Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

BÀI THU HOẠCH


MÔN : LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Sinh viên thực hiện Bồ Lê Công Thành


Lớp 22LK01

MSSV 19140034

HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2023 – 2024


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận, ngoài những nổ lực của bản thân, em đã nhận được sự
giảng dạy, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của thầy cô tại Khoa Luật học - Đại học Bình
Dương. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô tại Khoa Luật học - Đại học Bình Dương và
các thầy cô đã tận tình góp ý cho em giúp đỡ em trong thời gian qua.

Luận văn là thành quả nỗ lực của em trong thời gian qua. Tuy nhiên, do kiến thức
bản thân còn hạn chế do đó mà bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu xót, kính
mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô để bài Tiểu luận được hoành chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Bình Dương, ngày 26 tháng 04 năm 2024


Sinh viên

Bồ Lê Công Thành
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung tham
khảo đều được trích dẫn đầy đủ và nghiêm túc. Những số liệu nêu trong tiểu luận là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Bình Dương, ngày 26 tháng 04 năm 2024


Sinh viên

Bồ Lê Công Thành
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................2

1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh quan hệ xã hội và vị trí, vai trò của pháp luật
trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã hội:.......................................................................2

1.1. Khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội.....................................................................2

1.2. Sự cần thiết của việc điều chỉnh quan hệ xã hội....................................................2

1.3. Hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội.........................................................3

1.4. Vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh trong quan hệ xã hội 4

2. Nhà nước pháp quyền................................................................................................5

2.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền..........................................................................6

2.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền.............................................6

2.3. Vai trò của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích chính
đáng của con người trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay...............8

PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................12


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày càng phát triển của xã hội, chúng ta có cơ hội được mở mang,
tiếp cận thêm nhiều nền văn hoá tiên tiến với sự phong phú, đa dạng về hình hài, thể trạng
những cũng kéo theo đó những tư tưởng lệch lạc, tiêu cực len lỏi và xâm lấn vào nhận
thức của mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. Hiện nay có không ít
bộ phận thanh thiếu niên có lối sống xa rời thực tế và những hành vi lệch chuẩn, đây là
một tình trạng báo động cần khắc phục từng ngày từng giờ. Vậy nên việc trang bị những
kiến thức đúng đắn là vô cùng quan trọng và cấp thiết, để chúng ta có thể làm tròn trách
nhiệm của một công dân Việt Nam luôn sống và làm việc theo pháp luật. Một trong số
những vấn đề mà tôi muốn đề cập đến ở đây chính là ý thức pháp luật, và để hiểu rõ về
bản chất của vấn đề tôi xin đặt nó trong mối liên hệ với ý thức xã hội.

1
PHẦN NỘI DUNG
1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh quan hệ xã hội và vị trí, vai trò của pháp luật
trong hệ thống công cụ điều chỉnh xã hội:
1.1. Khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội

Để duy trì ổn dịnh, trật tự xã hội dòi hỏi các mối quan hệ trong xã hội phải được diều
chỉnh, nhâm khuyến khích, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội có lợi cho đời sống
cộng đồng được tồn tại và phát triển, ngăn chặn và đi tới loại bỏ những mối quan hệ mà
cộng đồng không mong muốn. Điều chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác động
lên các quan hệ xã hội, làm cho chúng thay đổi và phát triển theo những mục đích, định
hướng nhất định, nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội.

Đào Trí Úc trong giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật đã viết rằng: “Ý thức
pháp luật là những quan niệm, quan điểm về pháp luật, là thái độ, tâm lý, cảm xúc, tâm
trạng, nguyện vọng của con người về pháp luật, về thực tiễn pháp luật. Một trong những
phương diện cơ bản của ý thức pháp luật là: “thái độ chủ quan của con người đối với pháp
luật hiện hành và mong muốn về những quy định pháp luật mới.”

