Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------***--------

ĐỀ TÀI:

PHÁT TRIỂN DỰ ÁN HỖ TRỢ HỌC SINH PHỔ THÔNG

ÔN TẬP KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhóm sinh viên thực hiện: Philosobility

Môn: Triết học Mác - Lênin

Mã môn học: 294

Lớp: K60CLC2

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Quốc tế

Người hướng dẫn: ThS. Lý Ngọc Yến Nhi

Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Thanh Hà - MSSV: 2113253003

Email: k60.2113253003@ftu.edu.vn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................2

DANH MỤC HÌNH...........................................................................................4

DANH MỤC BẢNG..........................................................................................4

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ..........4

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................4

I. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ..............................................................4

1. Cơ sở xây dựng kế hoạch.....................................................................4

1.1. Cơ sở lý thuyết..................................................................................4

1.1.1. Khái quát về kì thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh........................................................................................4

1.1.2. Hiện trạng các khóa học ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh......................................................................5

1.2. Tính mới của đề tài...........................................................................5

2. Mô hình 5W1H2C5M..........................................................................6

Mô hình 5W1H:...........................................................................................6

II. Mục tiêu kế hoạch................................................................................7

1. Cơ sở xác định mục tiêu chung............................................................7

2. Mục tiêu thực hiện kế hoạch................................................................7

2.1. Mô hình 2C.......................................................................................9

2.1.1. Check...................................................................................................9
2.1.2. Control...............................................................................................10

III. Quá trình thực hiện kế hoạch và kết quả............................................11

1. Quá trình thực hiện kế hoạch.............................................................11

1.1. Bài truyền thông..............................................................................11

1.2. Đề tự soạn 1....................................................................................11

1.3. Đề tự soạn 2....................................................................................11

1.4. Livestream giải đề tự soạn 1...........................................................11

1.5. Livestream giải đề tự soạn 2...........................................................11

2. Kết quả...............................................................................................11

2.2. Hiệu quả tương tác của bài truyền thông........................................11

2.3. Phân tích số liệu đề 1......................................................................11

2.4. Phân tích số liệu đề 2......................................................................11

3. Đánh giá kết quả................................................................................11

3.1. Điểm mạnh......................................................................................11

3.2. Khó khăn, hạn chế...........................................................................11

4. Đánh giá quá trình làm việc...............................................................11

4.1. Đánh giá quá trình làm việc của nhóm viên......................................11

4.2. Đánh giá quá trình làm việc của nhóm trưởng..................................11

IV. Vận dụng triết học Mác - Lênin vào phân tích kế hoạch...................11

1. Phân tích nguyên nhân một số mục tiêu chưa hoàn thiện..................11

1.1. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan......................11

1.2. Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp..............................11

2. Phân tích nguyên nhân dự án chưa đạt kết quả tối ưu.......................11
2.1. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.........................11

2.2. Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp............................12

3. Vân dụng triết học Mác – Lênin........................................................12

3.1. Vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm
lịch sử - cụ thể....................................................................................................12

3.2. Vận dụng 6 cặp phạm trù................................................................12

3.3. Vận dụng quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật................12

V. Tài liệu tham khảo.............................................................................12


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

LỜI CẢM ƠN

I. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ

1. Cơ sở xây dựng kế hoạch

1.1. Cơ sở lý thuyết

i) Khái quát về kì thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh
Kì thi đánh giá năng lực là bài kiểm tra tập trung đánh giá năng lực cơ bản của
thí sinh chuẩn bị bước vào địa học. Đối với một số trường đại học, thí sinh có thể
dùng kết quả kì thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Đề thi được xây dựng cùng cách
tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA
(Thinking Skills Assessment) của Anh.

