đề cương ck sử

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

B5 : QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ THUỘC ĐỊA CỦA CN THỰC DÂN Ở ĐNA

NHẬN BIẾT
1. Quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á (Đông Nam Á
hải đảo và Đông Nam Á lục địa)

ĐNA LỤC ĐỊA ĐNA HẢI ĐẢO

♦ Tại Mianma: - Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Malắcca


- Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm (Malaixia), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa
1824 - 1826, 1852, 1885 và biến Mianma thành thuộc địa. thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.
- Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh đã - Tại Philíppin:
tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các + Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm
vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mianma. lược và tổ chức bộ máy cai trị. Thực dân Tây Ban Nha áp
♦ Tại 3 nước Đông Dương: đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là Ma-ni-la,
- Ở Việt Nam: cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo và nền
+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha lấy cớ văn hóa, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha.
triều Nguyễn cấm đạo, hạn chế giao thương, đã nổ súng tấn + Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philíppin.
công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam. Quân Mỹ đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa khiến
+ Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam hàng trăm nghìn người Philíppin thiệt mạng
Bộ và đến năm 1867 hoàn thành xong việc đánh chiếm cả - Tại Inđônêxia:
vùng Nam Bộ Việt Nam. + Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu quốc
+ Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã cơ Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo
bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. Inđônêxia nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan.
- Ở Campuchia: + Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị Inđônêxia và tiến
+ Năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Campuchia kí hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn với trung
hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với tâm chính trị ở Ba-ta-vi-a (nay là Gia-các-ta). Chính
Campuchia, biến vương quốc này thành thuộc địa của quyền thực dân đã thi hành chế độ thuế khoá và áp bức
Pháp. nặng nề đối với người dân thuộc địa.
+ Năm 1884, một hiệp ước mới được kí kết giữa thực dân - Tại Malaixia:
Pháp và chính quyền Campuchia với những điều khoản có + Quá trình thực dân Anh xâm lược các tiểu quốc Hồi
lợi cho thực dân Pháp. giáo như Pê-rắc, Kê-đa, Kê-lan-tan, Pê-nang.... đã diễn ra
- Ở Lào: Pháp buộc Xiêm kí hiệp ước với Pháp thừa nhận trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX,
nền bảo hộ của Pháp ở Lào (1893), biến vương quốc này đưa tới sự thành lập Mã Lai thuộc Anh.
thành thuộc địa của Pháp và nằm trong Liên bang Đông + Chính quyền thực dân cai trị gián tiếp qua các công sứ.
Dương thuộc Pháp. Hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh,
- Nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương: đặc biệt là khai thác thiếc và đồn điền cao su. Để phục vụ
+ Thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương, đặt phủ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Anh đã đưa
toàn quyền ở Hà Nội; xây dựng bộ máy cai trị chặt chẽ, nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến làm việc tại
bao gồm cả hoạt động cai trị trực tiếp và cai trị gián tiếp Mã Lai.
thông qua quan chức bản xứ. - Tại Xingapo:
+ Tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn trên + Năm 1819, thực dân Anh kí hiệp ước với các thủ lĩnh
toàn Đông Dương. Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Xingapo. Đến năm
1824, toàn bộ Xingapo trở thành thuộc địa của Anh.
+ Nước Anh xác lập chế độ cai trị trực tiếp tại Xingapo,
biến nơi đây thành hải cảng giao thương giữa châu Âu và
châu Á. Trong vòng bốn thập kỉ, Xingapo phát triển từ
một làng chài có dân số hơn 1000 người trở thành trung
tâm thương mại khu vực.
Hoàn thành bảng về quá trình xâm lược và xác lập sự cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á (vietjack.com)
2. Bối cảnh lịch sử, nội dung công cuộc cải cách ở Xiêm.
- Bối cảnh:
+ Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh mở rộng xâm lược ở ĐNA lục địa, Xiêm trở thành đối tượng bị dòm ngó. Khi Anh
chiếm Myanmar và Pháp chiếm Đông Dương, Xiêm trở thành vùng đệm giữa 2 thế lực thực dân.
+ Trước sự đe dọa của thực dân phương Tây và yêu cầu cấp bách để bảo vệ nền độc lập, phát triển đất nước, triều
Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ độc lập. Cuộc cải cách của Xiêm được
tiến hành chủ yếu dưới thời trị vì của vua Rama IV - V
- Nội dung cải cách:

