Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ - Ô TÔ
KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ

ĐỒ ÁN
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ

Đề tài: Mô Phỏng Trục Khuỷu Động Cơ 1NZ-FE


Sử Dụng Phần Mềm Abaqus

GVHD: TS. Phạm Minh Hiếu

SVTH : Lưu Bá Quỳnh MSV: 2020607638

Lớp: 20231AT6009004

Khóa: K15

Hà Nội, 2023
i

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................ii
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRỤC KHUỶU........................................1
1.1 Vai trò.........................................................................................................1
1.2 Điều kiện làm việc......................................................................................1
1.3 Vật liệu và phương pháp chế tạo..............................................................1
1.4 Phân loại và kết cấu...................................................................................3
1.4.1 Đầu trục khuỷu........................................................................................4
1.4.2 Má khuỷu.................................................................................................5
1.4.3 Đối trọng..................................................................................................5
1.4.4 Cổ biên....................................................................................................6
1.4.5 Bạc lót trục khuỷu...................................................................................6
1.5 Kết luận chương 1.....................................................................................7
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH TRỤC KHUỶU ĐỘNG CƠ 1NZ-FE..................8
2.1 Tổng quan về CAE&CAE.........................................................................8
2.1.1 FEM và Abaqus.......................................................................................8
2.1.2 Các modul của phần mềm Abaqus..........................................................9
2.2 Mô phỏng bằng bài toán Linear static...................................................16
2.2.1 Linear static là gì?.................................................................................16
2.2.2 Thông số bài toán..................................................................................16
2.2.3 Cơ sở mô phỏng....................................................................................17
2.2.4 Thiết lập bài toán...................................................................................17
2.3 Kết luận chương 2...................................................................................20
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................21
3.1 Kết quả bài toán tuyến tính tĩnh............................................................21
3.1.1 Kết quả chuyển vị..................................................................................21
3.1.2 Kết quả ứng suất....................................................................................22
3.2 Kết luận chương 3...................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................24
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG.............................................................................25
BÁO CÁO.......................................................................................................36
ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1 Trục khuỷu ghép.................................................................................3
Hình 1.2 Trục khuỷu nguyên.............................................................................3
Hình 1.3 Trục khuỷu trốn cổ trên động cơ 4 xylanh.........................................4
Hình 1.4 Đầu trục khuỷu...................................................................................5
Hình 1.5 Kết cấu các loại má khuỷu..................................................................5
Hình 1.6 Đối trọng trục khuỷu..........................................................................6
Hình 1.7 Kết cấu cổ biên...................................................................................6
Hình 1.8 Bạc lót trục khuỷu..............................................................................7
Hình 2.1 Các modul làm việc của Abaqus........................................................9
Hình 2.2 Thao tác nhập file đã xây dựng thông qua phần mềm khác.............10
Hình 2.3 Thao tác trong Assembly..................................................................11
Hình 2.4 Thiết lập tương tác giữa các phần tử................................................12
Hình 2.5 Thiết lập tải trọng tác dụng...............................................................13
Hình 2.6 Thiết lập điều kiện biên....................................................................13
Hình 2.7 Mô hình sau khi đã chia lưới............................................................14
Hình 2.8 Bảng modul Job................................................................................15
Hình 2.9 Kết quả bài toán trong Abaqus.........................................................15
Hình 2.10 Import mô hình...............................................................................18
Hình 2.11 Thiết lập vật liệu cho bài toán........................................................18
Hình 2.12 Điều kiện biên và tải trọng tác dụng...............................................19
Hình 2.13 Mô hình sau khi đã chia lưới..........................................................19
Hình 2.14 Tạo Job cho bài toán.......................................................................19
Hình 2.15 Chọn giá trị ứng suất hoặc chuyển vị trong kết quả mô phỏng......20
Hình 3.1 Kết quả chuyển vị của mô hình khi dùng vật liệu thép C45.............21
Hình 3.2 Kết quả chuyển vị của mô hình khi dùng vật liệu Aluminum
Composite........................................................................................................21
Hình 3.3 Kết quả ứng suất của mô hình khi dùng vật liệu thép C45...............22
Hình 3.4 Kết quả ứng suất của mô hình khi dùng vật liệu Aluminum
Composite........................................................................................................22

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1 Thông số vật liệu thép C45 & Aluminum Composite.....................16
Bảng 2.2 Thông số trục khuỷu........................................................................16
Bảng 2.3 Thông số để tính toán áp suất...........................................................17
iii

LỜI NÓI ĐẦU

Trục khuỷu là một trong những chi tiết máy quan trọng nhất, cường độ
làm việc lớn và có giá thành cao trong động cơ đốt trong. Trong quá trình làm
việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính; những lực này
có trị số rất lớn và thay đổi theo chu kỳ nhất định nên có tính chất va đập rất
mạnh. Để tránh bớt những thực nghiệm lãng phí tiền bạc và thời gian thì
người ta sử dụng CAE để tìm phương pháp tối ưu gần thực tế nhất. Công
dụng của CAE là làm các thực nghiệm, tính toán, mô phỏng để tìm phương
pháp thiết kế tối ưu nhất, giá rẻ nhất, thời gian nhanh nhất trên máy tính dựa
trên các thuật toán FEM (Phương pháp phần tử hữu hạn). Để ứng dụng kiến
thức cũng như nâng cao kiến thức chuyên ngành & CAE, em đã chọn thực
hiện đề tài: “Mô phỏng trục khuỷu động cơ 1 NZ-FE sử dụng phần mềm
Abaqus”. Nội dung đồ án gồm 3 phần chính, cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRỤC KHUỶU

CHƯƠNG 2: MÔ PHỎNG TRỤC KHUỶU ĐỘNG CƠ 1 NZ-FE

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Qua việc mô phỏng, ta có thể đánh giá trục khuỷu liệu đã thỏa mãn
điều kiện bền hay không thông qua kết quả kiểm bền của trục khuỷu với các
trường hợp chịu lực, tức là trục khuỷu có thể làm việc trong điều kiện thích
hợp và lâu dài.
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRỤC KHUỶU


1.1 Vai trò

Trục khuỷu là chi tiết rất quan trọng và chiếm tỷ trọng khá lớn, có thể đến
25 ÷ 30% giá thành động cơ. Trục khuỷu nhận lực tác dụng từ piston tạo
momen quay kéo các máy công tác và nhận năng lượng của bánh đà. Sau đó,
truyền cho thanh truyền và piston thực hiện quá trình nén cũng như trao đổi
khí trong xy-lanh [1].

