Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

BÀI 1: TỔNG QUAN MARKETING TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM

1. Khái niệm SEO

SEO (Search Engine Optimization) có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

SEO = SEO Onpage + SEO Offpage

2. Khái niệm SEM

SEM (Search Engine Marketing) có nghĩa là tiếp thị trên công cụ tìm kiếm.

SEM = SEO + PPC


SEM = SEO + SEA + SMO + SMA + SMM

3. Mục đích SEO

Mục đích SEO là:


 Đưa các từ khóa lên top trong trang kết quả tìm kiếm, thu hút khách hàng mục tiêu đến website.
 Giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu, cung cấp thông tin hữu ích, tạo niềm tin, kêu gọi hành động
=> Tăng tỷ lệ chuyển đổi.
 SEO cần thời gian lâu dài, kiên trì và khi đưa từ khóa lên được top vẫn phải duy trì.

4. Một số thuật ngữ khác:

 Keyword: Là cụm từ truy vấn hay còn gọi là từ khóa SEO.


 SEO Onpage: Là các hoạt động tối ưu được thực hiện trên trang của mình để nói với công cụ
tìm kiếm (google) là website của tôi tốt như thế nào.
 SEO Offpage: Là các hoạt động tối ưu được thực hiện bên ngoài trang của mình để nói với công
cụ tìm kiếm (google) là những người khác cũng nói tốt về website của tôi như thế nào.
 Out Link/External Link: Là liên kết trỏ ra ngoài trang (external link của trang này là backlink của
trang kia.
 Internal Link: Là link liên kết đến những nội dung trong cùng 1 website.
 Backlink: Là liên kết từ website khác đến website của bạn.
 Dofollow link: Là liên kết trỏ tới một trang khác và truyền giá trị (sự tín nhiệm) tới trang đích giúp
tăng chỉ số xếp hạng trong công cụ tìm kiếm.
 Nofollow link: Là liên kết trỏ tới một trang khác nhưng không truyền giá trị (sự tín nhiệm) tới
trang đích.
 Google Bot: Là công cụ của Google, nó tự động đi thu thập thông tin và lưu về máy chủ google
để xử lý.
 Index: Là lập chỉ mục. Khi website được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu của Google.

BÀI 2: CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRÌNH DUYỆT WEB VÀ QUY TRÌNH SEO

1. Cách thức hoạt động tìm kiếm của google


Google là một hệ thống tìm kiếm, họ phân theo từng quốc gia, mỗi quốc gia sẽ có một hệ thống server
lưu trữ riêng. Khi người dùng tìm kiếm thì hệ thống Bot của Google sẽ:
 Truy cập hệ thống
 Sắp xếp dữ liệu
 Phân loại từ khóa
 Đưa ra kết quả
Trong quá trình trên, google sẽ tự động tìm hiểu thêm các yếu tố khác liên quan để đưa ra kết quả tìm
kiếm phù hợp. Ví dụ: Dựa trên hệ thống danh bạ điện tử; Hệ thống các diễn đàn có uy tín; Các hệ thống
website đánh giá có uy tín. Từ đó, có sự cập nhập và điều chỉnh lại kết quả tìm kiếm.
Nguyên lý hoạt động trải qua 3 bước cơ bản sau:
B1: Crawling
Giai đoạn khám phá - Google sẽ tìm kiếm nội dung trên toàn bộ internet.
B2: Indexing
Google sẽ cố gắng hiểu trang này nói về cái gì, sau đó nó sẽ lưu trữ và sắp xếp nó.
B3: Serving (Ranking)
Khi có một truy vấn cụ thể, Google sẽ xếp hạng tất cả các câu trả lời có liên quan mà nó có trong chỉ mục
và trả về những kết quả phù hợp nhất.

2. Các tiêu chí chính khi làm SEO


Trong quá trình chúng ta làm SEO trên internet, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tiến hành làm
đúng, hoặc đưa thông tin một cách nhanh chóng lên kết quả tìm kiếm được. Bởi vì có rất nhiều yếu tố
phụ khác mà google xem xét, trong đó có 04 yếu tố chính như sau:
 Content
 Traffic
 Backlink
 Time on site
Do hệ thống của google phân loại theo quốc gia, nên SEO ở nước nào thì đánh theo khu vực đó trên
Google.

3. Quy trình 6 bước SEO


Quy trình SEO sẽ giúp bạn Quản lý các dự án SEO, theo kế hoạch để đạt được mục tiêu hiệu quả nhất.
Quy trình này được kiểm chứng và được áp dụng bởi nhiều chuyên gia SEO và các công ty lớn gồm 6
bước như hình sau:
Bước 1: Phân tích website / Audit Website
Bước 2: Nghiên cứu từ khóa
Bước 3: Chiến lược nội dung
Bước 4: Tối ưu SEO Onpage
Bước 5: Tối ưu Offpage
Bước 6: Đánh giá và cải tiến

BÀI 3: XÂY DỰNG WEBSITE CHUẨN SEO & SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ

1. DNS là gì?
DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System, mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền.
DNS được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa
chỉ IP và tên miền.