Lĩnh vực Nội dung


Chính trị, quân + Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức
sự thành các bộ có quyền lực ngang nhau.
+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa
phương từng bước bị xóa bỏ.
+ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức
phương Tây.

Kinh tế sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại...

Xã hội xóa bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải
được trả lương

Văn hóa Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các
nước u - Mỹ du học.

Ngoại giao Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây, xây dựng quan
hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

THÔNG HIỂU
1. Ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm.
- Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm:
+ Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử nước Xiêm, đưa nền kinh tế phát triển theo con đường TBCN với nhiều thành tựu
quan trọng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.
+ Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và
vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.
+ Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước. Xiêm là quốc gia duy
nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị.

VẬN DỤNG
1. Giải thích được vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân
phương Tây.
- Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, vì:
+ Trong bối cảnh bị thực dân phương Tây đe dọa xâm lược, chính phủ Xiêm đã nhanh chóng tiến hành cải cách đất
nước một cách toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, hành chính, giáo dục, ngoại giao,… Trên cơ sở những
thành tựu của công cuộc cải cách, chính phủ Xiêm đã tăng cường được sức mạnh của quốc gia, có thực lực để thực
hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhằm giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.
+ Mặt khác, Xiêm có vị trí địa lí rất đặc biệt. Ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, vị trí địa lí của Xiêm nằm
giữa hai khu vực là: Ấn Độ thuộc Anh (bao gồm Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai) và Đông Dương thuộc Pháp (bao gồm
Việt Nam, Lào, Campuchia). Trên thực tế cả Anh và Pháp đều không muốn đụng độ với nhau ở Xiêm nên đã quyết
định biến Xiêm trở thành “vùng đệm”. Nhận thức được ưu thế về vị trí địa chiến lược của mình, chính phủ Xiêm đã
khôn khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào,
Campuchia, Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình.
=> Nhận xét:
- Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc lập.
- Tính chất: một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
- Trong bối cảnh chung của châu Á, Thái Lan đã thực hiện đường lối cải cách, chính nhờ đó mà Thái Lan thoát khỏi
thân phận thuộc địa giữ được độc lập.

2. Liên hệ cuộc cải cách ở Xiêm với Việt Nam


Trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không
thành công, vì:
- Thứ nhất, khác biệt về vị thế, tiềm lực của vương triều Chakri (ở Xiêm) và triều Nguyễn (ở Việt Nam)
+ Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Xiêm đã được xây dựng và củng cố từ giữa thế kỷ XVIII. Nhìn chung,
trong thời gian trị vì của vua Rama I đến Rama V, tình hình chính trị - xã hội ở Xiêm tương đối ổn định.
+ Ở Việt Nam, nhà Nguyễn ra đời vào đầu thế kỉ XIX; tình hình chính trị - xã hội của đất nước không ổn định do triều
Nguyễn thường xuyên phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm
1802), đến thời Tự Đức (1862), ở Việt Nam đã diễn ra khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình.
- Thứ hai, khác biệt về tiền đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỷ XIX có
nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách.
+ Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm
là một xã hội thống nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của cả hai nước đều lấy canh tác nông nghiệp làm cơ sở phát
triển, nhưng yếu tố hàng hoá, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam.
=> Nói tóm lại, ở Xiêm, những tiền đề cho xu hướng cải cách được định hình và phát triển đầy đủ hơn.
- Thứ ba, khác biệt về lực lượng tiến hành cải cách
+ Ở Xiêm: các nhà vua Thái Lan và các quan chức cao cấp trong bộ máy hành chính, vừa là những người chủ xướng
đưa ra ý tưởng cải cách, canh tân đất nước, vừa là những người có quyền lực để thực thi những chủ trương đó.
+ Ở Việt Nam: lực lượng đề xướng cho trào lưu cải cách, canh tân đất nước là một số ít quan lại, nho sĩ tiến bộ, thức
thời. Những nhà cải cách ở Việt Nam không phải là người nắm giữ quyền lực tối cao của đất nước. Bên cạnh đó, trào
lưu cải cách ở Việt Nam cũng không nhận được sự ủng hộ của triều Nguyễn (đứng đầu là vua Tự Đức).
- Thứ tư, sự khác biệt trong thái độ ứng phó với thực dân phương Tây