1.2 Điều kiện làm việc

Trục khuỷu chịu lực T, Z do lực khí thể và lực quán tính của nhóm
piston thanh truyền gây ra. Ngoài ra, trục khuỷu còn chịu lực quán tính ly tâm
của các khối lượng quay lệch tâm của bản thân trục khuỷu và của thanh
truyền. Những lực này gây uốn, xoắn, dao động xoắn và dao động ngang của
trục khuỷu trên các ổ đỡ [2]. Nâng cao sức bền của trục khuỷu có thể dùng
các biện pháp về kết cấu hoặc biện pháp công nghệ.

+ Biện pháp kết cấu: Lựa chọn kết cấu hợp lý là biện pháp có hiệu quả
nhất để tăng sức bền và tuổi thọ của trục khuỷu. Kết cấu của trục khuỷu phải
đảm bảo ứng suất phân bố đồng đều, tránh được ứng suất tập trung.

+ Biện pháp công nghệ: Ngoài các biện pháp về kết cấu ra, người ta
còn dùng nhiều biện pháp công nghệ để tăng sức bền trục khuỷu với mục đích
làm tăng độ cứng, độ bóng bề mặt, khử các vết nứt tế vi, tăng độ dẻo bên
trong trục khuỷu chịu được sứng suất mỏi và ít bị mòn [3].

1.3 Vật liệu và phương pháp chế tạo

Trục khuỷu chịu tải nặng, biến đổi tải trọng theo chiều dài trục, do vậy
thường được dập liền bằng thép hợp kim Crôm, Niken. Kích thước và trọng
lượng trục khuỷu lớn, nên với các động cơ có công suất riêng cao (động cơ ô
tô con, ô tô thể thao, các động cơ tăng áp) vật liệu hợp kim được bổ sung
thêm Mangan, Vonfram [4]. Trục khuỷu của động cơ tốc độ thấp như động
cơ tàu
2

thủy và tĩnh tại thường được chế tạo bằng thép cacbon trung bình như thép C35,
C40, C45 [1].

Ví dụ các loại thép thường dùng và ứng dụng:

+ Thép cacbon: C35, C40, C45, C50... Nếu làm trục truyền phải cọ xát bề
mặt, các chi tiết máy truyền chuyển động như bánh răng, trục vít, cam... khi
làm việc trong điều kiện có tốc độ vòng quay lớn, khi chịu lực nhỏ thì tôi bề
mặt và ram thấp, còn khi chịu lực lớn thì tôi và ram cao sau đó tôi bề mặt và
ram thấp.

+ Thép hợp kim: 35Cr, 40Cr, 45Cr công dụng như trên cho các chi tiết
máy có kích thước lớn hơn và hình dáng phức tạp hoặc kết cấu nhỏ gọn hơn.
40CrNi, 45CrNi, 40CrNiMn làm cho các chi tiết máy truyền động khi chịu
lực lớn và chịu va đập cao, yêu cầu độ tin cậy cao như: trục vít của hệ thống
lái ôtô, máy công cụ có công suất cao, máy thuỷ lực, máy bay [4].

Phôi trục khuỷu bằng thép thường tạo bằng phương pháp rèn khuôn hoặc
rèn tự do. Sau đó, phôi được ủ và thường hóa trước khi gia công cơ. Tiếp theo
gia công cơ thô, trục khuỷu được nhiệt luyện và xử lý bề mặt rồi gia công lần
cuối như mài các ổ trục. Với kiểu tạo phôi bằng phương pháp rèn, lượng dư
gia công cơ thường khá lớn. Nếu tạo phôi bằng phương pháp đúc thì lượng dư
gia công cơ ít hơn. Tuy nhiên, sức bền của trục khuỷu nhận được từ phương
pháp đúc không cao bằng khi dùng phương pháp rèn.

Ngoài ra trục khuỷu có thể được chế tạo từ gang graphit cầu: Gang cầu có
đặc điểm rất dễ đúc và rẻ. Ngoài ra do có cacbon ở dạng graphit cầu nên ma
sát trong lớn, chịu mòn tốt và không nhạy cảm với ứng suất tập trung. Khi đúc
tạo phôi có thể đúc được phôi có hình dạng phức tạp như yêu cầu thiết kế đề
ra nhằm bảo đảm sức bền đều trên toàn bộ trục khuỷu. Tuy nhiên, khó khăn
lớn nhất khi chế tạo trục khuỷu bằng gang cầu là cầu hóa [1].
3

1.4 Phân loại và kết cấu

Kết cấu trục khuỷu phụ thuộc trước hết vào loại trục khuỷu. Người ta
phân chia trục khuỷu thành một số loại sau:

+ Trục khuỷu ghép và trục khuỷu nguyên. Trục khuỷu ghép là trục gồm
nhiều chỉ tiết được lắp với nhau (hình 1.1). Loại trục khuỷu này được dùng
nhiều trong động cơ cỡ lớn, động cơ đồng gam và đôi khi ở động cơ cỡ nhỏ
như động cơ xe máy. Trục khuỷu nguyên là trục chỉ gồm một chi tiết
(hình1.2). Trục khuỷu nguyên được dùng trong động cơ cỡ nhỏ và trung bình,
ví dụ ở động cơ ô tô, máy kéo [2].

