Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Khoá - Lớp: K47- LK002

Nhóm 3

PHÁP LUẬT VÀ DỊCH BỆNH


COVID – 19 là cái tên nhạy cảm với chúng ta suốt thời gian qua. Công tác
phòng, chống và chữa bệnh luôn được đẩy mạnh và theo dõi rất sát sao trên cả
nước. Nhưng dù sao, Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển không thể
tránh khỏi những khó khăn, thử thách. Cụ thể, theo báo Tiền Phong có viết: “Kể
từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 888.940 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia
và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng
thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.027 ca
nhiễm).”
Chính vì thế, sự quan tâm lãnh đạo của cơ quan các cấp và tổ chức Chính Phủ là
vô cùng quan trọng. Mới đây, thông qua Nghị quyết số 30 của Quốc hội đã mở
rộng thêm một số quyền cho Chính Phủ và Chủ Tịch Nước. Nhận thấy được sự
cần thiết, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm
điều tiết tình hình dịch bệnh. Trong đó, nổi bật nhất là Nghị quyết số 86 và Nghị
quyết số 128. Nội dung chính của Nghị quyết đã từng được các bài báo sau đây
đề cập đến: “Hiệu lực hồi tố của Nghị quyết về phòng chống dịch COVID -19”,
“Tại sao Nghị quyết 128 chứ không phải Nghị định 128”, “Bàn về hiệu lực
pháp lý của Nghị quyết 128 về chống dịch”. Qua đó, ta cũng nhìn thấy được
nhiều điểm mới về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tình hình
dịch bệnh
Như trong bài báo “Tại sao Nghị quyết 128 chứ không phải Nghị định 128” có
đề cập đến việc Chính Phủ ban hành Nghị quyết thay vì Nghị Định. Theo TS
Thái Thị Tuyết Dung, việc ban hành Nghị quyết là đúng và phù hợp hơn việc
ban hành Nghị định. Để giải thích cho nhận định này của mình, TS đã đưa ra hai
nguyên nhân chính. Thứ nhất, đó là Nghị quyết được chính Quốc hội cho phép:
“ Ngày 28-7-2021, Quốc hội (QH) ban hành Nghị quyết 30/2021/QH15, cho
phép CP, Thủ tướng Chính phủ sử dụng các hình thức nghị quyết, chỉ thị, công
điện, công văn và các hình thức văn bản (VB) khác thuộc thẩm quyền để quy
định, triển khai các biện pháp phòng chống dịch…”. Thứ hai, đó là quy trình
ban hành một Nghị quyết nhanh chóng và rút ngắn thời gian hơn: “Quy trình
ban hành Nghị định ngay cả khi theo thủ tục rút gọn quá phức tạp, kéo dài,
không đáp ứng việc ban hành trong trường hợp dịch bệnh, cần nhanh chóng, hồ
sơ thủ tục đơn giản.” Được biết rằng, để ban hành một Nghị định trong điều
kiện bình thường thì kéo dài không dưới 6 tháng, điều này sẽ gây tốn thời gian
và không kịp thời trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Đã có nhiều
trường hợp trên cả nước lâm vào tình trạng khẩn cấp, chiều họp, tối ban hành,
mai có hiệu lực. Nếu vẫn tuân thủ theo quy định trong Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật về quy trình ban hành Nghị định thì sẽ không kịp thời giải
quyết trong tình huống cấp thiết. Điều này cũng lý giải phần nào vì sao Thủ
tướng Chính phủ hay UBND các tỉnh không thể ban hành Quyết định chứa
QPPL trong thời gian qua. Chính vì thế, ban hành một Nghị quyết chính là giải
pháp tối ưu nhất.
Nghị quyết 128 không chỉ thể hiện sự phù hợp, tác động tích cực mà còn cho
thấy những phản ứng linh hoạt, bám sát với tình hình dịch bệnh. Đây đều là
những yếu tố cần thiết trong một văn bản chỉ đạo tại thời điểm nhạy cảm như
lúc này. Nghị quyết 128 có ba điều mới rất đáng được chú ý. Thứ nhất, coi
trọng ý thức tự bảo vệ của người dân. Cụ thể, văn bản đề cập đến việc điều trị
tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết
định của chính quyền địa phương phải phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị
tại địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người nhiễm
COVID-19. Thứ hai, mở đường cho lưu thông phân phối, giao thông hàng hoá.
