Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 9


I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
Trần trần mựa cậy những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.
(Bảo kính cảnh giới bài 9, Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập,
NXB Khoa học xã hội, 1976)
Chú thích:
– Trần trần: Tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy
– Mựa: chớ đừng – mựa cậy: Đừng ỷ vào, đừng cậy vào
– Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng:
Muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường

Lựa chọn đáp án đúng:


Câu 1. Thể thơ của bài thơ trên là:
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật
D. Thơ trường thiên bảy chữ
Câu 2. Vần “anh” được gieo ở các câu nào?
A. 1 – 2 – 4 – 6
B. 1 – 2 – 4 – 6 – 8
C. 1 – 3 – 5 – 7
D. 1 – 2 – 3 – 4 – 6
Câu 3. Xác định bố cục của bài thơ trên:
A. Đề - Thực – Luận – Kết
B. Bốn câu đầu – Bốn câu sau
C. Hai câu đầu – Sáu câu sau
D. Sáu câu đầu – Hai câu sau
Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
A. Phép đối – Phép điệp – Nhân hóa – Hoán dụ - Liệt kê
B. Phép đối – So sánh – Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ
C. Phép đối – Phép điệp – So sánh – Nhân hóa - Ẩn dụ
D. Phép đối – So sánh – Nhân hóa – Hoán dụ - Liệt kê
Câu 5. Hai câu thơ sau có thể hiểu như thế nào?
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.

A. Không đề phòng lúc bé, không thể lớn lên được, bát canh có
sâu thì ắt phải bỏ đi.
B. Tu chí khi nhỏ thì mới có thể thành người, chỉ cần sai phạm thì
đều là thứ bỏ đi.
C. Lúc nhỏ không đề phòng, không thể làm việc lớn, đã mắc sai
phạm thì đều là thứ bỏ đi.
D. Lúc nhỏ không rèn luyện, tu chí, không thành người khi lớn lên,
bát canh có sâu thì ắt phải bỏ đi.
Câu 6. Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Những chiêm nghiệm về đời, về người và thái độ đề cao lối
sống an nhàn, không bon chen của Nguyễn Trãi.
B. Lời khuyên về lối sống không bon chen, an nhàn trước thế sự
của Nguyễn Trãi.
C. Thái độ sống an nhàn, hưởng lạc không bon chen thế sự của
Nguyễn Trãi.
D. Lời phê phán lòng người và miệng đời, thái độ sống an nhàn
không bon chen của Nguyễn Trãi.
Câu 7. Theo em, cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên là gì?
A. Lí tưởng về cuộc sống tốt đẹp và những con người tốt đẹp sự
lo sợ của Nguyễn Trãi trước lòng người đen bạc của xã hội đương
thời.
B. Phê phán lối sống đen bạc của xã hội đương thời.
C. Khát khao rèn luyện các lí tưởng cao đẹp và phê phán lối sống
đen bạc của xã hội đương thời.
D. Đề cao lối sống an nhàn và tránh xa sự bon chen của xã hội
đương thời.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:


Câu 8. Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được
sử dụng trong hai câu thơ sau:
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Câu 9. Cảm nhận của em về hai câu thơ:
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một
đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày quan điểm của mình về
vấn đề: Để không bị ngả nghiêng trước những lời phán xét
của người khác!
2. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 22
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi

Gương báu khuyên răn số 22 (Bảo kính cảnh giới 22)


Của thết (1) người là của còn,
Khó khăn phải đạo (2) cháo càng ngon.
Thấy ăn chạy đến thì no dạ,
Trợ (3) đánh bênh nhau ắt phải đòn.
Chớ lấy hại người làm ích kỷ,
Hãy năng (4) tích đức để cho con.
Tay ai thì lại làm nuôi miệng,
Làm biếng ngồi ăn lở núi non.
(Nguyễn Trãi, trích Quốc âm thi tập)
Chú thích: (1) thết : cho, giúp, thết đãi người; (2) đạo: lấy, dùng (ví
dụ: đạo văn, đạo chích, đạo cháo); (3) trợ: giúp, hộ; (4) năng:
thường xuyên.

Câu 1: Bài thơ Gương báu khuyên răn số 22 của Nguyễn Trãi
viết bằng
A. Chữ Hán
B. Chữ Hán và chữ Nôm
C. Chữ Nôm
D. Chữ quốc ngữ
Câu 2: Văn bản Gương báu khuyên răn số 22 thuộc thể thơ
nào?
A. Thất ngôn chen lục ngôn
B. Song thất lục bát
C. Thất ngôn Thất ngôn
D. Thất ngôn bát cú
Câu 3: Nghĩa của từ (tích đức) trong câu thơ “Hãy năng tích
đức để cho con” hiểu là?
A. Tích lũy của cải, tiền bạc
B. Tích lũy việc học tập, rèn luyện
C. Tích lũy khôn ngoan
D. Tích lũy việc tử tế, yêu thương
Câu 4: Bài thơ Gương báu khuyên răn số 22 của Nguyễn Trãi
thể hiện sự sáng tạo về
A. Số chữ trong bài thơ
B. Số câu trong bài thơ
C. Số chữ trong dòng thơ
D. Hiệp vần trong câu thơ
Câu 5: Anh chị hiểu câu thơ “Trợ đánh bênh nhau ắt phải
đòn” như thế nào? Viết đoạn 5-7 dòng ý hiểu của mình.
Câu 6: Câu thơ
“Làm biếng ngồi ăn lở núi non.”
Xác định phép tu từ trong câu thơ? Ý nghĩa của tu từ đó?
Câu 7: Hãy nêu ý nghĩa của 2 câu thơ luận
Chớ lấy hại người làm ích kỷ,
Hãy năng tích đức để cho con.
Câu 8: Nhà thơ muốn khuyên răn chúng ta những điều gì qua
bài thơ Gương báu khuyên răn số 22 (viết từ 5-7 dòng)

3. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 43 - đề 1


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường


Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
(Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)

1/ Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào?


2/ Các từ đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi
đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc miêu tả cảnh
ngày hè?
3/ Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản có gì lạ so với số tiếng
quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Câu thơ kết
thúc bài thơ thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ bài học
lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ văn bản trên.

4. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 43 - đề 2


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
(Cảnh ngày hè, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Xác định chi tiết, cảnh sắc và âm thanh thể hiện đặc trưng
cho mùa hè trong văn bản trên. Nêu nhận xét chung về những
chi tiết đó ?
2/ Những động từ giương, đùn đùn, phun làm cho bức tranh
phong cảnh mùa hè có gì đặc biệt?
3/ Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ láy lao xao, dắng dỏi ?
4/ Xác định những câu thơ lục ngôn trong văn bản ? Nêu hiệu
quả nghệ thuật của những câu lục ngôn đó.

5. Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 21


Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám (1) ;
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn (2).
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.
(Bảo kính cảnh giới – bài 21-Theo Nguyễn Trãi toàn tập - Đào Duy
Anh dịch chú)
Chú thích: (1) và (2): Lấy ý từ câu tục ngữ "ở gần nhà giàu đau
răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn". Chữ "đau răng ăn
cốm" là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được
ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói
chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm.. mà ở
gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.

Chọn 01 đáp án đúng nhất:


Câu 1. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là;
A. Biểu cảm, nghị luận
B. Biểu cảm, tự sự
C. Nghị luận, tự sự
D. Nghị luận, thuyết minh
Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn
B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật
D. Tự do
Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?
A. Hai câu thực
B. Hai câu luận
C. Hai câu thực và hai câu luận
D. Hai câu đề và hai câu thực
Câu 4. Câu thơ thứ nhất Nguyễn Trãi vận dụng câu tục ngữ
dân gian nào?
A. Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm
B. Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Câu 5. Dòng nào không liên quan đến nội dung hai câu thơ:
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;
Kết mấy người khôn học nết khôn.
A. Chơi cùng những người dại, vì chẳng mấy lúc cũng trở thành
kẻ dại
B. Kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan sẽ học hỏi
được nhiều điều và trở nên khôn ngoan.
C. Hai câu thơ khuyên mỗi người cần chọn bạn mà chơi.
D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng,
thích nghi cùng hoàn cảnh.
Câu 6. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài
thơ:
A. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí
B. Ngôn ngữ tiếng Việt gần gũi, dễ hiểu, vận dụng đa dạng thành
ngữ dân gian
C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.
D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.
Câu 7. Bài học từ bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 21 của
Nguyễn Trãi là:
A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người
khôn, tránh kết giao với người xấu.
B. Cần phải có sự hòa đồng trong cuộc sống, chơi với bạn tốt để
học nết hay, chơi với bạn xấu để giúp họ tốt hơn.
C. Cần phải ham học hỏi mới nên thợ, nên thầy
D. Không chỉ học thầy, mà cần phải biết học tập bạn bè.

Trả lời câu hỏi:


Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu
tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này.
Câu 9. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ kết:
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.
Đen gần mực đỏ gần son.
Câu 10. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện
trong hai câu thơ sau không, vì sao?
Chơi cùng bầy dại nên bầy dại
Kết mấy người khôn học nết khôn.

6. Bảo kính cảnh giới bài 38 đọc hiểu


Mấy phen lần bước dặm thanh vân,
Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.
Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc,
Âu thì tóc đã bạc mười phân.
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
Dầu phải dầu chăng mặc thế,
Đắp tai biếng mảng sự vân vân.
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Nêu bố cục bài thơ và nội dung từng phần
Câu 3. Hai câu đề:
Mấy phen lần bước dặm thanh vân,
Đeo lợi làm chi luống nhọc thân.
Thể hiện thái độ gì của Nguyễn Trãi đối với danh lợi?
Câu 4. Em hiểu điều gì về con người Nguyễn Trãi qua câu
thơ: Nhớ chúa lòng còn đan một tấc
Câu 5. Hai câu luận sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác
dụng:
Trì thanh cá lội in vừng nguyệt,
Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân.
Câu 6. Quan niệm sống của Nguyễn Trãi thể hiện trong hai
câu kết là quan niệm gì? Em có đồng tình với quan niệm đó
không? Vì sao?
Câu 7. Nhận xét vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong
bài thơ.

You might also like