Hình thức bài thi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 150 câu (MCQ –
Multiple Choice Question) trong thời gian 150 phút. Nội dung bài thi tổng hợp đầy
đủ kiến thức và tư duy với hình thức cung cấp số liệu, dữ liệu và áp dụng các công
thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận, tư duy logic và giải quyết vấn đề, không
đánh giá cao khả năng ghi nhớ. Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực gồm:
 Phần ngôn ngữ: gồm các câu hỏi liên quan đến tiếng Việt cơ bản, kiến thức
từ chương trình Ngữ văn và Tiếng Anh
 Phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu: gồm các câu hỏi về Toán
học, kiến thức xác suất thống kê cơ bản và khả năng suy luận logic.
 Phần giải quyết vấn đề: gồm các kiến thức đề cập đến lĩnh vực khoa học tự
nhiên và xã hội lý, hóa, sinh, địa và sử).

ii) Hiện trạng các khóa học ôn thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiều trung tâm giáo dục tổ chức các buổi ôn thi Đánh giá năng lực. Điều
này là kết quả tất yếu do xét tuyển dựa trên kết quả thi Đánh giá năng lực của các
trường Đại học ngày càng phổ biến. Có thể khẳng định rằng mức độ quan trọng của
kì thi có thể nói là không kém cạnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.
Nắm được nhu cầu cấp thiết, các trung tâm có uy tín và kinh nghiệm học thuật đủ
để tổ chức các khóa lớp luyện thi Đánh giá năng lực nổi bật như HOCMAI và
TUYEN SINH 247 đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ các thầy cô, góp phần
truyền tải những kiến thức ôn tập cho các bạn học sinh lựa chọn con đường xét đại
học bằng kết quả thi Đánh giá năng lực.

Tuy nhiên, bên cạnh những trang uy tín, không ít các trung tâm mới và không
rõ chất lượng đào tạo đột nhiên “nở rộ”. Trên một số trang báo uy tín như “Tuổi trẻ
online” đã có những phản ánh rõ hơn về thực trạng: “Hiện có rất nhiều tài khoản cá
nhân, đơn vị trên mạng xã hội giới thiệu, chào mời, cung cấp khóa luyện thi và bán
đề thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy...”. Nhiều fanpage xuất hiện với tên
"Luyện thi đánh giá năng lực 2022 ĐH Quốc gia TP.HCM"; "Khóa luyện thi đánh
giá năng lực 900+"; "Luyện thi cấp tốc đánh giá năng lực 2022"; "Luyện thi đánh
giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội 2022".

Trước tình hình đó, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chinh đã phát biểu: “ĐH Quốc gia
TP.HCM không phát hành các tài liệu liên quan đến đề thi của kỳ thi đánh giá năng
lực”. Đại học Quốc gia mỗi năm đều chỉ công bố đề thi mẫu minh họa đánh giá
năng lực. Cùng với đó, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm khảo thí
ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng khẳng định: "Chúng tôi không tổ chức ôn luyện, không
xuất bản các ấn phẩm phục vụ ôn luyện thi đánh giá năng lực (ngoại trừ bài thi
tham khảo)” . Do vậy thí sinh cần tham khảo những nguồn tin chính thống.

1.2. Tính mới của đề tài


Phương thức xét tuyển bằng kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới bắt đầu từ năm 2018. Đến khoảng thời gian
hiện tại, kì thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức đã được sự quan tâm và đăng ký của hơn 82 000 thí sinh. Đồng thời, nhóm đã
thấy được những khó khăn của học sinh khi tìm kiếm một nơi ôn luyện vừa uy tín,
hiệu quả vừa thấu hiểu được tâm trạng của thí sinh trước ngưỡng những kì thi quan
trọng nhất trong đời. Các trung tâm ôn thi đánh giá năng lực tuy có thể có nhiều
thầy cô có chuyên môn vững vàng, tuy nhiên “Học thầy không tày học bạn”, một
số học sinh cảm thấy phù hợp hơn khi nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ từ
những người bạn, người anh, người chị. Chính những tính khác biệt và mới mẻ trên
đã thôi thúc nhóm nảy sinh và thực hiện dự án này. Nhận thấy sự phát triển của kì
thi cùng với sự quan tâm đến từ các bạn học sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học
bằng con đường đánh giá năng lực, Philosobility đã quyết định hợp tác với kênh
facebook “Giải đáp thắc mắc đánh giá năng lực” do quản trị viên Nguyễn Danh Tài
– cũng là thành viên nhóm Philosobility với mục đích tổ chức những buổi
livestream ôn luyện thi đánh giá năng lực và chia sẻ những kinh nghiệm và hướng
dẫn các bạn học sinh chuẩn bị đầy đủ nhất cho cuộc thi.

