Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH

⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Lớp : Phân tích đầu tư chứng khoán (N01)

Sinh viên : Nguyễn Thị Yến Linh

MSV : 21011774

Năm học : 2023-2024

HÀ NỘI, THÁNG 1/2024


1. BỐI CẢNH VĨ MÔ
1.1. Bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2023
Sau 3 năm nền kinh tế toàn cầu chịu cú sốc từ đại dịch Covid-19, xung đột Nga-
Ukraine và khủng hoảng về giá cả hàng hoá, hiện nền kinh tế toàn cầu đang dần được hồi
phục. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm và còn ảm đạm hơn so với thời điểm trước dịch.
Nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu 2023 tăng trưởng còn chậm. Hoạt động của ngành sản xuất
toàn cầu tiếp tục thu hẹp với tốc độ giảm chậm dần. Lạm phát và lãi suất cao kéo dài đã bào
mòn sức mua của người tiêu dùng tại các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Châu Âu. Tại Trung
Quốc, doanh số bán lẻ tăng trưởng khá chậm, sự phục hồi không như kỳ vọng. Nhờ nỗ lực
thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng trung ương đã khiến cho lạm phát hạ nhiệt nhanh chóng.
Tuy nhiên, lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu dài hạn ở hầu hết các quốc gia nhưng đó sẽ là cơ
sở để các NHTW cân nhắc dừng chính sách thắt chặt tiền tệ, tránh “bóp nghẹt” tăng trưởng
kinh tế bởi lãi suất cao kéo dài. Lạm phát có xu hướng đi xuống sẽ tạo tiền đề cho lãi suất
thế giới tạo đỉnh trong Q3/2023 và sẽ giảm trong 2024.

1.2. Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2023


Kinh tế Việt Nam tăng trưởng giảm tốc rõ nét trong nửa đầu 2023 khi phải đối mặt với
nhiều thách thức từ ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất và
xuất khẩu, lãi suất cho vay cao, niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường trái phiếu suy
giảm và sự ảm đạm của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, ta có thể thấy những điểm tích
cực như lạm phát, tỷ giá hối đối tương đối ổn định; mặt bằng lãi suất hạ và duy trì ở mức
thấp; đầu tư công được chính phủ đẩy mạnh trong những tháng cuối năm.
1.3. Xu hướng thị trường chứng khoán Thế giới và Việt Nam
Hiện tại, định giá của các thị trường chứng khoán toàn cầu ở mức hợp lý, đồng pha hồi
phục. Các chỉ số thị trường đã tiệm cận lại vùng đỉnh cũ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cao
hơn đáng kể và tăng trưởng kinh tế yếu. Chính phủ và NHNN đã nỗ lực ban hành nhiều
chính sách linh hoạt và phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng bền vững trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn. Tổng quan TTCK Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện.
Theo đó, tôi kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận theo quý của các công ty niêm yết sẽ hồi phục
trong nửa cuối năm 2023.
TTCK đầu 2023 dần ổn định trở lại sau khoảng thời gian đầy biến động cuối 2022 và
đang được định giá thấp hơn nội tại kinh tế nên tương đối hấp dẫn. TTCK nửa cuối 2023
càng trở nên hấp dẫn hơn sau nhiều lần giảm lãi suất của NHTW là nền tảng để kích thích và
phục hồi nền kinh tế. Vn-index có mức tăng 12,4% trong 6 tháng đầu năm và tăng điểm tốt
nhất Đông Nam Á. Số lượng tài khoản mới mở và margin, dòng tiền đi vào đã tăng lên rõ
rệt. Bên cạnh đó vẫn có những rủi ro tiềm ẩn như tỷ giá có thể bị chênh lệch lãi suất giữa
VND và USD tạo áp lực lên nợ công. Các nền kinh tế đầu ngành như Châu Âu, Mỹ có thể sẽ
còn suy thoái mạnh hơn ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tăng trưởng lợi
nhuận trên TTCK. Tuy vậy, TTCK Việt Nam đang ở mức hấp dẫn để đầu tư vào nửa cuối
2023 khi các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ phát huy tác dụng.
2. DANH MỤC ĐẦU TƯ
2.1. Danh mục đầu tư lựa chọn
Lớp tài sản Tài sản Tỷ trọng
MBB 20%
MWG 10%
Cổ phiếu
FRT 10%
VCG 15%
Vàng Vàng nhẫn 10%
Tích lũy (gửi ngân hàng BIDV) TPBank 30%
Tiền mặt 5%

