Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Sóng âm có thể truyền qua các môi trường nào?


A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.
C. Chất rắn, chất khí, chân không.
D. Chất lỏng, chất khí, chân không.
Câu 2. Tại sao sóng âm không thể truyền qua môi trường chân không?
A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng.
B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc.
C. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất nào.
D. Vì không thể đặt nguồn âm trong môi trường chân không.
Câu 3. Trong lớp học, học sinh nghe được lời giảng của thầy giáo thông qua môi
trường truyền âm nào sau đây?
A. Không khí.
B. Chất rắn.
C. Chất lỏng.
D. Chân không.
Câu 4. Trong các trường hợp sau đây vật nào đang dao động? Chọn câu trả lời
đúng nhất.
A. Cành cây đu đưa trong gió nhẹ.
B. Gió nhẹ quả lắc đồng hồ đang chạy.
C. Mặt trống rung lên khi người ta gõ vào nó.
D. Các vật nêu trên đều đang dao động.
Câu 5. Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào không được coi là dao
động?
A. Xe ô tô đang chạy thẳng trên đường.
B. Một người ngồi trên võng đu đưa.
C. Chuyển động của quả lắc treo trên trần tàu hỏa đang chạy.
D. Chuyển động của hai nhánh âm thoa khi ta gõ vào nó.
A – Chuyển động của ô tô là chuyển động thẳng không có sự dao động.
B, C, D – có sự dao động.
Câu 6. Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là gì?
A. Chuyển động.
B. Dao động.
C. Sóng.
D. Chuyển động lặp lại.
Câu 7. Khái niệm nào về sóng là đúng?
A. Sóng là sự lan truyền âm thanh.
B. Sóng là sự lặp lại của một dao động.
C. Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.
D. Sóng là sự lan truyền chuyển động cơ trong môi trường.
Câu 8. Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng
vo ve. Câu giải thích nào sau đây là hợp lý?
A. Do chúng vừa bay vừa kêu.
B. Do chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt.
C. Do hơi thở của chúng mạnh đến mức phát âm thanh.
D. Do những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm
thanh.
Câu 9. Sự truyền sóng âm trong không khí là gì?
A. Sóng âm trong không khí là sự chuyển động của mọi vật trong môi trường
không khí.
B. Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động của các lớp không
khí.
C. Sóng âm trong không khí là sự truyền năng lượng của các phần tử không khí
đứng yên.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 10. Tai con người có thể nghe thấy được các âm có tần số nằm trong khoảng
nào?
A. Từ 16 Hz đến 160 Hz.
B. Từ 20 Hz đến 20 000 Hz.
C. Từ 16 Hz đến 160 000 Hz.
D. Từ 200 Hz đến 20 000 Hz.
Câu 11. Sự trầm hay bổng của âm do các nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố
nào sau đây?
A. Hình dạng của nhạc cụ.
B. Vẻ đẹp của nhạc cụ.
C. Kích thước của nhạc cụ.
D. Tần số của âm phát ra.
Câu 12. Âm nghe thấy càng cao khi
A. tần số càng lớn.
B. tần số càng nhỏ.
C. tần số không đổi.
D. tần số lúc tăng, lúc giảm.
Câu 13. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Độ cao của âm.
B. Tần số dao động âm.
C. Biên độ dao động.
D. Cả A và B.
Câu 14. Âm thanh phát ra từ một cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ phụ
thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Biên độ dao động của mặt trống.
B. Độ căng của mặt trống.
C. Kích thước của mặt trống.
D. Kích thước của dùi trống.
Câu 15. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của
dao động?
A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.
B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.
C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ.
D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày.
Câu 16. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số?
A. Kilomet (km).
B. Mét (m).
C. Héc (Hz).
D. Kilogam (kg).
Câu 17. Trong 20s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao
động của lá thép là bao nhiêu?
A. 500 Hz.
B. 20 Hz.
C. 250 Hz.
D. 100 000 Hz.
