NHÓM 2- VỤ QUYỀN ĐI QUA LÃNH THỔ ẤN ĐỘ YẾU TỐ CẤU THÀNH TẬP QUÁN QUỐC TẾ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
----🙠🕮🙢----

TIỂU LUẬN
MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
VỤ QUYỀN ĐI QUA LÃNH THỔ ẤN ĐỘ YẾU TỐ CẤU THÀNH TẬP
QUÁN QUỐC TẾ (ICJ RIGHT OF PASSAGE OVER INDIAN
TERRITORY 1960)

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hồng Thao


Nhóm : 2
Lớp : CPQT 1.5

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN ............................................................................. 2

NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................................... 3

I. TỔNG QUAN ........................................................................................................ 3

II. CHI TIẾT VỤ KIỆN ............................................................................................ 3

1. Bối cảnh ............................................................................................................. 3

2. Quá trình trước tố tụng ...................................................................................... 4

3. Quá trình tố tụng................................................................................................ 5

3.1. Lập luận của Bồ Đào Nha .......................................................................... 5

3.2. Lập luận của Ấn Độ ................................................................................... 6

3.3. Lập luận của Tòa ........................................................................................ 9

4. Phán quyết cuối cùng của Tòa án .................................................................... 10

III. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 13

1. Đánh giá........................................................................................................... 13

2. Tổng kết ........................................................................................................... 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 15


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Mức độ hoàn thành

1 Hoàng Mai Linh KDQT48C1-0061 100%

2 Lê Đỗ Minh Thuý KDQT48C1-0096 100%

3 Hứa Bảo Ngọc KDQT48C1-0072 100%

4 Phạm Thùy Bạch Dương KDQT48C1-0036 100%

5 Nguyễn Lê Minh Anh KDQT48C1-0009 100%

6 Lê Kỳ Đức KDQT48C1-0033 100%

7 Vũ Nguyễn Kim Liên KDQT48C1-0053 100%

8 Cao Lê Yến Chi KDQT48C1-0031 100%

9 Nguyễn Thị Thuỳ Linh KDQT48C1-0060 100%

10 Lê Thị Thuyết KDQT48C1-0097 100%

11 Lê Hương Ly KDQT48C1-0064 100%

12 Quách Thị Hương Giang KDQT48C1-0041 100%


NỘI DUNG CHÍNH

I. TỔNG QUAN
Năm 1960, Ấn Độ đòi quyền đi qua Daman - thuộc địa của Bồ Đào Nha nằm tại
phần phía Tây của tiểu lục địa Ấn Độ và các lãnh thổ cũng là thuộc địa của nước này
vào thời điểm đó là Dadra & Nagar-Aveli. Chính điều này đã làm Bồ Đào Nha lên
tiếng đòi kiện và Bồ Đào Nha tuyên bố rằng họ có quyền đi qua các vùng đó và giữa
vùng này với vùng khác trong phạm vi cần thiết để thực hiện chủ quyền của mình, tuân
theo sự điều tiết và kiểm soát của Ấn Độ. Tuy nhiên, trái với những thỏa thuận, Ấn Độ
đã ngăn cản Bồ Đào Nha thực hiện quyền đó và tình trạng đó cần được giải quyết.
Trong phán quyết đầu tiên được đưa ra vào ngày 26 tháng 11 năm 1957, Tòa án đã bác
bỏ 4 trong số các phản đối sơ bộ do Ấn Độ đưa ra liên quan đến quyền tài phán của
Tòa án; đồng thời đồng ý giải quyết 2 phản đối còn lại trong phiên tòa tiếp theo. Trong
Phán quyết thứ hai, được đưa ra vào ngày 12 tháng 4 năm 1960, sau khi tiếp tục xem
xét 2 phản đối sơ bộ còn lại, Tòa án đã đưa ra phán quyết cuối cùng có lợi hơn cho phía
Bồ Đào Nha.

II. CHI TIẾT VỤ KIỆN

1. Bối cảnh
Thành tựu hàng hải của Vasco da Gama đã tìm ra cho Châu Âu một hải trình mới
tới Ấn Độ vào năm 1498 và tạo thuận lợi cho thương mại Ấn-Âu. Từ những năm 1500,
người Bồ Đào Nha nhanh chóng thiết lập các thương điếm tại Daman. Các lãnh thổ
ven biển của Dadra và Nagar-Aveli lần lượt thuộc quyền kiểm soát của Bồ Đào Nha
vào năm 1783 và 1785. Trước khi có sự kiểm soát của người Bồ Đào Nha, khu vực này
về mặt lịch sử nằm dưới sự kiểm soát của các thủ lĩnh Koli, và Rajputs, cuối cùng do
Maratha kiểm soát. Dưới sự cai trị của Maratha, người Bồ Đào Nha sau đó được phép
thu tiền từ các làng Nagar-Aveli sau một hiệp ước. Sau khi các cường quốc Maratha bị
đánh bại trong cuộc chiến tranh Anglo-Maratha lần thứ ba vào năm 1818, người Bồ
Đào Nha đã nắm quyền kiểm soát khu vực này và công nhận nó là thuộc địa của Bồ

