Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

BÀI TẬP CÁ NHÂN

HỌC PHẦN: PHONG CÁCH TIẾNG VIỆT


Mã học phần: PR4258, HK II, 2023 – 2024

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: ĐIỂU THỊ NGHĨA


MÃ SỐ SINH VIÊN: 4323440107
LỚP: ĐHGDTH23B-L2-BP

ĐỒNG THÁP, NĂM 2024

Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Đề số 1
ĐỀ THI KIỂM TRA (Bài số 1)
Học phần: Phong cách tiếng Việt, học kỳ: 2, năm học: 2023– 2024
Ngành/khối ngành: ĐHGDTH
Hình thức thi: Tự luận.
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2 điểm). Phân tích (có ví dụ minh họa) đặc điểm ngôn ngữ trong phong cách
ngôn ngữ khoa học.
Trả lời
Trong phong cách ngôn ngữ khoa học, có một số đặc điểm như sau:
1. Về mặt từ ngữ:
- Ngôn ngữ khoa học có một hệ thống thuật ngữ khoa học. Hệ thống các thuật ngữ
này có thể là thuật ngữ chuyên ngành (chuyên biệt, chuyên dụng), ngoài ra còn có hệ
thống thuật ngữ chung cho nhiều ngành khoa học.
Ví dụ: Các thuật ngữ trong kinh tế học: hàng hóa, giá trị, thặng dư, sức lao động...
Trong văn học: hình tượng, điển hình, tính cách… Trong toán học: đạo hàm, hàm số tích
phân, vi phân... Trong vật lí học: điện trở, quán tính, cơhọc, dao động.., Trong sinh vật
học: mô, tế bào, nhiễm sắc thể... Trong hóa học: kiềm, phân tử, muối, kim loại, lưu
huỳnh… Trong triết học: vật chất, ý thức, duy tâm, tồn tại...
- Ngoài những hệ thống thuật ngữ khoa học ra thì ngôn ngữ khoa học cũng sử dụng
vốn từ văn hóa chung mang tính đa phong cách, trung hòa về màu sắc cản xúc, chủ yế u
được sử dụng trong ý nghĩa khái quát.
Ví dụ: Rắn là loài bò sát không chân, Thông là loại cây ưa khô. Ở đây “ rắn”, “
thông” được sử sụng với ý nghĩa số nhiều, ý nghĩa khái quát.
- Xét về mặt từ loại, danh từ được sử dụng nhiều nhất. Khoa học luôn luôn phải định
danh vì vậy danh từ được sử dụng rất nhiều. Bên cạnh đó thì đại danh từ dùng để chỉ
người thường được sử dụng ở ngôi thứ nhất số nhiều ( ta, chúng tôi, chúng ta) và ngôi thứ
Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP
ba (cả số ít và số nhiều như: người ta). Cách hô gọi ở hình thái số nhiều một mặt thể hiện
được sự khiêm tốn trong khoa học bởi vì sự nghiên cứu trong khoa học bao giờ cũng có
sự tiếp nối, tiếp thu và phát triển. Khoa học không là của riêng ai cả (trừ những phát minh
lớn), có sự tham gia của rất nhiều người, nhiều đối tượng. Vì vậy, cách hô gọi ở hình thái
số nhiều mang tính khách quan.
Ví dụ: Ở nước ta, vấn đề xây dựng năng lực chống chịu cho nền kinh tế và xã hội đã
được quan tâm, từng bước xây dựng năng lực của hệ thống phòng chống thiên tai, dịch
bệnh, hạn chế thiệt hại khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Tuy vậy, việc xây dựng khả
năng chống chịu của xã hội nói chung, nền nông nghiệp nói riêng chưa toàn diện, việc
thực hiện còn thiếu đồng bộ, nặng về đối phó khi rủi ro xảy ra, sự chủ động chưa cao .
(Báo cáo thường niên về nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2021)
- Từ Hán - Việt được sử dụng với một tỷ lệ tương đối lớn trong phong cách khoa
học bởi vì từ Hán - Việt có sắc thái khái quát, trừu tượng hơn so với từ thuần Việt, mà
khoa học lại mang tính khái quát, trừu tượng, cho nên từ Hán - Việt rất phù hợp, nhất là
trong hệ thống các thuật ngữ khoa học.
Ví dụ: Sự sáng tạo, sự phát triển, ý thức, tính thực hiện, tính năng động, yếu tố,…
“Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên,
nông nghiệp luôn phải đối phó với nhiều yếu tố tác động tiêu cực làm triệt tiêu các nỗ lực
thúc đẩy phát triển, gây mất ổn định trong sản xuất và đời sống xã hội”.
2. Về mặt cú pháp:
- Phong cách khoa học sử dụng các kiểu câu hoàn chỉnh có cấu trúc chặt chẽ, rõ
ràng, nhất là trong các câu ghép. Người ta thể hiện quan hệ giữa các vế câu và cũng là
quan hệ giữa các ý, các nội dung trong một câu bằng các quan hệ từ và các cặp quan hệ
từ: Nếu… thì; Tuy… nhưng; Vì… nên; Không những…. mà còn;…
Ví dụ: Mùa điều năm nay không những mất mùa mà còn mất giá, tuy thời tiết, khí
hậu không mấy thuận lợi nhưng người dân đã cố gắng mang lại một vụ mùa bội thu,….
- Các quan hệ từ chung không có ý nghĩa từ vựng (ý nghĩa thực), mà chúng chỉ có ý
nghĩa ngữ pháp. Thế nhưng, quan hệ từ rất quan trọng trong việc thể hiện một cách chính
xác về quan hệ nội dung, làm cho người đọc, người nghe có thể tiếp cận được một cách
xác thực nhất, đúng nhất với nội dung văn bản. Cú pháp khoa học có một số lượng lớn

Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP


các phương tiện liên kết. Các quan hệ từ vừa nói nó thể hiện sự liên kết. Ngoài ra, chúng
ta còn sử dụng các phương tiện liên kết như liên câu, liên phần và liên kết trong toàn bộ
văn bản. Những dấu hiệu liên kết này được sử dụng khi trình bày, khi viết hoặc khi nói,
làm cho nội dung liền mạch. Người đọc, người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận và dễ hiểu hơn.
Các quan hệ từ nó vừa có giá trị liên kết, vừa chia tách làm cho văn bản khoa học có tính
hệ thống, mạch lạc.
Ví dụ: Qua việc thực hiện đề tài trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công
tác giáo dục học sinh giữ gìn lớp học xanh, sạch, đẹp như sau:
Thứ nhất, phải có một nhóm ban cán sự lớp theo dõi và thường xuyên kiểm
tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Thứ hai, phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các
thành viên trong lớp học.
Thứ ba, giữ gìn lớp học “Xanh - Sạch – Đẹp” không chỉ trên bài giảng, trong
cuộc sống hằng ngày bản thân tôi phải tiên phong trong việc dọn vệ sinh lớp học, trồng
cây, chăm sóc cây xanh, biết tận dụng các vật tái chế để làm các đồ dùng sinh hoạt cần
thiết trong thực tế thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi.
Thứ tư, tôi khuyến khích học trò tự giám sát việc giữ gìn lớp học sạch sẽ chỉ bằng
những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức tốt
cho các em…….
- Phong cách khoa học cố gắng diễn đạt ngắn gọn, xúc tích, mạch lạc...để nêu bật
được trung tâm thông báo - chứng minh. Những tính chất đó được thể hiện bằng những
phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Trong khoa học tự nhiên, chẳng hạn, trong toán học, do
tính chất trừu tượng cao của nó, việc chứng minh thường được gọi trực tiếp bằng từ
"chứng mỉnh" và quá trình lập luận được dẫn đất lừng bước trong những hình thức khuôn
mẫu.
Ví dụ: - Ta hãy chứng mỉnh rằng:
- Cơ thể áp dụng cách giải này để chứng minh rằng:
- Từ quy tắc trên ta suy ra:
- Trong phong cách khoa học xã hội, do khuynh hướng hệ tư tưởng xã hội được xác
định rõ của nó, việc chứng mình thường dựa vào hệ thống luận điểm, luận cứ vững chắc,

Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP


với những hình thức phong phú, đa dạng: những ý kiến riêng theo một quanđiểm, lập
trường nhất định, những tài liệu thống kê, nhữngtranh minh họa, những dẫn chứng trong
thực tế, trong lịch sử,những trích dẫn ở tác phẩm kinh điển, những viện dẫn các học giả có
uy tín, những chú thích về nguốn gốc, lai lịch. Do đơ có những cách diễn đạt giúp cho sự
lập luận, giải thích, chứng minh được chặt chẽ, và tỏ rõ được thái độ thận trọng, cơ trách
nhiệm của người viết văn khoa học.
Ví dụ: - Chúng tôi không nghĩ rằng:
- Chúng tôi nhấn mạnh..
- Kinh nghiệm này tỏ rõ ..
- Bảng kê này thể hiện.
- Thực tế đã chứng minh...
3. Về cấu trúc văn bản:
- Tùy theo mỗi thể loại văn bản khoa học mà có những kiểu cấu trúc khác nhau. Có
thể có thể loại văn bản có cấu trúc chặt chẽ, khuôn mẫu (Ví dụ: luận văn, luận án,…),
nhưng cũng có những loại văn bản có cấu trúc tương đối linh hoạt (Ví dụ: các văn bản
sách giáo khoa, giáo trình, tiểu luận khoa học,…).
Ví dụ: Một luận văn về đề tài “ nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học”

I. Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu.


