TeLe iSTEAM - Tài liệu buổi học STEAM đặc biệt - Ngày 02.04.2024

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên


Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài: So sánh, phát hiện quy ra tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc.
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới

I. Mục đích, yêu cầu: 5 thành tố S-T-E-A-M.


S + M – Science + Math - Khoa học + Toán học:
- Trẻ biết so sánh phát hiện ra quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc 1-1-1 của 3
đối tượng.
- Trẻ biết quy tắc sắp xếp là cách sắp xếp của các đối tượng theo một trình tự nhất
định và được lặp đi lặp lại.
- Củng cố cách xếp xen kẽ của 2 đối tượng theo quy tắc 1-1.
T – Technology – Công nghệ: Sử dụng các công cụ, thiết bị, công nghệ, phần
mềm, ứng dụng… trong quá trình học.
E – Engineering – Kỹ thuật:
- Trẻ có kỹ năng sắp xếp 3 đối tượng theo quy tắc: 1-1-1.
- Trẻ có kỹ năng so sánh, sắp xếp các đối tượng theo một trình tự nhất định.
- Rèn cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phân tích, diễn đạt rõ ràng mạch lạc
cách sắp xếp theo quy tắc; kỹ năng phối hợp và hoạt động theo nhóm.
A – Art – Nghệ thuật:
- Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia vào hoạt động làm quen với toán, thích thú
khi phát hiện tạo ra quy tắc sắp xếp, tích cực phối hợp cùng cô và các bạn trong quá
trình tham gia hoạt động.
- Trẻ chơi vui vẻ, biết đoàn kết với các bạn khi tham gia trò chơi.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm:
- Trong phòng học.
- Phòng sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho trẻ.
2. Đồ dùng của cô:
- Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.
- Máy tính, tivi, Đàn nhạc có các bài hát trong chủ đề.
- Giáo án đầy đủ, chi tiết, rõ ràng.
- Powerpoint sắp xếp các đối tượng theo quy tắc, que chỉ.
- 3 bảng Steam, 3 giá tạo hình, các loại nguyên vật liệu Steam.
- 3 bảng chơi bù chỗ còn thiếu, lô tô dành cho trẻ chơi trò chơi
3. Đồ dùng của trẻ:
1
- Tâm thế thoải mái, trang phục gọn gàng.
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng gồm: Bảng học toán, que chỉ, đám mây, ông mặt trời, trăng
sao…
- Một số đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp được sắp xếp theo quy tắc.
- Hoa cài ngực theo đội chơi.
- Lô tô ông mặt trời, đám mây, trăng sao…
III. Tiến trình tổ chức hoạt động: Quy trình Bài học 5E.
Quy trình Bài học 5E lấy trẻ làm trung tâm.

Quy trình 5 hoạt động trong 5E


Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

E1: Khơi gợi – Gắn kết


- Cô giới thiệu chương trình “Bé vui học - Trẻ chú ý lắng nghe.
toán”.
- Giới thiệu các cô giáo đến dự, các đội - Trẻ chào khách mời và hưởng ứng
chơi và người dẫn chương trình cùng cô.
- Cô giới thiệu các phần chơi trong chương - Trẻ chú ý lắng nghe và hưởng ứng
trình: Chúng ta sẽ lần lượt trải qua 3 phần cùng cô.
chơi:
+ Phần chơi thứ nhất: Thử tài của bé
+ Phần chơi thứ hai: Tài năng toán học
+ Phần chơi thứ ba: Chung sức
- Các đội chơi đã sẵn sàng đến với chương - Trẻ sẵn sàng
trình chưa nào?
E2 + E3: Khám phá + Giải thích
2.1. Ôn cách sắp xếp theo quy tắc của 2
đối tượng thông qua phần chơi thứ nhất:
“Thử tài của bé” với trò chơi “Trời nắng - Trẻ hứng thú nghe cô giới thiệu.
trời mưa”.
- Cách chơi: Cho trẻ làm các chú thỏ đi tắm - Trẻ làm các chú thỏ đi tắm nắng,
nắng, vừa đi vừa hát làm động tác minh họa vừa đi vừa hát làm động tác minh
theo lời bài hát “Trời nắng trời mưa”, đến họa và thực hiện theo yêu cầu của cô
câu cuối “Mưa to rồi…mau mau về nhà
thôi” trẻ sẽ chạy nhanh về ngồi ghế theo
yêu cầu
- Luật chơi: Trẻ không thực hiện đúng yêu