Phần 2: Mô hình 5W1H2C5M


Nhận được lời góp ý của cô Lý Ngọc Yến Nhi, giảng viên trường Đại học
Ngoại thương, phụ trách bộ môn Triết học Mác – Lênin của nhóm Philosobility,
các thành viên đã đồng ý sử dụng mô hình 5W1H2C5M để lập kế hoạch cho từng
bước:

Mô hình 5W1H:
BẢNG I.1

WHO - Học sinh THPT có ý định tham dự Kỳ thi ĐGNL ĐHQG TP Hồ


Chí Minh đợt 2.

- Học sinh có nguyện vọng/yêu thích FTU2.

WHAT - Một chuỗi hoạt động nhằm hỗ trợ học sinh ôn tập, giải đáp các
thắc mắc liên quan đến Kỳ thi ĐGNL:

 Đăng video giải đề thi minh họa ĐGNL theo từng môn.

 Buổi livestream 1: Cung cấp thông tin tổng quan và đầy đủ về kỳ


thi ĐGNL.

 Buổi livestream 2: Chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu và phương pháp


ôn tập ở từng môn trong đề thi ĐGNL.

WHER Trên nhóm facebook và kênh youtube


E

WHEN Từ 09/04/2022 đến 17/04/2022

WHY - Hỗ trợ các bạn học sinh có ý định tham dự kỳ thi Đánh giá năng
lực ĐHQG TP Hồ Chí Minh vào đợt 2 năm 2022 có sự chuẩn bị tốt
nhất.

- Chia sẻ phương pháp ôn tập và giải đáp những thắc mắc liên quan
đến Kỳ thi.

HOW - Đăng các bài post giới thiệu về 2 buổi sự kiện chính trên các diễn
đàn, hội nhóm và fanpage nổi tiếng.

- Đăng video giải đề minh họa lên nhóm facebook và kênh


youtube.

- Tổ chức 2 buổi livestream trên facebook có sự tham gia của các


bạn sinh viên trường Đại học Ngoại thương.

II. Mục tiêu kế hoạch

1. Cơ sở xác định mục tiêu chung

Nhóm sử dụng mô hình SMART để đề ra mục tiêu thực hiện công việc hiệu
quả. SMART là từ viết tắt của 5 yếu tố mà một mục tiêu phải có:
● Specific (Tính cụ thể);
● Measurable (Có thể đo được);
● Attainable (Có khả năng thực hiện được);
● Relevant (Phù hợp/Thực tế);
● Time-bound (Thời gian hoàn thành);
2. Mục tiêu thực hiện kế hoạch
BẢNG II.2 Bảng mục tiêu chung của các thành viên trong nhóm
Specific - Sẽ có 2 sự kiện chính diễn ra vào thứ 7 và chủ nhật dưới hình
thức livestream trong nhóm facebook “Giải đáp thắc mắc ĐGNL”:

 Buổi 1: Cung cấp thông tin tổng quan và đầy đủ về kỳ thi


ĐGNL;

 Buổi 2: Chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu và phương pháp ôn tập ở


từng môn trong đề thi ĐGNL.

- Mỗi thành viên trong nhóm sẽ phụ trách một môn trong đề thi
và đăng bài truyền thông kêu gọi tham gia sự kiện ở các nhóm và
Fanpage trên facebook.

- Đồng thời đăng video giải đề thi minh họa ĐGNL ở nhóm
facebook và youtube nhằm tăng mức độ tin cậy và nhận diện để thu
hút các bạn học sinh.

- Cả nhóm sẽ có một buổi họp vào giữa tuần để chia sẻ tiến độ


truyền thông ở các bài đăng, mức độ quan tâm của các bạn học sinh
và nội dung chuẩn bị cho 2 buổi livestream.

Measurable - Nhóm facebook: tăng 500 người tham gia.

- Kênh youtube: tăng 100 lượt đăng ký, 500 lượt xem.

- Sự kiện: 200 người tham gia livestream.

Attainable - Kỳ thi ĐGNL ĐHQG TP Hồ Chí Minh đã tổ chức từ năm


2018 đến nay với hơn 80 trường Đại học trên toàn quốc sử dụng kết
quả của kỳ thi để xét tuyển.