+ Ở Xiêm: triều đình Xiêm đã có nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực và quốc tế, biết tận dụng một cách triệt để
thời cơ, biết khai thác mâu thuẫn giữa các đối thủ, biết hy sinh những lợi ích trước mắt, phục vụ cho những mục tiêu
lâu dài. Trên cơ sở đó, họ đã đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, cởi mở, thực dụng (Xiêm nhận thức được vị trí “vùng
đệm” của mình và những mâu thuẫn, sự kình địch giữa thực dân Anh và Pháp, trên cơ sở đó, chính phủ Xiêm đã khôn
khéo kí kết các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Campuchia,
Mã Lai cho Pháp và Anh để bảo vệ nền độc lập của nước mình).
+ Ở Việt Nam: trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâm kháng chiến;
phạm nhiều sai lầm trong đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao. Mặt khác, trước sức mạnh quân sự
vượt trội của Pháp, nội bộ triều Nguyễn đã có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến (phái chủ hòa lại
chiếm ưu thế trong triều đình).

=> Bài học: chính sách ngoại giao mềm dẻo để bảo vệ độc lập dân tộc
3. Nhận xét, đánh giá được chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân ở các nước trong khu vực
Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông
Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.
♦ Chuyển biến về chính trị:
- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông
Nam Á.
- Chuyển biến tiêu cực:
+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị
vào các nước thực dân phương Tây.
+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam
Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.
+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.
♦ Chuyển biến về kinh tế:
- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á,
đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các
đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…
- Chuyển biến tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;
+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc
chiếm của thực dân phương Tây.
+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang
tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân
đối.
♦ Chuyển biến về văn hóa:
- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng,
tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.
- Chuyển biến tiêu cực:
+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.
+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ
tục, tệ nạn xã hội.
♦ Chuyển biến về xã hội:
- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.
- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…
- Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á
NHẬN BIẾT
1. Những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á
*ĐNA hải đảo
- Tại Inđônêxia:
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thế kỉ XVII, dưới sự lãnh đạo của các vương triều
Hồi giáo.
+ Đến đầu thế kỉ XIX, hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tập hợp 70 quý tộc tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Gia-va
nhưng thất bại.
- Tại Philíppin:
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ giữa thế kỉ XVI.
+ Từ thế kỉ XVIII, phong trào đấu tranh của các vương quốc Hồi giáo khiến quân Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.
*ĐNA lục địa:
- Ở Mi-an-ma:
+ Cuộc kháng chiến chống lại ba cuộc xâm lược của thực dân Anh (1824 - 1826, 1852 và 1885) diễn ra mạnh mẽ.
+ Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mi-an-ma.
- Tại Việt Nam: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 -
1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
- Tại Cam-pu-chia: Sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa
của nhân dân nổ ra như cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 - 1892), của A-cha Xoa (1863 - 1866),…
- Tại Lào: Phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm
1893.
2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một số nước Đông Nam Á đã bắt đầu quá trình tái thiết đất nước, tập trung
khắc phục hậu quả chiến tranh và các tàn dư của thời kì thuộc địa. Cụ thể:
- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:
+ Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm các nước sáng lập ASEAN (Thái Lan, Xingapo, Philíppin, Malaixia,
Inđônêxia) triển khai chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn,
lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Trong vòng một thập kỉ, các nước này đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển kinh tế.
+ Những năm 70 của thế kỉ XX, nhóm nước sáng lập ASEAN bắt đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng
tới xuất khẩu. Chính sách công nghiệp hoá hướng ngoại đã tạo ra bước phát triển kinh tế, xã hội mới, thay đổi bộ mặt
của nhiều nước trong khu vực.
- Đối với ba nước Đông Dương: trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đến cuối những năm 80 của thế kỉ
XX, Việt Nam, Lào, Campuchia mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế bằng cách từng bước chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường.
- Các nước Đông Nam Á khác:
+ Tại Mianma: dưới sự cầm quyền của chính phủ quân sự từ những năm 60 của thế kỉ XX, quá trình tái thiết và
phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2011, một số chính sách cải cách kinh tế, chính trị được tiến hành
theo hướng dân chủ hoá, tuy nhiên tình hình Mianma hiện tại vẫn còn nhiều bất ổn.
+ Tại Brunây, sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 1/1/1984, chính phủ đã thi hành nhiều chính sách nhằm thoát khỏi
sự lệ thuộc vào nước Anh. Hệ thống luật pháp hiện đại được xác lập. Nền kinh tế độc lập từng bước được phát triển,
đặc biệt là ngành chế biến dầu mỏ. GDP bình quân đầu người của Brunây năm 2021 đạt 31723 USD.
+ Tại Đông Timo, sau khi tuyên bố độc lập năm 2002, chính phủ mới đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình
hình chính trị, phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên xung đột phe nhóm và các cuộc đảo chính quân sự đang gây ra
nhiều vấn đề bất ổn.