2
cầu của cô sẽ bị nhảy lò cò
* Cho trẻ chơi lần 1: Cô yêu cầu bạn trai - Cả lớp chơi lần 1, thực hiện theo yêu
ngồi ghế xanh, bạn gái ngồi ghế đỏ. cầu cô giáo.
+ Cho trẻ nhận xét về cách sắp xếp bạn trai - 2-3 Trẻ nhận xét, cả lớp nhận xét
và bạn gái. về cách sắp xếp bạn trai và bạn gái
+ Đó là cách sắp xếp theo quy tắc nào?
* Cho trẻ chơi lần 2: Cô yêu cầu trẻ nam - Cả lớp chơi lần 2, thực hiện theo yêu
đứng, trẻ nữ ngồi. cầu cô giáo.
+ Cho trẻ nhận xét về cách sắp xếp bạn trai - 2-3 Trẻ nhận xét, cả lớp nhận xét
đúng và bạn gái ngồi. về cách sắp xếp và trả lời theo ý hiểu
+ Đó là cách sắp xếp theo quy tắc nào?
+ Cô gợi ý cho trẻ nhận xét cách cô sắp xếp - 2-3 Trẻ nhận xét, cả lớp nhận xét
ghế xanh, ghế đỏ. về cách sắp xếp và trả lời theo ý hiểu
+ Đó là cách sắp xếp theo quy tắc nào? - 2-3 Trẻ nhận xét, cả lớp nhận xét
+ Quy tắc sắp xếp của mấy đối tượng? và trả lời theo ý hiểu
- Cô khái quát lại: Các bạn nam, các bạn - Trẻ chú ý lắng nghe, quan sát và
nữ; các bạn đứng, các bạn ngồi; ghế xanh, nhắc lại theo yêu cầu
ghế đỏ được sắp xếp xen kẽ nhau. Quá trình
sắp xếp được lặp đi lặp lại theo một trình tự
nhất định như vậy được gọi là quy tắc sắp
xếp 1-1 của 2 đối tượng mà các con đã
được học.
2.2. So sánh, phát hiện ra quy tắc sắp xếp
và sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng
thông qua phần chơi thứ hai: “Tài năng
toán học”
- Cô cho trẻ lên lấy đồ dùng về chỗ ngồi. - Trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngồi
- Cô hỏi trẻ: Cô đố chúng mình biết hôm - 2-3 Trẻ trả lời về thời tiết
nay thời tiết như thế nào?
- Các con xem trong rổ của chúng mình có - Trẻ quan sát đồ dùng trong rổ và
những gì? trả lời cô.
- Và bây giờ chúng mình cùng nhìn lên màn - Trẻ chú ý lắng nghe, quan sát và trả
hình xem cô có những gì? lời các câu hỏi theo yêu cầu
* Cô thực hiện mẫu cho trẻ quan sát:
- Cô sắp xếp theo hàng ngang từ trái qua - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát
phải: đám mây - ông mặt trời - trăng sao,
đám mây - ông mặt trời - trăng sao, đám
3
mây - ông mặt trời - trăng sao trên màn
hình.
- Bạn nào nhận xét về cách sắp xếp trên? - 3-4 Trẻ nhận xét, tổ nhận xét, cả
lớp nhận xét và trả lời theo ý hiểu
=> Cô khái quát lại cách sắp xếp cho trẻ - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát
nghe: Các con ạ, cô sắp xếp đám mây - ông
mặt trời - trăng sao xong chu kỳ thứ nhất,
chu kỳ thứ 2 cô sắp xếp lặp lại đám mây -
ông mặt trời - trăng sao và tiếp đến chu kỳ
thứ 3 cô cũng sắp xếp lần lượt như vậy đám
mây - ông mặt trời - trăng sao. Quá trình
sắp xếp được lặp đi lặp lại theo một trình tự