2. Các bước xây dựng website tối ưu SEO

Bước 1: Xác định lĩnh vực, chủ đề


Xác định ngành hàng bằng Google Trends, Metric, BuzzSumo

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VAI TRÒ NGÀNH HÀNG


1. Độ hấp dẫn của ngành hàng: tức giá trị & tỉ lệ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận… của ngành
hàng
2. Tầm quan trọng chiến lược: ngành hàng có phù hợp với chiến lược định vị thương hiệu của nhà
bán lẻ hay không.
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng
Xác định nhân khẩu học, tâm lý, hành vi

Bước 3: Xây dựng website cơ bản


 Đăng ký tên miền/domain & hosting
 Kết nối domain, hosting
 Cài đặt WordPress và cấu hình
 Cài đặt Theme cho website
 Lên Layout & sitemap.
 Cài đặt và setup Plugin
 Chỉnh sửa giao diện web
 Tiện ích internet, GA, GSC & Tối ưu SEO web

Bước 4: Tối ưu UX/UI

Bước 5: Cài đặt plugin và công cụ tiện ích làm SEO

Bước 6: Cài đặt tiện ích internet

3. Sitemap
Sitemap (lược đồ trang web): Được tạo ra để giúp cả công cụ tìm kiếm (search engine) điều hướng trên
trang web. Sitemap có thể là danh sách phân cấp các trang (có liên kết) được sắp xếp theo chủ đề, tài
liệu XML cung cấp, hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trên website của bạn.

4. Các yếu tố tối ưu UI


 Website được thiết kế với giao diện đơn giản, có bố cục rõ ràng từng mục, màu nhấn là màu
nhận diện.
 Mỗi sản phẩm được bán đều có thông tin chi tiết về sản phẩm và giá cả minh bạch.
 Sử dụng khoảng cách giữa các thành phần.
 Có sự tương phản giữa nền màu text và màu nhấn của theme

5. Các yếu tố tối ưu UX

6. Phân biệt Google Analytics và Google Search Console

GA:
 Đo lường hành vi người dùng trên website
 Đo lường tất cả các nguồn traffic trỏ về website
GSC:
 Đo lường hành vi người dùng trên trang kết quả tìm kiếm của google
 Chỉ đo lường nguồn organic traffic

BÀI 4: KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA

1. Vai trò của nghiên cứu từ khóa


 Lựa chọn keyword đúng như tìm được chìa khóa để mở cửa vào kho báu, đây là bước đầu của
hành trình khám phá thế giới của SEO.
 Quyết định sự thành công của một chiến dịch SEO bởi nếu sử dụng sai từ khóa bạn sẽ thu hút
khách hàng không đúng mục tiêu.
 Xác định những từ khóa tiềm năng người tìm kiếm sử dụng từ khóa khi search liên quan đến chủ
đề.
 Lựa chọn được từ khóa phù hợp cho từng page.

2. Các bước nghiên cứu từ khóa


Bước 1: Xác định từ khóa hạt giống
Là từ khóa danh mục sản phẩm đang phụ trách
Bước 2: Khai phá từ khóa bằng các công cụ:
 Google Search
 Google Keyword Planner
 KWFinder
 SEMRush
 Keyword Tool io
 Spineditor
Bước 3: Tìm kiếm allintitle
Cách 1: Bằng tay:
Sử dụng cú pháp allintitle:”___” và tìm trên google tìm kiếm
Sử dụng cú pháp có dấu “__” để tìm từ khóa chính xác và sử dụng cú pháp không có dấu “” để tìm từ
khóa tương đối.
Cách 2: Bằng công cụ Spineditor
Truy cập Spineditor > Gợi ý từ khóa > Danh sách từ khóa > Nhập từ khóa > Allintitle
Bước 4: Đánh giá từ khóa
Đánh giá từ khóa bằng công thức KGR = Allintitle / Search Volume
KGR < 0,25: Tốt, từ khóa dễ lên top vì ít cạnh tranh
0,25 - 1: Tạm sử dụng được
KGR > 1: Khó, từ khóa khó lên top vì lượng cạnh tranh cao
=> Lựa chọn sử dụng từ khóa có KGR < 1
Bước 5: Chia từ khóa theo hành trình trải nghiệm của khách hàng
A - Attention: Như thế nào, làm sao, là gì, là ai, ở đâu, tại sao
I - Interest: Top, tốt nhất, so sánh, thuộc tính sản phẩm (màu, họa tiết)
S - Search: Mua, bán, thuê, đặt hàng, giá, giá rẻ, giá tốt, giá dưới
A - Action: Tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ, từ khóa + tên địa phương
S - Share: Cách, đánh giá, review

3. Allintitlle
Allintitle cho biết số lượng kết quả tìm kiếm có chứa từ khóa trong tiêu đề. Trong đánh giá từ khóa,
allintitle đóng vai trò như số lượng đối thủ cạnh tranh cho từ khóa.

4. Search Volume
Search Volume là lưu lượng tìm kiếm trung bình theo thời gian, thông thường là 01 tháng. Trong đánh
giá từ khóa, Search Volume đóng vai trò như số lượng khách hàng tiềm năng.

5. KGR - KEYWORDS GOLDEN RATIO


KGR là tỷ lệ vàng của từ khóa. Tính KGR để đánh giá từ khóa dễ dàng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm
hay không.
KGR càng bé càng tốt. KGR càng bé khi Search Volume lớn hơn Allintitle.

6. Cách phân biệt từ khóa chính - phụ


 Gom nhóm các từ khóa có ý nghĩa tương đương
 Xác định từ khóa chính bằng tiêu chí:
 Search Volume cao nhất
 KGR thấp nhất
 Các từ khóa không được chọn mặc định là từ khóa phụ

BÀI 5: TÌM HIỂU QUY TRÌNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SEO
(Bài này toàn thuật ngữ nên học full ở silde nhé DOM107 - B5 - chaubnm3.pdf

BÀI 6: KỸ NĂNG SEO ONPAGE

1. Traffic là gì? Cách demo 4 nguồn traffic


Traffic hay còn được biết đến là lưu lượng truy cập, là thuật ngữ dùng để chỉ số người dùng truy cập và
hoạt động trên website của bạn.
Traffic giúp bạn theo dõi hành vi của người dùng và những từ khóa thường xuyên được người dùng tìm
kiếm. Traffic của mỗi trang khác nhau là khác nhau, chính vì vậy, đối với những website có lưu lượng
truy cập lớn bạn sẽ có cơ hội được nhiều người biết đến và có thể bắt đầu kiếm tiền trên chính website
của bạn.