Hình 1.1 Trục khuỷu ghép

Hình 1.2 Trục khuỷu nguyên


1. Đầu trục 2. Chốt khuỷu 3. Cổ khuỷu 4. Má khuỷu 5. Đối trọng 6.Đuôi trục khuỷu

+ Trục khuỷu đủ cổ và trục khuỷu thiếu cổ. Gọi số xy-lanh của động cơ là
z và số ổ đỡ là i. Nếu trục khuỷu có số ổ đỡ là i = z + 1, tức là giữa hai xy-
lanh liên tiếp nhau luôn có một ổ đỡ thì được gọi là trục khuỷu đủ cổ (Hình
1.2). Còn nếu i < z + 1 thì trục khuỷu được gọi là trục khuỷu thiếu cổ. Thông
thường
4

ở trục khuỷu trốn cổ i = z/2 + 1. Hình 1.3 mô tả trục khuỷu động cơ 4 kỳ, 4
xy- lanh, thiếu cổ chỉ có 3 ổ đỡ [1].

Hình 1.3 Trục khuỷu trốn cổ trên động cơ 4 xylanh


1.4.1 Đầu trục khuỷu

Thường dùng để lắp bánh răng dẫn động bơm nước, bơm dầu bôi trơn,
bơm cao áp, puli để dẫn động quạt gió. Lắp đai ốc khởi động để khởi động
động cơ bằng tay quay. Giá đỡ trục được căng hoặc lắp trung gian và có chốt
bán nguyệt. Bánh răng truyền động từ trục khuỷu đến trục cam dẫn động bằng
khí (động cơ điêzen) và bơm cao áp hoặc bộ phân phối đánh lửa (động cơ
xăng) và bơm bôi trơn của hệ thống bôi trơn. Bên cạnh đó, loại trục khuỷu
này có cơ cấu hạn chế chuyển động dọc trục. Các bề mặt trên cùng của vòng
đệm đầu tiên khi di chuyển dọc theo trục sẽ phụ thuộc vào lớp mạ hợp kim
chống mài mòn. Ở một số động cơ, ngoài các bộ phận thông thường, nó còn
được lắp thêm bộ dao động tắt dần [5].
5

Hình 1.4 Đầu trục khuỷu


1.4.2 Má khuỷu

Là phần kết nối giữa trục khuỷu và chốt khuỷu. Hình dạng má khuỷu phụ thuộc
vào dạng động cơ, trị số áp suất khí thể và tốc độ quay của trục khuỷu.

Hình 1.5 Kết cấu các loại má khuỷu

1.4.3 Đối trọng

Đối trọng trục khuỷu được thiết kế để bù đắp (hoặc cân bằng) tác dụng
quán tính của một piston tương đối nặng và sự chuyển động của thanh truyền
theo cả kiểu quay và chuyển động tịnh tiến (lên xuống). Trọng lượng của sự
kết hợp giữa piston và thanh truyền ảnh hưởng đến kích thước và vị trí của
đối trọng.

Nếu đối trọng không thể cân bằng được do lực quá lớn, động cơ sẽ bị
rung lắc và cuối cùng sẽ làm vỡ nứt các trục và gây ra hư hỏng. Chính vì vậy
6

má khuỷu cần có đối trọng để cân bằng tĩnh và động cho trục khuỷu. Nếu
không có chúng, những rung động gây ra sẽ phá hủy nó.

Hình 1.6 Đối trọng trục khuỷu

1.4.4 Cổ biên

Trong động cơ pittông, các chốt khuỷu hay còn gọi là cổ biên, là phần
tiếp xúc với bạc lót đầu to thanh truyền để truyền lực lên piston.

Nếu động cơ có trục khuỷu, thì các chốt khuỷu là hành trình của các ổ
trục lệch tâm của trục khuỷu. Trong động cơ dầm, chốt quay đơn được lắp
trên bánh đà. Trong đầu máy hơi nước, các chốt khuỷu thường được lắp trực
tiếp trên các bánh lái.

Hình 1.7 Kết cấu cổ biên

1.4.5 Bạc lót trục khuỷu

Các bạc lót chính là bạc lót ở chỗ mà trục khuỷu quay, thường là ổ trục
trơn hoặc ổ lăn. Các bạc lót giữ trục khuỷu tại chỗ và ngăn chặn các lực do
piston tạo ra và truyền đến trục khuỷu bởi các thanh truyền ngăn trục khuỷu bị
7

bật ra, thay vì buộc trục khuỷu phải chuyển chuyển động tịnh tiến thành
chuyển động quay.

Hình 1.8 Bạc lót trục khuỷu


1.5 Kết luận chương 1

Trục khuỷu là bộ phận quan trọng của động cơ đốt trong có nhiệm vụ
tạo ra mômen quay cho động cơ. Trong quá trình hoạt động, trục khuỷu phải
làm việc trong điều kiện tải trọng động vô cùng lớn chính vì vậy khi thiết kế,
trục khuỷu phải đảm bảo sức bền và độ cứng vững để có thể làm việc lâu dài.