Khẩu vị rủi ro của bản thân


Danh mục đầu tư Tôi là người có khẩu vị rủi ro trung bình,
tôi có mong muốn đầu tư, kinh doanh để
5%
sinh lời trong tương lai, tuy nhiên việc phải
chấp nhận rủi ro thường khiến tôi phân vân
30%
55% và lưỡng lự trong việc ra quyết định. Tôi
muốn những khoản đầu tư có khả năng
10% sinh lời vừa phải, không quá lớn và có rủi
ro thấp. Danh mục đầu tư không sử dụng
Cổ phiếu Vàng nợ vay và tuân thủ chốt lời khi giá đạt
Tích lũy Tiền mặt ngưỡng khuyến nghị.
Vì khẩu vị rủi ro trung bình nên tôi muốn danh mục đầu tư mạo hiểm như cổ phiếu sẽ
chiếm 55% (sẽ được chia tương đối đồng đều giữa các mã cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro) và
đầu tư rủi ro thấp chiếm 45%. Nó giúp tôi vừa có thử thách dạt được mục tiêu cao hơn vừa
có thể thăm dò từng bước để chừa đường lui cho mình.
 Cổ phiếu (55%)
Vào ngày 23/5/2023, NHTW hạ lãi suất điều hành, nhiều NHTM cam kết giảm lãi suất
cho vay, tăng trưởng tín dụng qua đó cải thiện nhu cầu tín dụng và khiến cho biên lợi nhuận
thuần có thể cải thiện trong nửa cuối 2023. Tôi ưa thích các NHTM với dự phòng vững chắc
và danh mục tín dụng lành mạnh trước tình hình bất động sản còn gặp khó khăn về vấn đề
thanh khoản. Tôi tin rằng ngành đại diện cho sự phục hồi cho kinh tế Việt Nam là ngân hàng
nên tôi lựa chọn tỷ trọng khá cao là 20% cho cổ phiếu MBB.
Đến quý 4/2023 là mùa cao điểm mua sắm cho dịp lễ cuối năm. Ngành bán lẻ sẽ được
hưởng lợi nhờ các chính sách vĩ mô như: Từ ngày 01/07/2023 đến 31/12/2023 sẽ giảm thuế
VAT 2% (giảm từ 10% xuống 8%) sẽ kích cầu mua sắm đối với các mặt hàng thiết yếu. Và
lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm vào nửa cuối 2023 sẽ hỗ trợ vay tiêu dùng giúp kích
thích sức mua trở lại. Qua đó, tôi có cơ sở để kỳ vọng kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp ngành bán lẻ sẽ được cải thiện. Tôi ưu tiên lựa chọn MWG và FRT- đây là những
doanh nghiệp được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách. Lợi nhuận của các doanh nghiệp
này giảm mạnh trong nửa đầu 2023 sẽ tạo động lực tăng vào những tháng cuối năm. Do đó,
tôi lựa chọn đầu tư vào FRT và MWG với tỷ trọng 10% mỗi mã cổ phiếu.
Những tháng cuối năm là thời điểm Chính phủ thúc đẩy giải ngân đầu tư công mạnh
mẽ thì nhóm cổ phiếu liên quan đến đầu tư công vẫn sẽ tiếp tục còn dư địa được hưởng lợi từ
các dự án trọng điểm khác. Hơn nữa, với việc Chính phủ thay đổi mục tiêu tăng trưởng GDP
là 6,5% nên khả năng cao đầu tư công sẽ được đẩy mạnh để đạt được mục tiêu tăng trưởng
GDP. Tôi thấy được triển vọng của cổ phiếu VCG trong giai đoạn sắp tới khi doanh nghiệp
trúng được nhiều gói thầu trọng điểm quốc gia (sân bay Long Thành, cao tốc Bắc- Nam). Do
đó thì VCG có thể là khoản đầu tư tốt trong nửa cuối 2023 và tôi lựa chọn tỷ trọng 15% cho
mã cổ phiếu này.
 Danh mục đầu tư rủi ro thấp (45%)
Vàng (10%) - Theo tình hình vĩ mô thế giới, hiện CPI, PPI, giá dầu đang có dấu hiệu
tăng trở lại khiến cho mục tiêu giảm lạm phát của FED chưa thể đạt được ở mức 2% nên lãi
suất của FED điều hành có khả năng tăng và giữ nguyên ở mức cao. Điều này dẫn tới đồng
USD tăng và giá vàng giảm theo chiều ngược lại. Tôi dự đoán giá vàng sẽ bước vào giai
đoạn downtrend dài nhưng sẽ mở ra cơ hội để mua vào với giá rẻ. Nhìn về dài hạn, vàng
chắc chắn sẽ tăng giá và có tính thanh khoản cao. Tôi lựa chọn 10% để tích lũy như một
công cụ tài sản an toàn.
Tích lũy tiền gửi ngân hàng (30%) – Tôi sẽ gửi tiết kiệm có kỳ hạn nó sẽ cao hơn
nhiều với lãi suất không kỳ hạn. Và lãi suất theo các thời hạn khác nhau sẽ khác nhau và kỳ
hạn tốt nhất theo tôi là khoảng từ 6-9 tháng. Vì những rủi ro về mất thanh khoản của ngân
hàng nên tôi sẽ chọn gửi ở các ngân hàng uy tín và lớn thì khả năng mất thanh khoản của nó
cực kỳ thấp thay vì gửi vào các ngân hàng có lãi suất gửi tiết kiệm rất cao. Vì xác xuất lớn là
các ngân hàng có lãi suất cao này hoạt động không bền vững, không ổn định hoặc nằm trong
diện kiểm soát đặc biệt. Bốn ngân hàng lớn nhất của Việt Nam “big 4” bao gồm
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank thì những ngân hàng này cực kì uy tín để lựa
chọn đi kèm với đó sẽ là lãi suất thấp nhất trên thị trường (đều là 5,5% với kỳ hạn 6 tháng).
Tôi lựa chọn ngân hàng cho lãi suất hợp lý, cao hơn ‘big 4” và cũng không phải đánh đổi rủi
ro cao như những ngân hàng TMCP lớn và uy tín ở Việt Nam là Techcombank (7,15%),
OCB (7,4%), VIB (7,4%), TPBank (7,4%), SHB (6,8%). Tôi chọn gửi vào TPBank với 6 sổ
tiết kiệm 50 triệu để nếu có phải xoay khoản tiền khẩn cấp có thể rút 1 sổ ra thì các sổ còn
lại sẽ giữ nguyên được lãi suất. Đây là khoản đầu tư ít rủi ro và là một khoản đề phòng nên
tôi để tỷ trọng 30%.
Tiền mặt (5%) - Khoản tiền mặt này chủ yếu dùng cho mục tiêu đề phòng những cơ
hội đầu tư nào đó bất ngờ xuất hiện thì tôi có thể sẵn sàng đầu tư ngay mà không phải bán
những tài sản khác vào những thời điểm mà tôi không mong muốn, trong khoảng thời gian
kinh tế đi xuống nên tránh việc vay tiền để đầu tư. Và đôi khi có chấp nhận vay thì không
phải lúc nào ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay. Tuy nhiên, những dấu hiệu cuối năm 2023
cho thấy lãi suất giảm, lạm phát tăng do đó đồng tiền sẽ mất giá nên tôi để tỷ trọng thấp ở
mức 5%.