nhất định như vậy gọi là quy tắc sắp xếp 1-
1-1 của 3 đối tượng hôm nay cô sẽ dạy cho
chúng mình. Bây giờ cô sẽ cho các con
cùng nhau thực hiện nhé!
* Cô cho trẻ thực hiện sắp xếp theo yêu
cầu.
Trong rổ của các con có rất nhiều hình ảnh - Cả lớp thực hiện sắp xếp theo yêu
đám mây, ông mặt trời, trăng sao. Các con cầu
hãy lấy các đối tượng đó ra và sắp xếp
giống cô nào!
+ Cô gợi hỏi trẻ nhận xét:
- Chu kỳ thứ nhất có mấy đối tượng? đó là - 2-3 Trẻ nhận xét và trả lời theo ý
những đối tượng nào? hiểu
- Đối tượng nào xếp thứ nhất, đối tượng nào - 2-3 Trẻ nhận xét và trả lời theo ý
xếp thứ 2, đối tượng nào xếp thứ 3? hiểu
(Trẻ thực hiện, cô bao quát sửa sai cho trẻ)
- Chu kỳ thứ hai có mấy đối tượng? đó là - 2-3 Trẻ trả lời theo ý hiểu, cả lớp
những đối tượng nào? nhắc lại
- Chu kỳ thứ ba có mấy đối tượng? đó là - 2-3 Trẻ trả lời theo ý hiểu, cả lớp
những đối tượng nào? nhắc lại
- Các con cho cô biết, cô và các con vừa - Trẻ quan sát và chú ý lắng nghe,
sắp xếp 3 đối tượng đám mây - ông mặt trời nhận xét và nhắc lại theo yêu cầu
- trăng sao, quá trình sắp xếp được lặp đi
lặp lại theo quy tắc nào?
=> Cô khái quát: Cách sắp xếp đám mây - - Trẻ chú ý lắng nghe, quan sát và
4
ông mặt trời - trăng sao lặp lại đám mây - nhắc lại
ông mặt trời - trăng sao lặp lại đám mây -
ông mặt trời - trăng sao. Quá trình sắp xếp
3 đối tượng được lặp đi lặp lại theo một
trình tự nhất định như vậy được gọi là quy
tắc sắp xếp 1-1-1 của 3 đối tượng hôm nay
cô và các con cùng nhau khám phá
=> Mở rộng: Có rất nhiều cách sắp xếp - Trẻ chú ý lắng nghe, quan sát và
theo quy tắc của 3 đối tượng, hôm nay cô thực hiện theo yêu cầu
vừa dạy cho chúng mình cách so sánh, phát
hiện ra quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy
tắc 1-1-1 của 3 đối tượng. Bây giờ các con
hãy sử dụng đám mây - ông mặt trời - trăng
sao sắp xếp 3 đối tượng theo ý thích của
mình và cho cô biết kết quả.
* Cho trẻ sắp xếp theo ý thích và sự sáng
tạo của trẻ:
- Cho trẻ nhắc lại cách sắp xếp mà trẻ vừa - 2-3 Trẻ nhắc lại cách sắp xếp mà
được thực hiện trẻ vừa được thực hiện
- Khuyến khích trẻ sắp xếp thay đổi các đối - Trẻ sắp xếp 3 đối tượng theo ý
tượng và các hướng khác nhau (Vuông, thích của mình và nói kết quả
tròn, ngang, dọc…)
- Cô gợi hỏi 3-4 trẻ cách sắp xếp của mình: - 3-4 Trẻ trả lời cách sắp xếp theo ý
+ Con sắp xếp theo quy tắc nào? thích của mình
+ Đối tượng nào đứng trước, đối tượng nào
đứng sau?
+ Bạn nào có cách sắp xếp khác? - 2-3 Trẻ trả lời cách sắp xếp khác
- Cô kết luận: Dù các con sắp xếp theo các - Trẻ chý ý lắng nghe và hưởng ứng
hướng khác nhau vuông, tròn, ngang, dọc cùng cô
