Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Ngô Phước Long – A5K73 – A2K73 – M1K73 – Trường Đại học Dược Hà Nội

HỘI CHỨNG THIẾU MÁU (ANEMIA)

Mục tiêu:
1. Trình bày định nghĩa, nguyên nhân, phân loại thiếu máu.
2. Phân tích triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm của hội chứng thiếu máu.
3. Trình bày nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và biện pháp điều trị một số bệnh lý thiếu
máu (thiếu máu do thiếu sắt).

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾU MÁU


1.1. Định nghĩa
Thiếu máu (Anemia): sự giảm số lượng hồng cầu / nồng độ huyết sắc tố (hemoglobin) ở máu
ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.
Bệnh nhân thiếu máu: lượng huyết sắc tố thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới,
cùng tuổi và cùng sống trong một môi trường.
Tại sao lại so sánh với người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi và cùng sống trong một môi trường?
- Cùng giới: nam > nữ (testosteron kích thích sản xuất erythropoietin).
- Cùng tuổi: TE > Người trưởng thành > Người già (xét về số lượng hồng cầu) (do ở TE, tủy xương
chủ yếu là tủy đỏ trong xương dài; ở người trưởng thành, tủy đỏ chỉ ở các xương dẹt; ở người già: xảy ra
quá trình lão hóa).
--> liên quan đến vị trí gãy xương: gãy xương đùi, cánh tay dễ sốc mất máu; gãy xương trụ, xương
quay thì hầu như không có hiện tượng này.
- Cùng sống tỏng một môi trường: ví dụ như người sống ở vùng núi cao có lượng hồng cầu lớn hơn
người sống ở vùng đồng bằng.
Xét nghiệm máu: BN được chẩn đoán thiếu máu khi có 2/3 dấu hiệu:
(1) Hematocrit giảm dưới mức bình thường.
(2) Nồng độ hemoglobin giảm dưới mức bình thường.
(3) Số lượng hồng cầu giảm dưới mức bình thường.

1.2. Nguyên nhân


1.2.1. Giảm sản sinh hồng cầu
- Do thiếu nguyên liệu: thiếu sắt, thiếu vitamin B12.
- Tủy xương giảm sinh: suy tủy, thiếu erythropoietin.
1.2.2. Tăng phá hủy hồng cầu
Ngô Phước Long – A5K73 – A2K73 – M1K73 – Trường Đại học Dược Hà Nội

1.2.2.1. Vỡ hồng cầu (tan máu)


a. Do bản thân hồng cầu:
- Bất thường về màng hồng cầu, thường do bẩm sinh: bệnh hồng cầu hình tròn, bệnh hồng cầu
hình bầu dục, gây hồng cầu dễ vỡ.
- Rối loạn cấu tạo hemoglobin: bệnh Thalasemia do rối loạn gen điều hòa tổng hợp hemoglobin
tạo nên HbF. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do rối loạn tổng hợp hemoglobin ở vị trí 6 của chuỗi β
tạo ra HbS.
- Rối loạn men hồng cầu: thiếu máu tan máu do thiếu hụt G6PD: bệnh di truyền trên nhiễm sắc thể
X (biểu hiện bằng cơn vỡ hồng cầu khi uống thuốc chống sốt rét, PAS, sulfamid, vitamin C).
b. Do nguyên nhân ngoài hồng cầu: (thường gặp)
- Truyền nhầm nhóm máu, truyền nhóm máu O nguy hiểm.
- Khác biệt yếu tố Rh mẹ - con.
- Giảm hồng cầu do thuốc theo cơ chế tự miễn có sự tham gia của bổ thể.
- Bệnh thiếu máu tan máu tự miễn.
- Nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
- Nhiễm độc gây vỡ hồng cầu: phenol, benzen, quinin, sulfamid...
1.2.2.2. Chảy máu (xuất huyết)
- Cấp: chấn thương, phẫu thuật, xuất huyết nội tại nặng.
- Mạn: lượng máu mất mỗi lần không nhiều nhưng kéo dài (trĩ, loét dạ dày, nhiễm ký sinh trùng
đường ruột).
1.3. Phân loại
(1) Theo nguyên nhân (xem Nguyên nhân).
(2) Theo diễn biến: thiếu máu cấp, mạn (xem Triệu chứng).
(3) Theo thể tích trung bình hồng cầu (MCV):
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: MCV < 80fl.
- Thiếu máu hồng cầu bình thường: MCV = 80 – 100 fl.
- Thiếu máu hồng cầu to: MCV > 100fl.
(4) Theo cơ chế bệnh sinh: giảm sinh hồng cầu ở tủy xương, tăng hủy hoại hồng cầu.
Trong đó, (1), (2) và (3) chủ yếu dùng trên lâm sàng.
1.4. Triệu chứng
1.4.1. Lâm sàng
Triệu chứng Thiếu máu cấp tính Thiếu máu mạn tính
Da Xanh Xanh, xảy ra từ từ
Niêm mạc Nhợt (lòng bàn tay trắng bệch) Môi, mắt, dưới lưỡi nhợt nhạt
- Nhịp tim nhanh, có thể có tiếng thổi
tâm thu. - Nhịp nhanh, có thể có tiếng thổi tâm thu.
Tim mạch
- HA ĐM giảm, mất máu nhiều (>1,5 lít) - Lâu ngày: có suy tim, cơn đau thắt ngực.
sẽ trụy tim mạch
Ngô Phước Long – A5K73 – A2K73 – M1K73 – Trường Đại học Dược Hà Nội