3
Đào Nha tại Ấn Độ. Tuy nhiên, vào những năm 1930, khi mà phong trào chống người
Bồ Đào Nha ở Goa mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó đã lan rộng đến Dadra và Nagar-
Aveli, dẫn đến một cuộc nổi loạn đòi độc lập ở Dadra & Nagar-Aveli vào cuối tháng
7. Ngay khi nhận thức được sự việc, vào ngày 24/7/1954, trong Công hàm số 98 từ Cơ
quan hành chính của Bồ Đào Nha tại New Delhi gửi Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Chính phủ
Bồ Đào Nha đã yêu cầu Chính phủ Ấn Độ cho phép các quan chức và lực lượng vũ
trang Bồ Đào Nha đi qua Daman để đến Dadra & Nagar-Aveli ổn định tình hình. Tuy
nhiên, phía Ấn Độ đã từ chối yêu cầu này của Bồ Đào Nha. Do không thể tiếp cận
Dadra & Nagar-Aveli một cách kịp thời, Bồ Đào Nha đã mất quyền kiểm soát đối với
vùng đất này, dẫn đến việc thành lập Dadra & Nagar-Aveli Tự do (Free Dadra and
Nagar-Aveli), độc lập khỏi sự cai trị của Bồ Đào Nha vào ngày 2 tháng 8 năm 1954.
Tuy nhiên, chính phủ Bồ Đào Nha vẫn chưa sẵn sàng bỏ cuộc. Họ đã đưa vấn đề ra
Tòa án Công lý Quốc tế ICJ nhằm đòi yêu sách chủ quyền đối với các cùng đất là
Daman và Dadra & Nagar-Aveli.

2. Quá trình trước tố tụng


Vào năm 1940, Ấn Độ đã đưa ra “Tuyên bố chấp nhận quyền tài phán bắt buộc
của Pháp viện Thường trực quốc tế”. Mặc dù Pháp viện Thường trực quốc tế chỉ là tiền
thân của Tòa án Công lý quốc tế nhưng dựa theo khoản 5, Điều 36 Quy chế Tòa án
Quốc tế, thì tuyên bố này vốn chưa bị chấm dứt hiệu lực, được coi như là tuyên bố chấp
nhận quyền tài phán bắt buộc của Ấn Độ đối với Tòa án Công lý Quốc tế. Về nội dung
Tuyên bố của Ấn Độ năm 1940, có ba ý chính, nổi bật. Thứ nhất, thẩm quyền tài phán
của Pháp viện được công nhận trong vòng 5 năm và sau đó cho đến thời điểm Ấn Độ
đưa ra thông báo nhằm chấm dứt sự đồng ý này, đối với mọi tranh chấp nảy sinh sau
ngày 05/02/1930. Thứ hai, cũng như quy tắc chung, tuyên bố này được đưa ra trên cơ
sở của nguyên tắc có đi có lại (on condition of reciprocity /ˌresɪˈprɒsəti/). Thứ ba, trong
tuyên bố của mình, Ấn Độ nhấn mạnh rằng họ có quyền không chấp nhận quyền tài
phán bắt buộc đối với “các tranh chấp liên quan đến những vấn đề mà theo luật quốc
tế là hoàn toàn thuộc thẩm quyền riêng biệt của Ấn Độ”.

4
Về phía Bồ Đào Nha, dựa theo khoản 2, Điều 36 Quy chế Tòa án Quốc tế: “Các
nước thành viên của quy chế bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận bắt
buộc, ipso facto và không cần một thỏa thuận đặc biệt nào, đối với một nước khác bất
kỳ cũng chấp nhận một nghĩa vụ như vậy”, Bồ Đào Nha đã đưa ra “Tuyên bố chấp
nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án” vào ngày 19/12/1955. Trong số những điều
kiện kèm theo tuyên bố này có điều kiện thứ hai nhấn mạnh rằng: Tuyên bố hiện tại sẽ
phát sinh hiệu lực vào thời điểm Bồ Đào Nha gửi tuyên bố cho Tổng Thư ký Liên hợp
quốc và sẽ có hiệu lực trong giai đoạn là 01 năm và sau đó tiếp tục cho đến khi có thông
báo của nước này chấm dứt hiệu lực của tuyên bố được chuyển đến cho Tổng Thư ký
Liên hợp quốc. Theo điều kiện thứ ba trong Tuyên bố, thì Chính phủ Bồ Đào Nha bảo
lưu quyền loại trừ khỏi phạm vi của tuyên bố vào bất cứ thời điểm nào, về bất kỳ loại
tranh chấp nào bằng thông báo cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc và có hiệu lực kể từ
thời điểm đó. Chỉ 3 ngày sau khi tuyên bố chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa
án, vào ngày 22/12/1955, Bồ Đào Nha đệ đơn khởi kiện chống lại Ấn Độ tại Tòa án
Công lý Quốc tế.

