Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN

Giảng viên:
1.PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương
2. PGS.TS. Trịnh Thị Lan
3. TS. Lê Thị Minh Nguyệt
4. TS.Đoàn Thị Thanh Huyền

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


CHƯƠNG 4 (tiếp theo)
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NGỮ VĂN
PHƯƠNG PHÁP
NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Nêu được các khái niệm: phương pháp nêu và giải quyết vấn
đề; tình huống có vấn đề, các loại tình huống có vấn đề trong
dạy học Ngữ văn.
• Phân tích được cơ sở khoa học, nội dung của phương pháp
nêu và giải quyết vấn đề.
• Bước đầu thực hành vận dụng phương pháp nêu và giải
quyết vấn đề trong dạy học Ngữ văn;
• Đánh giá và tự đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương
pháp nêu và giải quyết vấn đề trong hoạt động thực hành
dạy học Ngữ văn.
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
1.Khái niệm

• Nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp


dạy học trong đó giáo viên xây dựng các tình
huống có vấn đề và tổ chức cho HS tích cực
hoạt động giải quyết nhằm đạt mục tiêu dạy
học (kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực chung
và năng lực chuyên môn).
• Các mức độ của PP NVGQVĐ:
+ Giáo viên nêu vấn đề- tổ chức để HS giải
quyết;
+HS đề xuất vấn đề và tự lực giải quyết,…

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


PHƯƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

+Kích thích nhận thức, phát triển tư duy – đặc


biệt là tư duy phản biện, phát huy khả năng phát
hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong
cuộc sống của HS;
+ Phát triển cảm xúc thẩm mĩ của người học;
+ Tạo ra sự hứng thú, tích cực, thái độ “sẵn sàng
chinh phục thử thách” của người học.

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


• Tình huống: sự việc cụ thể, tồn tại, diễn biến trong
hoàn cảnh đời sống của con người với những đặc
trưng nhất định về vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội.
TÌNH HUỐNG, • Tình huống dạy học : “tình huống trong đó có sự
TÌNH HUỐNG ủy thác của người giáo viên. Sự ủy thác này chính
là quá trình người giáo viên đưa những nội dung
DẠY HỌC cần truyền thụ vào trong các sự kiện của tình
huống và cấu trúc sao cho phù hợp với logic sư
phạm, để khi người học giải quyết vấn đề thì sẽ đạt
được mục tiêu dạy học”. (Phan Trọng Ngọ)
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
• -Tình huống trong dạy học bao gồm cả tình
huống thực và tình huống giả định.
TÌNH HUỐNG, • Để đưa vào quá trình giáo dục, tất cả những
TÌNH HUỐNG dạng tình huống này đều được xử lí về mặt sư
DẠY HỌC phạm để đảm bảo ủy thác mục tiêu môn học,
phù hợp với khả năng, hứng thú, nhu cầu của
học sinh và những điều kiện dạy học nhất
định.
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
Thế nào là tình huống
• có vấn đề?

Nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học


trong đó giáo viên xây dựng các tình huống có vấn đề
nảy sinh từ tài tài liệu học tập trong quá trình làm việc
với tài liệu của người học và tổ chức cho HS tích cực hoạt
động giải quyết nhằm đạt mục tiêu dạy học (kiến thức, kĩ
năng, thái độ, năng lực chung và năng lực chuyên môn)

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


3.TÔI CÓ THỂ… !

TÌNH
HUỐNG
2.TÔI ĐÃ… ! KHÔNG CÓ 1.TÔI MUỐN... !
VẤN ĐỀ
Bộ môn Phương pháp dạy học
– ĐHSP Hà Nội - 2020
TÌNH HUỐNG
CÓ VẤN ĐỀ

2.NHƯNG TÔI CHỈ...!


Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
Vấn đề: “Vấn đề là một câu hỏi nảy sinh
hay được đặt ra cho chủ thể, mà chủ thể
chưa biết lời giải đáp từ trước và phải tìm
tòi, sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có
sẵn một số phương tiện ban đầu để sử
TÌNH HUỐNG dụng thích hợp vào việc tìm tòi đó”.
(Lecne)
CÓ VẤN ĐỀ
Tình huống có vấn đề là tình huống mà
trong quan hệ với chủ thể hành động, nảy
sinh mâu thuẫn giữa một bên chủ thể có
nhu cầu giải quyết tình huống đó với một
bên những tri thức, kĩ năng và pp hiện có
của chủ thể chưa đủ để giải quyết. Từ đó
buộc chủ thể muốn giải quyết, phải khám
phá để tạo ra cho mình có hiểu biết về nó
và hiểu cách giải quyết tình huống đó.
(Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương
pháp dạy học trong nhà trường).
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
2. Cơ sở đề xuất phương pháp

• - Triết học : Quy luật mâu thuẫn là quy luật


phổ biến của hiện thực khách quan. Mọi sự
vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt,
những khuynh hướng đối lập tạo thành
những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập là nguồn gốc của sự vận động và phát
triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời.
• ->Nhận thức là quá trình giải quyết mâu
thuẫn giữa cái đã biết và chưa biết, giữa
những phương thức tìm biết quen thuộc và
những phương thức tìm biết mới.
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
-Tâm lí học
- Con người tồn tại, phát
triển khi có nhu cầu; mọi
hoạt động của con người

2. Cơ sở
đều nhằm thoả mãn nhu cầu
được đặt ra trong cuộc sống.

đề xuất - Việc học tập của học sinh xuất phát từ nhu cầu phát triển
phương pháp của cá nhân và nhu cầu đòi hỏi của xã hội đối với sự phát
triển của cá nhân. Đó là hoạt động nhận thức. Để thoả mãn
nhu cầu nhận thức, con người luôn luôn phải vượt qua
“ngưỡng” hiểu biết. Trước mỗi “ngưỡng” và khi tìm cách
vựơt qua ngưỡng nhận thức, con người đặt mình vào trong
những tình huống khó khăn trong hoạt động và họ buộc
phải nỗ lực tư duy. Rubinxten khẳng định : “Yếu tố đầu tiên
của quá trình tư duy thường là tình huống có vấn đề. Con
người bắt đầu tư duy khi có nhu cầu hiểu biết một cái gì”.
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
Lí luận GD và lí luận dạy học hiện đại
Giáo dục hiện đại chú ý đến
những phương pháp tập trung vào
hoạt động trí tuệ người học, tích cực
hoá hoạt động của học sinh. Nhà
2. Cơ sở trường cần đào tạo những con người
có năng lực sáng tạo, đáp ứng đòi hỏi
đề xuất của thực tiễn, con người không chỉ
biết giải quyết vấn đề mà còn nhận
phương pháp biết, phát hiện vấn đề để giải quyết.
-Năng lực giải quyết vấn đề được xem là một năng lực
quan trọng của con người ở thế kỉ XXI, được đề cập
trong nhiều chương trình dạy học của các quốc gia trên
thế giới.
-Ở Việt Nam, giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong
số các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho
học sinh, được đề cập đến trong “Chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể” (2018).
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
3. Cách thức thực hiện
a)Quy trình:
• Bước 1: Xây dựng tình huống có vấn đề (Nghiên cứu sâu sắc bài học; Tìm hiểu đối tượng
HS; Lựa chọn nội dung dạy học sử dụng PP NVGQVĐ; Tạo ra các tình huống có vấn đề).
• Bước 2: Đưa tình huống có vấn đề vào tiến trình hoạt động dạy học (Chuyển giao TH đến
HS, thiết lập mối quan hệ giữa chủ thể HS và TH => Đặt ra câu hỏi/yêu cầu có vấn đề cho
HS – (Câu hỏi nêu vấn đề xuất phát từ tình huống có vấn đề. Khác với câu hỏi gợi mở, câu
hỏi nêu vấn đề tạo ra “đập chắn tư duy”, đặt chủ thể trước những “ngưỡng” nhận thức.
Nó chứa đựng dung lượng lớn bao gồm nhiều kiến thức, đòi hỏi học sinh phải có năng
lực tổng hợp, bao quát kiến thức từ nhiều nguồn tư liệu để trả lời. Nó yêu cầu phải có tư
duy toàn cục để lí giải thấu đáo mọi khía cạnh của vấn đề. Nó tạo ra cho học sinh nhiệm
vụ học tập với những nỗ lực trí tuệ cao nhằm rút ra cho bản thân những tri thức cần thiết
đủ độ tin cậy, sự tự tin và hứng khởi học tập. Nó đặt học sinh vào một trạng huống, một
quá trình vận động tâm lí – ý thức tích cực, buộc học sinh phải tư duy sáng tạo, có tác
dụng phân hoá người học.) Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
3. Cách thức thực hiện
a)Quy trình:
• Bước 3: Tổ chức cho HS GQVĐ
- Nhận diện vấn đề (thông tin nào đã được cung
cấp, yêu cầu nào được đặt ra,…).
- Huy động tri thức về thông tin được cung cấp.
-Thiết lập mối liên hệ giữa thông tin được cung
cấp và yêu cầu đặt ra để tạo thành các giả thuyết
(các hướng trả lời).
- Tìm kiếm thông tin và các cách thức làm việc mới
để giải quyết vấn đề.
- Tự phản biện để quyết định xác lập câu trả lời
hoặc thay đổi giả thuyết.
-Kết luận về vấn đề.
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
3.CÁCH THỨC THỰC HIỆN
b)Các loại tình huống có vấn đề