- Số lượng thí sinh tham gia Kỳ thi năm 2022 đã tăng hơn 20%
so với năm 2021 (chưa tính đến đợt 2 của năm 2022).

- Chưa có nhiều nhóm, kênh youtube, sự kiện để chia sẻ kinh


nghiệm và giải đáp thắc mắc cho các bạn học sinh về Kỳ thi.

- Vào ngày 22/5/2022 sẽ tổ chức Kỳ thi ĐGNL đợt 2.

- Các bạn tham gia chia sẻ kinh nghiệm về Kỳ thi là những bạn
đã từng đạt điểm cao và xét tuyển thành công vào trường Đại học
Ngoại thương CSII bằng phương thức xét tuyển ĐGNL.

- Truyền thông: đã có sẵn nền tảng mạng xã hội bao gồm nhóm
facebook (gần 3,000 thành viên) và kênh youtube (1,000 lượt đăng
ký và 50,000 lượt xem).

Relevant - Sự kiện có chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp ôn tập hiệu quả
và gửi tài liệu miễn phí nhằm khuyến khích các bạn học sinh tham
gia xem livestream và video youtube.

- Hoạt động truyền thông của mỗi thành viên trên Facebook đã
giúp cho dự án được biết đến nhiều hơn, tăng lượt truy cập cho
group và youtube. Bên cạnh đó, nhóm cũng nhờ hỗ trợ truyền thông
trên các Fanpage nổi tiếng nhằm tăng mức độ nhận diện đối với dự
án.

- Kỳ thi ĐGNL đợt 2 sắp diễn ra nên các bạn thí sinh đang có
sự quan tâm dành cho những sự kiện liên quan đến Kỳ thi ĐGNL. Vì
vậy, dự án mang tính thực tế cao.

Time- -Thực hiện việc đăng bài và chia sẻ thông tin sự kiện (từ ngày
bound 11/4/2022 đến ngày 15/4/2022).

- Đăng video giải đề thi minh họa ĐGNL (từ ngày 11/4/2022
đến ngày 14/4/2022).

- Buổi livestream 1 (16/4/2022): Cung cấp thông tin tổng quan


và đầy đủ về kỳ thi ĐGNL.

- Buổi livestream 2 (17/4/2022): Chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu


và phương pháp ôn tập ở từng môn trong đề thi ĐGNL.
2.1. Mô hình 2C

i) Check
Các thành viên trong nhóm sau mỗi ngày sẽ vào Sheet “Tiến độ công việc” để
ghi lại lượt like, comment của các bài post, bài hỗ trợ truyền thông đã đăng và tiến
độ các công việc như hoàn thành video giải đề ĐGNL, script của phần được chia
trong sự kiện và ghi chú lại những khó khăn gặp phải.

Nhóm trưởng và nhóm phó sẽ quản lý group và kênh youtube, nắm tiến độ
công việc của từng bạn và tổng hợp, duyệt lại script của sự kiện.

Nhóm trưởng và nhóm phó sẽ báo cáo lại mức độ thành công của sự kiện cho
cả nhóm để quyết định hướng phát triển tiếp theo của nhóm.

ii) Control
 Kiểm tra số lượng người tham gia bằng “Công cụ mức độ tăng trưởng”
trên facebook; lượt xem và lượt đăng ký bằng “Công cụ Số liệu phân
tích” trên Youtube Studio.
 Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của các thành viên bằng các
công cụ như Google Drive, Google Document và Google Sheets. Các
thành viên sẽ đăng tải link video và link bài đăng lên Google Drive và
Google Sheets để cả nhóm theo dõi, đưa ra feedback và nhắc nhở thực
hiện đúng thời hạn được giao.
 Google Docs là công cụ để team cùng lên ý tưởng về bài đăng, video và
script cho sự kiện.
 Google Sheets là công cụ để xây dựng timeline và giám sát tiến độ công
việc của cả nhóm.
 Google Tasks là công cụ nhắc nhở công việc và nắm rõ công việc nào
đã hoàn thành.
 Hoạt động thảo luận và bàn bạc sẽ diễn ra chủ yếu trên Messenger và
Google Meet.