Các nguồn traffic:


 Organic Traffic: Những lượt truy cập đến từ việc tìm kiếm tự nhiên thông qua các công cụ tìm
kiếm (đối với công cụ tìm kiếm Google thì phải tìm bằng Google)
 Paid Traffic: Là lượt truy cập có trả phí. Thay vì tốn nhiều công sức và thời gian để tạo ra những
lượt traffic tự nhiên thì việc sử dụng Paid Traffic giúp bạn có nguồn traffic nhanh chóng
 Referral Traffic: lượt truy cập thông qua giới thiệu từ những website khác không phải mạng xã
hội (không qua các công cụ tìm kiếm).
 Direct Traffic: Là lượt truy cập trực tiếp đến từ việc khách hàng chủ động nhập vào thanh địa chỉ,
không thông qua các website khác.
 Social Traffic: là một loại traffic gián tiếp, lượt truy cập chủ yếu đến từ các mạng xã hội như,
Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn,....

Cách demo:
 Organic: Tìm kiếm bằng google search và truy cập kết quả
 Direct: Gõ trực tiếp URL hoặc bookmark
 Referral: Truy cập danh sách backlink, click link forum bất kỳ và truy cập website
 Social: Truy cập danh sách mạng xã hội, click link bất kỳ và truy cập website

2. Time onsite
Time on site, viết tắt là TOS, là một chỉ số của Google. Time on site dùng để đo lường tổng thời gian truy
cập website của người dùng trong một phiên truy cập..
Time on site là thời gian người dùng ở trên website. Đây là một trong các yếu tố quan trọng trong việc
đánh giá thứ hạng website trên thanh công cụ tìm kiếm của Google.
Cách tăng TOS:
 Tối ưu content
 Tối ưu UX/UI

3. Cách lên outline bài viết chuẩn SEO


B1: Tìm kiếm từ khóa chính của bài viết trên google tìm kiếm
B2: Lựa chọn 3-5 kết quả tìm kiếm tự nhiên
B3: Sử dụng extension SEO Detailed để thu thập nhanh outline của đối thủ
B4: Tổng hợp outline của đối thủ và điều chỉnh outline hợp lý cho bài viết của mình

4. Tiêu chí tối ưu bài viết chuẩn SEO

*Vui lòng học thuộc 52 yếu tố ở đây: CHECKLIST BÀI VIẾT SEO CƠ BẢN - chaubnm3

BÀI 7: THỰC HÀNH SEO ONPAGE

1. FAVICON
Favicon, còn được gọi là biểu tượng phím tắt, biểu tượng trang web, biểu tượng tab, biểu tượng URL
hoặc biểu tượng dấu trang, là một tệp chứa một hoặc nhiều biểu tượng nhỏ được liên kết với một trang
web hoặc trang web cụ thể.

2. SSL
SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer, là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá
giữa máy chủ Web server và trình duyệt (browser). Tiêu chuẩn này hoạt động và đảm bảo rằng các dữ
liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng đều riêng tư và toàn vẹn.

3. ROBOTS.TXT
Robots.txt là tên tệp được sử dụng để triển khai Giao thức loại trừ rô-bốt, một tiêu chuẩn được các trang
web sử dụng để cho biết những trình thu thập thông tin web và các rô-bốt web khác đang truy cập những
phần nào của trang web mà chúng được phép truy cập.

Cách đọc Robots.txt


 User-agent: Khai báo robot cho công cụ tìm kiếm nào. Nếu để dấu * nghĩa là khai báo cho tất cả
các công cụ tìm kiếm (không chỉ riêng google)
 Disallow: Các link không cho phép bot cào dữ liệu
 Allow: Các link cho phép bot cào dữ liệu
 Sitemap: Link sơ đồ trang web

4. BREADCRUMBS
Đường dẫn hoặc đường dẫn breadcrumb là một phần tử điều khiển đồ họa được sử dụng làm công cụ
hỗ trợ điều hướng trong giao diện người dùng và trên các trang web. Nó cho phép người dùng theo dõi
và duy trì nhận thức về vị trí của họ trong các chương trình, tài liệu hoặc trang web.

5. INDEX
Index (còn gọi là lập chỉ mục) là quá trình thu thập dữ liệu các Website trên Internet của công cụ tìm kiếm
với những Website trên Internet. Sau đó, đánh giá và lưu trữ lại trên cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm.

6. META TITLE & META DESCRIPTION


Meta Title (title tag) hay còn gọi là thẻ tiêu đề là một thẻ HTML được chỉ định cho tiêu đề của trang web
và hiển thị chung với thẻ mô tả description trên trang kết quả tìm kiếm của Google (SERPs). Thẻ tiêu đề
SEO này có nhiệm vụ mô tả chính xác, súc tích, và ngắn gọn nội dung của một trang.
Thẻ Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt 150-170 ký tự xuất hiện bên dưới trang web của bạn trên trang
kết quả tìm kiếm (SERP). Meta Description mô tả ngắn gọn nội dung bài viết, từ đó công cụ tìm kiếm và
người đọc có thể hiểu rõ hơn được về chủ đề trang web.
7. CANONICAL
Canonical URL (hay còn gọi là Rel Canonical) là thành phần HTML nhằm khai báo URL gốc của trang bị
trùng lặp nội dung với công cụ tìm kiếm. Sử dụng thẻ Canonical trong trường hợp nội dung bị Duplicate
hoặc giống nhau trên nhiều URL.

8. TABLE OF CONTENT
Table content là một bảng nhỏ được đặt lên đầu bài viết chứa các heading có trong bài viết. Độ dài của
mục lục sẽ phụ thuộc vào độ dài ngắn bài viết của bạn. Việc viết bài chi tiết các mục lục sẽ rất hữu ích
cho người truy cập khi họ đọc bài viết.

