.Sinh 9 - Đề Cương Ktcki - 21-22

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NHA TRANG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I

TRƯỜNG THCS MAI XUÂN THƯỞNG MÔN: SINH – KHỐI: 9


NĂM HỌC : 2021 – 2022
Hình thức : Trực tuyến

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN


Câu 1: Tính trạng là:
A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình.
B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.
C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.
D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
Câu 2: Đối tượng của di truyền học là gì?
A. Các loài sinh vật.
B. Bản chất và tính qui luật của di truyền và biến dị.
C. Cơ chế và qui luật của di truyền và biến dị.
D. Đậu Hà Lan
Câu 3: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là:
A. tính trạng lặn.
B. tính trạng tương ứng.
C. tính trạng trung gian.
D. tính trạng trội.
Câu 4: Menđen phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng bằng
A. thí nghiệm lai hai cặp tính trạng.
B. thí nghiệm lai một cặp tính trạng.
C. phương pháp phân tích các thế hệ lai.
D. lai phân tích.
Câu 5: Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy
luật di truyền của Men đen?
A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.
D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.
Câu 6: Điền vào chỗ trống: “Khi lai hai bố mẹ khác nhau về … cặp tính trạng thuần chủng
tương phản … với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng … các tỉ lệ của các tính trạng hợp
thành nó”.
A. hai; di truyền độc lập; tích.
B. một; di truyền độc lập; tích.
C. hai; di truyền; tích.
D. hai; di truyền độc lập; tổng.
Câu 7: Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra làm xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm
chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải làm gì?
A. Kiểm tra độ thuần chủng của giống.
B. Lai với giống thuần chủng.
C. Lai với bố mẹ.
D. Lai thuận nghịch.
Câu 8: Theo Menđen, yếu tố di truyền nguyên vẹn từ bố mẹ sang con là gì?
A. Alen.
B. Kiểu gen.
C. Tính trạng.
D. Nhân tố di truyền.
Câu 9: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
2. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các gen của cơ thể.
3. Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
4. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là
1A : 1a.
5. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ không bằng
nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10: Trong thí nghiệm hai cặp tính trạng, Menđen cho F1
A. lai với bố mẹ.
B. lai với vàng, nhăn.
C. tự thụ phấn.
D. lai với xanh, nhăn.
Câu 11: Biến dị tổ hợp xuất hiện do
A. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.
B. sự tổ hợp lại các tính trạng.
C. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
D. sự liên kết giữa các tính trạng.
Câu 12: Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li là gì?
1. Các tính trạng ở P thuần chủng.
2. Số lượng cá thể thu được trong thí nghiệm phải lớn.
3. Gen trong nhân và trên NST thường.
4. Một gen quy định 1 tính trạng và trội lặn hoàn toàn.
A. 1, 2 và 4.
B. 1, 3 và 4.
C. 1, 2, 3 và 4.
D. 1 và 4.
Câu 13: Menđen phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng bằng
A. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng.
B. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng.
C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
D. Lai phân tích.
Câu 14: Biến dị tổ hợp xuất hiện khá phong phú ở
A. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính.
B. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản vô tính.
C. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản sinh dưỡng.
D. Những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính và vô tính.
Câu 15: NST là gì?
A. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào.
B. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc
nhuộm mang tính kiềm.
C. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc
nhuộm mang tính kiềm.
D. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào.
Câu 16: NST thường và NST giới tính khác nhau ở
A. số lượng trong tế bào.
B. khả năng phân li trong phân bào.
C. hình thái và chức năng.
D. số lượng trong tế bào, hình thái và chức năng.
Câu 17: Vai trò của việc nghiên cứu di truyền giới tính?
A. Giải thích cơ sở phân hoá giới tính của sinh vật.
B. Điều chỉnh tỉ lệ đực: cái theo ý muốn.
C. Cơ sở để chuyển đổi giới tính.
