LOGICHOC C0 Gioithieu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Chương mở đầu: Giới thiệu môn học

Slide Script
1 Chào mừng các bạn đến với môn Logic học. Trong bài trình bày này, tôi rất hân hạnh được
giới thiệu với các bạn đôi nét về môn học. Từ phương pháp nghiên cứu đến những mục tiêu
các bạn đạt được sau khi kết thúc môn. Và cuối cùng là nội dung môn logic học.
2 Logic học, trước hết là một môn khoa học mang tính tư duy, tức là những hiểu biết mang
tính hệ thống về quá trình hình thành, vận hành và phát triển tư duy của con người. Sau đó
là phương pháp nghiên cứu logic học. Và cuối cùng là mục tiêu của môn học.
Mục tiêu của môn học gồm có: mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêu thái độ.
Qua đó, giúp người học nhận biết được vai trò của các mục tiêu đạt được, sử dụng nó một
cách tích cực trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
3 Logic học là khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật của tư duy, nhằm vạch ra
các sơ đồ, kết cấu logic của tư tưởng, các quy tắc, thao tác, phương pháp lập luận để suy
nghĩ được đúng đắn, tránh sai lầm.
Hay nói một cách ngắn gọn: Logic học là một môn khoa học nghiên cứu những quy luật và
hình thức của tư duy nhằm đạt tới chân lý.
4 Vậy tư duy là gì? Tư duy là quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu đã thu
được qua nhận thức cảm tính, nhận thức kinh nghiệm để rút ra cái chung, cái bản chất của
sự việc.
Là một quá trình nhận thức xuất phát từ tình huống có vấn đề, trong đó con người sử dụng
ngôn ngữ và các thao tác có tư duy để giải quyết vấn đề đó.
Logic học mang lại cho chúng ta những hiểu biết mang tính hệ thống về quá trình hình
thành, vận hành và phát triển tư duy của con người để qua đó chúng ta sử dụng nó một cách
tích cực trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
5 Logic học bao gồm: Logic học biện chứng và logic hình thức.
- Phương pháp nghiên cứu của logic học biện chứng là phương pháp biện chứng duy vật:
Phương pháp nghiên cứu sự liên kết, vận động, phát triển nội dung của tư duy trên nền tảng
duy vật.
6 - Còn phương pháp nghiên cứu của logic hình thức là phương pháp hình thức hóa: Phương
pháp sử dụng những công thức, những mô hình để diễn đạt nội dung của môn học.
7 Về mục tiêu của môn học, trước hết là mục tiêu kiến thức:
Thứ 1: Môn học cung cấp những kiến thức logic cơ bản như là phương tiện tối thiểu để rèn
luyện và nâng cao khả năng tư duy cho người học.
Thứ 2: Phân biệt các quy luật và hình thức của tư duy để đạt đến chân lý trong quá trình lập
luận.
Thứ 3: Vận dụng được các quy luật tư duy vào trong những tình huống thực tế.
Thứ 4: Vận dụng kiến thức đã học để trình bày một đoạn văn bản.
8 Tiếp theo là mục tiêu kỹ năng:
Thứ 1: Có khả năng lập luận, suy luận theo các quy luật và hình thức của tư duy
Thứ 2: Nâng cao trình độ tư duy logic để khai thác, xử lý, trình bày, diễn đạt hiệu quả mọi tri
thức trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiễn, trong cuộc sống
của chính mình.
Chương mở đầu: Giới thiệu môn học – Trang 1
9 Và cuối cùng là mục tiêu thái độ:
Thứ 1: Định hướng suy nghĩ theo những quy luật và hình thức của tư duy.
Thứ 2: Có hứng thú học tập, có thái độ học tập khoa học, nghiêm túc, trách nhiệm, hợp tác
trong quá trình học tập học phần. Hoàn thành công việc hiệu quả và đúng thời gian.
Và cuối cùng: Tích cực, chủ động, sáng tạo nhanh chóng những tri thức khoa học, nhất là
những vấn đề liên quan đến pháp luật.
10 Vai trò của các mục tiêu:
Sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng sẽ tạo ra khả năng ở mỗi cá nhân. Nhưng mối quan hệ
giao nhau giữa kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng sẽ tạo nên năng lực của người học.
Những người có năng lực là những người sẽ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển
của xã hội nói chung.
11 Nội dung môn logic học thường gồm 6 chương. Trong đó, chương đầu tiên là chương giới
thiệu đại cương về logic học: về định nghĩa, quá trình nhận thức, khái niệm về hình thức
logic và quy luật logic, tính chân thực của tư tưởng và tính đúng đắn về hình thức của lập
luận, cũng như sự hình thành và phát triển của logic học, phân loại logic học và cuối cùng là
ý nghĩa của logic học.
Tiếp theo chương 1, chương 2 là những quy luật cơ bản của tư duy. Trong đó chúng ta sẽ tìm
hiểu về 4 quy luật cơ bản đó là: Quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luât triệt
tam và cuối cùng là quy luật lý do đầy đủ. Đó là những quy luật cơ bản mà bất kỳ quá trình
tư duy nào chúng ta cũng cần phải tuân theo.
12 Tiếp theo chương 2, chương 3 chúng ta tìm hiểu về: Khái niệm. Khái niệm phản ánh những
thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.
Chương 4 là phán đoán. Phán đoán là liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hay
phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
Chương 5 là Suy luận. Suy luận là hình thức cơ bản của tư duy mà từ một hay nhiều phán
đoán đã cho ta suy ra được phán đoán mới.
Và cuối cùng là chương 6: Chứng minh, bác bỏ và ngụy biện. Sử dụng các luận đề, luận cứ,
luận chứng để thực hiện chứng minh, bác bỏ và ngụy biện.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn ở những chương tiếp theo của môn học.

Chương mở đầu: Giới thiệu môn học – Trang 2

You might also like