9. Cách đọc SEOQuake

 URL có … ký tự, dưới 70 ký tự theo đúng yêu cầu.


 Canonical: Trên trang đã có 1 thẻ chính tắc hoạt động tốt - thẻ chính tắc là thẻ khai báo cho trang
trùng lặp, được tạo tự động khi dùng plugin Rankmath
 Title có … ký tự, nằm trong khoảng 50 - 70 ký tự theo yêu cầu.
 Meta description có … ký tự, nằm trong khoảng 150 - 170 ký tự theo yêu cầu.
 Tất cả ảnh đã có ALT (phải có đầy đủ ALT ảnh nhé!)

10. Schema
Xem cách cài đặt và demo check schema tại đây: Hướng dẫn cài đặt Schema Pro - Schema Local
Business - Kiểm tra bằng Schema.org - Chaubnm3.mp4

BÀI 8: KỸ NĂNG SEO OFFPAGE

1. Quy trình làm Social Entity


B1: Xây dựng bộ thông tin doanh nghiệp (đồng bộ NAP - Name - Address - Phone), bao gồm các thông
tin sau:
B2: Tìm kiếm liên kết chất lượng
Liên kết chất lượng là những liên kết mạng xã hội có chỉ số sức mạnh đạt mức từ trung bình trở lên.
Thông thường, để làm entity, người ta dùng mạng xã hội là chính. Nhưng thêm vào đó cũng có một vài
trang web khác không phải mạng xã hội, miễn là nó cũng có thể được dùng để gia tăng hình ảnh thương
hiệu.
CÁCH NHẬN BIẾT LIÊN KẾT CHẤT LƯỢNG:
 Liên kết từ trang DA cao, Spamcore thấp (chỉ số do MOZ đánh giá).
 Liên kết từ trang không gắn thẻ nofollow.
 Liên kết từ các trang mạng xã hội - nơi cho phép gắn link trong bio và gắn link chéo đến các
mạng xã hội khác.
CÁCH TÌM LIÊN KẾT CHẤT LƯỢNG
 Đánh giá đối thủ qua SEMRush (phần backlink)
 Thu thập danh sách các trang mạng xã hội trên thế giới
 Tổng hợp dữ liệu có sẵn từ cộng đồng SEOers
B3: Tạo tài khoản social
Tiến hành tạo các tài khoản social dựa trên thông tin đã đặt ra ở bước 1 và data link đã thu thập ở bước
2.
LƯU Ý:
 Đặt avatar, cover đầy đủ
 Edit username đúng với bảng thông tin
 Đặt link về trang chủ website đúng với bảng thông tin
 Điền bio đầy đủ (phần nào có nêu trong thông tin ở bước 1 thì phải điền)
B4: Liên kết social (stacking)
Truy cập LẠI tất cả các tài khoản đã tạo. Tiến hành đặt link trỏ về các social khác ở phần bio.
B5: ÉP INDEX LINK
Ép index link bằng tool Instant Link Indexer.

Tất cả mọi nỗ lực làm SEO Offpage của bạn sẽ đều vô nghĩa nếu backlink không được index.

BÀI 9: THỰC HÀNH SEO OFFPAGE

1. Backlink
Backlink là liên kết từ trang khác đến trang của bạn. Backlink như một phiếu bầu về sự uy tín cho website
của bạn.
2. Mô hình đi link
BỔ SUNG

Tối ưu UI/UX, việc tối ưu UI/UX có ảnh hưởng gì đến SEO

*Tối ưu UI (giao diện người dùng, đây là những gì người dùng nhìn thấy và cảm nhận được)
+ Layout website được thiết kế giao diện đơn giản, các bố cục chia rõ ràng từng mục giúp khách hàng
dễ dàng tìm kiếm sản phẩm và thao tác trên Website
+ Với mỗi sản phẩm được bán đều có thông tin chi tiết minh bạch về giá cả
+ Màu sắc, phông chữ của website phải đồng bộ với bộ nhận diện thương hiệu
+ Cỡ chữ to dễ nhìn
+ Hình ảnh thu hút người dùng
+ Các nút thao tác dễ sử dụng

*UX (thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng)


- Sử dụng khoảng trắng
- Tối ưu tốc độ tải trang (PageSpeed Insights để check )
- Dùng CTA thu hút (Banner)
- Tạo Hyerlink nổi bật (dưới mỗi bài viết)
- Liệt kê thông tin bằng gạch đầu dòng (bài post)
- Viết, thiết kế Headline cuốn hút (Bài viết)
- Tạo sự đồng nhất giữa các trang (Màu sắc, font chữ, ..)
- Xem sản phẩm ở Quick View nhanh chóng, rút gọn các bước mua hàng
- Bộ lọc theo giá sản phẩm bên sidebar (trang sản phẩm)
- Website tương thích với thiết bị di động (Mobile Friendly để check)
- Khắc phục lỗi 404 (sử dụng Screaming Frog và Plugin Redirection)

- Tối ưu hình ảnh rõ nét, kích thước phù hợp, có chú thích (xem thêm câu 3)

- Có wishlist, thanh tìm kiếm các trang

- Tích hợp nhiều phương thức thanh toán

- Sử dụng TOC, breadcrumbs

- Cài các tiện ích internet (zalo, mess, theo dõi đơn hàng, điều hướng map)

- Thêm tiện ích: nút gọi rung, livechat

- Tối ưu speedinsight (xóa css thừa, bằng WP Rocket(quản trị-WP Rocket-optimization- paste link
vào chỗ xóa))

- Có rating cmt, review

- Nút share mxh trên tin tức

- Bài viết có tiêu đề hấp dẫn

- Bài viết có link dẫn đến

*Vì sao phải tối ưu UI/UX?


