căn bản độc học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Họ và tên: Đỗ Xuân Phú

MSSV: 27215301083

Câu 1:

Giống:

Đều là ngành khoa học nghiên cứu về chất độc

Khác:

Ngành Độc chất học: nghiên cứu về lượng & chất những tác động bất lợi của

các chất hóa học, vật lý, sinh học lên hệ thống sinh học của sinh vật sống.

Ngành Độc học môi trường:

Nghiên cứu sự biến đổi, tồn lưu & tác động của tác nhân gây ô nhiễm vốn có trong
thiên nhiên & nhân tạo đã ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật trong hệ
sinh thái, các tác động có hại đến con người.

Mục tiêu của độc học môi trường là phát hiện các tác chất (hóa học, vật lý, sinh
học)có nguy cơ gây độc để có thể dự đoán, đánh giá các sự cố & có biện pháp ngăn
ngừa những tác hại đối với các quần thể tự nhiên (bao gồm cả con người) trong hệ
sinh thái.

Phương pháp nghiên cứu độc học môi trường là thử nghiệm sự tác động & lưu trữ của
độc chất, độc tố trên những sinh vật sống chứ không nghiên cứu riêng rẽ thành phần
của độc chất trong phòng thí nghiệm.

Sự khác nhau cơ bản giữa độc chất học & độc học môi trường là độc chất học thường
tiến hành thí nghiệm trên động vật có vú & các số liệu thu được dùng để đưa ra các
giới hạn an toàn chỉ cho một mục tiêu tiếp cận là con người nhằm bảo vệ sức khỏe con
người trong cộng đồng ở mức độ cá thể. Ngược lại, mục tiêu của độc học môi trường
là bảo vệ toàn bộ sinh quyển, bao gồm hàng triệu loài khác nhau, được tổ chức theo
quần thể, cộng đồng, các hệ sinh thái liên hệ với nhau qua những mối tương tác phức
tạp nhằm bảo tồn cấu trúc & chức năng của các hệ sinh thái.

Câu 2:

Xâm nhập qua da: Da tiếp xúc với chất độc có thể gây ra các triệu chứng da cấp tính

Xâm nhập qua tiêu hóa: Các chất ăn mòn gây tổn thương chính lên niêm mạc đường
tiêu hóa, gây viêm dạ dày, viêm ruột, hoặc thủng.
Xâm nhập qua hít thở: Các chất độc hít phải có thể gây ra các triệu chứng tổn thương
đường hô hấp

Câu 3:

Độc mãn tính: Nhiễm độc mãn tính xuất hiện do một lượng độc chất tác động trong
một thời gian dài gây nên bệnh cho cơ thể. Triệu chứng khởi phát bệnh thường nhẹ,
không rõ rệt, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động, bệnh vẫn tiến triển ngấm
ngầm.

Độc cấp tính: Là độ độc thường được xác định bằng nồng độ của một hóa chất, một
tác nhân gây độc tác động lên một nhóm sinh vật thử nghiệm trong thời gian ngộ độc
ngắn, trong điều kiện có kiểm soát.

Câu 4: Nhận định “ Độc cấp tính nguy hiểm hơn độc mãn tính” là không đúng. Vì:

Thời gian phơi nhiễm lâu dài: Độc tố mãn tính có thể tích lũy trong cơ thể theo thời
gian, gây ra các tác hại nghiêm trọng ngay cả khi liều lượng phơi nhiễm thấp. Trong
khi đó, độc tố cấp tính thường chỉ gây hại khi tiếp xúc với liều lượng cao trong thời
gian ngắn.

Tác động từ từ: Độc tố mãn tính có thể gây ra các tác hại từ từ và âm thầm, khiến
người bệnh không nhận thấy cho đến khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.
Ngược lại, độc tố cấp tính thường gây ra các triệu chứng cấp tính rõ ràng, giúp người
bệnh dễ dàng nhận biết và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

Khó phát hiện: Độc tố mãn tính thường khó phát hiện hơn độc tố cấp tính. Các xét
nghiệm máu và nước tiểu thông thường có thể không phát hiện ra độc tố mãn tính, trừ
khi chúng đã tích lũy trong cơ thể với số lượng lớn. Trong khi đó, độc tố cấp tính
thường dễ dàng được phát hiện thông qua các xét nghiệm này.

Câu 5: Chất có có giá trị LD50= 100mg/kg thì chất đó có độc cao. Vì chất đó có độ
độc nằm trong khoảng 100- 300m= mg/kg nên thuộc nhóm II có độ độc cao.

You might also like