III. Quá trình thực hiện kế hoạch và kết quả

1. Quá trình thực hiện kế hoạch

1.1. Bài truyền thông

1.1.1. Bài truyền thông ngày 10/4/2022


Link bài truyền thông

Bài post truyền thông về hợp tác được đăng trên nền tảng mạng xã hội
Facebook , fanpage Giải đáp thắc mắc Đánh giá năng lực. Nội dung bài post hướng
đến thông báo về sự kiện mở đề thi tự soạn của nhóm Philosobility và những video
giải đề chi tiết cho các bạn học sinh trong nhóm quan tâm đến kì thi. Các sự kiện
được giới thiệu trong bài truyền thông diễn ra từ ngày 10/04/2022 đến ngày
20/04/2022. Để tăng tính tương tác cho bài truyền thông, các thành viên nhóm đã
bày tỏ cảm xúc và chia sẻ qua trang cá nhân Facebook của mình. Đặc biệt, các câu
hỏi thắc mắc về đề thi và nội dung luôn được các thành viên quan tâm và trả lời tận
tình.
HÌNH III.1
1.1.2. Bài truyền thông ngày 15/4/2022
- Bài truyền thông tối ngày 15/4/2022 trên nền tảng mạng xã hội Facebook,
fanpage Giải đáp thắc mắc Đánh giá năng lực. Nội dung bài như sau:
- Thông tin chi tiết:
 Livestream 1: Cung cấp thông tin tổng quan và đầy đủ về kỳ thi
ĐGNL.

Thời gian: 19h30 - ngày 16/04/2022 (THỨ 7)

 Livestream 2: Chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu và phương pháp ôn tập ở


từng môn trong đề thi ĐGNL.

Thời gian: 19h30 - ngày 17/04/2022 (CN)

- Mục tiêu của buổi chia sẻ:

 Giải đáp các thắc mắc của các em về Kỳ thi ĐGNL;


 Chia sẻ kinh nghiệm với vai trò là người từng trải và đạt điểm cao
trong Kỳ thi ĐGNL;

 Chia sẻ tài liệu liên quan và các phương pháp ôn tập để chuẩn bị tốt
nhất cho Kỳ thi ĐGNL;

 Các lưu ý khi xét tuyển bằng phương thức điểm ĐGNL.
HÌNH III.2 Hình ảnh bài post ngày 15/4/2022
1.1.3. Bài truyền thông ngày 16/4/2022
- Bài truyền thông tối ngày 15/4/2022 trên nền tảng mạng xã hội Facebook,
fanpage Giải đáp thắc mắc Đánh giá năng lực. Nội dung bài như sau:

Giới thiệu các nhóm viên tham gia giải đáp:

 Anh Nguyễn Hữu Tài


 Chị Nguyễn Thị Thanh Hà
 Chị Hồng Như Đình
 Chị Phạm Thị Tố Uyên
 Anh Huỳnh Duy Khanh

Nội dung: Buổi livestream sẽ cung cấp thông tin về kì thi Đánh giá năng lực
và kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia.
2. Đề tự soạn 1
Dựa trên cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực minh họa do Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh công bố vào 9/2/2022, nhóm đã tiến hành đưa ra các phân
tích về đề minh họa và soạn đề ôn thi Đánh giá năng lực theo sát cấu trúc mà Đại
học Quốc gia đã đề ra.

2.1. Nhận xét về đề thi Đánh giá năng lực minh họa của Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh
Đề thi vẫn mang cấu trúc giống như đã đề cập, cụ thể như sau:

BẢNG III.3 Cấu trúc bài thi


Nội dung Số câu Thứ tự câu
Phần 1: Ngôn ngữ
2.2. Tiếng Việt 20
1 – 40
2.3. Tiếng Anh 20
Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu
1.1. Toán học 10
2.2. Tư duy logic 10 41 – 70
2.3. Phân tích số liệu 10
Phần 2: Giải quyết vấn đề
3.1. Hóa học 10
3.2. Vật lý 10
3.3. Sinh học 10 71 – 120
3.4. Địa lý 10
3.5. Lịch sử 10