+ Cải thiện hình ảnh cty trên trang web, tạo sự uy tín với GG
+ Tăng tỉ lệ chuyển đổi KH truy cập của bạn thành KH (như thiết kế web thân thiện với người dùng)
+ Nổi bật so với đối thủ của bạn ( Tối ưu hóa trang web của bạn sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh,
bạn có thể so sánh 2 dịch vụ or sp chỉ vs vài cú nhấp -> vì thế cần phải làm để nổi bật so với đối thủ)

+ Tăng tỉ lệ giữ chân KH ở lại trang, lượt tương tác, lượt quay lại giúp nâng cao top

+ Nếu như trải nghiệm của KH đc hài lòng, họ sẽ có những phản hồi tốt hoặc quay lại

+ Tăng tỉ lệ chuyển đổi, thực hiện các quy tình tiếp theo trong hành trình trải nghiệm (đầu tư vào thiết kế
UX làm tăng số lượng KH truy cập vào trang web và giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi)

+ Tiết kiệm chi phí và thời gian

Demo sitemap trên website

Website của em gồm có 3 tầng: trang chủ, page,categories, blogs và product. 3 khối: blog, TMDT, các
page quan trọng
Em truy cập website
Trước hết, em đang ở tầng 1 – trang chủ: đủ 3p header, body và footer, tối ưu banner CTA, tối ưu UX,
các sản phẩm và danh mục nổi bật, tích hợp mxh, internet và điều hướng
Tầng 2: Click vào trang liên hệ: “Em đang ở tầng 2 khối các page quan trọng”. Click vào trang tin tức “Em
đang ở tầng 2 khối blog”. Click vào trang danh mục sp: “em đang ở tầng 2 khối TMDT”
Tầng 3: Click vào 1 sản phẩm con lăn Gymroller: “Em đang ở tầng 3 khối TMDT (chỉ ô)
Click vào 1 bài viết: “em đang ở tầng 3 khối blog vị trí trên site map là (chỉ ô)

Demo lỗi 404, 301

*Lỗi 404 là thong báo về một đường liên kết không tồn tại, hướng xử lí là chuyển hướng về trang liên
quan hoặc xóa hẳn URL
*Cách xử lý

- Bước 1:
+ Sử dụng screaming frog dán link website
+ Response Codes chọn lỗi 404 -> sẽ hiện link bị lỗi
+ Copy link đó
+ Vào trang quản trị chọn Công cụ -> Redirection
+ Phần Add new redirection có
(-) Source URL: Dán link bị lỗi
(-) Target URL: Dán link chuyển hướng về trang chủ
+ Sau đó ấn Add Redirection
- Bước 2: Vào GSC để xóa URL bị lỗi
+ Chọn xóa URL
+ Nhập URL lỗi
+ Chọn chỉ xóa URL này
+ Và ấn Tiếp

Tối ưu website chuẩn TMDT

Có đầy đủ 3 khối, 3 tầng

Trang chủ: đủ 3p header, body và footer, thanh menu chứa các trang và danh mục quan trọng, tối ưu
banner CTA, tối ưu UX, các sản phẩm và danh mục nổi bật, footer có về chúng tôi, tích hợp mxh, internet
và điều hướng gg map, livechat,…

(Trang danh mục: số lượng hiển thị, có breadcrumb, bộ lọc sản phẩm, thanh tìm kiếm, hình ảnh nhất
quán, có view quick, giá)

Trang sản phẩm: có breadcrumb, tiêu đề sản phẩm, ảnh địa diện và ảnh bổ trợ, giá cũ – mới, nút điều
chỉnh số lượng, mô tả sp, nút share mxh, nút thêm wishlist, nút CTA, review và rating của khách về sản
phẩm, các sản phẩm tương tự,

Trang blogs: có sidebar hiển thị các danh mục, thanh tìm kiếm, tất cả các bài viết theo thứ tự cũ – mới
nhất, có tên người và tgian đăng, nút chia sẻ lên mxh

Trang thanh toán, giỏ hàng: tt sp, điều chỉnh tăng giảm số lượng, mã giảm giá, thông tin KH (tên, sdt,
email, địa chỉ, cách thức thanh toán,…)

Demo SEO onpage. Sử dụng những công cụ gì để kiểm tra

*Tối ưu onpage

- Đã có chứng chỉ SSL


- Khai báo robots.txt (được tạo tự động do cài đặt rankmath)

- Tối ưu URL: <75 ký tự, k quá 3 sub folder, có chứa kw, k viết hoa, k có ký tự đặc biệt

- Tốc độ tải trang: demo trên 2 thiết bị, thân thiện với thiết bị di động

- Keyword: có ở title, url, H1, đầu nội dung, dùng thẻ U, dàn trải kw

- Tối ưu thẻ (check SEO quake) đảm bảo 1 thẻ H1 (chứa kw), các thẻ H2,3,.. (nội dung
triển khai làm rõ ý H1)

- Đã có breadcrumb, canonical (, TOC

- Tạo schema local business

- Ảnh: tối ưu geotag & detail, alt, có chú thích cài kw, kèm logo, nén dung lượng

- Lỗi 404 điều hướng về trang liên quan

- Tối ưu title, meta des đúng kí tự yêu cầu

- Internal/extenal link

- Đã được index

- Tích hợp nút chia sẻ mxh và các tiện tích

- Tối ưu UX: sử dụng table of content, khoảng trắng, quick view sản phẩm

- Feedback KH có cài ghép từ khóa

*Công cụ sử dụng: SEO Quake, Screaming Frog, check trùng lặp nội dung, check tốc độ trang bằng
pagespeed Insights, kiểm tra đc index hay chưa ở GSC

Website tối ưu hành trình mua hàng của KH ntn trên web

Demo từ lúc khách hàng vào website xem sản phẩm, có tính năng thế nào (thêm vào giỏ hàng, so
sánh, wishlist), đến bước khách hàng thanh toán có các phương thức thanh toán như thế nào.