Câu 18. Một vật thực hiện dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực
hiện được bao nhiêu dao động?
A. 15 dao động.
B. 20 dao động.
C. 12 dao động.
D. 120 dao động.
Câu 19. Khái niệm nào về biên độ dao động là đúng?
A. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí gần nhau nhất.
B. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất.
C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao
động.
D. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí gần nhất của
chuyển động.
Câu 20. Ở một số thành phố lớn, người ta quy định các phương tiện đi lại như xe
máy, xe ô tô không được bóp còi khi đi qua những nơi như bệnh viện, trường học.
Quy định này nhằm mục đích gì?
A. Chống ô nhiễm tiếng ồn.
B. Giảm tai nạn giao thông.
C. Giảm ô nhiễm do khí thải của các loại xe.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 21. Giả sử nhà Mai ở gần đoạn đường có nhiều ô tô qua lại suốt ngày đêm.
Chọn phương án nào sau đây để chống ô nhiễm tiếng ồn cho nhà Mai.
A. Đặt thật nhiều cây cảnh trong nhà.
B. Luôn mở cửa cho thông thoáng.
C. Trồng cây xanh xung quanh nhà.
D. Chuyển nhà đi nơi khác.
Câu 22. Trong thực tế để tránh ô nhiễm tiếng ồn người ta sử dụng các biện pháp
nào sau đây?
A. Xây dựng hàng rào chống ồn được ghép bằng các tấm cách âm để ngăn cách
khu dân cư với đường cao tốc. Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.
B. Treo biển báo “Cấm sử dụng còi” tại những tuyến đường gần bệnh viện, trường
học.
C. Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân bằng cách tăng cường sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 23. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?
A. Trong hang động, nếu ta nói to thì sẽ có phản xạ âm.
B. Mọi âm thanh khi gặp vật chắn bị phản xạ trở lại đều gọi là phản xạ âm.
C. Nếu không có vật chắn, ta vẫn có thể tạo ra âm phản xạ.
D. Trong cùng một môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm phản xạ và vận tốc
truyền âm tới là như nhau.
Câu 24. Chọn đáp án đúng.
A. Các vật mềm, xù xì thì phản xạ âm kém.
B. Các vật cứng, nhẵn bóng thì phản xạ âm tốt.
C. Âm thanh truyền đi, khi gặp mặt chắn đều bị phản xạ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 25. Trong các bề mặt sau đây, bề mặt vật nào có thể phản xạ âm tốt?
A. Bề mặt của một tấm vải.
B. Bề mặt của một tấm kính.
C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ.
D. Bề mặt của một miếng xốp.
Câu 26. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Sân trường giờ ra chơi.
B. Làm việc bên cạnh các loại máy bào, máy khoan đang hoạt động.
C. Lớp học ở sát đường cái có nhiều xe cộ qua lại.
D. Tất cả các trường hợp kể trên.
Câu 27. Các biện pháp nào dưới đây để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe?
A. Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.
B. Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
C. Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 28. Đối với nguồn sáng hẹp thì vùng phía sau vật cản sáng là
A. vùng tối không hoàn toàn.
B. vùng sáng.
C. vùng tối.
D. vùng sáng hoàn toàn.
Câu 29. Chọn đáp án đúng nhất.
A. Vùng tối là vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng
truyền tới.
B. Vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.
C. Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 30. Điều kiện để xảy ra hiện tượng nhật thực là gì?
A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Trái Đất nằm giữa.
B. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trời nằm giữa.
C. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trăng nằm giữa.
D. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng.
Câu 31. Vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng truyền tới gọi là
A. vùng tối không hoàn toàn.
B. vùng sáng.
C. vùng tối.
D. vùng sáng hoàn toàn.
Câu 32. Quan sát hình dưới và cho biết, đứng trên Trái Đất, ở chỗ vùng tối, không
nhìn thấy Mặt Trời, tại đó ta quan sát được hiện tượng gì?