1.LỰA CHỌN
Đặt người học vào sự lựa chọn một (hoặc một phần) trong số các ý kiến
để nêu quan điểm cá nhân, thuyết phục bản thân và người khác về ý kiến
của mình.

2.PHẢN BÁC
-Đặt người học trước một ý kiến sai lầm để họ lập luận bác bỏ (toàn phần
hoặc một phần) ý kiến, từ đó nêu quan điểm đúng của bản thân.

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


3.CÁCH THỨC THỰC HIỆN
b)Các loại tình huống có vấn đề

3. HOÀI NGHI, NGHỊCH LÍ


-Đặt người học vào sự hoài nghi khoa học về những điều đã được mọi người khẳng
định để đi đến phát hiện mới.
-Đặt người học vào tình thế phải vượt lên sự mất cân bằng giữa logic thông thường
họ đã có/ đã tiếp nhận và điều cần tìm hiểu.

4.NHÂN QUẢ (TẠI SAO)


- Đặt người học vào yêu cầu phải cắt nghĩa, lí giải, thiết lập mối quan hệ
nhân quả giữa các hiện tượng trong bài học.

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


3.CÁCH THỨC THỰC HIỆN
b)Các loại tình huống có vấn đề

5.GIẢ ĐỊNH
Đặt người học vào bối cảnh tưởng tượng để phát hiện, bổ sung, đánh
giá,… điều đang học và vận dụng vào thực tiễn đời sống.
-Giả định thay thế;
-Giả định nhập vai (viết tiếp, tưởng tượng tiếp hoặc sửa đổi,…)
- Giả định kết nối liên văn bản (khái niệm văn bản hiểu theo nghĩa
rộng nhất).

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


MINH HỌA

Về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”,


1.LỰA CHỌN
ý kiến thứ nhất cho rằng tác giả đã khám phá
Đặt người học tình huống truyện nghịch lí. Ý kiến thứ hai lại
vào sự lựa chọn khẳng định đặc sắc của tác phẩm là tình huống
một (hoặc một truyện nhận thức. Quan điểm của em thì sao?
phần) trong số
các ý kiến để
nêu quan điểm
cá nhân, thuyết
phục bản thân
và người khác
về ý kiến của
mình.

