Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

+ Khái niệm về chất

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng. Là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính cấu thành nó, phân biệt
nó với sự vật, hiện tượng khác.
Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là
1083đvC, nhiệt độ sôi là 2880đvC…những thuộc tính này đã nói lên những chất
riêng của đồng để phân biệt nó với các kim loại khác.
+ Khái niệm về lượng:
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật.
+ Nội dung quy luật lượng chất
Theo chủ nghĩa Mac – Lênin thì quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ
bản nhất của phạm trù triết học. Quy luật lượng chất tác động đến toàn bộ quá trình
hình thành, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. Dùng để
chỉ cách thức vận động, phát triển của một sự vật, hiện tượng nào đó mà sự vận
động, phát triển đó được thực hiện theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật
dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và đứa sự vật, hiện tượng đó đến
một trạng thái phát triển tiếp theo.
Ph. Ăng-Ghen cũng đã khái quát về quy luật lượng chất như sau: Những thay
đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự
khác nhau về chất.
Việt Nam là quốc gia quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển
của chủ nghĩa tư bản, vì vậy việc nhận thức đúng đắn về quy luật lượng chất có ý
nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Trong những quy luật khách quan ấy thì quy luật lượng – chất là một trong ba
quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết những phương thức của sự vận
động, phát triển.
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và phần
lượng. Trong đó phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần
thường xuyên có sự biến đổi.
Sự biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất.
Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật,
hiện tượng sẽ có sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ
chất cũ. Lúc này mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được
hình thành với một lượng mới. Tuy nhiên bản chất của lượng là vận động nên nó sẽ
không đứng yên mà sẽ tiếp tục vận động đến một thời điểm nào đó nó sẽ làm phá
vỡ chất hiện tại.
Quá trình vận động giữa hai mặt Lượng và chất tác động với nhau qua hai mặt:
Chúng tạo nên sự vận động liên tục và không dừng lại. Lượng sẽ biến đổi dần dần
và tạo nên chất mới, hay nói cách khác, lượng biến đổi dần dần và tạo nên bước
nhảy vọt. Sau đó chúng tiếp tục biến đổi dần và tạo nên bước nhảy vọt tiếp theo.
Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật, hiện
tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh
chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về
lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết
quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy
trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất
Mỗi một quy luật trong đời sống đều đem đến những ý nghĩa nhất định, phương
pháp luận của quy luật lượng chất cũng vậy.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất đem đến hai ý nghĩa cơ
bản sau đây.
Ý nghĩa trong nhận thức
+ Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ sự vật,
hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
+ Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi
nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn
phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.
+ Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác
định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.
Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm
độ và điểm nút);
+ Cần tránh hai khuynh hướng sau:
Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và
nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;
Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút
nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.
+ Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng
trong giới hạn độ.
+ Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy
phải được thực hiện một cách cẩn thận.
Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực
hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể để tránh được những hậu quả không đáng có như không đạt được sự thay đổi
về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu.
Nói chung, từ quy luật lượng chất, ta hiểu được mọi sự vật đều vận động và
phát triển nhưng cần thời gian và sự tác động từ bên ngoài, từ đó chúng ta biết cách
để bố trí thời gian và nỗ lực hợp lý cho bất cứ một kế hoạch nào đó đã được bản
thân đặt mục tiêu.
Từ quy luật lượng chất, ta hiểu được mọi sự vật đều vận động và phát triển
nhưng cần thời gian và sự tác động từ bên ngoài, từ đó chúng ta có thể rút ra một
số bài học thực tiễn giúp ích trong đời sống học tập và rèn luyện của sinh viên hiện
nay:
Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và đại học Thương Mại:
lượng kiến thức ở bậc đại học tăng lên đáng kể so với học ở bậc trung học phổ
thông.