5. Thời gian nghiên cứu

II. Nội dung

Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP


Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài

Cơ sở lý luận là phần nội dung giải thích một loạt các định nghĩa về các thuật ngữ, các
khái niệm được sử dụng trong quá trình phân tích đề tài; những vấn đề lý luận thuộc lĩnh
vực đề tài nghiên cứu; các luận điểm, quan điểm khoa học; các cơ sở chính trị và pháp
lý;….

Chương II: Thực trạng của đề tài

Thực trạng đề tài đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học là chuỗi các trình bày về
lịch nguồn gốc đề tài; các luận điểm, kết quả đã nói trước đó; tình hình hiện tại; những
vấn đề mà tác giả nhìn nhận được; các số liệu thống kế, tư liệu minh chứng vấn đề,…

Ngoài ra, thực trạng của đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp tiểu học còn
nêu rõ những quan điểm của bản thân, những tồn đọng của vấn đề cần được giải quyết
hay là những khái quát về các nhiệm vụ sẽ được thực hiện ở chương sau.

Chương III: Giải pháp đề xuất

Chương 3 sẽ nêu ra những phương hướng cụ thể để giải quyết các vấn đề được nêu ra ở
chương trước đó.

Giải pháp đề xuất sẽ cần có những dẫn chứng cụ thể, các số liệu điều tra, thí nghiệm,
chứng cứ thu thập được và đảm bảo tính logic, hợp lý theo cơ sở khoa học đàng hoàng.

- Ngoài ra còn có những thể loại văn bản khoa học được viết ra không theo một cấu
trúc khuôn mẫu có sẵn nào cả mà người ta viết một cách phóng khoáng, có phần sáng tạo
về mặt cấu trúc, đó là các văn bản thuộc biến thể phong cách khoa học phổ cập.
Ví dụ: “ Văn bản phổ biến khoa học về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường
sống (nước, không khí và đất)”.
Nước sạch dùng cho sinh hoạt hằng ngày, nước để uống, nước để rửa thực phẩm, chế
biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn,… Cơ thể người có đến hơn 70% là nước.
Nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sự sống con người : nước chiếm một lượng lớn
trong tế bào, nước vận chuyển, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận,… Không có
nước sạch, rau, củ, quả, thịt, cá,… cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng

Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP


không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó
được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy ? Có ai đó nói
rằng : nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi
chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nếu nước bị
ô nhiễm thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi,… Vì thế, chúng ta cần phải bảo
vệ nguồn nước.

Câu 2 (3 điểm). Hãy nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong các
câu thơ sau:

a. Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em sắc như là dao cau

(Ca dao)
Trả lời

- BPTT: So sánh

+ Cổ tay em trắng như ngà


· Cái được so sánh => “cổ tay em”
· Cơ sở so sánh => “trắng”
· Mức độ so sánh => “như”
· Cái chuẩn so sánh => “ngà”

+ Con mắt em sắc như là dao cau


· Cái được so sánh => “con mắt em”
· Cơ sở so sánh => “sắc”
· Mức độ so sánh => “như là”
· Cái chuẩn so sánh => “dao cau”

- Tác dụng
+ Giúp lời ca dao hay hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.

+ Khiến đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể, sinh động gợi lên những cảm
xúc thẩm mĩ trong nhận thức người đọc.

Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP


b. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Trả lời
- Nghĩa thực: Thuyền hỏi bến có nhớ đến bến hay không, vì bến mãi mã ở một chỗ
còn thuyền thì luôn có sự chuyển động.
- Nghĩa bóng: chàng ra đi, chàng về nhà chàng rồi có còn nhớ đến các kỷ niệm giữa
chàng và thiếp hay không? xa nhau vậy chàng có lưu luyến kỉ niệm của chúng ta? Còn
thiếp thì vẫn một lòng một dạ son sắt thủy chung, sống trong yêu thương và chờ đợi chỉ
một mình chàng. Câu nói dường như là một lời nhắc nhở của cô gái đợi chờ càhng trai
=> Câu ca dao nói lên tình chung thủy nam nữ.
- BPTT: Ẩn dụ ( thuyền - bến tương ứng với người con trai - người con gái)
- Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn dạt.
+ Giúp cho tác giả có thể thể hiện rõ ràng nỗi niềm nhớ thương bằng 2 đối tượng thuyền
và bến.
Câu 3 (2 điểm). Đoạn văn bản sau thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Vì sao?
Hồ Chủ tịch người giản dị ấy, cũng là người lịch sự một cách thanh tao, cao quý
và mọi người ngoại quốc có dịp tiếp chuyện Người đều ca ngợi cái phong độ thanh tao,
cao quý mà họ cho là đặc sắc của người phương Đông. Ở chiến khu, trong cơ quan, Hồ
Chủ tịch thường mặc đồ xanh, chân đi tất; về Hà Nội, người mặc bộ đồ ka ki, chân đi
giày vải. Nhưng sang Pháp thì người mang giầy da và mặc bộ đồ nỉ, cổ cứng. Ở Pari, có
ngày Hồ Chủ tịch tiếp luôn ba bữa cơm khách, bữa sáng với bạn thân, bữa trưa với khách
thường, bữa tối với khách đặc biệt, mỗi bữa có khi kéo dài ba tiếng đồng hồ, nhưng Hồ
Chủ tịch thủy chung vẫn ân cần niềm nở.
(Phạm Văn Đồng)
Trả lời
- Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ Chính luận vì:

Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP


+ Tác giả dùng ngôn ngữ này để bàn luận về phong cách sống của Bác Hồ ( Dẫn
chứng: Hồ Chủ tịch người giản dị ấy, cũng là người lịch sự một cách thanh tao, cao quý
và mọi người ngoại quốc có dịp tiếp chuyện Người đều ca ngợi cái phong độ thanh tao,
cao quý mà họ cho là đặc sắc của người phương Đông).
+ Thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề ca ngợi đức tính giản dị của Bác.
+ Có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục cao
Câu 4 (3 điểm). Hãy phân tích các Phương tiện tu từ và Biện pháp tu từ có trong
đoạn thơ sau:
Mùa xuân là cả một mùa xanh,
Giời ở trên cao, lá ở cành;
Lúa ở đồng tôi và lúa ở
Đồng nàng và lúa ở đồng anh.
(Nguyễn Bính)
Trả lời
Phương tiện tu từ:
- Từ vựng ngữ nghĩa: từ chỉ màu sắc “ mùa xanh”
→ Tác dụng: Gợi hình, gợi cảm
- Từ địa phương: “ Giời”
→ Tác dụng: bổ sung vào vốn từ, làm cho kho từ vựng phong phú, thể hiện được những
sắc thái tình cảm.
BPTT
- So sánh “ Mùa xuân là cả một mùa xanh” kiểu so sánh “ ngang bằng”
→ Tác dụng: Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để cho đoạn thơ thêm sinh động,đẹp
đẽ hơn. Làm cho mùa xuân như mùa cây lá và rất nhiều loại hoa quả,nên tác giả đã sử
dụng biện pháp so sánh để nới mùa xuân như một mùa xanh.
- Hai câu thơ “ Lúa ở đồng tôi và lúa ở - Đồng nàng và lúa ở đồng anh” được viết
theo lối vắt dòng, cùng với sự lặp lại (điệp) một số từ như "và", "ở", "đồng", "lúa",...
→ Tác dụng: Tạo nên sự tiếp nối, toả lan, giao hoà, trùng điệp của những sắc xanh; diễn
tả cảm xúc ngất ngây, phơi phới của tác giả.

Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP


- Điệp ngữ: " lúa ở"
→ Tác dụng: + Tạo nhịp điệu cho đoạn thơ.
+ Nhấn mạnh sắc xanh của không gian đồng tôi, đồng nàng, đồng quanh.
+ Làm cho câu thơ thêm độc đáo.
- Liệt kê: ở trên cao, ở cành, ở đồng tôi, ở đồng nàng, ở đồng anh.
→ Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân.
- Điệp vần: “ xanh - cành - anh”
→ Tác dụng: Làm cho câu thơ có âm điệu tăng tính nhạc, tạo một cảm giác nhẹ nhàng
khi đọc và dễ nhớ dễ thuộc.

--- Hết ---

Họ và tên: Điểu Thị Nghĩa MSSV: 4323440107 Lớp: ĐHGDTH23B-L2-BP

You might also like