Đề Cương Ôn Tập Giữa Kì i - Vật Lý 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I – VẬT LÝ 9

Câu 1. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn


A. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
D. không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Câu 2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây
dẫn đó
A. không đổi. B. lúc tăng, lúc giảm.
C. giảm. D. tăng.
Câu 3. Cho hai điện trở R1 = R2 = R được mắc song song với nhau. Điện trở tương
đương đương của đoạn mạch là
R
A. Rtđ = 2 . B. Rtđ = R.
C. Rtđ = 2R. D. Rtđ = 3R.
Câu 4. Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn càng lớn thì bóng đèn sẽ
A. càng tối. B. càng sáng.
C. lúc tối, lúc sáng. D. không thay đổi.
Câu 5. Ampe kế dùng để đo
A. điện trở. B. Công suất điện.
C. hiệu điện thế. D. cường độ dòng điện.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau.
B. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua lớn.
C. Để tăng điện trở của mạch, ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ.
D. Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn
hoạt động.
Câu 7. Đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu các dây dẫn có điện trở là R1 và R2=2R1.
So sánh độ lớn của dòng điện trong hai dây dẫn trên?
A. I1=I2 B. I1=2I2 C. I2=2I1 D. I2=I1
Câu 8. Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng
điện qua nó là
A.36A. B. 4A. C. 2,5A. D. 0,25A.
Câu 9. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là
1,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là
A.1,2Ω. B. 6Ω. C.12Ω. D. 13,5Ω.
Câu 10. Dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện s và làm bằng chất liệu có điện trở suất thì
có điện trở R được tính bằng công thức:
S S l l
R=ρ R= R= R=ρ
A. l B. ρ.l C. ρ.S D. S
Câu 11. Đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song điện trở tương đương của đoạn
mạch …………….mỗi điện trở thành phần.
A. lớn hơn B. nhỏ hơn C. bằng D. nhỏ hơn hoặc bằng
Câu 12. Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1, R2 nối tiếp. Biết R1= 7  , R2 = 5  , UAB =
6V. Tính cường độ dòng điện qua mạch ?
A. 0,2A B. 0,3A C. 0,4 A D. 0,5A
Câu 13. Cho đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 8 Ω và R2 = 24 Ω mắc song song, cường
độ dòng điện qua R1 là 3A. Cường độ dòng điện ở mạch chính là
A. I = 3 A. B. I = 4 A. C. I = 6 A. D. I = 8 A.
Câu 14. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Chiều dài dây dẫn B. Vật liệu làm dây dẫn.
C. Tiết diện của dây dẫn. D.Khối lượng của dây dẫn.
Câu 15. Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu mắc nối tiếp 4 đoạn dây dẫn trên
với nhau thì dây mới có điện trở là
A. R/4. B. 2R. C.4R. D. 8R.
Câu 16. Điện trở của dây dẫn sẽ tăng nếu
A. tăng tiết diện của dây dẫn. B. giữ nguyên vật liệu của dây dẫn.
C. giảm tiết diện của dây dẫn. D. giảm chiều dài của dây dẫn.
Câu 17. Ngoài vỏ bóng đèn có ghi (220 V – 40 W). Các số này có nghĩa là
A. 220 V là hiệu điện thế nhỏ nhất để làm cho đèn sáng được.
B. 40 W là công suất nhỏ nhất mà đèn sinh ra khi được thắp sáng.
C. khi đèn được sử dụng ở hiệu điện thế 220 V thì công suất của đèn là 40W.
D. 220 V là hiệu điện thế lớn nhất, không nên sử dụng đèn ở hiệu điện thế này.
Câu 18. Mắc song song hai bóng đèn Đ1(220V – 75W) và Đ2(220V – 45W) vào mạch
điện có hiệu điện thế 220V. So sánh độ sáng của hai đèn?
A. Đ1 sáng hơn. B. Đ2 sáng hơn.
C. Hai đèn sáng như nhau. D. Không so sánh được.
2
Câu 20. Trong công thức P = I .R nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng
điện 4 lần thì công suất
A. tăng gấp 2 lần. B. giảm đi 2 lần.
C. tăng gấp 8 lần. D. giảm đi 8 lần.
Câu 21. Đối với các dây dẫn cùng chiều dài, cùng một vật liệu nếu tiết diện của dây tăng
lên 3 lần thì điện trở của nó
A. giảm 3 lần. B. giảm 1/3 lần.
C. tăng 1/3 lần. D. tăng 3 lần.
Câu 22. Nếu tăng chiều dài dây dẫn lên n lần thì điện trở:
A. tăng 2n lần. B. tăng n lần. C. giảm n lần. D. giảm n2 lần.
Câu 23. Đơn vị nào là đơn vị công suất điện ?
A. J. B. W. C. Ws. D. kWh
Câu 24. Trong số các bóng đèn sau, bóng nào sáng mạnh nhất?
A. 220V-25W B. 220V-110W
C. 40V- 120W D. 110V-100W
Câu 25. Một bếp điện có hiệu điện thế định mức U = 220V. Nếu sử dụng bếp ở hiệu điện
thế U’ = 110V và sử dụng trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra của bếp sẽ
A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 4 lần.
C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 4 lần.
Câu 26. Ngoài vỏ bóng đèn có ghi (220 V – 40 W). Các số này có nghĩa là
A. 220 V là hiệu điện thế nhỏ nhất để làm cho đèn sáng được.
B. 40 W là công suất nhỏ nhất mà đèn sinh ra khi được thắp sáng.
C. khi đèn được sử dụng ở hiệu điện thế 220 V thì công suất của đèn là 40W.
D. 220 V là hiệu điện thế lớn nhất, không nên sử dụng đèn ở hiệu điện thế này.
Câu 27. Mắc song song hai bóng đèn Đ1(220V – 75W) và Đ2(220V – 45W) vào mạch
điện có hiệu điện thế 220V. So sánh độ sáng của hai đèn?
A. Đ1 sáng hơn. B. Đ2 sáng hơn.
C. Hai đèn sáng như nhau. D. Không so sánh được.
Câu 28. Một bóng đèn có ghi 220V-100W. Mỗi ngày đèn thắp sáng trung bình 5 giờ với
hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ trong một tháng (30 ngày) có thể nhận giá trị nào
trong các giá trị sau đây:
A. 55.106J. B. 54.106J. C. 53.106J D. 52.106J.
Câu 29. Một dây dẫn có chiều dài 12m tiết diện đều và có điện trở là 6Ω nếu cắt dây dẫn
này thành 3 đoạn bằng nhau thì mỗi đoạn có điện trở là
A. 2 Ω . B. 3 Ω . C. 4 Ω . D. 5 Ω .
Câu 30. Một cuộn dây dẫn dài 180m. Đặt vào hai đầu cuộn dây một hiệu điện thế U =
36V thì dòng điện qua cuộn dây là 0,4A. Mỗi mét dây của cuộn dây này có điện trở là
A. 90  . B. 2  . C . 0,2  . D . 0,5  .
Câu 31. Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có
hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là
A.2 A. B. 4 A. C. 6 A. D. 8 A.
Câu 32. Số oát ghi trên mỗi dụng cụ cho biết
A. lượng điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong 1 giây khi dụng cụ đó hoạt động bình
thường.
B. công của dòng điện thực hiện được khi dụng cụ đó hoạt động bình thường.
C. nhiệt năng mà dụng cụ toả ra khi dụng cụ đó hoạt động bình thường.
D. công suất của dụng cụ khi dụng cụ đó hoạt động bình thường.
Câu 33. Khi quạt điện hoạt động, điện năng chủ yếu đã chuyển hóa thành
A. quang năng. B. nhiệt năng .
C. hóa năng. D. cơ năng.
Câu 34. Hai bóng đèn có ghi: 220V – 25W, 220V – 40W. Để 2 bóng đèn trên hoạt động
bình thường ta mắc song song vào nguồn điện
A. 220 V. B. 110 V. C. 40 V. D. 25 V.
Câu 35. Mỗi ngày, một bóng đèn 220V - 60W sử dụng trung bình 5 giờ với hiệu điện thế
220V. Điện năng tiêu thụ của bóng diện này trong một tháng (30 ngày) là
A. 9000J. B. 9kW.h. C. 9kJ. D. 32400W.s.