3. Quá trình tố tụng

3.1. Lập luận của Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha viện dẫn ba nguồn của Luật Quốc tế để khẳng định quyền qua lại của
mình đối với các vùng lãnh thổ Daman và Dadra & Nagar-Aveli thuộc Ấn Độ. Thứ
nhất, về nguồn Điều ước Quốc tế, Bồ Đào Nha viện dẫn Hiệp ước năm 1779 và hai văn
kiện khác năm 1783 và 1785 được ký giữa Bồ Đào Nha và Đế quốc Maratha nhằm
khẳng định rằng: người Bồ Đào Nha và quân đội Bồ Đào Nha có quyền đi qua và vận
chuyển hàng hóa, vũ khí qua một số vùng là thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ. Thứ
hai, về nguồn Tập quán Quốc tế, Bồ Đào Nha cho rằng có một tập quán địa phương
(local custom) là thỏa thuận giữa Bồ Đào Nha và Anh liên quan đến quyền đi lại giữa
Daman và các vùng đất Dadra và Nagar-Aveli của Bồ Đào Nha, và tập quán địa phương
này chỉ đơn giản là sự áp dụng quy tắc chung của Luật Tập quán Quốc tế. Thứ ba, về
nguồn Các nguyên tắc pháp luật chung, Bồ Đào Nha viện dẫn một nguyên tắc rằng

5
“Bất kỳ một nguyên tắc nào thừa nhận một quyền, đều thể hiện tính hợp pháp đối với
bất kỳ hành động nào cần thiết để bảo vệ quyền đó”. Chính vì vậy, bởi vì Bồ Đào Nha
có chủ quyền đối với các lãnh thổ là thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ nên họ sẽ có
quyền đi qua và đi vào các vùng lãnh thổ ấy, bao gồm cả lực lượng quân sự và vũ khí
chứ không chỉ đơn giản là con người và hàng hóa. Từ ba lập luận trên, Bồ Đào Nha
yêu cầu Tòa án phải tuyên bố:
Thứ nhất, Bồ Đào Nha có quyền qua lại giữa hai vùng lãnh thổ thuộc địa của họ,
giữa hai vùng này với nhau, đối với con người, hàng hóa, bao gồm cả cảnh sát và lực
lượng vũ trang.
Thứ hai, Ấn Độ đã cản trở trái phép và đang tiếp tục cản trở việc qua lại này.
Thứ ba, Ấn Độ phải chấm dứt tình trạng này ngay.

3.2. Lập luận của Ấn Độ

Thứ nhất, Ấn Độ cho rằng “Tuyên bố chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa
án” của Bồ Đào Nha vào ngày 19/12/1955, theo Điều 36, khoản 2 Quy chế Tòa án
Công lý quốc tế, là không hợp lệ do điều khoản thứ 3 trong chính tuyên bố này của Bồ
Đào Nha. Cụ thể, điều khoản thứ 3 trong tuyên bố của Bồ Đào Nha nói rằng nước này
“bảo lưu quyền loại trừ khỏi phạm vi của tuyên bố vào bất cứ thời điểm nào, về bất kỳ
loại tranh chấp nào bằng thông báo cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc và có hiệu lực kể
từ thời điểm đó”. Ấn Độ cho rằng điều khoản này là một hình thức làm ‘giảm nghĩa vụ
và sự ràng buộc’ của Bồ Đào Nha với chính tuyên bố “Chấp nhận quyền tài phán ‘bắt
buộc’ của Tòa án” của họ chỉ bằng sự ‘thông báo’ một cách đơn phương. Chính vì vậy,
điều khoản thứ 3 trong Tuyên bố của Bồ Đào Nha là không phù hợp với Điều khoản
Tùy chọn của Quy chế Tòa án dẫn đến việc Tuyên bố của Bồ Đào Nha bị Ấn Độ coi là
không hợp lệ và không có giá trị.
Thứ hai, Ấn Độ viện dẫn một điều kiện trong “Tuyên bố chấp nhận quyền tài phán
bắt buộc của Tòa án” của chính mình vào ngày 28/2/1940 rằng “Ấn Độ chỉ chấp nhận
quyền tài phán bắt buộc theo Điều khoản tùy chọn ‘với điều kiện có đi có lại’". Ấn Độ
cho rằng việc Bồ Đào Nha nộp đơn kiện Ấn Độ vào ngày 22/12/1955 (chỉ 3 ngày sau