THÔNG HIỂU
Những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa ở Đông Nam Á. (gộp với câu dưới)

VẬN DỤNG
Liên hệ được ảnh hưởng của chế độ thực dân ở Đông Nam Á với thực tế Việt Nam.

♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân với các thuộc địa Đông Nam Á
- Ảnh hưởng tích cực: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông
Nam Á như:
+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…
+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....
- Ảnh hưởng tiêu cực: chế độ thực dân đã để lại hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.
+ Về chính trị - xã hội: chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới
xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên
giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.
+ Về kinh tế: chế độ thực dân để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn các nước trong khu vực
bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.
+ Về văn hóa: thực dân phương Tây áp đặt nền văn hóa nô dịch, thi hành chính sách ngu dân và hạn chế hoạt động
giáo dục đối với nhân dân các nước thuộc địa.
♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề trên mọi
lĩnh vực. Ví dụ như:
- Về chính trị:
+ Từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác
nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản
đồ chính trị thế giới.
+ Thực dân Pháp cũng lập ra nhiều xứ tự trị, làm phức tạp các mối quan hệ vùng miền, tôn giáo, tộc người.
- Về kinh tế:
+ Sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là
sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một số địa phương.
+ Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;
- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm vào cảnh nghèo khổ,
bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ
nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.
- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp (hơn 90% dân số Việt
Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục,
tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc phiện,…