- Các dạng câu hỏi phần tiếng Việt: thể loại tác phẩm, nghĩa của của từ, cụm từ,
đoạn thơ và thơ, các biện pháp nghệ thuật, nội dung các tác phẩm văn học
trong chương trình Trung học phổ thông, cách dùng từ và câu và1 cụm câu
hỏi dựa trên đoạn trích,…
- Các dạng câu hỏi tiếng Anh: Chọn từ/ câu đúng (giới từ; thì; so sánh; dạng từ-
danh, động, tính,…; câu đồng nghĩa), tim lỗi sai, 2 cụm câu hỏi về bài văn có
sẵn,…
- Các dạng câu hỏi Toán: tập trung ở kiến thức lớp 12 dàn trải nhiều chương (đồ
thị, hình học không gian, số phức,…)
- Các dạng câu hỏi tư duy logic: gồm 3 cụm câu hỏi; dựa trên dữ liệu cho trước
(có thể gồm các điều kiện, dữ kiện trong cuộc sống), các câu hỏi sẽ thiên về
năng lực suy luận (dưới dạng giải thiết nếu – thì).
- Các dạng câu hỏi phân tích số liệu: gồm 3 cụm câu hỏi; cơ sở trên các số liệu
cho trước (dưới dạng bảng, biểu đồ các loại,…), câu hỏi kích thích khả năng
đọc hiểu số liệu, bảng biểu (có thể dưới dạng giả thiết nếu – thì).
- Các dạng câu hỏi hóa học: Các câu hỏi nhận định đúng sai, số chất hóa học theo
điều kiện cho trước, bài toán phản ứng, kiến thức về ăn mòn và điện phân, 2
cụm câu hỏi (về một phản ứng, áp dụng hóa học trong cuộc sống,…; về thí
nghiệm).
- Các dạng câu hỏi Vật lí: phương trình dao động, phóng xạ, tính toán dựa trên
dữ kiện, nhận định đúng sai, lý thuyết cơ bản, biến đổi công thức, 2 cụm câu
hỏi (về các bài báo, sự kiện, trích dẫn liên quan đến vật lý; dạng bài toán vật
lý có độ khó tương đối cao).
- Các dạng câu hỏi sinh: nhận định đúng sai, bài toán di truyền, các câu lý thuyết
cơ bản; 2 cụm câu hỏi (về bài báo khoa học, tin tức, sự áp dụng sinh học vào
đời sống,…).
- Các dạng câu hỏi địa: địa lý Việt Nam, địa lý một số nước khác, 1-2 câu sử
dụng Atlas; 2 cụm câu hỏi (về sách giáo khoa, các bài báo, bài nghiên cứu, tin
tức trên nhiều lĩnh vực như du lịch, trông rừng, nông nghiệp,…)
- Các dạng câu hỏi sử: về các sự kiện tập trung từ 1885 đến 1975; 2 cụm câu hỏi
(về các bài báo, sự kiện tin tức, trong sách giáo khoa,…)
3. Đề tự soạn 2

4. Livestream giải đề tự soạn 1

5. Livestream giải đề tự soạn 2

2.1. Kết quả

2.1Hiệu quả tương tác của bài truyền thông

2.2Phân tích số liệu đề 1

2.3Phân tích số liệu đề 2

Phần 1: Đánh giá kết quả

1.1. Điểm mạnh

1.2. Khó khăn, hạn chế

Phần 2: Đánh giá quá trình làm việc

2.1. Đánh giá quá trình làm việc của nhóm viên

2.2. Đánh giá quá trình làm việc của nhóm trưởng

3. Vận dụng triết học Mác - Lênin vào phân tích kế hoạch

3.1. Phân tích nguyên nhân một số mục tiêu chưa hoàn thiện

1.1. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

1.2. Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp

3.2. Phân tích nguyên nhân dự án chưa đạt kết quả tối ưu

3.2.1. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan


3.2.2. Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp

3.3. Vân dụng triết học Mác – Lênin

3.3.1. Vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch
sử - cụ thể

3.3.2. Vận dụng 6 cặp phạm trù

3.3.3. Vận dụng quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

4. Tài liệu tham khảo


https://chongiadung.net/ky-thi-danh-gia-nang-luc-la-gi/
#Ky_thi_danh_gia_nang_luc_la_gi

https://tailieu.com/ky-thi-danh-gia-nang-luc-dgnl-a33566.html

https://tuoitre.vn/bat-nhao-luyen-thi-danh-gia-nang-luc-
20220222074838965.htm

You might also like