Hô hấp Khó thở, nhịp thở nhanh Khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, có thể Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai,
Thần kinh
có cơn thoáng ngất (thoáng) ngất, buồn bã liên miên
Cơ - khớp Mỏi cơ, đi lại khó khăn
Tiêu hóa Ăn kém, đi ngoài phân lỏng/táo bón
RLKN, KN kéo dài ở nữ; giảm/mất khả năng
Sinh dục
tình dục ở nam.
Lông, tóc, Khô, mất bóng, dễ gãy, có khía có thể có
móng móng tay khum

* Thiếu máu do cơn tan máu cấp: = TC tan máu cấp + TC thiếu máu cấp
- Thiếu máu đột ngột.
- Sốt cao có rét run.
- Đau bụng.
- Vàng da, vàng niêm mạc tăng nhanh và rõ rệt.
- Lách to ra trong cơn tan máu.
- Nước tiểu sẫm màu, phân vàng.
- Trong cơn tan máu nặng có thể có suy thận và suy tim cấp tính.
1.4.2. Cận lâm sàng
- RCB, HGB, HCT giảm dưới mức bình thường.
- Hồng cầu lưới tăng/giảm tùy nguyên nhân thiếu máu.

2. THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT (IRON-DEFICIENCY ANEMIA)


Thiếu máu do thiếu sắt: tình trạng thiếu máu mạn, đặc trưng gồm HC nhạt màu, nhỏ, thiếu sắt.
Thông tin về sắt:
- Cần cho tạo hem (thành phần của hồng cầu) và enzyme khác.
- 75- 90% lượng sắt toàn cơ thể trong huyết sắc tố HC tuần hoàn.
- 1 ml khối HC có ⁓ 1 mg sắt.
- Vận chuyển trong huyết tương nhờ gắn với transferrin (protein vận chuyển sắt).
- Dự trữ chủ yếu ở gan dưới dạng ferritin, dạng hemosiderin trong đại thực bào.
- Sắt trong cơ thể được cung cấp từ thức ăn.
- Hấp thu sắt từ thức ăn xảy ra ở dạ dày, tá tràng và phần trên của ruột non.
- Chuyển hóa sắt được cân bằng giữa hấp thu và mất đi (khoảng 1 mg/ngày).
2.1.1 Nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt bo
Nguyên nhân Hoàn cảnh cụ thể
1. Thiếu dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng không hợp lý (hiếp ở người lớn).
2. Giảm hấp thu Sau cắt đoạn dạ dày
Ngô Phước Long – A5K73 – A2K73 – M1K73 – Trường Đại học Dược Hà Nội

3. Tăng nhu cầu Có thai + ho con bú: lượng sắt nhu cầu tăng đến 2 - 5 mg/ngày, sắt trong
chế độ dinh dưỡng bình thường không bù đắp đủ nhu cầu, cần bổ sung
bằng sắt dược phẩm.
4. Mất máu Cho máu
Do kinh nguyệt nhiều, kéo dài: lượng kinh nguyệt nhiều, rong kinh, nhu
cầu sắt bổ sung vượt quá khả năng hấp thu từ chế độ ăn.
Đường dạ dày - ruột: chảy máu ít một kéo dài, nhiễm giun móc.
5. Bệnh đái ra huyết sắc tố

2.1.2. Triệu chứng


Thiếu máu mạn tính nhẹ/vừa (mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh), "ăn
dở": thèm ăn thức ăn không bình thường.
Giai đoạn đầu có giảm dự trữ sắt: ferritin huyết thanh thấp, khả năng gắn sắt toàn phần của huyết
thanh (total iron binding capacity) tăng, thể tích trung bình hồng cầu (MCV) bình thường.
Giai đoạn sau biểu hiện dự trữ sắt bị thiếu hụt trầm trọng: ferritin huyết thanh thấp (< 30 mg/dL);
giảm rõ rệt chỉ số thể tích trung bình HC (MCV), lượng Hemoglobin trung bình HC (MCH), nồng độ
Hemoglobin trung bình HC (MCHC); HC nhỏ, nhạt màu.
Trường hợp nặng có sự thay đổi kích thước HC (HC không đều), HC bị biến dạng.
2.1.3. Điều trị
Loại bỏ nguyên nhân thiếu sắt.
Bổ sung sắt trong chế độ ăn, uống viên sulfat sắt 200 - 300 mg/ngày trong khoảng 3 - 6 tháng.

You might also like