Cấu tạo trục khuỷu bao gồm các chi tiết: Đầu trục khuỷu, má khuỷu, đối
trọng, cổ khuỷu, cổ biên, bạc lót của cổ biên và cổ khuỷu. Vật liệu chế tạo của
trục khuỷu thường dùng là thép Carbon có thành phần carbon trung bình như
thép C40 – 50. Trong các động cơ tốc độ cao hoặc phụ tải lớn thường dùng
vật liệu hợp kim được bổ sung thêm Mangan, Vonfram.
8

CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH TRỤC KHUỶU ĐỘNG CƠ 1NZ-FE

2.1 Tổng quan về CAE

2.1.1 FEM và Abaqus


Finite Element Method (Phương pháp phần tử hữu hạn) là một phương
pháp tính đã được hình thành và phát triển trong vòng vài chục năm trở lại
đây, nhưng do yêu cầu tính toán của một bài toán thực tế thường đòi hỏi một
khối lượng tính toán rất lớn, do vậy việc ứng dụng FEM trước đây gặp không
ít khó khăn. Chỉ cho đến khi có sự xuất hiện của các máy tính cá nhân (PC)
cùng với những tiến bộ to lớn của công nghệ tin học trong những năm gần
đây mới thật sự cho phép phương pháp tính này được ứng dụng một cách phổ
biến và rộng rãi. Cùng với việc tính giải các đại lượng cơ học của kết cấu như
Biến dạng; Ứng suất; Chuyển vị PP PTHH còn là cơ sở của lĩnh vực mô
phỏng hoá trong các bài toán thiết kế. Thông qua sự phát triển của kỹ thuật đồ
hoạ trên máy tính người ta có thể mô phỏng hoá các hoạt động của kết cấu;
giả định vô số các phương án tính toán để từ đó chọn lựa giải pháp tối ưu.
Điều này cho phép giảm chi phí và thời gian thực hiện các thí nghiệm theo
phương pháp truyền thống[6].

Abaqus có khả năng phân tích những bài toán tĩnh và bài toán động, có
khả năng mô phỏng những thay đổi phức tạp về hình dạng của vật rắn, truyền
nhiệt, động lực học lưu chất, bài toán động lực học vật rắn, dao động, mất ổn
định và âm học cho cả mô hình hai chiều hoặc ba chiều. Abaqus có thư viện
phần tử rộng lớn, bao gồm một số phần tử như vật rắn đàn hồi, vật liệu dẫn
nhiệt, vật liệu dẫn điện, vật liệu xốp, vật liệu rời, bê tông, đất, ...Đó là một số
tính năng nổi bật của Abaqus, tất cả đều dựa trên nền tảng lý thuyết mạnh mẽ
và tài liệu lý thuyết được hỗ trợ rất tốt (Documentation) [7]. Vì lý do này mà
Abaqus được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp, cụ thể như công
nghiệp máy bay, ô tô, các công ty dầu khí, sản xuất linh kiện vi điện tử,...
9

2.1.2 Các modul của phần mềm Abaqus


Trong ABAQUS ta được làm việc với nhiều khối. Các modul làm việc:
Part, Property, Assembly, Step, Interaction, Load, Mesh, Job, Visualyzation,
Sketch.

Hình 2.1 Các modul làm việc của Abaqus


Part: Modul này là hàng loạt công cụ dùng để xây dựng mô hình với các

biên dạng khác nhau từ những yếu tố đơn giản đến phức tạp. Như điểm ( )
,

đường thẳng ( ), đường tròn ( ) đường cong bất kì ( ), hình chử nhật
( )...từ những phần tử đơn giản này chúng ta có thể xây dựng nên những
biên dạng phức tạp. Từ đó chúng ta có thể tạo nên những mô hình phức tạp.
Ngoài ra ABAQUS còn có công cụ Import để nhập các file được xây dựng từ
các phần mềm khác rất tiện lợi cho việc xây dựng mô hình. Chúng ta có thể
lấy những mô hình chuẩn như bánh răng, ổ lăn, đinh vít từ các phần mềm
khác như SOLIDWORKS, CATIA... để tiện cho việc đảm bảo tính tiêu chuẩn
và đồng bộ.
10

Hình 2.2 Thao tác nhập file đã xây dựng thông qua phần mềm khác
Property: Đây là modul dùng để gán thuộc tính vật liệu cho từng phần trên
mô hình của chúng ta. Công cụ Tool / Partition để phân chia mô hình theo
các

phần chúng ta mong muốn. Property / Creat Section dùng để tạo nên
các mặt cắt với các đặc tính vật liệu đã được định nghĩa trong Property /

Creat Material . Sau khi dùng công cụ Property / Section ta được các
mặt cắt
yêu cầu và gán vào các partition bằng Property/ Assige section . Từ đó
hoàn thành việc xây dựng và gán vật liệu cho mô hình của chúng ta.

Assembly: Modul này là modul dùng tạo hoặc sửa đổi các lắp ghép các
cụm mô hình. Nó chỉ làm nhiệm vụ lắp ghép các bộ phận của mô hình được
xây dựng từ phần Part. Dùng công cụ Instance part để đưa các khối
Partition vào bản vẻ lắp và thực hiện các công việc lắp ghép. Nếu như chúng
ta không thay đổi gì thì nó sẽ mặc định giữ nguyên cho chúng ta hình dạng và
vị trí các partiton như chúng ta xây dựng ở phần trước. Chúng ta sử dụng lệnh
Assembly
/ Instance part chúng ta sẽ có cửa sổ xuất hiện như sau:
11

Hình 2.3 Thao tác trong Assembly


Dependent ( mesh on part ) là lựa chọn việc lắp ghép có phụ thuộc vào lưới
chia. Ngược lại thì Independent ( mesh on part ) là lựa chọn không phụ thuộc
vào lưới chia. Chế độ tự động bù từ một đối tượng mới ( Auto- offset ) tùy
chúng ta chọn. Ngoài ra cũng giống như các phần mềm khác khi chúng ta đưa
một đối tượng vào một bản vẽ lắp nếu cần chỉnh sửa chúng hoặc sắp xếp theo
một thứ tự nhất định thì ABAQUS cũng như vậy, hổ trợ các công cụ như

Linear pattern , Radial pattern , Translate Instance , Rotate

Instance ,
Edit feature , Suppess feature , Delete feature … để xắp xếp chỉnh
sửa các đối tượng được đưa vào. Ngoài ra các thao tác và lệnh còn được hỗ
trợ ở thanh Menu bar chúng ta có thể nghiên cứu và thực hiện để đạt được
mục đích yêu cầu. Sau khi chúng ta hoàn thành modul này thì chúng ta có một
mô hình với đầy đủ các bộ phận và lắp ghép giữa chúng với nhau.