6
khi nước này đưa ra “Tuyên bố Chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án” vào
ngày 19/12/1955, trước cả khi Ấn Độ nhận được thông báo về tuyên bố của Bồ Đào
Nha) là “vi phạm sự bình đẳng, tương trợ và có đi có lại” khi Ấn Độ đã không được
biết về quyết định của Bồ Đào Nha và không còn khả năng từ chối thẩm quyền bắt
buộc của Tòa ở thời điểm Bồ Đào Nha nộp đơn kiện Ấn Độ.
Thứ ba, Ấn Độ cho rằng, theo Luật Tập quán Quốc tế, Bồ Đào Nha trước khi nộp
Đơn phải tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao với Ấn Độ. Tuy nhiên, việc mà Bồ
Đào Nha nộp đơn kiện Ấn Độ vào ngày 22/12/1955 (gần như là ngay lập tức sau khi
nước này đưa ra “Tuyên bố Chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án” vào ngày
19/12/1955) mà không cố gắng theo đuổi các cuộc đàm phán ngoại giao với Ấn Độ
hoặc không đợi đến khi Ấn Độ nhận được thông báo về tuyên bố của Bồ Đào Nha là
không tuân thủ quy tắc Luật tập quán quốc tế.
Thứ tư, Ấn Độ cho rằng: bởi vì Bồ Đào Nha đã vi phạm nguyên tắc có đi có lại
trong Điều khoản tùy chọn của Quy chế Tòa án và trong chính Tuyên bố năm 1940 của
Ấn Độ nên “Tuyên bố chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án” của Bồ Đào Nha
là không có hiệu lực và vì đó, Tòa không có thẩm quyền giải quyết Đơn của Bồ Đào
Nha.
Thứ năm, Ấn Độ cho rằng trong “Tuyên bố chấp nhận quyền tài phán bắt buộc
của Tòa án” của nước này vào năm 1940 không bao gồm sự chấp nhận quyền tài phán
bắt buộc đối với “các tranh chấp liên quan đến những vấn đề mà theo luật quốc tế là
hoàn toàn thuộc thẩm quyền riêng biệt của Ấn Độ”. Trong khi đó, tranh chấp đối với
Bồ Đào Nha trong sự việc lần này là nằm trong ngoại lệ đó. Ấn Độ cũng đưa ra các
bằng chứng trong thời kỳ Maratha, thời kỳ thuộc Anh và thời kỳ hậu Anh để chứng
minh rằng yêu sách về “quyền qua lại giữa các vùng lãnh thổ thuộc địa, đối với con
người, bao gồm cả lực lượng vũ trang và cảnh sát; và hàng hóa, bao gồm cả vũ khí”
của Bồ Đào Nha đối với các vùng lãnh thổ liên quan là không có giá trị pháp lý. Thứ
nhất, đối với việc Bồ Đào Nha viện dẫn Hiệp ước năm 1779 và hai văn kiện năm 1783
và 1785 (được ký kết giữa Bồ Đào Nha và đế quốc Maratha, để chứng minh người Bồ
Đào Nha và quân đội Bồ Đào Nha có quyền đi qua và vận chuyển hàng hóa, vũ khí qua

7
một số vùng tại Ấn Độ), Ấn Độ cho rằng đế quốc Maratha chỉ cho phép Bồ Đào Nha
thu lợi nhuận từ các vùng này chứ không cho phép người dân và quân đội Bồ Đào Nha
tự do đi lại, vận chuyển hàng hóa, vũ khí qua các vùng đó. Đến khi đế quốc Maratha
sụp đổ, Chính quyền Anh cai trị Ấn Độ đã từ chối ràng buộc chính phủ của mình với
các hiệp ước mà đế quốc Maratha đã ký nên thực chất, giữa người Bồ Đào Nha và
người Anh không hề có bất cứ thỏa thuận nào về quyền tự do đi lại, vận chuyển hàng
hóa và vũ khí. Thứ hai, Ấn Độ coi việc Bồ Đào Nha cho rằng có một tập quán địa
phương (local custom) là thỏa thuận giữa Bồ Đào Nha và Anh liên quan đến việc đi lại
giữa Daman và các vùng đất Dadra và Nagar-Aveli, và rằng tập quán địa phương này
chỉ đơn giản là sự áp dụng quy tắc chung của Luật Tập quán Quốc tế là không hợp lý.
Bởi lẽ, Ấn Độ cho rằng không có tập quán nào có hiệu lực ràng buộc trong luật pháp
quốc tế trừ khi được sự ủng hộ bởi “niềm tin cần thiết vào tính chất pháp lý bắt buộc
của một quy tắc, quy phạm tập quán” (opinio juris) của các quốc gia khác. Và đối với
tập quán địa phương giữa Bồ Đào Nha và Anh mà Bồ Đào Nha đưa ra, rõ ràng là đã
không hề có bất kỳ một opinio juris nào. Thứ ba, về nguyên tắc pháp luật chung mà Bồ
Đào Nha viện dẫn trong đơn kiện Ấn Độ, Ấn Độ cho rằng nguyên tắc đó chưa đủ điều
kiện để trở thành một nguyên tắc pháp luật chung theo điểm c, khoản 1, Điều 38 Quy
chế Tòa án.
Thứ sáu, Ấn Độ viện dẫn một điều khoản trong “Tuyên bố chấp nhận quyền tài
phán bắt buộc của Pháp viện Thường trực quốc tế” năm 1940 của mình rằng: Ấn Độ
chỉ chấp nhận quyền tài phán bắt buộc đối với những tranh chấp nảy sinh sau ngày
05/02/1930. Việc Bồ Đào Nha cung cấp các bằng chứng liên quan đến yêu sách chủ
quyền của mình trong giai đoạn từ thời điểm nộp Đơn (năm 1955) trở về trước cho
thấy rằng tranh chấp mà Bồ Đào Nha đang đệ trình lên Tòa án để kiện Ấn Độ là một
vấn đề liên quan đến một tình huống có từ trước ngày 5/2/1930. Chính vì vậy, Ấn Độ
có quyền không chấp nhận quyền tài phán bắt buộc đối với vụ việc mà Bồ Đào Nha
kiện Ấn Độ lần này.