D. Giải thích cơ sở phân hoá giới tính của sinh vật và điều chỉnh tỉ lệ đực: cái theo ý muốn.
Câu 18: Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào?
A. Kỳ đầu.
B. Kỳ giữa.
C. Kỳ sau.
D. Kỳ cuối.
Câu 19: Thành phần hoá học chủ yếu của NST là:
A. Protein và sợi nhiễm sắc.
B. Protein histon và axit nucleic.
C. Protein và ADN.
D. Protein anbumin và axit nucleic.
Câu 20: Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành
A. từng cặp tương đồng (giống nhau về hình thái, kích thước).
B. từng cặp không tương đồng.
C. từng chiếc riêng rẽ.
D. từng nhóm.
Câu 21: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.
B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.
C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.
D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.
Câu 22: Thành phần hoá học chủ yếu của NST là
A. Protein và sợi nhiễm sắc.
B. Protein histon và axit nucleic.
C. Protein và ADN.
D. Protein anbumin và axit nucleic.
Câu 23: Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa?
A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa.
B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong.
D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào.
Câu 24: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST tở kỳ sau I.
A. Không đồng đều.
B. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng.
C. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc.
D. Đồng đều.
Câu 25: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ
A. Sự nhân đôi của tế bào chất.
B. Sự nhân đôi của NST đơn.
C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.
D. Sự nhân đôi của ADN.
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST?
A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
B. Hình thái và kích thước NST.
C. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử.
D. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp.
Câu 27: Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?
A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.
B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.
C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế
bào con giống với tế bào mẹ.
D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.
Câu 28: Yếu tố nào quy định cấu trúc không gian của ADN?
A. Các liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro.
B. Nguyên tắc bổ sung của các cặp bazơ nitơ.
C. Các liên kết cộng hoá trị.
D. Các liên kết hydro.
Câu 29: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với
A. T mạch khuôn.
B. G mạch khuôn.
C. A mạch khuôn.
D. X mạch khuôn.
Câu 30: Chiều xoắn của phân tử ADN là
A. từ trái sang phải.
B. từ phải qua trái.
C. cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ.
D. xoắn theo mọi chiều khác nhau.
Câu 31: ADN được duy trì tính ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế
A. nguyên phân.
B. nhân đôi.
C. giảm phân.
D. di truyền.
Câu 32: Tính đặc thù của ADN mỗi loài được thể hiện ở
A. Số lượng ADN.
B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit.
C. Tỉ lệ (A+T)/ (G+X).
D. Chứa nhiều gen.
Câu 33: Tính đặc thù của protein là do
A. Trình tự sắp xếp axit amin.
B. Cấu trúc không gian.
C. Số lượng axit amin.
D. Thành phần axit amin.
Câu 34: ADN được duy trì tính ổn định qua các thế hệ nhờ cơ chế
A. Nguyên phân.
B. Nhân đôi.
C. Giảm phân.
D. Di truyền.
Câu 35: Chức năng của ADN là:
A. Lưu giữ thông tin.
B. Truyền đạt thông tin.
C. Lưu giữ và truyền đạt thông tin.
D. Tham gia cấu trúc của NST.
Câu 36: Cấu trúc bậc mấy của protetin có dạng xoắn lò xò?
A. Bậc 1.
B. Bậc 2.
C. Bậc 3.
D. Bậc 4.
Câu 37: Bản chất hoá học của gen là
A. Axit nucleic.
B. ADN.
C. Bazơ nitric.
D. Protein.
Câu 38: Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng?
A. ADN → ARN → protein → tính trạng.
B. Gen → mARN → protein → tính trạng.
C. Gen → mARN → tính trạng.
D. Gen → ARN → protein → tính trạng.
Câu 39: Axit nuclêic là từ chung dùng để chỉ cấu trúc:
A. Prôtêin và axit amin.
B. Prôtêin và AND.
C. ADN và ARN.
D. ARN và prôtêin.
Câu 40: Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là:
A. Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin.
B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit.
C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong AND.
D. Số lượng và trật tự của các nuclêôtit.
Câu 41: Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST
trong giảm phân, tạo nên
A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng.