B. TỰ LUẬN
Câu 1. Một cuộn dây kim loại dài 500 m có điện trở 20Ω. Chia cuộn dây đó thành cuộn
dây dài 100m.Tính điện trở của cuộn dây mới.
Câu 2. Cần làm một biến trở có điện trở lớn nhất làm 30Ω bằng dây dẫn Nikêlin có điện
trở suất là 0,40.10-6Ω.m và tiết diện 0,5mm2. Tính chiều dài của dây dẫn.
Câu 3. Cho ba điện trở R1 = 3Ω, R2 = 6 Ω , R3 = 9Ω được mắc song song với nhau.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 12V. Tính cường độ dòng điện qua
các điện trở và dòng điện trong mạch chính ?
Câu 4. Hai điện trở R1 = 2Ω, R2 = 6Ω được mắc song song vào một đoạn mạch có hiệu
điện thế U.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b. Biết cường độ dòng điện chạy qua R 2 là 0,6 A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu
đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua R1.
Câu 5. Cho ba điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, R3 = 15Ω được mắc nối tiếp vào một đoạn
mạch có hiệu điện thế U= 52V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và dòng điện qua mạch.
b. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Câu 6. Một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun
nước
a. Cho biết ý nghĩa các con số ghi trên bếp?
b. Mỗi ngày đun nước liên tục trong 1h thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao nhiêu tiền
điện cho việc đun nước này. Biết 1 số điện là 2000 đồng
Câu 7. Một bóng đèn có ghi 220V-100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để thắp
sáng.
a. Tính cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.
b. Tính điện trở của bóng đèn khi đèn hoạt động bình thường.
c. Mỗi ngày sử dụng bóng đèn này trong 4h thì trong 30 ngày sẽ phải trả bao
nhiêu tiền điện cho việc sử dụng bếp đó. Biết 1 số điện là 1500 đồng.
Câu 8. Một bóng đèn loại 220V – 100W và một bếp điện loại 220V – 1000W được sử
dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp sử dụng 2
giờ. Giá 1 KWh điện 1800 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày?

You might also like