8
3.3. Lập luận của Tòa

Vụ kiện giữa Ấn Độ và Bồ Đào Nha liên quan đến đến quyền đi qua lãnh thổ Ấn
Độ được diễn ra trong 2 phiên toà chính vào năm 1957 và năm 1960. Phía Ấn Độ đã
đưa ra tổng cộng 6 lập luận phản bác đối với những yêu cầu cũng như những tuyên bố
của Bồ Đào Nha. Trong phiên tòa ngày 26/11/1957, Tòa án đã bác bỏ 4 phán đổi sơ bộ
đầu tiên của Ấn Độ và tuyên bố 2 phản đối còn lại sẽ được bàn luận tiếp tục trong phiên
tòa sau.
Phiên tòa ngày 26/11/1957 bao gồm 15 thẩm phán chính, 1 thẩm phán ad hoc (đặc
biệt, một lần) và 1 Registrar. Đối với 4 Phản đối sơ bộ của Ấn Độ, Tòa đã bác bỏ Phản
đối sơ bộ thứ nhất và thứ hai với 14 phiếu bác bỏ và 3 phiếu đồng ý; bác bỏ Phản đối
thứ ba với 16 phiếu bác bỏ, 1 phiếu đồng ý; bác bỏ Phản đối thứ tư với 15 phiếu bác
bỏ, 2 phiếu đồng ý.
Đối với Phản đối sơ bộ đầu tiên từ phía Ấn Độ, Tòa giải thích Điều khoản thứ 3
trong tuyên bố của Bồ Đào Nha, rằng nước này “bảo lưu quyền loại trừ khỏi phạm vi
của tuyên bố vào bất cứ thời điểm nào, về bất kỳ loại tranh chấp nào bằng thông báo
cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc và có hiệu lực kể từ thời điểm đó” có nghĩa là: Bồ
Đào Nha chỉ có quyền không công nhận tài phán bắt buộc đối với các tranh chấp được
đệ trình sau khi Bồ Đào Nha đưa ra thông báo chứ không thể có quyền tương tự đối
với các vụ việc đã được đệ trình và đang chờ xử lý. Chính vì vậy, Điều khoản thứ 3
trong tuyên bố của Bồ Đào Nha không trái với các Điều khoản Tùy chọn của Quy chế
Tòa án nên về tổng thể, Tuyên bố của Bồ Đào Nha vẫn được xem là có giá trị. Trong
mối liên hệ này, Tòa án đã đề cập đến một nguyên tắc mà Tòa án đã đặt ra trong vụ
Nottebohm như sau: "Một thực tế bên ngoài như Tuyên bố mất hiệu lực vì lý do hết
thời hạn hoặc từ chối không thể tước quyền của Tòa án nếu quyền tài phán đã được
thiết lập”. Tòa án cũng từ chối chấp nhận quan điểm rằng Điều khoản trong Tuyên bố
của Bồ Đào Nha là không phù hợp với nguyên tắc có đi có lại vì nó đã được quy định
theo khoản 2, Điều 36 về việc chấp nhận điều khoản tùy chọn có liên quan đến các
quốc gia đã chấp nhận cùng một nghĩa vụ tương tự.