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


MINH HỌA

Về vấn đề hướng nghiệp, một bộ phận học


1.LỰA CHỌN
sinh xác định họ sẽ chọn nghề làm ra nhiều tiền.
Đặt người học Số khác có quan điểm chọn nghề mình yêu thích.
vào sự lựa chọn Ý kiến của em thì sao? Hãy lập luận để thuyết
một (hoặc một phục mọi người về quan điểm của em.
phần) trong số
các ý kiến để
nêu quan điểm
cá nhân, thuyết
phục bản thân
và người khác
về ý kiến của
mình.

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


“Chí Phèo là kẻ xấu. Chúng ta phải
2. PHẢN BÁC kịch liệt phê phán và phản đối
-Đặt người học những hành vi lưu manh, thú tính
trước một ý kiến của hắn. Và vì thế, tác phẩm này
sai lầm để họ lập
không nên có mặt trong SGK Ngữ
luận bác bỏ (toàn
phần hoặc một
Văn, tránh làm ảnh hưởng đến cả
phần) ý kiến, từ đó một thế hệ.”
nêu quan điểm (Sóng Hiền)
đúng của bản thân.

BẠN ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO


VỀ Ý KIẾN NÀY?
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020
Trong “Chí Phèo” người kể chuyện
miêu tả Thị Nở là người đàn bà xấu xí
“ma chê quỷ hờn”.
3. HOÀI NGHI, NGHỊCH LÍ
Đặt người học vào sự hoài
nghi khoa học về những
điều đã được mọi người
khẳng định để đi đến phát
hiện mới.
-Đặt người học vào tình
Nhà phê bình Chu Văn Sơn lại cho
thế phải vượt lên sự mất
cân bằng giữa logic thông rằng Thị Nở là người đẹp nhất làng Vũ
thường họ đã có/ đã tiếp Đại.
nhận và điều cần tìm hiểu. Anh/chị nghĩ sao về điều này?

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


4.NHÂN QUẢ (TẠI SAO)
- Đặt người học vào yêu cầu
phải cắt nghĩa, lí giải, thiết
lập mối quan hệ nhân quả
giữa các hiện tượng trong Vì sao khi nghe câu trả lời của
bài học. (Các mối quan hệ người đàn bà hàng chài với Đẩu, Phùng
nhân quả này vốn không có cảm giác căn phòng lồng lộng gió
trực tiếp, rất xa nhau, không biển tự nhiên bị hút hết không khí, trở
hiển thị trên bề mặt) nên ngột ngạt quá, còn Đẩu thì bật lên
Sao?, Sao?

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


◼ 5.GIẢ ĐỊNH
◼ Đặt người học vào bối cảnh tưởng tượng để phát hiện, bổ sung, đánh giá,…
điều đang học và vận dụng vào thực tiễn đời sống

GIẢ ĐỊNH THAY THẾ:


-Nếu bà cô Thị Nở không chỉ thẳng tay vào
mặt cháu mà đay nghiến lấy ai không lấy lại đi lấy
thằng Chí Phèo thì cuộc đời Chí liệu sẽ như thế nào?

GIẢ ĐỊNH NHẬP VAI


- Là phóng viên tạp chí Phụ nữ thế kỉ XXI, bạn
hãy thực hiện cuộc phỏng vấn nhân vật Tràng
(truyện Vợ nhặt- Kim Lân).

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


◼ 5.GIẢ ĐỊNH
◼ Đặt người học vào bối
cảnh tưởng tượng để
phát hiện, bổ sung,
đánh giá,… điều đang
học và vận dụng vào
thực tiễn đời sống

◼ Giả định kết nối liên


văn bản

Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020


BÀI TẬP VẬN DỤNG
1.Anh (chị) hãy xây dựng 01 câu hỏi/nhiệm vụ
nêu và giải quyết vấn đề cho mỗi loại tình huống
có vấn đề trên.
2.Chọn 1 trong số các câu hỏi/nhiệm vụ đó và
hình dung, mô tả cách thức tổ chức HS giải
quyết vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ đã chọn.
Bộ môn Phương pháp dạy học – ĐHSP Hà Nội - 2020

You might also like