A. Hiện tượng nhật thực một phần.


B. Hiện tượng nguyệt thực một phần.
C. Hiện tượng nhật thực toàn phần.
D. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Câu 33. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
A. Điện năng.
B. Quang năng.
C. Nhiệt năng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 34. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây.
Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những …
A. chùm sáng.
B. tia sáng.
C. ánh sáng.
D. năng lượng.
Câu 35. Có mấy loại chùm sáng thường gặp. Đó là các chùm sáng nào?
A. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng giao nhau.
B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân
kỳ.
C. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng phân kỳ.
D. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng giao nhau, chùm sáng
phân kỳ.
Câu 36. Người ta quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?
A. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng.
B. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
C. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ
đường truyền của ánh sáng.
D. Quy ước vẽ chùm sáng bằng các đoạn thẳng có sự giới hạn.
Câu 37. Chọn đáp án sai.
A. Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng gọi là tia
sáng.
B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân
kỳ.
C. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ
đường truyền của ánh sáng.
D. Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm
sáng.
Câu 38. Hình ảnh dưới đây là hiện tượng gì?

A. Phản xạ gương.
B. Phản xạ khuếch tán.
C. In bóng.
D. Khúc xạ.
Câu 39. Hiện tượng phản xạ khuếch tán khác hiện tượng phản xạ gương như thế
nào?
A. Hiện tượng phản xạ khuếch tán quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản
xạ gương thì không.
B. Hiện tượng phản xạ khuếch tán không quan sát được ảnh của vật còn hiện
tượng phản xạ gương thì có.
C. Khi chiếu chùm tia sáng song song đến bề mặt nhẵn thì bị phản xạ theo một
hướng đối với hiện tượng phản xạ khuếch tán và theo mọi hướng đối với hiện
tượng phản xạ gương.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 40. Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào?
A. Ảnh của vật ngược chiều.
B. Ảnh của vật cùng chiều.
C. Ảnh của vật quay một góc bất kì.
D. Không quan sát được ảnh của vật.
Câu 41. Phản xạ khuếch tán là gì?
A. Là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt nhẵn bị phản xạ theo
một hướng.
B. Là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt không nhẵn bị phản xạ
theo mọi hướng.
C. Là hiện tượng các tia sáng hội tụ truyền đến bề mặt không nhẵn bị phản xạ theo
mọi hướng.
D. Là hiện tượng các tia sáng phân kỳ truyền đến bề mặt nhẵn bị phản xạ theo một
hướng.
Câu 42. Góc tới là góc tạo bởi hai tia nào?
A. Tia sáng tới và tia phản xạ.
B. Tia sáng tới và mặt gương.
C. Tia sáng tới và pháp tuyến.
D. Tia phản xạ và pháp tuyến.
Câu 43. Pháp tuyến là
A. đường thẳng vuông góc với gương tại điểm tới.
B. đường thẳng song song với gương.
C. đường thẳng trùng với tia sáng tới.
D. đường thẳng vuông góc với tia sáng tới.
Câu 44. Bề mặt nào dưới đây không thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Mặt vải thô.
B. Nền đá hoa.
C. Giấy bạc.
D. Mặt bàn thủy tinh.
Câu 45. Hiện tượng phản xạ ánh sáng không thể xảy ra trên bề mặt nào?
A – mặt gương.
B – mặt đá hoa.
C – mặt nước phẳng lặng.
D – mặt giấy.
Câu 46. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia
tới.
A. Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
B. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia
tới và pháp tuyến tại điểm tới.
C. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau.
D. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.
Câu 47. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ
hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?
A. i’ = 300.
B. i’ = 400.
C. i’ = 600.
D. i’ = 450.
Câu 48. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói với ảnh của một vật tạo bởi gương
phẳng?
A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn lớn hơn vật.
B. Nếu đặt màn hứng ảnh ở vị trí thích hợp, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo
bởi gương phẳng.
C. Ảnh của một vật qua gương phẳng có thể nhỏ hơn vật, tùy thuộc vào vị trí của
vật trước gương.
D. Cả ba phát biểu trên đều sai.
Ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn, có kích
thước bằng vật.
Câu 49. Khi đứng trước gương soi, nếu ta giơ tay phải lên thì ảnh của mình trong
gương lại giơ tay trái lên. Tại sao lại như vậy?
A. Vì ảnh của vật qua gương cùng chiều vật.
B. Vì ảnh và vật có kích thước bằng nhau.
C. Vì ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.
D. Vì ảnh và vật không thể giống nhau về hình dạng và kích thước.
Câu 50. Chọn đáp án đúng? Ảnh em bé nhìn thấy trong gương có đặc điểm gì?
A. Ảnh của em bé qua gương lớn hơn em bé.
B. Ảnh của em bé qua gương nhỏ hơn em bé.
C. Ảnh của em bé qua gương bằng em bé.
D. Ảnh của em bé qua gương to hơn nếu em bé ở gần và ngược lại.
Câu 51. Ảnh của vật qua gương phẳng có đặc điểm gì?
A. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn.
B. Là ảnh thật, hứng được trên màn.
C. Là ảnh ảo, hứng được trên màn.
D. Là ảnh thật, không hứng được trên màn.
Câu 52. Độ lớn của ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước như thế nào với
vật?
A. Bằng vật.
B. Lớn hơn vật.
C. Nhỏ hơn vật.
D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
Câu 53. Có mấy cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng?
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 54. Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: một cái treo
trước mặt người cắt tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng ghế người ngồi.
Việc làm này có mục đích gì?
A. Làm cho tiệm cắt tóc thêm đẹp.
B. Làm cho người đi cắt tóc có thể nhìn thấy ảnh của mình cả phía trước lẫn sau.
C. Làm cho tiệm cắt tóc sáng hơn.
D. Làm cho người cắt tóc cảm thấy thoải mái hơn.
Câu 55. Hình dưới đây vẽ ảnh của mũi tên AB qua gương phẳng theo cách nào?
A. Dựa vào định luật khúc xạ ánh sáng.
B. Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.
C. Dựa vào tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.
D. Dựa vào tính chất ảnh của vật qua kính.
Câu 56. Tại sao chữ AMBULANCE trên đầu xe cứu thương lại được viết ngược
từ phải sang trái?