Ví dụ đơn giản, nếu ở cấp 3, một môn học kéo dài một năm thì ở đại học, một môn
học sẽ chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 tháng. Rõ ràng, lượng kiến thức tăng lên đáng kể sẽ
mang đến những khó khăn cho tân sinh viên. Không chỉ chênh lệch về lượng kiến thức
mà còn có sự đa dạng về kiến thức ở bậc đại học và trung học phổ thông. Không giống
như phong cách học tập thụ động của trường trung học, sinh viên đại học tham gia vào
nhiều hoạt động nhóm, thuyết trình, hoạt động ngoại khóa, v.v. Chính những thay đổi về
lượng kiến thức, thời gian và cách học đã khiến nhiều tân sinh viên khó thích nghi với
môi trường học tập và giáo dục mới. Sự khác biệt lớn nhất giữa trung học và đại học có lẽ
là nhiệm vụ học tập. Việc lên lớp đối với bậc trung học chỉ là hoàn thành các mục tiêu mà
giáo viên đề ra nhưng đối với sinh viên Đại học, điều họ đang đối mặt không chỉ là những
nhiệm vụ đơn thuần trên lớp mà họ còn phải thực hiện các kì thực tập, phải bắt đầu đặt ra
mục tiêu cho tương lai của họ. Ngoài ra, khi lên Đại học, ý thức tự giác là yếu tố quan
trọng nhất, không còn sổ liên lạc hay họp phụ huynh như bậc trung học, tinh thần tự học
sẽ được phát huy rõ rệt. Có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống
như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà mỗi sinh viên cần phải thích
nghi, thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với môi trường đại học để đạt được những
thành tích cao trong quá rình học tập và nghiên cứu của mình.
Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra
bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng vậy. Để có một tầm bằng Cử nhân yêu
cầu mỗi sinh viên cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học. Có thể coi
học tập là quá trình tích lũy về lượng, điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy. Do đó,
trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng
( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật.. Hàng ngày, sinh viên đều
phải đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới. Qua quá trình rèn luyện tích
luỹ kiến thức của sinh viên trong 4 năm trên giảng đường, từ thầy cô hay các kì thực
tập( lượng)…và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, cầm tấm bằng Cử nhân, đảm bảo về
chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến
đổi sang chất mới.
Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung
thực
Cuộc sống vẫn luôn vận hành và phát triển không ngừng theo thời gian, và con
người cũng phải chạy đua để theo kịp thời gian. Là một sinh viên, chúng ta cũng cần cải
thiện bản thân phấn đấu không ngừng nghỉ. Ai trong chúng ta sinh ra đều có sứ mệnh là
sống và làm việc, thành công hay không dựa trên sự nỗ lực của mỗi người. Chính vì vậy,
việc tự học, tự nghiên cứu trau dồi kiến thức của mỗi sinh viên là hết sức cần thiết. Trong
đời sống con người, muốn có bất kì sự thay đỏi về chất nào cũng đều phải có sự tích luỹ
về lượng, dưới sự giúp đỡ nào của bất kì ai thì đều không có sự biến đổi nào về chất. Như
trong thi cử, sinh viên có thể gian lận để vượt qua kì thi , nhưng bản chất thì vẫn chưa sự
tích luỹ nào để làm biến đổi về chất.
Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt
cháy giai đoạn
Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận trong việc
học tập và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể cầm được tấm bằng Cử nhân, sinh
viên phải tích luỹ đủ số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có kết quả tốt, sinh viên
phải tích luỹ đủ số lượng tiết của các môn học. Có thể coi thời gian học là độ, các bài
kiểm tra là các điểm nút và điểm số đạt yêu cầu là bước nhảy. Khi kết quả thi (bước
nhảy) đạt kết quả tốt phản ánh sự kết thúc môt giai đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình
học tập rèn luyện của sinh viên. Vì vậy, trong việc học tập và các hoạt động học thuật
khác, sinh viên phải từng bước tích luỹ kiến thức (lượng) để làm thay đổi kết quả học tập
(chất) theo quy luật. Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần tránh tư tưởng
nhảy cấp. Nghĩa là sau khi hoàn thành kiến thức cơ bản, tức đã có sự biến đổi về chất thì
sinh viên mới có thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn. Ví dụ như trước khi
lên Đại học sinh viên phải vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT trước, nếu không, tình trạng
mất gốc sẽ xảy ra. Hay trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên luôn bị xao nhãng
bởi những chuyện ngoài lề. Cho đến khi giai đoạn thi đến gần mới bắt đầu học lại từ đầu,
đó là giai đoạn ôn thi chứ không phải giai đoạn học lại kiến thức mới. Chính vì vậy, dù
sinh viên có chăm học cũng không thể đảm bảo đủ lượng kiến thức để vượt qua kì thi.