B9: MỘT SỐ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY


NHẬN BIẾT
1. Bối cảnh lịch sử, nội dung cải cách của HQL và triều Hồ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.
*Bối cảnh lịch sử:
- Về chính trị: từ năm 1358, sau khi Thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời, triều Trần nhanh chóng khủng
hoảng, suy yếu.
+ Vua Trần Dụ Tông ngày càng sa vào ăn chơi, hưởng lạc. Triều chính bị gian thần lũng đoạn. Việc nước không còn
được quan tâm.
+ Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
+ Ở phía nam, từ nửa sau thế kỉ XIV, Chiêm Thành liên tục đưa quân tấn công Đại Việt. Ở phía bắc, từ sau khi thành
lập, nhà Minh thường xuyên yêu cầu Đại Việt cống nộp thầy thuốc, giống cây, lương thực, voi, ngựa,... Quan hệ giữa
Đại Việt và nhà Minh ngày càng xấu đi.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các hiện tượng hạn hán, bão, lụt, vỡ đê,... xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước.
Mất mùa, đói kém diễn ra thường xuyên.
+ Quý tộc, quan lại, địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn. Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
+ Cũng từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng
miền. Tiêu biểu như: cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương và các vùng lân cận (1344 - 1360), cuộc khởi nghĩa
của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai (1390),...
=> Trong bối cảnh đó, từ năm 1371, nhờ được vua Trần Nghệ Tông tin dùng, Hồ Quý Ly trở thành một đại thần của
triều Trần và từng bước đề xuất, tiến hành những cải cách lớn trên nhiều lĩnh vực. Sau khi thành lập (1400), triều Hồ
tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách cho đến khi quân Minh xâm lược (1406).
*Lập bảng cải cách HQL:

Lĩnh vực Nội dung Mục đích, bản chất


CHÍNH Hành chính - Sửa đổi tổ chức BMNN (thêm-bớt-đổi tên) Tổ chức BMNN chặt chẽ, hiệu
TRỊ luật pháp - Tăng cường kiểm tra quan lại quả, k quan lieu COCC
- Tuyển chọn quan kỹ lưỡng qua việc thi cử
- Sửa đổi nghi lễ triều đình
- Ban hành luật mới
- Tuyển chọn tướng tài, k COCC
- Bỏ già lấy trẻ
Tăng cường bảo vệ nước trước
ANQP - Tuyển quân quy mô lớn, bổ sung ở địa phương
các thế lực bên ngoài
- Xây dựng lại quân đội, tổ chức chặt chẽ hơn
- Nâng cấp vũ khí, hệ thống quốc phòng
- In & phát hành tiền giấy “Thông báo hội sao” - Thống nhất đơn vị tiền tệ để
- Lập số ruộng trên cả nước tiện giao thương
- điều chỉnh thuế các loại - Đảm bảo tài sản được phân bổ
Kinh tế
- Khác: thống nhất đơn vị đo lương, tổ chức khai hợp lí cho ng dân
KT-XH hoang, di dân, giải quyết vde ruộng đất cho dân - Thuế: giảm bớt áp lực cho ng
nghèo … lao động
- ban hành chính sách hạn điền Đảm bảo công bằng cho người
Xã hội
- ban hành chính sách hạn nô dân
- Đề cao Nho giáo có chọn lọc => Đưa thành hệ tư
Tư tưởng Lấy Nho giáo làm kim chỉ nam
tưởng chủ đạo
Tôn giáo để trị vì đất nước
- Hạn chế sự pt thái quá của Phật & Đạo giáo

VĂN Thống nhất 1 hệ tư tưởng, văn


Chữ viết - đề cao và khuyến khích sử dụng chữ Nôm
HÓA hóa, phương tiện ngôn ngữ

- Chú trọng giáo dục, mở rộng hệ thống trường, chức


Giáo dục học quan ở địa phương
Bồi dưỡng & tìm kiếm nhân tài
Khoa cử - Sửa đổi nội dung các khoa thi, quy định chặt chẽ
các ki thi Hương

THÔNG HIỂU
Bản chất các chính sách cải cách kinh tế, xã hội như chính sách hạn điền, hạn nô…
(Bảng trên)
Kết quả, ý nghĩa của cải cách HQL
- Kết quả:
+ Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặt chẽ. Lĩnh vực quân đội, quốc phòng
được củng cố. Vai trò và sức mạnh của nhà nước được tăng cường.
+ Cuộc cải cách đã bước đầu giải quyết được những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khoá, hạn chế sở
hữu tư nhân quy mô lớn và tình trạng gian dối về ruộng đất, tăng nguồn thu của nhà nước. Một bộ phận lớn nô tì cũng
bước đầu được giải phóng
+ Với cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ, Nho giáo từng bước trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã
hội Đại Việt. Phật giáo và Đạo giáo suy giảm vai trò, vị trí so với trước. Nền giáo dục, khoa cử có bước phát triển mới
theo hướng quy củ, chuyên nghiệp.
=> Với những kết quả trên, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã bước đầu xác lập mô hình phát triển mới
của quốc gia Đại Việt.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ cũng như tầng lớp lãnh đạo Đại Việt đương
thời.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.