A. Để trang trí cho đẹp.


B. Vì đây là xe của nước ngoài.
C. Vì để người lái xe nhìn thấy từ đúng trong gương chiếu hậu của họ và nhường
đường cho xe qua trước.
D. Cả ba đáp án đều sai.
Câu 57.
Hình nào dưới đây vẽ đúng ảnh của mũi tên qua gương phẳng?

A B C D
Câu 58. La bàn là dụng cụ dùng để làm gì?
A. Là dụng cụ để đo tốc độ.
B. Là dụng cụ để đo nhiệt độ.
C. Là dụng cụ để xác định độ lớn của lực.
D. Là dụng cụ để xác định hướng.
Câu 59. Cấu tạo của la bàn gồm những bộ phận nào?
A. Kim la bàn, vỏ la bàn.
B. Kim la bàn, vỏ la bàn, mặt la bàn.
C. Kim la bàn, mặt la bàn.
D. Vỏ la bàn, mặt la bàn.
Câu 60. Sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện sử dụng la bàn xác định
hướng địa lí?
(1) Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hưởng trước mặt) so với
hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.
(2) Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động
của các vật này lên kim la bàn.
(3) Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm
ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng
Bắc trùng khít với vạch chữ N trên la bàn.
A. (1) – (2) – (3).
B. (2) – (1) – (3).
C. (2) – (3) – (1).
D. (1) – (3) – (2).
Câu 61. Có thể tạo ra từ phổ bằng cách nào dưới đây?
A. Rắc các hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
B. Rắc các hạt mạt đồng lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
C. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
D. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong điện trường và gõ nhẹ.
Câu 62. Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.
A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
B. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu
đến Bắc bán cầu.
C. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau.
D. Cực Nam địa lí trùng cực Nam địa từ.
Câu 63. Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác
gọi là gì?
A. Lực điện.
B. Lực hấp dẫn.
C. Lực ma sát.
D. Lực từ.
Câu 64. Từ trường tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh điện tích đứng yên.
B. Xung quanh nam châm.
C. Xung quanh dây dẫn mang dòng điện.
D. Cả B và C.
Câu 65. Dưới đây là hình ảnh về

