CNXH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Một là, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, bóp méo rằng, giai cấp

công nhân chỉ là những


người có học vấn hạn chế nên chỉ có thể lật đổ chế độ cũ, chứ không thể xây dựng được một
xã hội mới tốt đẹp, nhất là trong thời đại khoa học phát triển hiện nay. Họ xảo biện rằng, nếu
như giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là “Người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản” xây
dựng một xã hội mới thì tại sao ở những nước tư bản phát triển có lực lượng công nhân rất
đông, chất lượng cao lại không thực hiện vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình? Đảng Cộng sản
Việt Nam không thể gọi là Đảng của giai cấp công nhân được, vì nó có rất ít tính công nhân
mà mang đậm tính nông dân, chịu ảnh hưởng nặng nề của xã hội phong kiến,…, nên giai cấp
công nhân Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lãnh đạo thành công sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Sự thật là, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do điều kiện khách quan quy định, không
phải do bất kỳ lý do nào khác. Giai cấp công nhân chính là sản phẩm của nền đại công nghiệp
và không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, họ tự ý thức được vị trí, vai trò của
mình trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Mặc dù chủ nghĩa tư bản đã và
đang có sự điều chỉnh thích nghi do sự đấu tranh quyết liệt của chủ nghĩa xã hội, của giai cấp
công nhân và quần chúng nhân dân lao động, song bản chất bóc lột của chế độ tư bản không
hề thay đổi, mà nó ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.
Hai là, họ cho rằng, hiện nay khoa học đã trở thành lực lưởng sản xuất trực tiêp, trí thức đã
hòa nhậpvào giai cấp công nhân do đó, trí thức là lực lượng tiên phong cách mạng, lực lượng
nòng cốt lãnh đạo các giai cấp, tầng lớp khác đấu tranh chống lại giai cấp tư sảnchứ không
phải giai cấp công nhân. Theo luận điệu này, trí thức là người sản xuất ra của cải vật chất, chỉ
có trí thức là người đại biểu cho trí tuệ, vì vậy chỉ có tríthức mới là lực lượng tiên phong có
vai trò lãnh đạo và có đủ năng lực trí tuệ, khả năng tổ chức để dẫndắt các lực lượng khác
trong xã hội để xây dựng CNXH.
Quan điểm này là một sự ngộ nhân,bởi vì hiện nay, vai trò của khoa học và công nghệ tác
động vào sản xuất ngày càng lớn. Khi nói khoa học sẽ trở thành lượng sản xuất trực tiếp, thực
chất là nói tới quá trình rút ngắn thời giantừ nghiên cứu của các nhà khoa học đến khi ứng
dụng vào sản xuất, là sự tác động mạnh mẽ của khoa học vào sản xuất chứ không có nghĩa là
tất cả trí tuệ đều trở thành công nhân sản xuất trực tiếp. Thựctế cho thấy, trong điều kiện
khoa học và công nghệ phát triển, trình độlao động của công nhân lao động ở nhiều nước đã
được nâng lên, họ vẫn giũ vai trò quyết định trong nền sản xuất hiện đại. Mặt khác, trí thức
có vai trò rất quan trọng, trực tiếp, đi đầu trong sự nghiệp phát triển các lý thuyết khoa học và
công nghệ, khoa học quản lý, khoa học quân sự, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân
văn, góp phần nâng cao dân trí... nhưng trí thức không thểđóngvai trò lãnh đạo cách mạng
thay thế giai cấp công nhân. Thực tế lịch sử thế giới và Việt Nam cho thấy, đã có nhiều tri
thức từ bỏ lập trường xuất thân của mình, tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, giác ngộ
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, chiến
đấu cho mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhânđể đưa đến những thắng lợi của cách mạng.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tầng lớp trí thức có vai trò lãnh đạo cách mạng, mà trí thức
chỉ phát huy được sức mạnh củamình khi gắn với một giai cấp đại diện cho sự tiến hóa của xã
hội loài người, đó chính là giai cấp công nhân.
Ba là,các phần tử cơhội, xét lại và một số học giả tư sảncho rằng: ở thời đại văn minh tin học,
thuyết giá trị tri thức đã thay thế thuyết giá trịlao động: lý luận coi lợi nhuận là thù lao cho
việc tổ chức quản lý sản xuất đã thay thế cho giá trị thặng dư; sự đối lập giữa giai cấp vô sản
và giai cấptư sản sẽ được xóa bỏ do mới sự hình thành và phát triển các giai cấp trung lưu;
sự can thiệp của nhà nước đã triệt để xóa bỏ tình trạng sản xuất vô chính phủ và khủng hoảng
kinh tế... Theo luận điệu,xuyên tạc của họ, khoa học kỹ thuật và các thiết bị tiên tiến sẽ tạo ra
giá trị thặng dư chứ không phải lao động làm thuê. Theo đó,trong nền kinh tế tri thức, giaicấp
công nhân hiện đạikhông còn vai trò sứ mệnhlịchsử nữa. Đó là một quan điểm sái lầm cả về
lý luận và thực tiễn.
Thực tế cho thấy khoa học kỹ thuật có vai trò ngày càngcao trong sản xuất nhưng không hề
phủ nhậnthuyết giá trị lao động của Mác mà ngược lại, càng chứng minh sáng rõ hơn tính
đúng đắn của thuyếtđó. Bản thân nghiên cứu khoa học là một loại lao động đặc biệt, lao
động trí óc, sáng tạo giá trị lao động khoa học mới. Các thiết bị kỹ thuật dù là tiên tiến
nhấtcũng không tạo tạo ra giá trị, mà chỉ là sự chuyển dịch giá trị. Giá trịthặng dư vẫn tồn tại
trong xã hội tư bản hiện đại. Không có bộ phận này thì không có lợi nhuận. Như vậy, chỉ có
lao động làm thuê, trong đó bao gồm cả lao động trí óc và lao động làm thuê mới tạo ra giá trị
làm thuê chứkhông phải là khoa học kỹ thuậtvà các thiết bị tiên tiến hiện đại. Chẳng qua chủ
nghĩa tư bản chỉ lợi dụng những thành tựu khoa học công nghệ để điều chỉnh, thích nghi và
kéo dài tuổi thọ của nó.