9
Đối với Phản đối sơ bộ thứ hai từ phía Ấn Độ cho rằng: việc nộp đơn kiện ngay
sau khi tuyên bố chấp nhận quyền tài phán bắt buộc đã vi phạm sự bình đẳng giữa các
bên và sự có đi có lại mà Ấn Độ đáng lẽ phải được hưởng theo Điều khoản tùy chọn
đã được ghi rõ ràng như một điều kiện trong Tuyên bố năm 1940 của Ấn Độ, Tòa cho
rằng: Khi một quốc gia đưa ra “Tuyên bố chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa
án”, thì họ phải tính đến khả năng rằng bất cứ lúc nào cũng có thể phải chấp nhận tuân
theo các nghĩa vụ của Điều khoản tùy chọn liên quan đến một Tuyên bố mới do các
quốc gia khác thực hiện. Chính vì vậy, trong trường hợp này, Tòa vẫn bảo lưu Tuyên
bố của Bồ Đào Nha và coi tuyên bố này là hợp lệ.
Đối với Phản đối sơ bộ thứ ba của Ấn Độ cho rằng: Bồ Đào Nha đã không tuân
thủ Luật Tập quán Quốc tế khi không cố gắng theo đuổi các cuộc đàm phán ngoại giao
với Ấn Độ, Tòa cho rằng: Việc Bồ Đào Nha từng gửi công hàm đến Ấn Độ yêu cầu
quyền đi qua các vùng đất là thuộc địa của nước này vào năm 1954 được tính là Bồ
Đào Nha đã có các cuộc trao đổi ngoại giao với Ấn Độ. Và việc Bồ Đào Nha không
nhận được sự đồng ý của Ấn Độ cho thấy các cuộc đàm phán đã đi đến bế tắc. Chính
vì vậy, việc Bồ Đào Nha đệ đơn kiện Ấn Độ được xem là hợp lý.
Đối với Phản đối sơ bộ thứ tư của Ấn Độ bác bỏ thẩm quyền của Tòa sau khi đã
nêu ra 3 phản đối sơ bộ trước đó, Tòa chỉ nhắc lại những gì đã nói trong khi xử lý 3
phản đối sơ bộ đầu tiên của Ấn Độ và khẳng định Tòa có quyền tài phán đối với tranh
chấp giữa Bồ Đào Nha và Ấn Độ.

4. Phán quyết cuối cùng của Tòa án

Trong phiên tòa ngày 12/4/1960, Tòa tiếp tục xem xét lập luận thứ 5 và thứ 6 của
Ấn Độ và đưa ra phán quyết cuối cùng nhằm kết thúc vụ kiện:
Đối với lập luận thứ năm của Ấn Độ về căn cứ chứng minh chủ quyền của Bồ
Đào Nha dựa trên các Hiệp ước với Maratha. Tòa đồng ý với Ấn Độ là Hiệp ước và
các văn kiện đã không chuyển giao chủ quyền cho Bồ Đào Nha mà chỉ là về vấn đề
cấp hoa lợi (revenue grant) cho các làng mạc có liên quan. Tuy nhiên, Tòa nhấn mạnh
rằng: với việc thiết lập chủ quyền của Anh ở Ấn Độ thì tình hình đã khác đi. Chính

10
quyền Anh ở Ấn Độ đã coi Bồ Đào Nha có thẩm quyền quản lý hành chính đầy đủ và
tuyệt đối đối với các làng mạc tại đây và họ đã không phản đối gì, qua đó đã công nhận
chủ quyền của Bồ Đào Nha bằng cách ngầm chấp nhận và trên thực tế sau đó cũng đã
được Ấn Độ thừa nhận. Tòa cũng đồng ý với yêu sách quyền qua lại giữa Daman và
các lãnh thổ bên trong, cũng như giữa các vùng này với nhau là đã được thiết lập thông
qua thực tiễn trước cũng như sau thời kỳ thuộc địa của Anh qua hơn một thế kỷ. Tòa
từ chối quan điểm của Ấn Độ rằng một tập quán không thể chỉ tồn tại giữa hai quốc
gia mà không có opinio juris nào từ các quốc gia khác.
Về vấn đề quyền qua lại có bao gồm tất cả người và các loại hàng hóa hay không?
Tòa nhận thấy, điểm chung của cả hai bên đó là quyền đi lại của các cá nhân và quan
chức là không bị hạn chế bởi sự kiểm soát ở giai đoạn này. Tương tự, đối với việc đi
qua của hàng hóa thương mại, trừ vũ khí và quân trang lại chịu sự điều chỉnh khác với
quy định thông thường do sự cần thiết về mặt an ninh và tài chính cũng như các biện
pháp kiểm soát tiến hành vì mục đích chống buôn lậu rượu và nguyên liệu chưng cất
rượu. Do đó, Tòa lập luận việc sử dụng lâu dài cách thức như vậy đã tạo ra các quyền
và nghĩa vụ tương ứng.
Tòa đưa ra nhận định, trong giai đoạn thuộc địa của Anh cho đến năm 1878, việc
qua lại của lực lượng vũ trang và cảnh sát giữa các vùng do Anh và Ấn Độ kiểm soát
là dựa trên cơ sở qua lại. Và đây không còn là vấn đề về quyền nữa. Thêm vào đó, năm
1878, một hiệp ước đã quy định rằng lực lượng vũ trang của hai nước sẽ không đi vào
lãnh thổ của một nước khác trừ khi đó là kết quả của một yêu cầu chính thức hoặc vì
mục đích cụ thể được xác định trong các hiệp định trước đó hoặc vì mục đích hỗ trợ
lẫn nhau, các trao đổi giữa chính quyền hai nước ở Ấn Độ cho thấy rằng các quy định
này áp dụng cho việc đi lại giữa Daman và các thuộc địa bên trong. Mặc dù Bồ Đào
Nha lập luận, có một số trường hợp giữa những năm 1880 và 1889, lực lượng vũ trang
của Bồ Đào Nha đã qua lại giữa những nơi này mà không cần có sự đồng ý, Tòa lưu ý,
vào năm 1890, trước sự phản đối của Toàn quyền Bombay, Toàn quyền Bồ Đào Nha
tại lãnh thổ Ấn Độ đã xác nhận binh sĩ của nước này không bao giờ đi ngang qua lãnh
thổ Anh (tức Ấn Độ) mà không được phép và rằng đây là thực tiễn đã áp dụng qua