A. Từ trường.
B. Đường sức từ.
C. Từ phổ.
D. Cả A và B.
Câu 66. Chọn đáp án sai.
A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 67. Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là
A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm.
D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm.
Câu 68. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì?
A. Làm tăng từ trường của nam châm điện.
B. Làm tăng thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.
C. Làm giảm thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.
D. Làm giảm từ tính của ống dây.
Câu 69. Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số
vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm
điện thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Lúc tăng, lúc giảm.
D. Không đổi.
Câu 70. Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống?
A. Loa điện.
B. Chuông điện.
C. Bàn là.
D. Cả A và B.
Câu 71. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây.
Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra …
A. điện trường.
B. từ trường.
C. trường hấp dẫn.
D. trong trường.
Câu 72. Làm thế nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện?
A. Đặt gần nam châm điện một miếng đồng.
B. Đặt gần nam châm điện một miếng nhôm.
C. Đặt gần nam châm điện một miếng gỗ.
D. Đặt gần nam châm điện một miếng sắt.
Câu 73. Nam châm điện có cấu tạo gồm:
A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.
B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.
D. Nam châm.
Câu 74. Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt
non?
A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm
điện.
D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.
Câu 75. Chọn đáp án sai.
A. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt
trong lòng ống dây.
B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
C. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào
ống dây dẫn.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 76: Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam
châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy
A. chiều của từ trường không đổi.
B. chiều của từ trường thay đổi một góc 900.
C. chiều của từ trường thay đổi một góc 1800.
D. chiều của từ trường thay đổi một góc bất kì.
Câu 77. Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào?
A. Chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.
B. Chỉ tồn tại trong thời gian sau khi ngắt dòng điện.
C. Chỉ tồn tại trong thời gian trước lúc đóng nguồn điện.
D. Cả B và C
Câu 78. Đổi 2 m/s = … km/h.
A. 0,002 km/h.
B. 3,6 km/h.
C. 7,2 km/h.
D. 0,02 km/h.
Câu 79. Đổi 36 km/h = … m/s
A. 3600 m/s.
B. 3,6 m/s.
C. 1 m/s.
D. 10 m/s.
Câu 80. Một ô tô rời bến A lúc 6h đến bến B lúc 7h30min. Biết quãng đường từ
bến A đến bến B là 90 km. Tính tốc độ của ô tô khi đi từ A đến B?
A. 90 m/s.
B. 36 km/h.
C. 25 m/s.
D. 60 km/h.
Câu 81. Công thức nào dưới đây là đúng?
A. s=vt𝑠=𝑣𝑡.
B. s=tv𝑠=𝑡𝑣.
C. t=sv𝑡=𝑠𝑣.
D. v=s.t𝑣=𝑠.𝑡.
Câu 82. An đạp xe từ nhà đến trường mất 10 phút, biết tốc độ của An là 2m/s.
Tính quãng đường từ nhà An đến trường?
A. 120 m.
B. 1,2 m.
C. 12 km.
D. 1,2 km.
Câu 83. Chọn đáp án đúng.
A. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị độ dài.
B. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo thời gian.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 84. Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường thay đổi nên đại
lượng v=st𝑣=𝑠𝑡 còn được gọi một cách đầy đủ là gì?
A. Tốc độ chuyển động.
B. Tốc độ.
C. Tốc độ trung bình của chuyển động.
D. Tốc độ biến đổi.
Câu 85. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?
A. Quãng đường.
B. Thời gian.
C. Tốc độ.
D. Nhiệt độ.
Câu 86. Công thức tính tốc độ nào sau đây là đúng?
A. s=vt𝑠=𝑣𝑡.
B. t=vs𝑡=𝑣𝑠.
C. v=st𝑣=𝑠𝑡.
D. v=ts𝑣=𝑡𝑠.
Câu 87. Đơn vị đo tốc độ là
A. m.
B. s/m.
C. m/s.
D. m.s.
Câu 88. Đồ thị quãng đường, thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có
dạng là đường gì?
A. Đường thẳng.
B. Đường cong.
C. Đường tròn.
D. Đường gấp khúc.
Câu 89. Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một vật chuyển động.
Xác định trên đồ thị cho biết, sau 3h vật đi được quãng đường là bao nhiêu?

A. 40 km.
B. 80 km.
C. 60 km.
D. 20 km.
Câu 90. Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một vật chuyển động.
Xác định tốc độ chuyển động của vật?

A. 10 km/h.
B. 20 km/h.
C. 30 km/h.
D. 40 km/h.
Câu 91. Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động.
Xác định tốc độ chuyển động của ô tô trên đoạn OA?
A. 40 km/h.
B. 90 km/h.
C. 120 km/h.
D. 180 km/h.
Câu 92. Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động.
Hãy mô tả chuyển động của ô tô trên các đoạn OA, AB và BC.