D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng.
Câu 42: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào?
A. Khi NST phân li ở kỳ sau của phân bào.
B. Khi tế bào chất phân chia.
C. Khi NST dãn xoắn.
D. Khi ADN nhân đôi.
Câu 43: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm
thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 44: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là
A. đột biến đa bội thể.
B. đột biến dị bội thể.
C. đột biến cấu trúc NST.
D. đột biến mất đoạn NST.
Câu 45: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến,
dẫn đến:
A. Phá vỡ cấu trúc NST.
B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST.
C. NST gia tăng số lượng trong tế bào.
D. Phá vỡ cấu trúc NST và gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST.
Câu 46: Những tác nhân gây đột biến gen.
A. Do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên
trong tế bào.
B. Do sự phân li không đồng đều của NST.
C. Do NST bị tác động cơ học.
D. Do sự phân li đồng đều của NST.
Câu 47: Đặc điểm nào sau đây có ở thường biến nhưng không có ở đột biến?
A. Xảy ra đồng loạt và xác định.
B. Biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh.
C. Kiểu hình của cơ thể thay đổi.
D. Do tác động của môi trường sống.
Câu 48: Đột biến NST là:
A. sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục.
B. sự phân li không đồng đều của NST về hai cực tế bào.
C. sự thay đổi liên quan đến một hay một vài đoạn trên NST.
D. những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.
Câu 49: Đặc điểm chung của các đột biến là:
A. Xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, không di truyền được.
B. Xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, di truyền được.
C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, di truyền được.
D. Xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được.
Câu 50:Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
C. Đột biến gen là nguyên nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 51: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là:
A. 9.
B. 10.
C. 7.
D. 6.
Câu 52: Nếu cho hai loại giao tử n + 1 và n thụ tinh với nhau, hợp tử sẽ phát triển thành thể
A. một nhiễm.
B. hai nhiễm.
C. ba nhiễm.
D. không nhiễm.
Câu 53: Đột biến đa bội là dạng đột biến:
A. NST thay đổi về cấu trúc.
B. Bộ NST thiếu 1 vài NST.
C. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n.
D. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n.
Câu 54: Ở người, sự tăng thêm 1 nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể nào sau đây sẽ gây ra bệnh
Đao?
A. Cặp nhiễm sắc thể số 21.
B. Cặp nhiễm sắc thể số 12.
C. Cặp nhiễm sắc thể số 22.
D. Cặp nhiễm sắc thể số 23
Câu 55: Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào
A. tạo giống cây trồng cho cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt.
B. bảo tồn nguồn gen quý.
C. tạo giống cây thu hoạch được sớm.
D. gây chết hàng loạt các loài có hại.
Câu 56: Biến dị bao gồm
A. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
B. Biến dị tổ hợp và đột biến.
C. Đột biến và thường biến.
D. Đột biến gen và đột biến NST.
Câu 57: Thường biến thuộc loại biến dị không di truyền vì
A. phát sinh trong đời sống của cá thể.
B. không biến đổi kiểu gen.
C. do tác động của môi trường.
D. không biến đổi các mô, cơ quan.
Câu 58: Thường biến và mức phản ứng khác nhau ở điểm nào ?
A. Thường biên là những biến đổi ở kiểu hình, còn mức phản ứng là giới hạn của thường biến.
B. Thường biến chịu ảnh hưởng của môi trường và không do thay đổi về kiểu gen còn mức
phản ứng do kiểu gen quy định,
C. Thường biến mang tính đồng loạt, mức phản ứng mang tính riêng lẻ.
D. Thường biến di truyền được còn mức phản ứng không di truyền được.
Câu 59: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Năng suất cây trồng, vật nuôi không phụ thuộc vào môi trường, điều kiện chăm sóc.
B. Các tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, các tính chất lượng có mức phản ứng hẹp.
C. Các tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, các tính chất lượng có mức phản ứng rộng.
D. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.
Câu 60: Đột biến gen có thể xảy ra do tác động nào?
A. Tác nhân vật lí.
B. Tác nhân hóa học.
C. Do con người.
D. Tác nhân vật lý, tác nhân hoá học hoặc do con người.
____HẾT____

Vĩnh Hải, ngày18 tháng


Ban Giám Hiệu Tổ trưởng 12năm2021.
Nhóm trưởng

Thái Phương Thảo Hà


Nguyễn Thị Thu

You might also like