11
nhiều thế kỷ. Tòa chỉ rõ Hiệp ước 1878 đã quy định cấm rõ ràng về quyền đi qua đối
với binh sĩ và đạn dược, trừ khi có sự đồng ý khác về điều này và điều này tiếp diễn
trong suốt thời gian hậu thuộc địa.
Tòa đã bác bỏ lập luận của Bồ Đào Nha cho rằng, quyền đi lại đã được công nhận
bằng quy tắc tập quán quốc tế trung và khu vực, đồng thời nhấn mạnh với vấn đề quyền
qua lại của quân đội, cảnh sát, vũ khí và đạn dược thì đã có những thực tiễn được chấp
nhận (sự qua lại không phải là một quyền sẽ thắng thế (prevail) trên tất cả các quy tắc
mà được cho là tồn tại trong tập quán quốc tế chung hoặc những quy tắc của pháp luật
quốc gia). Tòa khẳng định, không tồn tại quyền đi qua của quân đội, cảnh sát, vũ khí
và đạn dược; không thể kết luận Ấn Độ không có quyền thực thi quyền lực của mình
đối với việc quy định và kiểm soát việc đi lại. Vì vậy, những hành động nhằm hạn chế
quyền đi lại, thậm chí cả quyền đi lại dân sự, cụ thể trong những năm 1953 và 1954
không được xem là những hành động bất hợp pháp.
Đối với lập luận thứ 6 của Ấn Độ cho rằng: việc Bồ Đào Nha viện dẫn những
bằng chứng trong giai đoạn từ thời điểm nộp Đơn (năm 1955) trở về trước cho thấy
tranh chấp giữa Bồ Đào Nha và Ấn Độ là một vấn đề liên quan đến một tình huống có
từ trước ngày 5/2/1930; và vì vậy, Ấn Độ có quyền không chấp nhận quyền tài phán
bắt buộc đối với vụ việc mà Bồ Đào Nha kiện Ấn Độ lần này, Tòa lập luận rằng: những
bằng chứng mà Bồ Đào Nha viện dẫn không thể được coi như nguyên nhân của tranh
chấp lần này. Trước thời điểm năm 1954, những hiệp ước, thỏa thuận, quy định mà Bồ
Đào Nha viện dẫn vẫn công nhận và thực thi bởi Ấn Độ nên Bồ Đào Nha vẫn được bảo
đảm quyền của mình. Mãi cho đến thời điểm năm 1954, khi mà Ấn Độ làm trái với các
thỏa thuận trước đó, làm phương hại đến các quyền của Bồ Đào Nha thì nước này mới
bắt đầu kiện Ấn Độ. Chính vì vậy, nguyên nhân chính của tranh chấp lần này là sự làm
trái thỏa thuận của Ấn Độ - một sự việc diễn ra sau ngày 5/2/1930 nên Tòa hoàn toàn
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