Tháo gỡ được bất xúc trong quá trình sản xuất kinh doanh do yêu cầu cách ly
phong toả tác động mạng đến hoạt động kinh tế. Thứ ba, thay đổi những biện
pháp cách ly phong toả, hướng vào cái cá nhân và kiểm soát tốt hơn, hẹp hơn.
Nếu như trước đây một tỉnh có 2-3 ca nhiễm thì cách ly toàn tỉnh thì bây giờ chi
phong tỏa một khu vực cụ thể. Nhờ đó, việc nhận diện dịch bệnh của chúng ta
ngày càng cụ thể và chính xác hơn. Đi kèm với sự thay đổi là những tác động
hiệu quả sau đây: Thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa tạo điều kiện phát
triển kinh tế-xã hội; Phá vỡ tình trạng “đóng băng” trong sinh hoạt của người
dân; Không chỉ khắc phục riêng lưu thông hàng hóa mà còn phù hợp thích ứng
linh hoạt đến những lĩnh vực khác liên quan đến vận tải và quan trọng nhất là
đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu
trong năm 2021.
Lần đầu tiên, một văn bản có tính pháp lý cao đặt ra mục tiêu sức khỏe, sinh
mệnh và sự an toàn của người dân bên cạnh các mục tiêu an sinh, phục hồi kinh
tế. Cùng với đó, một số bất cập trong quá trình lưu thông hàng hóa cũng đã
được Nghị quyết 128 nêu rất rõ. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong việc
phòng chống dịch. Nghị quyết nêu quyết sách đưa ra một loạt chủ trương giải
pháp rất phù hợp. Đây là một chủ trương rất sáng tạo, khi NQ 128 ra đời cả xã
hội như có một luồng gió mới đã phản ánh được nhận thức tư duy mới trong
công tác phòng chống dịch. Chúng ta không thể lấy giải pháp cũ để ứng phó với
tình hình mới được. Vì vậy chỉ thị 15,16,19 về cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh.
Theo báo điện tử VTV, Nghị quyết số 128 của Chính phủ quy định tạm thời
"Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" vừa mới
được ban hành, như một cú hích giúp các địa phương và doanh nghiệp xuất
khẩu gạo giải quyết nút thắt thiếu lao động hiện nay, thúc đẩy tốc độ xuất khẩu
gạo từ nay đến cuối năm.
Một điểm đặc biệt khác trong việc soạn thảo nội dung, cụ thể là Nghị quyết số
86. Ở bài báo “Hiệu lực hồi tố của Nghị quyết về phòng chống chịch COVID
19” của tác giả Nghĩa Nhân, nhấn mạnh về “Hiệu lực hồi tố”: “ Điểm đáng chú
ý trong Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng
chống dịch COVID-19.” “Nghị quyết 86 NQ/CP là văn bản điều chỉnh trực
tiếp, chi tiết nhất tới công tác phòng chống dịch COVID-19 từ khi xuất hiện ở
Việt Nam đầu năm 2020 đến nay, bao gồm cả những biện pháp mà phần nào
hạn chế quyền công dân so với điều kiện bình thường.” Theo đó bài báo đi sâu
vào tìm hiểu ba vấn đề chính trong Nghị quyết 86, đó là Khẳng định hiệu lực
pháp lý của chỉ thị 15,16 ; Giải pháp như trong tình trạng cấp bách và cuối
cùng là Hiệu lực hồi tố và chùm văn bản 6-8. Liên quan đến chỉ thị 15 và 16 tác
giả khẳng định giá trị thực tiễn của văn bản trước đây bao gồm cả các văn bản
chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Yêu cầu trực tiếp Chủ tịch các tỉnh thành chủ
động chỉ đạo áp dụng trên địa bàn các giải pháp tương ứng với mức độ nguy cơ
dịch. Chỉ thị 15,16 có thể nói là bước đi đúng đắn và nhanh chóng nhất mang lại
giá trị hiệu quả cao trong phong trào chống dịch mà nước ta từng đưa ra từ 2020
đến nay. Tác giả cũng nói thêm về các giải pháp trong tình trạng cấp bách cũng
như là bất ngờ trong công tác phòng chống dịch bệnh trên phạm vi cả nước như:
Bổ sung biện pháp khẩn cấp, biện pháp ngăn chặn kịp thời và đưa ra một ví dụ
tiêu biểu đó là “Ngoại giáo vaccine”, tập trung vào lưu hành, thông quan thuốc,
vaccine,... mua sắm các vật tư chống dịch, đồng thời đặt ra các tình huống quy
định phòng chống dịch vượt cấp.
