Nhóm 1 - PLASXH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

LUẬT LAO ĐỘNG

NHÓM 1

BÀI TẬP NHÓM 15/9/2023

Lớp học phần: LUKD1165(123)_02


GV hướng dẫn: TS. Hoàng Xuân Trường

Hà Nội – 2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

STT Họ và tên MSV


1 Cao Phương Anh 11218301
2 Hoàng Minh Anh 11218304
3 Nguyễn Phương Anh 11218307
4 Đinh Thị Linh Chi 11218313
5 Lỗ Thị Hương Giang 11218327
6 Đào Hà My 11214023
7 Đỗ Phú Hưng 11212454
8 Nguyễn Khánh Huyền 11218333
TÌNH HUỐNG

Chị Lan là nhân viên văn phòng của công ty Cổ phần X theo hợp đồng lao động xác định
thời hạn. Đến cuối tháng 1/2020 Chị Lan có thai được 2,5 tháng nhưng vì sức khỏe và
tình trạng thai yếu nên chị Lan xin nghỉ việc.
Tính đến cuối tháng 1/2020 Chị Lan đã đóng bảo hiểm xã hội liên tục được 2 năm 8
tháng. Chị Lan muốn hỏi về việc nếu mình nghỉ việc vào cuối tháng 1/2020, thì khi sinh
con (dự tính vào tháng 7/2020) chị có thể được hưởng chế độ thai sản khi sinh con hay
không.
Công ty X đồng ý cho chị Lan nghỉ việc để dưỡng thai. Phòng nhân sự của công ty đang
cần tư vấn để giải quyết các chế độ cho chị Lan, được biết chị Lan còn mang song thai.

Để hiểu rõ hơn về tình huống, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận 04 câu hỏi sau đây:

Câu 1: Tình huống trong bài là về chế độ an sinh xã hội nào? Nếu người sử dụng lao
động không đồng ý, chị Lan có thể nghỉ việc vì lý do dưỡng thai hay không?
→ Tình huống trong bài là về chế độ thai sản theo điểm a khoản 1 điều 31 Luật bảo
hiểm xã hội 2014:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Lao động nữ mang thai;”
Nếu người sử dụng lao động không đồng ý thì chị Lan có thể nghỉ việc vì lý do dưỡng
thai. Theo khoản 1 điều 138 Bộ luật lao động 2019:
“Điều 138. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động
nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.”
→ Điều này nghĩa là nếu chị Lan có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì chị có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Đồng thời, theo điểm đ khoản 2 điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo
trước trong trường hợp sau đây:

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật
này;”
→ Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì chị Lan không cần báo trước với
công ty.
Câu 2: Căn cứ để xác định người lao động phải nghỉ dưỡng thai?
 Căn cứ xác định người lao động phải nghỉ dưỡng thai:
Điểm đ khoản 1 Điều 101 Luật BHXH 2014: “Giấy xác nhận của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.”
→ Lao động nữ để được xin nghỉ dưỡng thai thì cần phải có Giấy xác nhận của cơ sở
khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Câu 3: Theo quy định hiện hành chị Lan được hưởng các chế độ thai sản nào? Nếu
nghỉ việc vào cuối tháng 1/2020 và sinh con vào tháng 7/2020 chị Lan có được hưởng
chế độ thai sản khi sinh con hay không?

→ Theo quy định hiện hành chị Lan được hưởng chế độ thai sản như sau:
- Chế độ thai sản khi mang thai:
 Khi khám thai: “Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi
khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02
ngày cho mỗi lần khám thai.” (Khoản 1 Điều 32 Luật BHXH 2014)
 Khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: “Khi sẩy thai,
nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên” (Khoản 1 Điều 33 Luật BHXH 2014)
 Khi sinh con: “ Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước
và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ
con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ
hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. (Khoản 1 Điều 34
Luật BHXH 2014)
“ Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được
nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết
thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này;
thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật
về lao động.” (Khoản 3 Điều 34 Luật BHXH 2014)
 Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: “Lao động nữ ngay sau thời gian
hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của
Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi
thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính
cho năm trước.” (Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014)

→ Chị Lan được hưởng các chế độ thai sản khi sinh con như sau:
 Thời gian: Thời gian hưởng chế độ khi khám thai (Điều 32), thời gian hưởng chế
độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (Điều 33), thời
gian hưởng chế độ khi sinh con (Điều 34)
 Mức hưởng theo chế độ thai sản:
“a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. [...]
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều
34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24
ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức
trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc
trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày
được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.” (Khoản 1 Điều 39 Luật
BHXH 2014)
Do chị Lan đủ các điều kiện quy định tại Điều 31 Luật BHXH về lao động nữ mang thai
(điểm a) và lao động nữ sinh con (điểm b):
 Chị Lan đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi
sinh con. (cụ thể là 2 năm 8 tháng).
 Chị Lan là lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi
mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong
thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Câu 4: Trường hợp chị Lan nghỉ việc để dưỡng thai, hãy tính hưởng các chế độ thai
sản cho chị Lan khi sinh con? Trong trường hợp song thai thì tính chế độ thai sản
như thế nào?

 Chế độ thai sản cho chị Lan:


- Mức hưởng chế độ thai sản: Theo Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm Xã hội năm
2014 về Mức hưởng chế độ thai sản “1. Người lao động hưởng chế độ thai sản
theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng
chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo
hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp
người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai
sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37
của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm
xã hội.”
=> Tính đến cuối tháng 1/2020 Chị Lan đã đóng bảo hiểm xã hội liên tục được 2 năm 8
tháng nên được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của
06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

 Trường hợp chị Lan mang song thai:


- Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: Theo quy định tại khoản 1 Điều 34, Luật
Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi
trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01
tháng”
⇒ Như vậy trường hợp lao động nữ sinh đôi thì ngoài 6 tháng nghỉ thai sản bình
thường sẽ được nghỉ thêm 1 tháng nữa. Chị Lan đóng bảo hiểm xã hội đủ điều
kiện hưởng chế độ thai sản thì số tháng chị Lan được nghỉ hưởng thai sản là 07
tháng.
- Mức hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi: Theo Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội
năm 2014: Mức lương hưởng chế độ thai sản = 100% x Mức bình quân tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai
sản x số tháng nghỉ sinh con. Mức lương cơ sở tính từ 01/07/2023 là 1.800.000
nên trường hợp của chị Lan được nhận = 1.800.000 x 7 = 12.600.000 đồng.
- Mức hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh con: Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội
năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con như sau: “ Lao động nữ sinh con hoặc
người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần
cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc
tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.”
=> Người lao động nữ sinh đôi được hưởng chế độ trợ cấp một lần với mỗi con
bằng 02 tháng lương cơ sở nên mức trợ cấp của chị Lan = 1.800.000 x 2 x 2 =
7.200.000 đồng
- Chế độ dưỡng sức: Theo Khoản 2 Điều 41: “Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;”
=> Như vậy chị Lan được nghỉ thêm 10 ngày dưỡng sức khi sinh đôi.
“ Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng
30% mức lương cơ sở.” (Khoản 3 Điều 41)
=> Mức hưởng của chị Lan = 10 x 30% x 1.800.000 = 5.400.000 đồng
=> Tổng mức hưởng của chị Lan khi sinh đôi
= 12.600.000 + 7.200.000 + 5.400.000 = 25.200.000 đồng

You might also like