12
III. KẾT LUẬN

1. Đánh giá

Thứ nhất, phán quyết được xem như một án lệ kinh điển của luật quốc tế. Đây là
bằng chứng của quan hệ quốc tế bình thường giữa hai quốc gia được xác định bởi
những quy tắc chung có tính ràng buộc các bên, bao gồm cả điều ước quốc tế và thông
lệ quốc tế. Vấn đề tranh chấp có tính pháp lý ở chỗ, chúng đề cập đến những tranh cãi
về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ quốc tế đồng thời cũng mang tính thực
tiễn rất cao khi thể hiện quá trình giải quyết tranh chấp gắn chặt với lợi ích của mỗi
nước. Việc giải quyết tranh chấp đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, với sự xuất hiện của một số nước mới giành được độc lập đã tham gia
đời sống quốc tế với tư cách như những chủ thể bình đẳng và có quyền lợi ngang bằng
với các quốc gia khác. Trong trường hợp này, Ấn Độ là một nước mới giành được độc
lập, sự tham gia của quốc gia này vào đời sống quốc tế cũng gặp nhiều trở ngại tại thời
điểm đó khi mà các nước đế quốc vẫn tiếp tục theo đuổi quan điểm áp đặt ý chí của
mình và mong muốn duy trì trật tự pháp luật đã có trước đó.
Thứ hai, phán quyết của toà án có vai trò tạo một tiền lệ quan trọng về hiệu lực
của điều khoản tự lựa chọn và ý nghĩa của nguyên tắc qua lại trong thời điểm đó. Vấn
đề này sau đó đã tiếp tục được nhắc đến trong trường hợp các vụ kiện của Cameroon
và Nigeria vào năm 1998. Ở trường hợp này, phán quyết đề cập đến một nội dung quan
trọng của Luật Điều ước quốc tế, đó là tính hiệu lực của những tuyên bố đơn phương
có ý nghĩa pháp lý tương đương với một tuyên bố bảo lưu. Trong vụ việc này, Ấn Độ
có căn cứ khi cho biết họ cảm thấy ngạc nhiên và không có lý do gì loại bỏ nguy cơ
thua kiện đối với Bồ Đào Nha. Sau này, nhiều quốc gia đã rút kinh nghiệm loại bỏ khả
năng bị kiện qua việc xác định một quốc gia khác cũng có thể kiện nước đó trong một
thời gian nhất định sau khi ra tuyên bố.
Thứ ba, phán quyết khẳng định sự tồn tại và giá trị pháp lý của những tập quán
trong khu vực hay các tập quán xã hội địa phương khác không cần phải có sự công
nhận từ nhiều quốc gia. Phán quyết công nhận rằng có thể tồn tại các tập quán quốc tế

13
được áp dụng giữa nhiều nước trong khu vực hay thậm chí giữa hai quốc gia. Trong
thực tế, những tập quán này có thể tồn tại và được xem như có giá trị pháp lý, nhưng
chúng cần đảm bảo tất cả các điều kiện để trở thành một tập quán. Đó là sự đồng ý thừa
nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc của luật sau khi phán quyết đó là chính xác và hợp lý.
Phán quyết có thể là án lệ phổ biến cho việc xem xét về nguồn của luật quốc tế liên
quan đến nguồn tập quán quốc tế.

2. Tổng kết

Tổng kết lại, trường hợp này được coi là một trường hợp hoàn chỉnh của các đặc
điểm quan trọng. Tòa án đã kiểm tra xuyên suốt quá trình của vấn đề và xem xét các
mối quan hệ tồn tại giữa các quốc gia láng giềng, không chỉ bị giới hạn bởi các quy tắc
mà được điều chỉnh bởi thực tiễn. Do đó, tòa án cho rằng cần có một sự giao thoa về
văn hóa khiến cho cả hai quốc gia cùng chấp nhận.
Do đó, ưu thế của phong tục tập quán sẽ chiếm ưu thế so với bất kỳ quy tắc chung
hiện có nào. Quyền đi lại mà người Bồ Đào Nha tuyên bố phải được công nhận hoàn
toàn dựa trên các điều khoản và điều kiện nhất định liên quan đến lực lượng vũ trang,
cảnh sát vũ trang, vũ khí, đạn dược, bổ sung cho phép Ấn Độ thực hiện chủ quyền của
mình đối với vùng lãnh thổ can thiệp đã được thừa nhận bởi tòa án.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (n.d.). CASE CONCERNING RIGHT OF PASSAGE OVER: INDIAN
TERRITORY (MERITS) Judgment of 12 April 1960. Retrieved December 12,
2022, from https://www.icj-cij.org/public/files/case-related/32/4523.pdf
2. Case Analysis: Right of Passage over Indian Territory (Portugal v India) –
Legal 60. (2020, December 18). Legal 60. Retrieved December 12, 2022, from
https://legal60.com/case-analysis-right-of-passage-over-indian-territory-
portugal-v-india/
3. Home. (n.d.). YouTube. Retrieved December 12, 2022, from https://www.icj-
cij.org/public/files/case-
related/32/9107.pdf?fbclid=IwAR3VVIk4DDshFgwCzCHVYnCCzcH
4. Home. (n.d.). YouTube. Retrieved December 12, 2022, from https://www.icj-
cij.org/public/files/case-
related/32/9116.pdf?fbclid=IwAR3O5a_zvflkU3JHfb2s6vX4MP4g
5. Home. (n.d.). YouTube. Retrieved December 12, 2022, from https://www.icj-
cij.org/public/files/case-
related/32/2233.pdf?fbclid=IwAR16jE4DeLTNbkrhpX2i6fMO6ap
6. Luật Pháp - Quốc Tế Công Pháp & Vụ Lý Tống Rải Truyền Đơn Tại Vn. (n.d.).
Vietbao. Retrieved December 12, 2022, from https://vietbao.com/a18454/luat-
phap-quoc-te-cong-phap-vu-ly-tong-rai-truyen-don-tai-vn

15

You might also like