Step: Các bước tính toán và điều kiện biên cho bài toán sẽ được phần mềm
đưa ra nhờ vào modul Step chỉ cần dùng lệnh Creat step chúng ta đã tạo
được
12

các bước tính toán cho bài toán chúng ta yêu cầu. Việc thiết lập các và lựa chọn
các output sẽ cho ta các kết quả đầu ra mong muốn.

Interaction: Bạn có thể sử dụng modul này để xác định và quản lí các đối
tượng sau đây:

- Cơ khí và nhiệt tương tác giữa các vùng của một mô hình hoặc
giữa một khu vực của một mô hình và môi trường xung quanh nó.
- Các khu vực giao diện và các khớp nối.
- Phân tích những hạn chế giữa các vùng của một mô hình.
- Quán tính ( khối lượng, quán tính quay, và nhiệt, điện dung) trên
các vùng của mô hình.
- Vết nứt trên các vùng của mô hình.
- Lò xo và giảm chấn giữa hai điểm của một mô hình hoặc giữa
một điểm của mô hình và mặt đất.

Thiết lập các điều kiện tiếp xúc, đối với bài toán của chúng ta có liên quan
đến ứng suất, độ bền tiếp xúc và hệ số ma sát v.v.. ta có một số thông số thiết
lập như trên hình.

Hình 2.4 Thiết lập tương tác giữa các phần tử


13

Load:Sử dụng modul này để có thể xác định và quản lí các yếu tố sau:

Đặt tải trọng: Dùng lệnh Load / Create load để đặt tải trọng cho bài
toán. Chúng ta có thể lựa chọn các loại tải trọng khác nhau mà ABAQUS đưa
ra, trên hình vẽ là ba loại tải trọng cơ bản thường dùng trong thực tế.

Hình 2.5 Thiết lập tải trọng tác dụng

Điều kiện biên: Sử dụng lệnh Load / Create Boundary condition để


đặt các điều kiện biên cho mô hình. Chúng ta có thể hạn chế hết 6 bậc tự hoặc
chỉ hạn chế những bậc tự do cần thiết. Trong bảng Edit Boundary Condition:

Hình 2.6 Thiết lập điều kiện biên


Xác đinh trước các điều kiện như độ cứng,vận tốc..
14

Sử dụng lệnh Load / Creat Predefined field để đặt các điều kiện
ban đầu cho một yếu tố, vùng nào đó trên mô hình.

Hay đặt các trường hợp tải cụ thể với công cụ Load / Creat load case

: Có nghĩa là mỗi trường hợp tải là một tập hợp các tải và điều kiện biên
được sử dụng để xác định một điều kiện tải cụ thể. Có thể sử dụng một hoặc
nhiều trường hợp tải để nghiên cứu các phản ứng tuyến tính của một cấu trúc
chịu tải. Ví dụ như một loạt các tải khác nhau như: Tĩnh nhiễu loạn, tải
động, tĩnh tải…

Trong các công cụ trên thì chúng ta sử dụng các công cụ như Load /
create Load và Load / Create boundary condition bởi nó khá cơ bản và dễ
dùng và thích hợp với các bài toán. Hai công cụ còn lại chỉ dùng trong các
trường hợp phức tạp hơn, với các yêu cầu đặc biệt hơn.

Mesh: Modul Mesh chứa các công cụ cho phép tạo ra các mắt lưới trên các
bộ phận và lắp ráp tạo ra trong ABAQUS / CAE. Ngoài ra, các modul này
chứa các chức năng xác minh một lưới hiện có. Chia lưới với kích thước càng
nhỏ thì bài toán có kết quả càng chính xác. Chúng ta có thể chia lưới tự động
hoặc chia theo từng đối tượng. tùy theo mức độ yêu cầu của bài toán.

Hình 2.7 Mô hình sau khi đã chia lưới


15

Job: Là modul thực hiện các bước giải sau khi chúng ta hoàn thành các yêu
cầu của bài toán. Hoàn thành modul này là lúc bài toán được giải quyết.
Modul này cho phép chúng ta xuất ra các file *.INP, *.ODB, *.DAT…đưa ra
được kết quả bài toán.

Hình 2.8 Bảng modul Job

Visualization: Là modul chứa các công cụ để thể hiện các kết


quả bằng hình ảnh chuyển vị kèm theo các thông số như ứng suất,
chuyển vị

Hình 2.9 Kết quả bài toán trong Abaq


16

2.2 Mô phỏng bằng bài toán Linear static

2.2.1 Linear static là gì?


Linear static là bài toán lực thảy đổi rất chậm, vật liệu trong vùng biến
dạng đàn hồi, biến dạng nhỏ, điều kiện biên không thay đổi ( không có
contact ), Chiếm 80% trong các lĩnh vực sản xuất [8].

Có hai điều kiện để phân tích tĩnh:

- Lực là tĩnh có nghĩa là không có sự thay đổi theo thời gian (trọng lượng cố
định)

- Điều kiện cân bằng - ∑ Lực = 0, ∑ Moment = 0.