1.2. Sự cần thiết của việc điều chỉnh quan hệ xã hội

Bản chất của mối quan hệ xã hội là sự tác động qua lại giữa các bên chủ thế quan hệ
xã hội đó. Trong các mối quan hệ xã hội, các bên chủ thể tác động lẫn nhau thông qua
hành vi của mình. Chính vì vậy, điều chỉnh quan hệ xã hội thực chất là điều chỉnh hành
vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội dó, làm thay dõi hành vi của họ, trong đó
những hành vi có ích cho xã hội sẽ được bảo vệ và tạo điều kiện phát triển, ngược lại
những hành vi có hại cho cộng đồng sẽ bị ngăn chặn, loại trừ. Trong cuộc sống, mọi
người đều không thể tồn tại một cách biệt lập mà phải tham gia vào các mối quan hệ
với người khác, tạo nên hệ thống các mối quan hệ xã hội vô cùng phức tạp, đan xen
chằng chịt với nhau. Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội thì mỗi hành vi của
người này đều có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người khác cũng như của cả cộng
đồng. Trong điều kiện đó, để đảm bảo lợi ích của mỗi thành viến cũng như sự ổn định,

2
trật tự của xã hội, đòi hỏi xử sự của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội phải dựa
trên những chuẩn mực nhất định, theo những khuôn mẫu nhất định. Nói cách khác, các
mối quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng cách xác định cách thức xử sự cho các chủ thể
quan hệ xã hội đó, quy định quyền, nghĩa vụ cho họ, quy định cho họ những việc được
làm, nên làm, cần phải làm hay không được làm.

“Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định” 1 . Ý thức xã
hội phản ánh tồn tại xã hội dưới nhiều hình thức phức tạp, chịu sự tác động của các nhân
tố trung gian như lợi ích, tình cảm… Khi điều kiện tồn tại xã hội thay đổi, một số yếu tố
cụ thể của ý thức xã hội cũng sẽ bị thay đổi theo.

“Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với tồn tại xã hội” 2 . Do
sức ì của ý thức xã hội, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các lợi ích xã hội và vì nó là sự phản
ánh của tồn tại xã hội nên một số yếu tố cụ thể của ý thức xã hội vẫn tồn tại và phát triển
trong xã hội mới.

Vì vậy, con người chính là chủ thể bộc lộ những quan điểm, mong muốn của họ về
một nền pháp luật mà họ mong muốn. Bởi pháp luật có một vai trò vô cùng quan trọng
trong đời sống, nó giúp thiết lập trật tự xã hội, đưa xã hội vào một quỹ đạo đúng đắn để
phát triển. Một xã hội nếu không có pháp luật sẽ có hai hướng có thể sảy ra: một là xã hội
ấy sẽ rất phát triển và hai là xã hội đó sẽ trở thành một xã hội dã man, con người hành
động tuỳ theo ý muốn mà không có sự can thiệp của bất cứ quy phạm nào để điều chỉnh
hành vi ấy. Pháp luật chính là nguyện vọng của con người, vì vậy ý thức pháp luật chính
là do ý thức của con người quyết định nhằm bảo vệ những quan hệ xã hội khác.

1.3. Hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội

Các quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng và phức tạp, bởi vậy, dễ diễu chỉnh
chúng một cách có hiệu quả, cần phải có nhiều công cụ khác nhau, bao gồm pháp luật
(thể chế quan phương), đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hương
ước, luật tục, quy định của các tổ chức xã hội... (thể chế phi quan phương). Các công cụ
1
Ý thức xã hội. – Wikipedia tiếng Việt
2
Ý thức xã hội – Wikipedia tiếng Việt
3
này vừa có sự độc lập, vừa có sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, họp thành hệ thống
công cụ điều chính các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, để điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội còn có các công cụ khác, châng hạn, thể lệ một cuộc thi, điều lệ một giải thi đấu,
các quy tắc về tiêu chuẩn, quy trình áp dụng trong nội bộ một tổ chức.