SEO Offpage là gì, nhóm đã triển khai ntn, mô hình đi link ra sao? Cách thức đi backlink và index
backlink

SEO Offpage: là tập hợp các thủ thuật tối ưu các yếu tố bên ngoài giúp quảng bá website, bao gồm
xây dựng liên kết trỏ về website đẩy mạnh kw, làm tăng tiếp xúc với KH qua website giúp website lên
top

B1: Lên danh sách các website đi backlink

B2:

- Mô hình đi link: Mô hình liên kết sao (nêu ưu điểm mô hình)

- Quy trình nhóm triển khai:

+ Backlink trên social network: viết mô tả ngắn về nội dung, mỗi 1 link sẽ có 1 đoạn text liên quan
+ Tạo group trên fb:

+ Viết blog rồi dẫn link về trang cùng chủ đề:

+ Tạo forum:

+ Submit website trên các SE phổ biến: GG, Bing

+ Tạo Social Media và Bookmarking:

+ Chia sẻ hình ảnh trên pinterest:

+ Chia sẻ tài liệu có gtri hữu ích

+ Đăng ký trang thương mại điện tử shopee:

+ Tạo Google site:

Cách đo lường kết quả SEO Offpage

Đo lường trong GSC: liên kết -> các trang web liên kết hàng đầu

Đo lường trong SEMRush: backlink, xem đc nofollow, dofollow

Đo lường trong GG analytics: referral

SEO entity là gì? Nhóm đã thực hiện ra sao. Demo

- Entity: thực thể, là 1 khái niệm trừu tượng. Nó có thể là bất cứ thứ gì: địa điểm (place), người
(pp), tổ chức, vật thể, khái niệm (thing)…

- SEO entity: khai báo thực thể doanh nghiệp, là việc xác định website là 1 thực thể có uy tín,
được định danh, là duy nhất và có thể phân biệt được với các website khác về chủ đề mà mình đang
nói tới.

- Quy trình nhóm thực hiện:

+ Tạo bộ thông tin đồng nhất

+ Tìm kiếm social chất lượng bằng SEMRush (tìm qua backlink đối thủ), hoặc research google hoặc
trang chứa các mạng xã hội mở https://fediverse.observer/

+ Đánh giá social bằng MOZ bar với các chỉ số DA (độ uy tín tên miền), PA (độ uy tín trang),
Spamcore (phần trăm spam) để lựa chọn social chất lượng

+ Tiến hành tạo tài khoản doanh nghiệp trên các mạng xã hội, đồng nhất thông tin (bao gồm tạo
google my business định danh thương hiệu, google site)

+ Stacking (liên kết) các trang mạng xã hội bằng cách khai báo trên bio của các trang mạng xã hội
khác.

+ Thực hiện auto posting (sử dụng IFTTT hoặc Zapier) để mạng xã hội tự chia sẻ bài viết nếu
website đăng bài. (nếu không làm thì bỏ qua bước này – không đề cập).

Quy định ảnh Logo đồng bộ như nào: ảnh vuông, nền trắng
+ Xây dựng hệ thống blog vệ tinh: blogspot, blogreview, wix,…

Đọc phân tích các chỉ số KPI của nhóm. Căn cứ nào để xây dựng. Chỉ ra các chỉ số chưa đạt và lý do. So
sánh với KPIs ban đầu

*Các chỉ số KPI mà nhóm đo lường bao gồm trên 3 kênh là FB, WEB, shopee.

- Trước hết là mxh: Fb chưa đạt (lý do: quá tập trung vào website, chưa phân bổ mục
tiêu hợp lý dẫn đến Kpi quá cao, chưa xây dựng nội dung thật sự chất lượng, thành viên
nhóm chưa seeding mạnh mẽ);

- KPI website: đọc các chỉ số đạt

+ số lượng từ khóa top10 chưa đạt

+ thời gian trung bình trên trang chưa đạt (lý do: chưa tối ưu hoàn toàn trải nghiệm UI/UX và
tốc độ tải trang, nhờ seeding còn bất cập như click vào nhưng out ra nhanh)

+ Traffic người dùng từ organic chưa đạt

ð lý do: lựa chọn từ khóa chưa tốt, xây dựng nội dung, tối ưu SEO chưa tốt, backlink chưa
chất lượng, thời gian làm SEO ngắn chỉ có hơn 1 tháng, website mới chưa có độ uy tín trên
GG).

*Căn cứ xây dựng KPI


Áp dụng phương pháp SMART: hiểu cụ thể k, đo lường đc k, có phù hợp vs mục tiêu k, tgian thực hiện
là bao h

- Thời gian thực hiện

- Ngân sách: phân bổ cân đối theo từng kênh

- Năng lực doanh nghiệp: có thế mạnh về xây dựng web, đã có bạn chạy fb ads

- Mục tiêu: chủ yếu là nhận diện thương hiệu nên kpi cũng hướng về lượt tiếp cận thay
vì chuyển đổi, k đề cao chuyển đổi doanh thu

- Kênh triển khai: mỗi kênh triển khai sẽ có kpi khác nhau

- Kết quả chiến dịch đã triển khai: đã từng nghiên cứu về sản phẩm này trong môn học
trc

- Kết quả ước tính từ công cụ: gg ads, fb ads

*Căn cứ xây dựng kpi web

- Xây dựng kpi kw dựa trên kết quả đã nghiên cứu từ khóa

- Kpi bài viết: chia đều mỗi thành viên số lượng bài như nhau

- KPI Backlink: chia đều (vì: bọn em quy định mỗi thành viên bn link nên bọn em chọn
như vậy)