2.2.2 Thông số bài toán


Thông số về vật liệu [9]:

Bảng 2.1 Thông số vật liệu thép C45 & Aluminum Composite

Elastic
Material Density/kg/m3 Poisson’s ratio/µ
modulus/MPa
45 7800 2.06E+05 0.3
Aluminum
2611 0.70E+05 0.33
composite

Thông số về trục khuỷu [10]:

Bảng 2.2 Thông số trục khuỷu


Crankshaft journal diameter: 45.988-46.000 mm (1.8105-1.8110 in)
Crankpin diameter: 39.992-40.000 mm (1.5745-1.5748 in)
17

2.2.3 Cơ sở mô phỏng
Tính toán áp suất cho trục khuỷu của động cơ 1NZ-FE

Bảng 2.3 Thông số để tính toán áp suất

Density of gasoline engine 737.22 𝑘𝑔/𝑚3or 737.22×10−9 𝑘𝑔/𝑚𝑚3

Bore ×Stroke 75.0 × 84.7 (mm)

Volumn per cylinder 1497/4= 374.25 cc= 374.25×103 𝑚𝑚3

Molecular Weight of gasoline 86.18 𝑔/𝑚𝑜𝑙= 86.18×10−3 𝑘𝑔/𝑚𝑜𝑙


engine

Auto ignition temperature 280℃=536℉ =553.15°k

Mass= D x V= 737.22×10−9 × 374.25×103= 0.27582225 kg

R= 8314.3/ 86.18×10−3= 96.475×103 J/kg.Mole.K

Từ phương trình khí lý tưởng: P × V=𝑚 × 𝑅 × 𝑇

Trong đó P = Gas Pressure MPa

V = Volume m = Mass, kg

T = Temperature, °K

P = (𝑚 × 𝑅 × 𝑇)/V

P = (0.27582225× 96.475×103 × 553.15)/(374.25×103) = 39.33 𝑀𝑃𝑎

Áp suất lớn nhất trên trục khuỷu: 39.33MPa.

2.2.4 Thiết lập bài toán


Bước 1: Sau khi dựng mô hình 3D trục khuỷu, Import file vào phần mềm
Abaqus.
18

Hình 2.10 Import mô hình


Bước 2: Thiết lập thông số vật liệu như Bảng 2.1, tạo Section và gán Section
chứa vật liệu vừa tạo cho Part.

Hình 2.11 Thiết lập vật liệu cho bài toán


Bước 3: Đặt điều kiện biên (Boundary Conditions) vào áp suất tác dụng lên
trục khuỷu.
19

Hình 2.12 Điều kiện biên và tải trọng tác dụng


Bước 4: Chia lưới cho mô hình.

Hình 2.13 Mô hình sau khi đã chia lưới


Bước 5: Tạo Job và tiến hành Submit.

Hình 2.14 Tạo Job cho bài toán


20

Bước 6: Sau khi hoàn tất việc mô phỏng, ta ấn Results để xem kết quả bài
toán. Ta có thể xem giá trị ứng suất bằng cách chọn S trong thanh công cụ, và
giá trị biến dạng U.

Hình 2.15 Chọn giá trị ứng suất hoặc chuyển vị trong kết quả mô phỏng
2.3 Kết luận chương 2
Việc áp dụng phần mềm thiết kế và mô phỏng đang ngày càng phổ biến vì
tính tiện lợi và quan trọng hơn là sự tiết kiệm chi phí trong khâu sản xuất kỹ
thuật. Chính vì vậy, các phần mềm CAE đóng vai trò như một thử nghiệm số
thay thế cho thử nghiệm thực tế với khả năng tối ưu hóa các thông số thiết kế,
hiển thị trực quan kết quả tính toán giúp giảm thời gian thiết kế một cách hiệu
quả từ đó giảm được giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Chương 2 cho ta cái nhìn tổng quan về phần mềm Abaqus; về công dụng,
tính năng và ưu điểm của phần mềm. Sau đó ta đem mô hình bài toán trục
khuỷu với thông số kết cấu cho trước để mô phỏng kiểm bền.
21

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1 Kết quả bài toán tuyến tính tĩnh

3.1.1 Kết quả chuyển vị


Biến dạng và ứng suất có thể thu được từ kết quả phân tích phần tử hữu
hạn của trục khuỷu, như các hình ảnh dưới đây. Theo hình 3.1, có thể rút ra
kết luận rằng khi dùng vật liệu thép C45 chuyển vị cực đại xảy ra trên cổ trục
thanh truyền, giá trị đó là 7.051E-03 mm. Biến dạng ở các vùng khác là rất
nhỏ.

Hình 3.1 Kết quả chuyển vị của mô hình khi dùng vật liệu thép C45
Khi dùng vật liệu Aluminum Composite làm vật liệu cho trục khuỷu ta
thấy chuyển vị lớn nhất là 0.02019mm lớn hơn giá trị chuyển vị lớn nhất so
với khi dùng vật liệu là thép C45.

Hình 3.2 Kết quả chuyển vị của mô hình khi dùng vật liệu Aluminum
Composite
22

Từ kết quả tính toán trên có thể thấy trục khuỷu với 2 vật liệu khác
nhau chịu cùng tải trọng, vị trí biến dạng tối đa của chúng là nhất quán.Kết
quả ứng suất

3.1.2 Kết quả ứng suất


Theo hình 3.3 và hình 3.4 , xuất hiện hiện tượng tập trung ứng suất ở
mức độ lớn hơn tại vùng tiếp xúc giữa cổ và má trục khuỷu. Ở những khu vực
này, lực lớn hơn, phù hợp với điều kiện làm việc thực tế.