VẬN DỤNG
1. Nhận xét, đánh giá về nội dung của cuộc cải cách
* Tiến bộ:
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất
nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập
quyền.
- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
* Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế
của đất nước.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
2. Rút ra bài học từ cuộc cải cách HQL
- Muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với tình hình.
- Nội dung cải cách, đổi mới cần phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tiễn của đất nước.
- Tiến hành cải cách, đổi mới một cách quyết liệt, triệt để và toàn diện trong đó chú trọng đến đầu tư phát triển giáo
dục, góp phần đào tạo nên những con người: yêu nước, có năng lực, bản lĩnh, tinh thần sáng tạo, ý chí quyết tâm, ham
hành động,…
- Luôn chú trọng phát huy và không ngừng củng cố, nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

B10: CẢI CÁCH LÊ THÁNH TÔNG


NHẬN BIẾT
Bối cảnh lịch sử, nội dung cải cách
*Bối cảnh
- Về chính trị:
+ Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, có kế thừa mô hình
nhà nước thời Trần, Hồ.
+ Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều mâu thuẫn và biến động, đặc biệt là tình
trạng phe cánh trong triều và sự lộng quyền của một bộ phận công thần.
- Về kinh tế xã hội:
+ Nền kinh tế Đại Việt sau chiến tranh đã được phục hồi. Tuy vậy, chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất
cập. Một bộ phận nông dân thiếu ruộng đất canh tác, nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng.
+ Trong xã hội, nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối, tình trạng coi
thường pháp luật trở nên phổ biến.
=> Trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông từng bước tiến hành những chính sách cải cách quan trọng,
đặc biệt là đối với hệ thống hành chính từ năm 1466
*Nội dung cải cách

Lĩnh vực Nội dung Mục đích, bản chất


CHÍNH Hành chính ♦ Cải cách về tổ chức bộ máy chính quyền Tổ chức BMNN chặt chẽ, hiệu
TRỊ luật pháp - Ở trung ương: hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập quả, k quan lieu COCC
trung quyền lực vua, đồng thời tăng cường kiểm
tra, giám sát và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan.
+ bãi bỏ những cơ quan, chức quan cũ có nhiều
quyền lực. Vị trí và vai trò của các chức quan đại
thần suy giảm.
+ Lục bộ - Lục khoa trở thành 6 cơ quan chức năng
cao cấp chủ chốt trong bộ máy triều đình.
+ Đặt thêm Lục tự để phụ giúp 1 số việc
+ Hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn
như Thông chính ty, Quốc Tử Giám,...
QUẢNG CÁO
- Ở địa phương: tổ chức lại hệ thống đơn vị hành
chính, đồng thời thiết lập hệ thống cơ quan từ to đến
bé. Cụ thể:
+ Chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. 1471 lập
thêm đạo thừa tuyên thứ 13 (Quảng Nam). Cơ quan
phụ trách đạo thừa tuyên là các Ty
+ Bãi bỏ cấp lộ, trấn cũ; thiết lập hệ thống phủ,
huyện/châu, xã và các chức quản lí
- Ban hành và thực hiện một số chính sách khác như:
+ Hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc;
+ Quy định luật, lương, thưởng đối với quan chặt
chẽ
+ Quy định công văn, giấy tờ, trang phục, lễ nghi ở
triều đình;
+ Sử dụng khoa cử là hình thức tuyển chọn nhân
sự chủ yếu cho bộ máy chính quyền các cấp;
♦ Cải cách về luật pháp:
- Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức)
- Quốc triều hình luật có một số điểm mới và tiến bộ
như:
+ Tàn tật/ tội nhỏ => phạt nhẹ
+ Bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ;
+ Quy định cụ thể về tố tụng.....