Thêm vào đó việc đưa ra các hiệu lực hồi tố cũng là một điểm sáng trong bài
báo này, nó quy định chặt chẽ trong việc dùng ngân sách thanh toán chi phí
khám chữa bệnh tại các cơ sở thu dung và cơ chế, hình thức mua sắm có hiệu
lực thay thế cho quy định tương ứng. Chúng ta thường thấy cụm từ “hồi tố”
trong các văn bản luật hình sự. Việc ban hành các quy định có hiệu lực hồi tố
thường có quy định nghiêm ngặt và thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, Chính Phủ đã
có sự tận dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ nhiều nhất đến các công tác điều trị và
ngăn ngừa bệnh dịch. Điều này cho thấy Chính Phủ luôn theo dõi rất sát sao
những vấn đề của đất nước và tận dụng triệt để quyền lợi mà pháp luật cho
phép: “Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã
hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật,
nghị quyết của QH, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới
được quy định hiệu lực trở về trước…” - trích điều 152 Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật. Bằng việc thiết lập hiệu lực hồi tố, các công tác trang bị,
bổ sung các vật liệu y tế đã nhận được sự quan tâm cần thiết. Qua đó, ta có thể
thấy Nhà nước luôn có sự quan tâm đến dịch bệnh một cách toàn diện nhất.
Có thể nhận thấy, Nhà nước luôn ưu tiên những biện pháp tối ưu, bám sát vào
thực thế. Mọi sự thay đổi được đưa ra đều nhằm đến lợi ích sức khỏe của toàn
dân. Nhưng để Nhà nước có thể thực hiện được những hành động này chính là
nhờ vào sự trao quyền của Quốc hội hay nói cách khác là của chính những
người dân như chúng ta.
Trong các bài báo nói trên có nhắc về việc Quốc hội đã trao nhiều quyền hơn
cho Chính Phủ và Chủ Tịch Nước. Cụ thể tại điểm 3.8 mục 3 trong Nghị quyết
số 30 của Quốc hội có đề cập: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tăng cường
phân cấp cho các địa phương để bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện nhanh
chóng, kịp thời các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-I9; trong
quá trình thực hiện được sử dụng các hình thức nghị quyết, chỉ thị, công điện,
công văn và các hình thức văn bản khác thuộc thẩm quyền để quy định, tổ chức
triển khai các biện pháp cấp bách phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-
19. Các biện pháp này và các biện pháp quy định tại các điểm 3.1, 3.2, 3.3, 3.4
của mục này được thực hiện cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 và báo
cáo Quốc hội về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt này tại kỳ họp gần nhất.
Căn cứ tình hình thực tế, nếu cần thiết kéo dài thời gian thực hiện các biện
pháp này thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4,
Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2022).” Đây là một thông tin rất đáng lưu
tâm. Nó cho thấy được tinh thần hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước với Nhân dân.
Nhân dân đã tin tưởng trao quyền cho Nhà nước, Nhà nước trách nhiệm chăm lo
cho Nhân dân. Một tinh thần đáng tự hào và đã là văn hóa của người Việt Nam.