1.4. Vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh trong quan hệ xã hội

Trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, mỗi công cụ có vị trí, vai trò
khác nhau, tùy thuộc điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, địa lí, lịch sử, tôn
giáo, tín ngưỡng... của quốc gia. Cùng với sự phát triển của đời sống, vai trò của pháp
luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội ngày càng được coi trọng, nó
ngày càng trở nên thẳng thế vai trò của các thể chế phi quan phương. Trong điều kiện
ngày nay, pháp luật trở thành công cụ hàng đầu, quan trọng và có hiệu quá nhất, công
cụ không thể thay thế để điều chính các mối quan hệ xã hội, quản lí xã hội.
Con người đề ra pháp luật và sử dụng pháp luật như là một công cụ bảo vệ các quan
hệ xã hội khác với các quyền và nghĩa vụ. Ví dụ luật hôn nhân và gia đình đã được luật
pháp quy định rất rõ ràng trong hiến pháp với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các thành
viên trong gia đình là người vợ, người chồng, cha mẹ, con cái… nhằm thể hiện mưu cầu
hạnh phúc gia đình của con người, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm phải tuân
thủ những điều đã được quy định nhằm bảo đảm sự công bằng, đúng đắn.
Pháp luật không đơn nhuần là công cụ quản lý nhà nước, nó còn được xác định là
công cụ để mỗi người tự bảo vệ lợi ích của mình; công cụ điều chỉnh các mối quan hệ
giữa người với người trong cuộc sống nhâm thiết lập, duy trì, bảo vệ trật tự của đời
sống chung. Nói cách khác, trong điều kiện ngày nay, pháp luật không còn được quan
niệm là của riêng nhà nước, nó phải được quan niệm là một loại quy tắc sinh hoạt công
cộng, một công cụ để điều chỉnh các mỗi quan hệ xã hội, pháp luật là của chung toàn xã
hội. Pháp luật luôn “ngự trị trong các mối quan hệ xã hội”. Bất kì một thể chế xã hội
phi quan phương nào cũng không thể hoán đổi vị trí của pháp luật, càng không thể thay
thế cho pháp luật. Pháp luật ngày càng có sự hiện diện thường xuyên trong cuộc sống
của từng nhà, từng người.