♦ Cải cách về quân đội:


- hệ thống tổ chức quân đội Đại Việt được cải tổ trên
quy mô lớn. Cả nước được chia thành 5 khu vực
quân sự (Ngũ phủ quân). Tăng cường bảo vệ nước trước
ANQP
- nhiều ưu đãi đối với binh lính, đặc biệt là việc ban các thế lực bên ngoài
cấp ruộng đất công.
- Kỉ luật quân đội được quy định chặt chẽ.

- ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân


điền.
+ Chính sách lộc điền ban cấp ruộng đất cho quý tộc,
quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tử phẩm theo quy
chế thống nhất.
- Đảm bảo tài sản được phân bổ
+ Chính sách quân điền phân chia ruộng đất công
KT-XH Kinh tế hợp lí cho ng dân
cho các hạng từ quan lại, binh lính, dẫn định đến
- khuyến khích pt kinh tế
người tàn tật, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,..
- Nhà nước cũng thực hiện chính sách khuyến khích
khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên
cả nước.

Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư


Tư tưởng Lấy Nho giáo làm kim chỉ nam
tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã
Tôn giáo để trị vì đất nước
hội.
- được chú trọng và có nhiều đổi mới.
+ Quốc Tử Giám được trùng tu, mở rộng trên quy
VĂN mô lớn. Trường học công được mở rộng đến cấp
HÓA phủ, huyện.
Giáo dục + Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ với 3 kì
Bồi dưỡng & tìm kiếm nhân tài
Khoa cử thi Hương, thi Hội, thi Đình định kì.
+ Những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh bằng
những nghi thức như lễ xướng danh, vinh quy bái tổ,
khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

THÔNG HIỂU
1. Kết quả, ý nghĩa của cải cách LTT
- Kết quả:
+ Đưa tới sự xác lập của thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối
pháp trị. Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ.
+ Đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của Đại Việt cũng có những biến đổi lớn, trong đó nổi bật là sự phát triển của nền
kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ, đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao.
+ Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.

VẬN DỤNG
Nhận xét, đánh giá nội dung cải cách, tác động các chính sách trong cải cách LTT
*Bài học
- Chú trọng xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; tuyển chọn quan lại công khai, minh bạch.
- Xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật khách quan, công bằng; đấu tranh không khoan nhượng
với tệ nạn bè phái, hối lộ, tham nhũng,...
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật.
*Nhận xét
- Đây là cuộc cải cách lớn nhằm xây dựng một bộ máy hành chính hoàn thiện, đầy đủ từ trên xuống dưới.
- Cải cách được thực hiện theo hướng tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà
nước. Tăng cường các cơ quan chuyên môn và sự giám sát hoạt động chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.
- Quan lại làm việc trong bộ máy hành chính chủ yếu được tuyển chọn bằng con đường thi cử.
- Cuộc cải cách đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.
* Đánh giá
- Ưu điểm:
+Xây dựng được hệ thống hành chính thống nhất trên phạm vi cả nước theo hướng tinh gọn, phân cấp, phân
nhiệm minh bạch, có sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau, bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của chính quyền
trung ương và của nhà vua.
+ Các hoạt động kinh tế, pháp luật, quân sự, văn hoá, giáo dục đều đạt được tiến bộ hơn hẳn so với các thời trước
đó (sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.)
- Nhược điểm:
+ Độc tôn Nho giáo, xoá bỏ sự đa dạng tôn giáo thời Lý - Trần.
+ Chính sách kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế: Đối với kinh tế nhà nước thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng ”,
kiểm soát nghiêm ngặt các cảng khẩu, như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), còn Hải Hội Thống ( Nghệ An ), cấm
dân chúng tự tiện buôn bán và trao đổi hàng hóa với các tàu buôn ngoại quốc.
+ Vẫn còn mang nặng chế độ phong kiến, chuyên chế tập quyền, quyền lực nằm trong tay vua hoàn toàn.
+ Bộ máy hành chính tuy đã được kiện toàn nhưng vẫn còn nhiều chỗ chưa sửa đổi, lỗi thời lạc hậu.
+ Nền giáo dục đã dần dần trở nên chật hẹp, bị hệ tư tưởng hóa quá mức, quan liêu hóa tầng lớp trí thức, như bia
Văn Miếu nhận xét “cái thực chưa xứng với cái danh”
B11: CẢI CÁCH MINH MẠNG
NHẬN BIẾT
1. Bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả của cải cách của MM