Mặt khác, do tính chất bóc lột giá trị thặng dư của người lao động làm thuê trong nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng khắc nghiệt, nên hậu quả tất yếu của tình trạng đó là sự phân
hóagiaicấp ngày càng tăng lên.Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư
sản bắt đầu từ ngày họ mới ra đời cho đến nay vẫn chưa dừng lại. Bản chất bóc lột giá trị
thặng dư của người lao động làm thuê đã quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân,quy định tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản và thằng lợicủa chủ nghĩa cộng
sản. Trong thời đại kinh tế toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia xuất hiện đã làm tăng tính xã
hội của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước tư bản phát triển. Về nguyên tắc, chế
độsở hữu tư nhân vẫn bảo tồn nhưng đã có những bước điều chính các hình thức sở hữu tư
bản: mở rộng chế độ cổ phần, bán cổ phiếu có giá trị nhỏ cho người lao động, người công
nhân có cổ phần trở thành hữu sản. Mặc dù đời sống của côngnhân ở các nước phát triển có
thể ít nhiều được cải thiện, nhưng địa vị kinh tế của họ vẫn không thay đổi, quyền chi phối xí
nghiệp vẫn do các chủ tư bản chiếm đa số cổ phần điều hành và bản chất bóc lột giá trị thặng
dư của nhà tưbản vẫn không hềthay đổi. Đặc biệt là ở những nước nghèo kém phát triển hoặc
đang phát triển, sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản càng trở nên thậm tệ hơn. Do đó, cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân dù còn nhiều bước thăng trầm nhưng nó vấn tiếp tục diễn ra
theo quy luật khách quan của lịch sử.
Bốnlà,không ít người cho rằng, hiện nay ở các tư bản phát triển, giai cấp công nhân được chia
cổ phần, họ có tư liệu sản xuất và có lợi nhuận, giai cấp công nhân không còn là giai cấp
không còn là giai cấp bị bóc lột, địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân đã thay đổi
nhiều, phần đông trong giai cấp này đã “trung lưu hóa”, giai cấp công nhân ngày nay đã “teo
đi”, đã “tan biến” vào các giai tầng xã hội khác… Do đó, họ cho rằng học thuyết chủ nghĩa
Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không còn đúng với thời đại ngày nay
nữa.
Nhưng thực tế, ở nhiều nước đã và đang xuất hiện một đội ngũ công nhân kỹ thuật hiện đại,
được chuyên môn hóa. Đó là những công nhân trí thức hóa và những trí thức công nhân hóa.
Họ đang điều khiển những dây chuyền sản xuất tự động hiện đại, làm ra những sản phẩm có
hàm lượng trí tuệ cao, nhưng không vì thế mà nói rằng những người lao động này đã hoàn
toàn tách ra khỏi giai cấp công nhân, biến thành trí thức. Dù chế độ cổ phần được xem như
một hình thức mới để điều chỉnh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước tư bản nhưng
nó không loại bỏ được những mâu thuẫn cơ bản vốn có giữa tính chất xã hội hóa sản xuất với
việc chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mà còn mở rộng mâu thuẫn cơ bản đó ra phạm vi
toàn thế giới. Mâu thuẫn kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, biểu hiện về mặt
xã hội là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản cũng có mức độ và
quy mô khác nhau tùy thuộc vào mức độ mức độ và quy mô bóc lột của giai cấp tư sản đối
với giai cấp công nhân.
Trong lòng xã hội tư bản, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện, nhưng số người
bị hất ra hè phố, số người nghèo khổ vẫn ngày càng tăng. Sự phát triển của các tập đoàn tư
bản, các công ty tư bản xuyên quốc gia cùng sự bòn rút tài nguyên và bóc lột nhân dân nhiều
nước thuộc thế giới thứ ba; các cuộc chiến tranh đẫm máu chống các quốc gia có chủ quyền
do chủ nghĩa đế quốc phát động... là nguyên nhân chủ yếu khiến cho hơn 500 triệu người bị
đe dọa chết đói, 1,6 tỷ người sống trong cảnh khốn cùng, 600 triệu người thất nghiệp, hơn
800 triệu người mù chữ... Tất cả điều đó đã nói lên tính chất bóc lột, phản động của CNTB.
Đại hội XI của Đảng ta đã chỉ rõ: “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản
chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của
CNTB,... chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng
kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra”
Năm là, có quan điểm cho rằng: ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang “tự điều chỉnh”,
“tự thích nghi” để đi lên chủ nghĩa xã hội, không cần sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
.. cần hiểu rõ rằng: cho dù chủ nghĩa tư bản hiện đại đang tự điều chỉnh để thích nghi, đời
sống của công nhân và lao động trong nhiều nước tư bản phát triển đã được cải thiện đáng kể,
nhưng không phải vì thế mả chò rằng: bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đổi; chủ nghĩa
tư bản vẫn là một xã hội bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người; một xã hội bất công, “cá
lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Khẳng định điều này,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa
bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là
trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều
nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đẩu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được
không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ
sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự
điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn
còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những
mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra...”

You might also like