4
Thượng tôn pháp luật trở thành nguyên tắc ứng xử của toàn xã hội. Trong xã hội
phong kiến, mối quan hệ xã hội chủ yếu đó là Vua – tôi, địa chủ nông dân vậy nên ý thức
xã hội thời bấy giờ thường vẫn đơn giản cũng chủ yếu là những mưu cầu về sự công bằng
vệ ruộng đất hay về những quan điểm trọng nam khinh nữ cũng đã từng được nêu rõ trong
Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời Lê – thế kỉ XV. “Bộ luật Hồng Đức cũng thể
hiện nhiều điểm khá tiến bộ trong việc bảo vệ quyền phụ nữ. Đặc thù nhất thể hiện trong
hai chương Hôn điền và Điền sản. Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi trọng cá
nhân và vai trò của người phụ nữ – điều mà các bộ luật trước đó không mấy quan tâm. Bộ
luật có 53/722 điều luật (7%) bàn về hôn nhân – gia đình; 30/722 điều luật (4%) bàn về
việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Những điều luật này ít nhiều đã đề cập
đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình và thậm chí còn
trao cho người phụ nữ quyền quan trọng và rất mới mà chưa nhà nước phong kiến nào có”
.
Pháp luật thực chất đã tồn tại từ rất lâu, trong lịch sử pháp luật đã có nhiều dạng thức
tồn tại, như trong xã hội phong kiến, nhỏ thì ta có thể gọi là hương ước, lệ làng còn lớn
hơn nữa là các bộ luật được áp dụng cho toàn dân tộc.
Vì vậy, tuỳ từng hình thái xã hội khác nhau mà tồn tại xã hội và tồn tại pháp luật sẽ
khác nhau, kéo theo đó là sự khác biệt về ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật có sự phát
triển ngày một phức tạp và hoàn thiện hơn khi hình thái xã hội, các mối quan hệ xã hội
phát triển. Nhìn chung các nhà nước trên thế giới đều sử dụng pháp luật làm công cụ
chủ yếu để quản lý xã hội. Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định: “ Nhà nước quản lý xã
hội bằng pháp luật”.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, pháp luật cũng có những mạn chế
nhất định. Pháp luật không thể điều chỉnh dược tất cả các quan hệ xã nội, những quan
hệ xã hội được thiết lập trên cơ sở tình cảm của con người pháp luật không điều chính
được. Mặt khác, biện pháp cưỡng chế nhà nước Không phải khi nào cũng đem lại hiệu
quả như mong muốn. Đối với những chủ Chế trong những diều kiện “không còn gì để
mất” thì cưỡng chế chưa hẳn đã có - nghĩa đối với họ, kể cá biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất. Ngược lại, sự các dộng của dư luận xã hội (biện pháp dâm bảo thực
hiện của các thể chế phi quan phương) nhiều khi rất có tác dụng, thậm chí, có trường
hợp dư luận còn có thể khiến người ta xử sự một cách cực đoan là tự tìm đến cái chết.
Niềm tin, đặc biệt là niềm tin tôn giáo là nhân tố có sức mạnh to lớn, thúc đẩy người ta
thực hiện hành vi một cách triệt để, tận tâm, đến cùng.
5
2. Nhà nước pháp quyền
2.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền
Trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở các nước trên thế giới, có
thể thấy khá nhiều quan niệm về nhà nước pháp quyền. Chẳng hạn, “Nhà nước pháp
quyền là một nhà nước gắn chặt với pháp luật và được hợp pháp hoà bởi pháp luật”;
“Nhà nước pháp quyền là toàn thể một quốc gia có trách nhiệm thực hiện công lí, phục
tùng pháp luật và quan tâm đặc biệt đến việc tôn trọng các quyền của con người và
nguyên tắc tương ứng"
Ở Việt Nam, quan niệm về nhà nước pháp quyền cũng khá phong phú. Chẳng hạn,
có tác giả quan niệm rằng, nhà nước pháp quyền “là Nhà nước thừa nhận tất cả các đạo
luật và văn bản dưới luật do cơ quan lập pháp và Chính phủ (trong khuôn khổ thẩm
quyền của nó) đặt ra, đó là Nhà nước bị hạn chế bằng pháp luật, Nhà nước đứng trong
pháp luật, chứ không phải Nhà nước đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật"
Tóm lại, có thể hiểu : Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật
tron đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống
pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và
kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo quyền con người, tự do cá nhân, công
bằng, bình đẳng, bình dân trong xã hội
2.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản
chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước. Mục tiêu
của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực
chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân
chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.
Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật. Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động
Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ
thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có

6
Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ
pháp quyền trong nhà nước và xã hội.
Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh
vực hoạt động của Nhà nước và xã hội. Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp
quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn
trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của
mình theo đúng các quy định của luật pháp. Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được
xác định chặt chẽ về phương diện luật pháp và mang tính bình đẳng. Mô hình quan hệ
giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyên tắc: Đối với cơ quan nhà nước chỉ
được làm những gì luật cho phép; đối với công dân được làm tất cả trừ những điều luật
cấm.
Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các
nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực. Tính chất và cách thức
phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng, tuỳ thuộc vào chính thể nhà nước ở
các nước khác nhau, nhưng đều có điểm chung là quyền lực nhà nước không thể tập trung
vào một người, vào một cơ quan, mà phải được phân công (phân chia) giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đồng
thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm
soát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà
nước.Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù
hợp. Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ
và công bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một
điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao
và tuân thủ nghiêm minh. Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và pháp luật ở các
quốc gia có thể đa dạng và khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối
cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp, loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định của
Hiến pháp, không phụ thuộc và chủ thể của các hành vi này. Đồng thời với bảo vệ Hiến
pháp, nhà nước pháp quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thực thi một chế độ tư pháp
thật sự dân chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì và bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh vực
hoạt động của Nhà nước và xã hội.
7
Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối
quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội. Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và
kinh tế, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được xác định bởi tính chất,
trình độ của các mô hình kinh tế thị trường, theo hướng Nhà nước tôn trọng, phát huy các
quy luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điều tiết các quan hệ kinh tế,
đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường. Trong mối quan hệ với xã
hội, Nhà nước thông qua luật pháp để quản lý xã hội, tôn trọng đề cao vị trí, vai trò và
quyền tự chủ (tự quản) của các cấu trúc xã hội (các tổ chức xã hội, các cộng đồng xã hội).
Mối quan hệ giữa Nhà nước, kinh tế, xã hội là mối quan hệ tương tác, quy định và chi
phối lẫn nhau. Nhà nước không đứng trên kinh tế và xã hội. Nhà nước pháp quyền gắn
liền với kinh tế và xã hội, phục vụ kinh tế và xã hội trong phạm vi Hiến pháp và pháp
luật.
2.3. Vai trò của pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích
chính đáng của con người trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện
nay

