK 353 – Qũy khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả NLĐ

Xuất quỹ chi trả tiền thưởng


Nợ TK 334 - Phải trả NLĐ
Có TK 111, 112,...

6.3 , kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm
a) Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
1. Xuất NVL sử dụng cho HĐSX SP, hoặc thực hiện DV trong kỳ
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
2. Mua NVL sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho HĐSX SP hoặc thực hiện DV &
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, 141, 111, 112,...
3. NVL xuất ra không sử dụng hết vào HĐSX SP hoặc thực hiện DV cuối kỳ nhập lại kho
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào tính giá thành
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
b) Chi phí nhân công trực tiếp
1. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công & các khoản
khác phải trả cho nhân công trực tiếp SX SP, thực hiện DV
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả người lao động
2. Tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp SX SP, thực hiện
DV
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)
3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tính giá thành
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
c) Chi phí sản xuất chung
1. Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho NV của phân xưởng;
tiền ăn giữa ca của NV quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 334 - Phải trả người lao động
2. Tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho NV phân xưởng
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)
3. Xuất vật liệu dùng chung cho phân xưởng
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6272)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
4. Xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6273)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
5. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,... thuộc phân xưởng
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
6. Chi phí điện, nước, điện thoại,... thuộc phân xưởng
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6277)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,...
7. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí SXC vào TK tính giá thành
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Công thức :
MỨC PHÂN BỔ CP SXC CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG =
TỔNG CP SXC THỰC TẾ PHÁT sinh TRONG KỲ
∗SỐ ĐƠN VỊ OF ĐỐI TƯỢNG THUỘC TIÊU THỨC P
TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG THUỘC TIÊU THỨC PHÂN BỔ

TỔNG GIÁ THÀNH SP HOÀN THÀNH = CPSX DỞ DANG ĐẦU KÌ + CP SX PHÁT


SINH TRONG KÌ – CP SX DỞ DANG CUỐI KÌ – PHẾ LIỆU THU HỒI TRONG SX
TỔN GIÁ THÀNH SP HOÀN THÀNH
GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SP =
SỐ LƯỢNG SX SP HOÀN THÀNH

d) PP KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ( VÍ DỤ TRANG 65)


1. Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
2. Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ hoặc chuyển bán trong kỳ
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

 PHẦN NÀY QUAN TRỌNG

6.4, kế toán quá trình tiêu thụ sản phẩm & xác định kết quả kinh doanh
a. Kế toán doanh thu bán hàng & ccdv ( ví dụ trang 67)
1. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho KH, DN chịu thuế GTGT theo PP khấu
trừ:
- Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111,112,131,…: tổng giá thanh toán
Có TK 511 – Doanh thu BH&CCDV: giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333 – Thuế & các khoản phải nộp nhà nước

- Ghi nhận giá vốn


Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
2. Xuất kho thành phẩm gửi bán thông qua đại lý
- Căn cứ vào phiếu xuất kho
- KH thông báo đã nhận được hàng & chấp nhận thanh toán, đại lý báo hàng đã được tiêu
thụ
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Có các TK 155 – Thành phẩm

Nợ TK 111,112,131,…: tổng giá thanh toán


Có TK 511 – Doanh thu BH&CCDV: giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333 – Thuế & các khoản phải nộp nhà nước

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán


Có TK 157 – Hàng gửi đi bán
b. Các khoản giảm trừ doanh thu ( ví dụ trang 68)
1. CKTM, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ
Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212)
Nợ TK 333 – Thuế & các khoản phải nộp nhà nước (3331)
Có TK 111,112,131,…
2. Hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh trong kỳ
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5213)


Nợ TK 333 – Thuế & các khoản phải nộp nhà nước (3331)
Có TK 111,112,131,…
3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang TK
511 – Doanh thu BH&CCDV
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
c. Chi phí bán hàng
1. Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho NV phục vụ trực tiếp
cho quá trình bán các sản phẩm, hàng hoá
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 334 - Phải trả người lao động
2. Tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho NV phục vụ trực tiếp cho quá trình bán
các sản phẩm, hàng hoá
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)
3. Xuất vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
5. Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
6. Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax...), chi phí thuê ngoài
sửa chữa TSCĐ có giá trị không lớn, được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 331,...
7. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911
"Xác định kết quả kinh doanh“.
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
d. Chi phí quản lí doanh nghiệp
1. Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho NV bộ phận QLDN
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (6421)
Có TK 334 - Phải trả người lao động
2. Tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho NV bộ phận QLDN
Nợ TK 642 - Chi phí QLDN (6421)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386)
3. Xuất vật liệu phục vụ cho QLDN
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu348
4. Dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ
phận quản lý được tính trực tiếp 1 lần vào chi phí QLDN
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
5. Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ
6. Thuế môn bài, tiền thuê đất,... phải nộp Nhà nước
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước349

7.
- Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá
trị nhỏ. (6427)
- Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào
tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác. (6428)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141, 331,...
8. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi khi lập BCTC:
- Dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này > số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán
trích lập bổ sung phần chênh lệch.
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

- Dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này < số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán
hoàn nhập phần chênh lệch.
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
9. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí QLDN tính vào tài khoản 911 để xác định kết quả
kinh doanh trong kỳ
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
e. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ( ví dụ trang 71-72)
1. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
2. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí QLDN
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

You might also like