*Giải pháp đạt KPI


- Dành thời gian và nhân lực đều cho các kênh

- Tối ưu và tạo ra những nội dung chất lượng; tối ưu trải nghiệm web và tốc độ tải
trang để giữ chân người dùng lâu hơn, tăng tgian trên trang

- Cải thiện tối ưu SEO, tạo những backlink chất lượng thay vì số lượng

- Duy trì xây dựng Website trong tương lai để tăng uy tín trên GG, SEO lên top

- Lên kế hoạch chạy quảng cáo gg ads trong tương lai

Nhóm sử dụng công cụ nào để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Phân tích những gì? Demo 1 công
cụ. NCDT giúp ích gì

- Công cụ nhóm sử dụng để NCDT cạnh tranh: Với ngành học là Difgital Marketing thì nhóm em
đã nghiên cứu tất cả các kênh mà DTCT triển khai online. ptich web: Semrush, ptich fanpage: karma,
buzzsumo, kênh Shopee: Metric

- *Phân tích những gì /sau đây em xin phép được demo công cụ…/

- Nghiên cứu mô hình 4Ps của đối thủ: chiến lược giá, sản phẩm, kênh phân phối, kênh
truyền thông

- Website: đánh giá điểm mạnh, yếu trong tối ưu website.

Phân tích SEMRUSH:

+ Từ khóa tự nhiên: 1 số từ khóa cùng sản phẩm với nhóm đang có volume cao mình có thể
học hỏi lựa chọn như: xà đơn tại nhà (2k), xà đơn xếp (150), dây tập gym (2.6k), phụ kiện tập
gym (350)

+ Page/Content có traffic tốt nhất: thấy được những top page, click url sẽ xem và học hỏi
content, keyword sử dụng

+ Backlink:

· Tổng quan 1 số bài viết và url: tên, url, DR (xếp hạng tên miền)

· Referring domain (tên miền kênh backlink) tham khảo kênh nào đang
đi backlink hiệu quả để học hỏi

+ Domain: referring domain có phong phú k, chất lượng k, qtam chỉ số DR, traffic

+ Anchortext: anchor nào phổ biến nhất, số lượng, chất lượng, học tập đi anchortext phù hợp

+ Nguồn traffic website: organic trafic & paid traffic (k hiển thị)

+ Từ khóa Ads (PPC keywords)

- Fanpage: sử dụng công cụ Fanpage Karma (xem demo)

+ Chỉ số tổng quan: like, flw, tương tác trên trang

+ Chỉ số về thời gian và tương tác post: tgian đăng tải, thời gian tương tác tốt, content
+ Các bài viết chạy quảng cáo và nội dung chạy quảng cáo

*Ý nghĩa: + PT đối thủ cạnh tranh giúp mình biết đối thủ đang làm website thế nào, tối ưu UI ra
sao, trải nghiệm KH có tốt không. Nếu tốt thì học hỏi và phát triển hơn, còn nếu k tốt thì tránh và
khắc phục

+ Học hỏi content nào đang hiệu quả, họ đăng và triển khai ra sao, dạng nội dung nào
đang tốt với ngành hàng này, trafic có tốt không. Tương tự tốt thì học khỏi, k tốt thì khắc phục và
ptrien

+ Xem xem đối thủ đi backlink trên những kênh nào đang hiệu quả. Chọn lọc và đi theo
để đảm bảo backlink chất lượng và đc index

+ Xem xem họ triển khai fanpage ra sao, có gì, điều gì đang hiệu quả trên page

Phiên truy cập là gì? Kiểm tra phiên truy cập (GA)

Phiên truy cập được tính từ khi người dùng truy cập và thực hiện các hành động trên website (xem
trang quá 10 giây, cuộn trang, nhấp CTA, để lại liên hệ, click sang trang khác trong nội bộ website,…)
đến khi người dùng thoát hẳn khỏi trang web của mình.

Kiểm tra phiên truy cập > demo trên GA.

Demo quá trình khai báo sitemap với GG

Trang quản trị - SEO – tính năng – bật sơ đồ trang XML trong Rankmath – copy link – dán vào GSC
(phần sơ đồ trang web).

Kiểm tra website có bn trang được index, cách tăng số trang index

- Kiểm tra trên GSC: “phạm vi lập chỉ mục”: 162 trang đã được index

*Có thể kiểm tra trên google search box với cú pháp site:https://domain.com > enter

- Cách tăng số trang được index: cải thiện 2 vấn đề đang gặp phải, tối ưu nội dung, seo
onpage, seo offpage và cải thiện những lý do ở bên dưới này.

Các tiêu chí để lọc bộ từ khóa

- Phù hợp nd website, phù hợp sản phẩm lựa chọn viết, KGR

KGR: Keyword Golden Ratio: tỷ lệ vàng từ khóa, là cách thức lựa chọn những từ khóa tốt nhưng có độ
cạnh tranh thấp

Backlink chất lượng phải đảm bảo những yếu tố nào? Demo trên 1 backlink mà bạn đã triển khai

*Yếu tố đảm bảo 1 backlink chất lượng:

- Từ nguồn có liên quan

- Từ nguồn đáng tin cậy

- Gửi lưu lượng truy cập (do follow)


- Cụm từ trong anchor text là chính xác, cụm từ, từ đồng nghĩa

- Đặt backlink các trang web có authority cao (DA) (Domain Authority là uy tín hay độ tin cậy của một
website có điểm số (từ 0-100) và được phát triển bởi Moz

- Đa dạng backlink từ nhiều nguồn

- Đặt backlink trên trang có ít link out

- Ưu tiên các web dạng: Sử dụng cộng đồng, forum

*Demo 1 backlink nhóm đã triển khai:

External link/In là gì? Tối ưu in/external link như nào? Vì sao cần phải tối ưu

*In là liên kết bên trong web, liên kết này sẽ là dạng liên kết từ trang này sang trang kia, nhưng trang này
và trang kia đêù nằm trong 1 gốc domain. Ex là liên kết trỏ ra ngoài web

*Tối ưu:

- Sử dụng anchor text, k dùng link trần.