THÔNG HIỂU
Ý nghĩa cải cách MM
- Kết quả:
+ Hệ thống hành chính trên cả nước đã được cấu trúc lại một cách thống nhất, chặt chẽ và tập trung, quyền lực của
hoàng đế và triều đình được tăng cường cao độ;
+ Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát, ràng buộc chặt chẽ với nhau.
+ Với sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu, tình hình an ninh -
xã hội ở các địa phương từ sau cải cách Minh Mạng cũng có những chuyển biến theo hướng tích cực.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước, có
ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội, đồng thời đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập
kỉ sau đó.
+ Cuộc cải cách cũng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là
cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã.
VẬN DỤNG
1. So sánh cải cách LTT với MM
Đặc điểm CC LTT CC Minh Mạng

+ Chia nhỏ đất nước để dễ quản lý.


Giống nhau
+ Vua là người trực tiếp điều khiển
+ Cải cách hành chính là trọng tâm trong công
cuộc cải cách của vua Minh Mạng. Ông chia
cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
+ Vua trực tiếp điều khiển triều đình, bãi
Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản
bỏ một số chức quan không cần thiết.
cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của
+ Tổ chức chọn bộ máy quan lại bằng chế
triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn
độ khoa cử nhằm hạn chế sự thao túng
giữ như cũ.
quyền lực của các công thần.
+ Ở trung ương, vua Minh Mạng là tiến hành
+ Ở các địa phương đặt các chức Tống
Khác nhau cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập
binh, Đô ty quản lí.
Cơ mật viện. Vua Minh Mạng cũng thực hiện
+ Cả nước chia thành 13 đạo cùng hệ
chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ
thống cơ quan chuyên trách.
quan trung ương thông qua hoạt động của Đô
+ Ra lệnh các thừa tuyền vẽ bản đồ gửi về
sát viện và lục Khoa.
bộ Hộ.
+ Ở địa phương, cải cách quan trọng nhất là
về hành chính, đặc biệt là chia đất nước thành
các tỉnh.

2. Ý nghĩa cải cách MM với nền hành chính quốc gia cận – hiện đại
- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính
Việt Nam:
+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;
+ Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;
+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và
trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.
+ Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành
chính nhà nước.
+ Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.
+ Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước.

3. Nhận xét, đánh giá nội dung cải cách, tác động các chính sách trong cải cách MM
- Nhận xét:
+ Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực: hành chính, kinh tế, văn hóa
- giáo dục, trong đó, trọng tâm là cải cách về bộ máy hành chính. Kết quả của cuộc cải cách đã tăng cường tính thống
nhất của quốc gia, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.
+ Cuộc cải cách của Minh Mạng đã thể hiện tài năng, tâm huyết của nhà vua và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá
trình quản lí đất nước, có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội, đồng thời, đặt nền móng cho thể chế chính trị
của triều Nguyễn trong nhiều thập kỉ sau đó.
+ Cuộc cải cách của vua Minh Mạng cũng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận -
hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương: tỉnh - huyện - xã. Bên cạnh đó, một số giá trị trong việc
xây dựng mô hình bộ máy nhà nước đơn giản, tinh gọn; xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm của vua Minh Mạng
cũng là bài học kinh nghiệm hữu ích cho cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay.

You might also like