nhưng các con vẫn đảm bảo sắp xếp đúng
trình tự theo quy tắc mà các con vừa được
học.
- Cô cho trẻ cất đồ dùng. - Trẻ cất đồ dùng
- Liên hệ thực tế: Các con cùng quan sát - Trẻ quan sát xung quanh lớp có đồ
xem lớp mình có đồ dùng, đồ chơi nào dùng, đồ chơi được sắp xếp theo quy
được sắp xếp theo quy tắc vừa học. tắc vừa học
- Cô và trẻ kiểm tra kết quả.
5
- Cô khái quát lại: Có rất nhiều cách sắp - Trẻ chú ý lắng nghe
xếp khác nhau. Sự sắp xếp được lặp đi lặp
lại nhiều lần theo một trình tự được gọi là
sắp xếp theo quy tắc. Quy tắc sắp xếp có ở
khắp mọi nơi, có ở khắp mọi đồ dùng, đồ
chơi hay trong những trò chơi cũng đều có
các quy tắc sắp xếp đấy các con ạ
E4: Củng cố / Mở rộng / Áp dụng
Vừa rồi các con được cùng cô tìm hiểu quy - Trẻ chý ý lắng nghe và hưởng ứng
tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc 1-1-1 cùng cô
của 3 đối tượng. Để củng cố cho bài học
ngày hôm nay, ngay sau đây cô và các con
sẽ bước vào phần chơi thứ ba “Chung sức”
thông qua các trò chơi nhé.
+ Trò chơi 1: “Bé sáng tạo”
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 - Trẻ chú ý lắng nghe và chơi theo 3
nhóm chơi, Cô đã chuẩn bị các loại nguyên nhóm
vật liệu, đồ dùng và bảng Steam. Nhiệm vụ + Nhóm 1: Tạo hình ông mặt trời
của các con sẽ về nhóm cử đại diện lên lấy + Nhóm 2: Trang phục mùa hè
đồ dùng, cùng nhau thảo luận và sắp xếp + Nhóm 3: Thời tiết hôm nay thế
sáng tạo theo quy tắc 1-1-1 của 3 đối tượng nào
theo ý thích của chúng mình.
- Luật chơi: Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
Đội nào sắp xếp đúng theo quy tắc 1-1-1 của
3 đối tượng là đội đó chiến thắng.
- Cô tổ chức cho 3 đội chơi, cho trẻ đại diện - Đại diện trẻ mang tranh lên trưng
mang tranh lên trưng bày và giới thiệu. Cô bày và giới thiệu
nhận xét kết quả 3 đội.
+ Trò chơi 2: “Thi xem ai nhanh”
- Cách chơi: Cô tặng cho mỗi bạn một lô tô, - Trẻ chú ý quan sát, lắng nghe cô
và cô có 3 bảng sắp xếp 3 đối tượng theo quy giới thiệu và chơi vui vẻ hứng thú
tắc 1-1-1 nhưng đang bị khuyết một số chỗ, đúng luật
các con vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh ‘Bù
chỗ còn thiếu’ các con phải nhanh mắt tìm
ngay cho mình bảng còn thiếu phù hợp với lô
tô trên tay các con và chạy nhanh về bảng đó.
- Luật chơi: Bạn nào bù sai bạn đó phải
6
nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho cả lớp chơi 2 lần.

4. Hoạt động 4: Kết thúc (1 - 2 phút)


- Cô nhận xét, động viên khen ngợi trẻ và - Trẻ chú ý lắng nghe và hưởng ứng
kết thúc hoạt động. cùng cô
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng cùng cô và - Trẻ cất dọn đồ dùng cùng cô
chuyển hoạt động.

You might also like