- Tối ưu content SEO: chuẩn SEO, có liên quan đến các in/ex link

- Dùng tối thiểu 3 internal, tối thiểu 1 external

*Vì sao cần phải tối ưu

- Internal link: tăng trải nghiệm người dùng, giữ chân người dùng lâu hơn; tăng độ uy tín cho website và
giúp công cụ tìm kiếm hiểu hơn về web của mình; tăng cơ hội chuyển đổi từ khách truy cập đến các
bước tiếp theo trong quá trình mua hàng

- External: tăng đọ uy tín cho website, tăng thứ hạng web càng cao.

Index là gì? Nhóm index website qua công cụ nào?

*Index (lập chỉ mục): là quá trình công cụ tự động thu thập thông tin về máy chủ để GG xử lý

*Nhóm index website qua công cụ nào

GOOGLE SEARCH CONSOLE

- Index sitemap (xem câu trên)

- Index bài viết và sản phẩm trong mục lập chỉ mục (mở ra demo)

INDEX BACKLINK: instant link indexer

Google Search Console

Lượt hiển thị: Số lần hiển thị khi trang website xuất hiện trong kết quả tìm kiếm từ top 1 đến top 100 của
google search.

Lượt nhấp: Số lần người dùng nhấp vào website từ kết quả tìm kiếm của google.
CTR (Clickthrough rate): Là tỷ lệ nhấp (hay còn gọi là tỷ lệ click), được xác định bằng công thức lượt
nhấp chia lượt hiển thị.

*Cách tăng CTR:

+ Tối ưu meta title và meta description

+ Tối ưu schema

Vị trí trung bình: Là thứ hạng trung bình của các từ khóa, các trang có trên website trên bảng xếp hạng
của Google.

Cách khai báo index:

+ Nhấn kiểm tra URL > Dán URL cần index > Yêu cầu lập chỉ mục

+ Nhấn “Trang” trong phần “Lập chỉ mục” > Chọn trang chưa lập chỉ mục vì lý do “Đã tìm thấy, chưa lập
chỉ mục” > Kiểm tra URL > Yêu cầu lập chỉ mục

Cách xem backlink:

+ Nhấn “Liên kết” > Xem ở phần “Liên kết ngoài”

Google Analytics

Người dùng: Tổng số người dùng truy cập vào website trong khoảng thời gian đang đo lường

Người dùng mới: Tổng số người dùng lần đầu truy cập vào website trong khoảng thời gian đang đo
lường

Lượt thoát: Số lượt mà người dùng truy cập vào website, không để lại bất kỳ hành động nào và thoát ra
trong vòng 10 giây.

Phiên truy cập: Một phiên truy cập được tính từ khi người dùng truy cập vào trang cho đến khi người đó
thoát hẳn khỏi trang web.

Số trang trong phiên: Số trang mà người dùng xem khi thao tác trên một phiên.

Sự kiện: Các hành động mà người dùng thực hiện khi vào trang web, ví dụ như xem trang quá 10 giây,
cuộn trang, click vào nút CTA, xem trang khác,...

Screaming Frog

Response Codes (mã phản hồi):

Mã 200: Trang hoạt động bình thường

Mã 301: Permanent Redirect – chuyển hướng vĩnh viễn

Mã 302: Temporary Redirect – chuyển hướng tạm thời.

Mã 404: URL not found – URL trỏ về một trang không tồn tại

Mã 500: Server Error – lỗi server (thường do quá tải, hết băng thông, tràn CPU,…)
Mã 501: Unavailable – Máy chủ website tạm thời ngưng hoạt động

URL

Uppercase: URL có chứa ký tự in hoa

Multiple Slashes: URL có chứa nhiều hơn 1 dấu / liền kề nhau

Containing Space: URL có chứa dấu cách

*URL được khuyến khích không nên chứa chữ viết hoa, không có nhiều hơn 1 dấu / liền kề nhau và
không chứa dấu cách (dấu cách được máy tính chuyển thành % khi hiển thị trong URL).

Underscores: URL có chứa dấu _

*Dấu gạch dưới (_) là ký tự không được cho phép hiển thị trong URL.

Non ASCII characters: URL có chứa các ký tự không nằm trong bảng các ký tự được mã hóa ASCII (như
“đ”, “â”, “ớ”,…),

*URL không nêu chứa các ký tự này vì nó sẽ khiến việc nhận biết các URL bằng máy tính trở nên khó
khăn hơn.

Over 115 characters: URL dài quá 115 ký tự

*URL dài quá 115 ký tự có ảnh hưởng đến hiệu quả SEO và giảm khả năng khi nhớ URL của người
dùng.

Title (tiêu đề)

Missing: thiếu thẻ title, bot search không xác định được tiêu đề của trang

Over 60 characters hoặc Over 554 pixels: Thẻ tiêu đề dài quá 60 ký tự hoặc có độ rộng hơn 554 pixels.

Below 30 characters hoặc Below 200 pixels: Thẻ tiêu đề ngắn hơn 30 ký tự hoặc có độ rộng bé hơn 200
pixels.

Multiple: trang có chứa nhiều hơn 1 thẻ tiêu đề

Duplicate: Trùng lặp thẻ tiêu đề giữa các trang

Same as H1: Thẻ tiêu đề trùng với thẻ H1

H1:

Missing: Thiếu thẻ H1

Multiple: Trang có chứa nhiều hơn 1 thẻ H1


Duplicate: Trùng lặp thẻ H1 giữa các trang

Over 70 characters: Thẻ H1 dài hơn 70 ký tự

Description tương tự title

H1 tương tự H2

You might also like