Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

HÀM TOÁN HỌC

I.HÀM SUM
1. Công dụng:
Hàm SUM dùng để tính tổng một chuỗi các số hoặc ô. Bạn có thể tính tổng các giá trị
riêng lẻ, các ô hoặc các vùng tham chiếu hoặc cả 3 dạng.
2. Cú pháp:
SUM(number1,[number2],..)
number1 là tham số bắt buộc, là tham chiếu ô, hoặc phạm vi cần tính tổng
number2,... là tham số không bắt buộc, là tham chiếu ô hoặc phạm vi cần tính tổng bổ
sung, tối đa 225 số.
Ví dụ 1:
Có một dãy số 1-10 trong dải ô A2:A10 , ta dùng công thức hàm SUM để tính
tổng các giá trị

Ví dụ 2 : Cách tính tổng dải ô vô hạn bằng hàm SUM


Giả sử bây giờ, cột/hàng Excel của bạn không còn giới hạn trong một số ô nhất định, mà
thay vào đó, số lượng các giá trị kéo dài đến vô hạn. Vậy thì bạn phải làm thế nào để tính
tổng của chúng?
Lúc này, chúng ta sẽ thiết lập một công thức hàm SUM áp dụng cho toàn bộ cột, nghĩa là
không giới hạn số ô trong cột. Ví dụ như công thức như sau: =SUM(B:B)

Trong đó : Tham chiếu B:B được Excel hiểu là toàn bộ cột B, không giới hạn số ô trong
cột.
Một số lỗi thường gặp
Lỗi #NAME?
Lỗi này thông báo rằng trong công thức của bạn có một phần tử Excel không thể định
danh. Điều này nghĩa là bạn đã đánh máy sai tên hàm hoặc tên ô tính, vùng dữ liệu được
sử dụng trong tham chiếu hàm tính tổng trong Excel.
Cách khắc phục: cách khắc phục đơn giản nhất là sửa lại cú pháp hàm. Hãy để ý đến thẻ
gợi ý công thức xuất hiện ngay dưới thanh công thức, cũng như màu sắc của tham số để
hạn chế lỗi NAME xảy ra.
Lỗi kết quả bằng 0
lỗi này xảy ra do công thức Excel của bạn chứa tham chiếu đến chính nó, từ đó tạo ra một
vòng lặp tính toán vô hạn.
Cách khắc phục: Để sửa lỗi này, bạn cần chuyển công thức tính tổng trong Excel sang
một vị trí khác với cột/hàng được sử dụng làm tham chiếu. Lúc này, bạn sẽ thấy kết
quả hàm SUM được trả về đúng như yêu cầu.
II.Hàm SUMIF
1.Công dụng:
Hàm SUMIF trả về giá trị tổng của các ô thỏa mãn một điều kiện cho trước nào đó
2. Cú pháp:
SUMIF(range, criteria,[sum_range])
Range : là vùng chứa điều kiện
Criteria: điều kiện làm tiêu chí tính tổng
Sum_range :vùng tính tổng
Ví dụ 1:
Một danh sách các sản phẩm trong cột A và số tiền tương ứng trong cột C. Muốn biết tổng
của tất cả các khoản liên quan đến một sản phẩm nhất định, ví dụ như Táo.
xác định các đối số cho công thức SUMIF:
 range: A2:A8
 criteria: “Táo”
 sum_range: C2:C8
Công thức : =SUMIF(A2:A8;"Táo";C2:C8)
Ví dụ 2:
Tính tổng lương phòng hành chính

Lỗi thường gặp :Địa chỉ của range không được cố định dẫn tới bị sai lệch.
Khắc phục bằng cách sử dụng địa chỉ cố định (thêm $)
III.HÀM INT
1.Công dụng:
Hàm dùng để lấy giá trị phần nguyên của số đồng thời cũng làm tròn đến số nguyên gần với
đó nhất. Hàm này thường được sử dụng để xử lý các kết quả của phép chia trong Excel
2. Cú pháp:
INT(number)
Number: là số thực, hoặc là phép chia có số dư.
Ví dụ: dùng hàm INT tính số tuần trong Excel
Công thức: =INT((B-A)/7)

Trong đó, A là ngày đầu tiên, còn B là ngày sau đó. Ví dụ:
 Với A1=01/01/2022, B1=14/01/2022 thì =INT((B1-A1)/7) có kết quả là 1
 Với A1=01/01/2022, B1=15/01/2022 thì =INT((B1-A1)/7) có kết quả là 2
Cách làm tròn số của hàm INT:
 Với số thập phân dương, hàm INT sẽ lấy ra phần nguyên của số đó. Ví dụ: =INT(5.2)
bằng 5, =INT(5.9) bằng 5.
 Với số thập phân âm, hàm INT sẽ làm tròn phần nguyên của số thập phân đó. Ví dụ:
=INT(-5.2) bằng -6, =INT(-5.9) bằng -6.
IV.HÀM MOD
1.Công dụng:
Hàm trả về số dư khi chia hai số cho nhau (số chia và số bị chia). Kết quả trả về nếu có phần
dư, hàm MOD sẽ trả về kết quả số dư, nếu không có phần dư sẽ trả về 0.
2. Cú pháp:
MOD(number, divisor)
 Number: Là số bị chia (số cần tìm số dư)
 Divisor: Là số chia
Ví dụ 1:
Tìm số dư của phép chia trong bảng
Dùng công thức =MOD(H8,I8) ta được kết quả là 21, các cột khác cũng tương tự

Ví dụ 2:
Tính số ngày lẻ dựa vào ngày check in và check out trong bảng

Số ngày lẻ là số ngày trong khoảng thời gian đó không đủ 7 ngày (1 tuần). Đồng nghĩa với
việc là số dư của phép tính.Sử dụng hàm MOD chúng ta có công thức: Tại D2
=MOD(B2-A2,7) ta được kết quả như trên
Lỗi thường gặp :
Lỗi #VALUE! xảy ra do đối số mà bạn nhập không phải là số mà là ký tự, chữ. Lỗi cũng
xảy ra khi chia ngày tháng, nguyên nhân vì định dạng ngày tháng năm mà bạn nhập trong
Excel khác với định dạng ngày tháng năm trong laptop của bạnĐể khắc phục lỗi này, bạn
chỉnh lại định dạng ngày tháng năm trong Excel trùng với định dạng laptop.
Lỗi #DIV/0! thường xảy ra nếu số chia là số 0.

You might also like