“Bản thân pháp luật được xây dựng tốt sẽ chứa đựng trong đó những tư tưởng, quan
điểm, nguyên tắc pháp lý tiên tiến của ý thức pháp luật tiên tiến trong xã hội, những giá trị
xã hội cao quý như chủ nghĩa nhân đạo, lẽ công bằng, tự do, bác ái và từ đó, với tư cách
là công cụ quản lý có tính bắt buộc chung, nó lan truyền rộng rãi thông qua không chỉ sự
tuyên truyền, giải thích pháp luật mà cả hoạt động áp dụng, thực hiện đúng đắn pháp luật,
là phương tiện truyền bá hiệu quả ý thức pháp luật xã hội tiên tiến tới từng cá nhân, nâng
tầm ý thức pháp luật cá nhân lên ngang tầm ý thức pháp luật xã hội”3.

Theo đó, Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc
thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ
xã hội đồng thời bảo vệ địa vị giai cấp thống trị hay giai cấp cầm quyền. Mục tiêu của sự
nghiệp cách mạng là giải phóng con người, vì vậy, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước là bảo vệ quyền con người, giải phóng con người
khỏi áp bức, bóc lột, bất công, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người.
3
Đào Trí Úc, Hoàng Thị Kim Quế (Đồng chủ biên), Đại cương về Nhà nước và Pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội, 2017
8
Đây có thể coi là một chính sách nhất quán của nhà nước ta. Pháp luật nước ta ra đời
chính là sự cụ thể hóa của quan điểm chính sách nhất quán này. Lần đầu tiên về mặt pháp
lý, lần đầu tiên khái niệm “quyền con người” được đề cập tại Ðiều 50 Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn
trọng…”. Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người,
làm cho quyền con người trở thành ý chí và mục tiêu hành động của xã hội. Pháp luật là
tiền đề ,nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ quyền con người. Vai trò
hàng đầu của pháp luật trong việc thực hiện quyền con người thể hiện trong mối quan hệ
giữa pháp luật và các điều kiện khác (chính trị, kinh tế, văn hóa …) các điều kiện trên đều
phải thông qua pháp luật, thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn
định, được hiện thực hóa trên qui mô toàn xã hội. Chỉ có như vậy thì các điều kiện đó mới
phát huy được vai trò của mình trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người.

9
PHẦN KẾT LUẬN
Trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở các nước trên thế giới, có thể
thấy khá nhiều quan niệm về nhà nước pháp quyền. Ở Việt Nam, quan niệm về nhà nước
pháp quyền cũng khá phong phú. Chẳng hạn, có tác giả quan niệm rằng, nhà nước pháp
quyền “là Nhà nước thừa nhận tẩt cả các đạo luật và văn bản dưới luật do cơ quan lập
pháp và Chính phủ (trong khuôn khổ thẩm quyền của nó) đặt ra, đó là Nhà nước bị hạn
chế bằng pháp luật, Nhà nước đứng trong pháp luật, chứ không phải Nhà nước đứng
ngoài hoặc đứng trên pháp luật”. Tóm lại, có thể hiểu: Nhà nước pháp quyền là nhà nước
đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động
trên cơ sở một hệ thống pháp luật dần chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyên nhân
dãn, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do
cá nhân, công bằng, bình đẳng trong xã hội.

Trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã nắm
được rõ về bản chất của mối quan hệ biện chứng giữa ý thức xã hội và ý thức pháp luật
nên đã luôn kịp thời đưa ra những chủ chương, chính sách phù hợp với nguyện vọng và ý
chí của nhân dân. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng Hiến pháp của nước Việt Nam xã
hội chủ nghĩa luôn luôn nêu cao tinh thần dân chủ của nhân dân và ý thức pháp luật của
toàn xã hội. Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật
của nước ta hiện nay. Qua các thời kỳ lịch sử nước ta đã trải qua năm lần sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp và văn bản Hiến pháp hiện hành hiện nay chính là bản Hiến pháp 2013.

Trong quá trình xây dựng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhà nước ta luôn tổ chức các
cuộc trưng cầu ý dân và đại biểu toàn quốc. Đặc biệt là có những buổi tiếp xúc, toạ đàm,
hội nghị để những lực lượng trẻ như tri thức, giảng viên, sinh viên được đóng góp ý kiến,
xây dựng và bổ sung hiến pháp với những tâm tư nguyện vọng và nhu cầu về ngành giáo
dục. Khi ý thức xã hội phát triển, đất nước trên con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa thì
mặt tư tưởng pháp luật cần làm tốt trách nhiệm là bộ phận tiên tiến đi đầu, định hướng
cho sự phát triển của ý thức xã hội, động thời điểu chịnh bộ phận tâm lý pháp luật, điều
chỉnh như tư tưởng, quan niệm, thói quen truyền thống làm kìm hãm sự phát triển chung.

10
Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền: Một là, Nhà nước pháp quyền là
nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ,
phù hợp và khả thi . Hai là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm vị trí tối thượng
của pháp luật trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội.Ba là, Nhà nước pháp quyền là
nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền của nhân dân. Bốn là, Nhà
nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền con
người, quyền công dân. Năm là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo cơ chế bảo đảm sự phân công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà
nước. Sáu là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước gắn bó mật thiết với xã hội dân sự.
Những đặc trưng này cũng thể hiện những giá trị to lớn của nhà nước pháp quyền nói
chung. Bên cạnh những đặc trưng nêu trên, tùy điều kiện kinh tế - xã hội riêng có của
mình, mỗi nhà nước pháp quyền cụ thể có thể có những nét đặc thù. Mặc dù, tư tưởng nhà
nước pháp quyền có tính toàn nhân loại, tuy nhiên sự tiếp thu và vận dụng vào việc tổ
chức và hoạt động của mỗi nhà nước có thể có những nét khác biệt, điều đó phụ thuộc vào
lợi ích xã hội, lợi ích của lực lượng cầm quyền, truyền thống dân tộc, trình độ dân trí, lối
sống trong xã hội... Trên thực tế đã tồn tại quan niệm nhà nước pháp quyền tư sản và nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiện nay,

Sứ mệnh của pháp luật là sinh ra để bảo vệ những lợi ích thiết thực và tối thiểu nhất
của con người. Và khi càng nhiều người dân ý thức được bản thân họ có những quyền bất
khả xâm phạm, thì đòi hỏi về nhân quyền sẽ càng lớn. Trong thế giới này, ý tưởng nhân
quyền có sức mạnh đạo lí và khả năng huy động khó có thể kháng cự được. Bởi vậy, mỗi
công dân chúng ta hãy mạnh dạn nói ra tiếng nói của riêng để tự bảo vệ quyền lợi của
chính mình trong xã hội. Pháp luật đang hiện hình dưới một thanh gươm sắc để bảo vệ
nhân quyền.

11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mac – lênin, NXB Chính trị Quốc gia,
năm 2006.

3. Đào Trí Úc, Hoàng Thị Kim Quế (Đồng chủ biên), Đại cương về Nhà nước và
Pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2017.

4. Nguyễn Phước Duy, Ý thức pháp luật và tính tất yếu của việc nâng cao ý thức pháp
luật cho thanh niên hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018.

5. PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan, “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”

12

You might also like