Hình 3.3 Kết quả ứng suất của mô hình khi dùng vật liệu thép C45

Hình 3.4 Kết quả ứng suất của mô hình khi dùng vật liệu Aluminum
Composite
23

3.2 Kết luận chương 3

Theo phân tích trục khuỷu cho thấy hiện tượng tập trung ứng suất xuất
hiện trên vùng tiếp xúc giữa cổ trục khuỷu và má trục khuỷu, ứng suất cực đại
tác dụng lên nó nhỏ hơn ứng suất cho phép của vật liệu làm trục khuỷu.
Nhưng những khu vực này sẽ có độ bền kém hơn, cần áp dụng một số biện
pháp nâng cao độ bền về cơ cấu và công nghệ, làm cho ứng suất lớn nhất
giảm xuống và phân bổ hợp lý hơn.

Kết quả của bài toán có thể vẫn còn những sai sót, trong quá trình thiết lập
vẫn chưa đầy đủ (do việc lý tưởng hóa toàn bộ quá trình hoạt động của thanh
truyền), nhưng đã phần nào khảo sát được những thông số cần thiết và mang
tính chất khoa học, giúp cho sinh viên có thêm cách tiếp cận, cũng như kiểm
nghiệm các bộ phận, chi tiết, cơ cấu có trong ô tô.
24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Văn Thị Bông (2016), Lý thuyết động cơ đốt trong, Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia TP.HCM.
[2]. PGS.TS Phạm Minh Tuấn (2006), Động cơ đốt trong,Hà Nội, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật.
[3]. Nguyễn Đức Phú (1979), Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, Nhà
xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
[4]. KS. Nguyễn Thị Yên (2005), Giáo trình vật liệu cơ khí, Nhà xuất bản
Hà Nội.
[5]. PGS.TS Nguyễn Khắc Trai (2009), Kết cấu ô tô, Nhà Xuất Bản Bách
Khoa Hà Nội.
[6]. TS Nguyễn Quốc Bảo (2001), Lý thuyết phần tử hữu hạn, Nhà xuất bản
Quân Đội.
[7]. ThS Đinh Văn Đức (2016), Ebook Phân tích phần tử hữu hạn.
[8]. Thinksmart (2021). Các Bài Toán Phổ Biến Trong CAE,
https://thinksmart.com.vn/cac-bai-toan-pho-bien-trong-cae/.
[9]. Li Baolin Fan Jiangpeng, Zhang Yan (2011), Finite Element Analysis of
Crankshaft by ABAQUS, Second International Conference on Digital
Manufacturing & Automation.
[10]. ENGINE-SPECS.NET (2023). Toyota 1NZ-FE (1.5L) engine: review
and specs, service data, https://www.engine-specs.net/toyota/1nz-
fe.html.
25

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Để có được kết quả về ứng suất và chuyển vị của trục khuỷu trong quá
trình làm việc, chúng ta sử dụng phần mềm Abaqus để thiết lập bài toán tuyến
tính tĩnh. Từ kết quả bài toán ta có thể đánh giá tình trạng kỹ thuật của trục
khuỷu. Quy trình thiết lập bài toán bao gồm các bước chính :

- Bước 1: Khởi động phần mềm Abaqus.

- Bước 2: Nhập mô hình đã được dựng từ phần mềm Inventor vào Abaqus.

- Bước 3: Tạo 2 vật liệu C45 và Aluminum Composite trong Modul


Property.

- Bước 4: Tạo Section chứa vật liệu tương ứng.

- Bước 5: Gán Section đó cho mô hình.

- Bước 6: Thêm mô hình vào Module Assembly.

- Bước 7: Tạo Step cho bài toán.

- Bước 8: Tạo tải trọng vào đặt điều kiện biên cho mô hình.

- Bước 9: Chia lưới cho mô hình.

- Bước 10: Tạo Job cho bài toán và Submit Job để thu được kết quả.
26

Quy trình chi tiết để thiết lập bài toán tuyến tính tĩnh sử dụng phần
mềm Abaqus:

Bước 1: Khởi động phần mềm Abaqus. Click đúp chuột trái vào biểu tượng
Abaqus.

Bước 2: Tại giao diện Abaqus chọn File và Import mô hình đã dựng bằng
phần mềm Inventor.

Bước 3: Tạo 2 vật liệu với thông số như trong bảng 2.1. Trình tự tiến hành
như các hình vẽ dưới đây.
27
28

Bước 4: Tạo Section với vật liệu vừa tạo (Category: Solid, Type:
Homogenous). Ở đây phần Material ta sẽ chọn vật liệu muốn sử dụng. Trình
tự tiến hành được thể ở hình ảnh dưới đây:

Bước 5: Gán Section vừa tạo lên toàn bộ chi chi tiết. Giữ chuột để khoanh
vùng chi tiết. Sau khi gán Section thì mô hình sẽ có màu xanh. Trình tự các
bước chi tiết được thể hiện như hình ảnh dưới đây:
29

Bước 6: Sau khi gán Section, ta chuyển qua modul Assembly chọn Create
Instance để thêm chi tiết. Trình tự các bước chi tiết được thể hiện như
hình ảnh dưới đây:
30

Bước 7: Trong modul Step ta tiến hành tạo Step 1 sau Step Initial (Procedure
type: Staric, General). Trình tự các bước chi tiết được thể hiện như hình ảnh
dưới đây:

Bước 8: Đặt tải trọng và điều kiện biên cho chi tiết. Chuyển sang modul Load
và chọn Create Load. Trình tự các bước chi tiết được thể hiện như hình ảnh
dưới đây:
31

Tải trọng:
+ Step: Step 1
+ Loại tải trọng (Types for
Selected Step): Pressure
+ Vị trí đặt: mặt trên chốt
khuỷu
+ Độ lớn: 39.33 MPa
32

Điều kiện biên:


+ Step: Step 1
+ Loại (Types for Selected Step)
+ Vị trí đặt như hình ảnh

Chọn điều kiện biên PINNED U1=U2=U3 (Hạn chế 3 chuyển động tịnh tiến
theo phương x,y,z)

Bước 9: Sau khi đã đặt điều kiện biên và tải cho chi tiết, ta tiến hành chia lưới
cho chi tiết. Trình tự các bước chi tiết được thể hiện như hình ảnh dưới đây:
33

Chọn phần tử chia lưới là Tet Thiết lập size: 3


34

Bước 10: Tiến hành tạo Job và Submit Job.