Tóm lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và có kết quả cao trong các kì thi, sinh viên
phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Từ đó, sự biến đổi về lượng sẽ
dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực
Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị cho mình
từ những điều đơn giản nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… cho đến những kiến thức
to lớn, thành tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa học – nghệ thuật. Việc trải qua
hơn 12 năm học tập là khoảng thời gian bước đệm cho hành trình tích luỹ ấy. Không
những thế, chúng ta vẫn phải tiếp thu những kỹ năng mềm cho cuộc sống mai sau. Trong
quá trình liên tục phấn đấu học tập ấy,quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất và ngược lại được thể hiện ở việc sinh viên tích luỹ kiến thức. Áp
dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm kiếm những thông tin,
mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ. Từ đó, làm biến đổi “chất” tốt hơn, tạo
nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự nỗ lực ấy. Ở trường Đại học, ngoài các
bài giảng trên lớp, sinh viên còn tự tìm tòi, nghiên cứu ở thư viện, giáo trình, luận văn,
luận án, thầ cô, bạn bè,… tích luỹ và học hỏi những kĩ năng mềm thiết yếu cho mai sau.
Được tự do sáng tạo và trau dồi những “lượng” ở mức tối ưu nhất, sinh viên luôn đạt
được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng cử nhân, những học bổng,… và tự tin bước
ra đời. Cứ như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất lượng liên tục diễn ra không ngừng
nghỉ trong sự phát triển, liên tục phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên, giúp họ tự tin
vững bước trong hành trang cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá
hết tiềm năng tri thức, kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con
đường khoa học – nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã
làm hết sức có thể.
Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên
Đầu tiên, trong sự vận động và phát triển phải biết tích luỹ về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. Quá trình học tập
phải được tích luỹ từ từ, đầy đủ kiến thức, hoàn thiện kỹ năng; không được bỏ qua kiến
thức cơ bản. Việc bỏ bước trong tích luỹ sẽ dẫn đến sự không hoàn thiện về độ, việc thực
hiện bước nhảy sẽ không thành công và không thể hình thành chất mới. Ví dụ, nếu bạn
hỏng kiến thức cơ bản ở bậc tiểu học, bạn sẽ không thể thực hiện bước nhảy để được học
ở cấp trung học. Nếu bạn cố thực hiện bước nhảy, tức là bạn vượt qua điểm nút một cách
ép buộc, chất mới được hình thành nhưng nó không là vận dụng theo quy luật lượng –
chất. Những sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên chỉ xảy ra khi lượng đã
thay đổi đến nút, độ được hoàn thiện từ sự tích luỹ đầy đủ về chất. Bên cạnh, dù rằng sự
phát triển và vận động của sự vật, hiện tượng là việc liên tục thực hiện các bước nhảy,
bạn phải chú ý đến độ trong quá trình thay đổi của lượng, không vội vàng mà bỏ bước.
Tư tưởng bảo thủ ngăn bạn không dám vượt qua điểm nút. Như là một kỳ thi học sinh
giỏi, mặc dù bạn có đủ kiến thức được tích luỹ để tham gia kỳ thi, nhưng lại không đủ tự
tin để thực hiện bước nhảy, thì quá trình tích luỹ đó chỉ được xem là tích luỹ về lượng mà
không có sự thay đổi về chất. Bạn phải nhận thức được mối liên kết giữa các yếu tố tạo
nên sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp tích luỹ phù hợp, đẩy nhanh tiến độ tích
luỹ, kèm theo chất lượng của độ. Vận dụng được mối liên kết đó sẽ giúp bạn hiểu rõ bản
chất, quy luật của chất, nâng cao chất lượng của độ

You might also like