Nhưng bên cạnh đó, Quốc hội cũng đưa ra quy định về hiệu lực cho quyền hạn
của Chính Phủ. Điều này cho thấy, việc Chính Phủ thực hiện quyền vẫn luôn
được Nhân dân giám sát. Thêm vào đó, việc đặt ra thời gian hiệu lực pháp lý
cho thấy pháp luật vẫn luôn được kiểm soát và đảm bảo tính hợp pháp theo Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức,
trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.” , “Bảo đảm
tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản
quy phạm pháp luật…” - trích khoản 2 và khoản 4 trong điều 5 Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, bất kỳ những sự thay đổi đột ngột nào cũng sẽ có những khuyết
điểm. Đây là điều không thể tránh khỏi. Đề cập đến những lỗ hổng này, TS Thái
Thị Tuyết Dung cũng có nhắc đến trong bài viết của mình. Đó là việc luật pháp
không thừa nhận Nghị quyết của Chính phủ là một quy phạm pháp luật. Tác giả
khẳng định rằng: “việc không thừa nhận Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp
luật là chưa thực sự hợp lý, tạo một khoảng trống trong việc áp dụng chính
sách, bởi trong thực tiễn, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết mang tính
quy phạm nhất là quy định giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế đất
nước.”
Cùng bàn về nội dung này, theo ThS Lâm Bá Khánh Toàn, tác giả cũng cho
rằng Nghị quyết 128 thực chất không phải là một văn bản quy phạm pháp luật
mà chỉ là một văn bản chứa quy phạm pháp luật mà thôi. Tác giả đưa ra nhiều ý
kiến để chứng minh. Theo tác giả, trong luật ban hành Văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 cho rằng “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy
phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ
tục quy định trong Luật này.” và tại Điều 4 đã xác định rõ hệ thống VBQPPL
của Việt Nam thì “Chính phủ chỉ có thể ban hành loại VBQPPL là Nghị định
hoặc Nghị quyết liên tịch với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam”. Nghị quyết cho phép ban hành các quy phạm pháp luật để
chống dịch, không trái quy định về luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật
và Nghị quyết 30 cũng như các luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được
Quốc hội cho phép. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn chưa thể kết luận Nghị quyết 128
là một văn bản quy phạm pháp luật. Bởi vì Nghị quyết chỉ dừng ở việc xác định
các quy định, tổ chức triển khai các công tác phòng, chống dịch là các quy
phạm pháp luật chứ chưa mở rộng việc công nhận các loại hình văn bản chứa
được các quy phạm này. Tuy nhiên, theo ThS dù Nghị quyết 128 không phải là
một văn bản quy phạm pháp luật nhưng giá trị pháp lý của văn bản vẫn được
xác định rất cụ thể, Nghị quyết vẫn có độ mở cho phép trong các trường hợp
cần thiết.
Qua những thay đổi đột phá trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật về đối phó dịch bệnh, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của pháp
luật trong công tác quản lí xã hội. Pháp luật vừa là cầu nối giữa Nhân dân và
Nhà nước, vừa là bàn đạp hỗ trợ đắc lực trong các hoạt động phòng, chống dịch
bệnh. Từ đây, chúng ta cũng có nhiều cái nhìn tích cực với sự nỗ lực ngày đêm
của các tổ chức Nhà nước nhằm làm tròn bổn phận của mình đối với Nhân dân.
Tất nhiên, lập pháp và hành pháp là hai câu chuyện khác nhau. Đôi khi công tác
tuyên truyền và quản lí không được giám sát chặt chẽ dẫn đến những sai sót
không đáng có. Chúng ta không thể chỉ nhìn vào một cá nhân mà đánh giá cả
tập thể. Nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của cơ
quan Nhà nước trong việc ổn định dịch bệnh và sự an toàn của người dân.Tổng
kết lại thì ba bài báo đã đánh trúng một phần nào tâm lý người dân hiện nay: lo
sợ trước tình hình dịch bệnh một ngày phức tạp, ai ai cũng nghi ngờ về những
văn bản đề xuất, yêu cầu trong phòng chống dịch của Chính phủ. Các tác giả đã
giúp người đọc hiểu rõ về những bước tiến rõ rệt trong đường lối ngăn chặn và
đẩy lùi dịch bệnh của Đảng và Nhà nước. Hiệu quả hiện tại mà nó mang lại
cũng đã một phần nào chứng minh những văn bản trên là cấp thiết và đúng đắn.

You might also like