Bước 11: Sau khi Job Completed ta ấn Results để xem kết quả. Lúc này
Abaqus sẽ chuyển sang modul Visualization. Ta có thể xem giá trị ứng suất
bằng cách chọn S trong thanh công cụ, và giá trị biến dạng U.

Ứng suất Biến dạng


35

Giá trị chuyển vị

Giá trị ứng suất

Bước 12: Đối với vật liệu Aluminum Composite ta tiến hành tương tự các
bước ở trên chỉ khác thông số vật liệu.
BÁO CÁO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – BÁO CÁO ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN
CHUYÊN NGÀNH KĨ THUẬT Ô TÔ
Đề tài: Mô Phỏng Trục Khuỷu Động Cơ 1NZ-
FE Sử Dụng Phần Mềm Abaqus

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Minh Hiếu


Sinh viên thực hiện: Lưu Bá Quỳnh
Lớp:20231AT6009004
Khóa: K15

1
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

NỘI DUNG ĐỒ ÁN GỒM 3 PHẦN CHÍNH:


TỔNG QUAN VỀ TRỤC KHUỶU
MÔ PHỎNG TRỤC KHUỶU ĐỘNG CƠ 1 NZ-FE
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
KẾT LUẬN

2
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

TỔNG QUAN VỀ TRỤC KHUỶU

Vai trò, điều kiện làm việc


Chi tiết quan trọng và chiếm tỷ trọng
lớn, 25 ÷ 30% giá thành động cơ
Chịu lực T, Z do lực khí thể và lực
quán tính do nhóm trục piston thanh
truyền gây ra

3
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

TỔNG QUAN VỀ TRỤC KHUỶU

Vật liệu chế tạo


Trục khuỷu của động cơ tốc độ thấp
thường được chế tạo bằng thép cacbon
trung bình như thép C35, C40, C45
Với các động cơ có công suất riêng cao
vật liệu hợp kim được bổ sung thêm
Mangan, Vonfram

4
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

MÔ PHỎNG TRỤC KHUỶU ĐỘNG CƠ 1NZ-FE


Để tránh bớt những thực nghiệm lãng phí tiền bạc và thời gian thì người
ta sử dụng CAE làm các thực nghiệm, tính toán, mô phỏng để tìm
phương pháp thiết kế tối ưu nhất về kinh tế và thời gian dựa trên các
thuật toán FEM (Phương pháp phần tử hữu hạn).
Phần mềm ABAQUS bao gồm các giải pháp mạnh mẽ để giải quyết các
vấn đề thiết kế phức tạp trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau
thông qua phương pháp phần tử hữu hạn.

5
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

CƠ SỞ MÔ PHỎNG
Ta có PT khí lý tưởng:PV=𝑚 × 𝑅 × 𝑇 (1)
Với : m= D x V= 737.22×10-9 × 374.25×103= 0.27582225 kg
R= 8314.3/ 86.18×10-3= 96.475×103 J/kg.Mole.K
Ở đây: P: Áp suất hòa khí, Mpa
V: Thể tích, m: Khối lượng, kg T: Nhiệt độ, °K
Thay các thông số vào PT (1) ta có: P = 39.33 MPa
=> Áp suất lớn nhất trên thanh truyền: 39.33 MPa

6
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

QUY TRÌNH MÔ PHỎNG


Bước 1: Sau khi dựng mô hình 3D trục khuỷu, Import file
vào phần mềm Abaqus.
Bước 2: Thiết lập thông số vật liệu như Bảng 2.1, tạo
Section và gán Section chứa vật liệu vừa tạo cho Part.

7
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

Bước 3: Đặt điều kiện biên (Boundary Conditions) vào áp suất tác dụng lên trục khuỷu.

Bước 4: Chia lưới cho mô hình.

Bước 5: Tạo Job và tiến hành


Submit.

8
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Kết quả chuyển vị của mô hình khi Kết quả chuyển vị của mô hình khi
dùng vật liệu thép C45 dùng vật liệu Aluminum Composite

Chuyển vị cực đại xảy ra trên cổ trục thanh truyền. Biến dạng ở
các vùng khác là rất nhỏ. Khi dùng vật liệu Aluminum
Composite làm vật liệu cho trục khuỷu ta thấy chuyển vị lớn
nhất lớn hơn giá trị chuyển vị lớn nhất so với khi dùng vật liệu
là thép C45.
9
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

Kết quả ứng suất của mô hình khi Kết quả ứng suất của mô hình khi
dùng vật liệu thép C45 dùng vật liệu Aluminum Composite

Theo phân tích kết quả cho thấy hiện tượng tập trung
ứng suất xuất hiện trên vùng tiếp xúc giữa cổ và má trục
khuỷu. Những khu vực này sẽ có độ bền kém hơn, cần
áp dụng một số biện pháp nâng cao độ bền.

10
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

KẾT LUẬN
Từ kết quả mô phỏng ta có thể thấy trục khuỷu với 2
vật liệu khác nhau chịu cùng tải trọng, vị trí biến
dạng tối đa, chịu ứng suất tối đa của chúng là nhất
quán.
Những khu vực này sẽ có độ bền kém hơn, cần
áp dụng một số biện pháp nâng cao độ bền về cơ
cấu và công nghệ, làm cho ứng suất lớn nhất giảm
xuống và phân bổ hợp lý hơn.

11
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ

THANK YOU!!!

12
Website: https://haui.edu.vn © 2023 Hanoi University of Industry All rights reserved

You might also like