A. OA: chuyển động nhanh dần; AB: không chuyển động; BC: chuyển động chậm
dần.
B. OA: chuyển động chậm dần; AB: không chuyển động; BC: chuyển động chậm
dần.
C. OA: chuyển động với tốc độ không đổi; AB: chuyển động nhanh dần; BC:
chuyển động với tốc độ không đổi.
D. OA: chuyển động với tốc độ không đổi; AB: không chuyển động; BC: chuyển
động với tốc độ không đổi.
Câu 93. Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để
A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Câu 94. Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để
A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Câu 95. Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành
biểu diễn
A. s = 0, t = 1 s.
B. s = 1, t = 1 s.
C. s = 1, t = 0 s.
D. s = 0, t = 0 s.
Câu 96. Khi đồ thị quãng đường – thời gian là đường thẳng song song với trục
thời gian thì
A. vật chuyển động nhanh dần.
B. vật chuyển động chậm dần.
C. vật chuyển động đều.
D. vật không chuyển động.
Câu 97. Chọn đáp án đúng nhất. Đồ thị quãng đường thời gian cho biết những gì?
A. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi
được và thời gian đi của vật.
B. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết quãng đường đi được và thời gian đi của
vật.
C. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động của vật.
D. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết vị trí của vật ở những thời điểm xác
định của vật.
Câu 98. Hùng đứng gần 1 vách núi và hét lên một tiếng, sau 2 giây kể từ khi hét
Hùng nghe thấy tiếng vọng của hòn đá. Hỏi khoảng cách từ Hùng tới vách núi?
Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 340m/s.
A. 680m B. 340m C. 170m D. 68m
Câu 99: Lúc 5h sáng Tân chạy thể dục từ nhà ra cầu. Biết từ nhà ra dài 2,5 km. Tân
chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi Tân về tới nhà lúc mấy giờ.
A. 5h30phút B. 6giờ C. 1 giờ D. 0,5 giờ
Câu 100: Lúc 5h sáng Cường chạy thể dục từ nhà ra cầu. Biết từ nhà ra cầu dài 2,5
km. Cường chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi thời gian để Cường chạy đến cầu là bao
nhiêu.
A. 5h 30phút B. 6giờ C. 1 giờ D. 0,5 giờ
Câu 101: Cho một xe ô tô chạy trên một quãng đường trong 5h. Biết 2h đầu xe
chạy với tốc độ trung bình 60km/h và 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h.
Tính tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.
A. 50km/h B. 62km/h C. 48km/h D. 45km/h
Câu 102: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường AB. Nửa quãng đường đầu ô tô
đi với vận tốc 60 km/h, nửa quãng đường còn lại ô tô đi với nửa thời gian đầu với
vận tốc 40 km/h, nửa thời gian sau đi với vận tốc 20 km/h. Xác định vận tốc trung
bình cả cả quãng đường AB.
A. 40km/h B. 50km/h C. 60km/h D. 70km/h
Câu 103: Một người đi xe máy chuyển động theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 chuyển
động thẳng đều với v1=30(km/h) trong 10km đầu tiên; giai đoạn 2 chuyển động với
v2 = 40km/h trong 30 phút; giai đoạn 3 chuyển động trên 4km trong 10 phút. Tính
vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.
A. 44km/h B. 55km/h C. 23km/h D. 34km/h
Câu 104: Hai ô tô cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu hai ô tô đi ngược
chiều thì cứ 20 phút khoảng cách của chúng giảm 30km. Nếu chúng đi cùng chiều
thì cứ sau 10 phút khoảng cách giữa chúng giảm 10 km. Tính vận tốc mỗi xe.
A. 4km/h B. 15km/h C. 20km/h D. 34km/h
Câu 105: Một người đi xe máy từ địa điểm A đến địa điểm B cách nhau 4,8km.
Nửa quãng đường đầu, xe mấy đi với v1, nửa quãng đường sau đi với v2 bằng một
phần hai v1. Xác định v1, v2 sao cho sau 15 phút xe máy tới địa điểm B.
A.v1= 8m/s; v2= 4m/s B. v1= 5m/s; v2 = 6m/s
C.v1= 3m/s; v2 = 5m/s D. v1= 6m/s; v2= 7m/s

You might also like