2.2. Phân tích danh mục đầu tư


 Ngành ngân hàng:
Trong Q1/2023, tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng thấp (là mức thấp thứ hai kể từ
2015 chỉ hơn so với Q1/2020 khi bắt đầu đại dịch Covid-19) do lãi suất cho vay duy trì ở
mức cao dẫn đến hạn chế nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân.

Việc NHNN giảm lãi suất điều hành và yêu cầu NHTM giảm lãi suất cho vay xuống
mức thấp hơn. Qua đó, có thể cải thiện nhu cầu tín dụng làm cho biên lợi nhuận thuần có khả
năng cải thiện trong nửa cuối 2023. Các ngân hàng có sự phân hóa khi dự phòng tốt, chất
lượng tài sản tốt sẽ được lợi thế vững chắc hơn trong tình hình nền kinh tế còn ảm đạm.
Tôi lựa chọn mã cổ phiếu MBB dựa trên những yếu tố sau: thuộc nhóm đầu ngành về
chất lượng tài sản, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ- NPL ở mức thấp khoảng 2%, khả năng
phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu, tỉ lệ bao phủ nợ xấu- LLR
ở mức cao khoảng 150%. Sở hữu hệ sinh thái đa ngành trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng,
chứng khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng và quản lý quỹ), MBB có lợi thế duy trì được tốc
độ tăng trưởng bền vững nhờ đó tăng trưởng tín dụng và tỷ suất sinh lời luôn thuộc nhóm
đầu ngành (chỉ sau TCB và VPB).

Về tỷ lệ CIR- chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động trong Q1/2023 là 29,9%
tiếp tục được MB kiểm soát khá tốt, kéo giãn so với các năm trước.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh Q1/2023 của MBB, thu nhập từ hoạt động cốt lỗi vẫn
duy trì tăng trưởng cao (thu nhập lãi thuần +22% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, lãi suất từ dịch
vụ -38,2% do thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm nhiều hơn so với mức giảm của chi phí
hoạt động dịch vụ.
.
Cổ phiếu MBB tạo đáy vào ngày 16/11 và phục hồi mạnh đến đầu tháng 12/2022. Tại
đây MBB bắt đầu tích lũy trong phiên từ hỗ trợ 14.4 đến kháng cự 15.95, trong vùng này cổ
phiếu bắt đầu có những đợt biến động thu hẹp dần từ vùng hỗ trợ lên kháng cự. Cùng với đó
là khối lượng cạn kiệt dần sau mỗi lần giá về vùng hỗ trợ. Đầu tháng 5, cổ phiếu chỉ đi
ngang với nền giá rất hẹp. Đây chính là lúc cần chú ý và có thể mua thăm dò một lượng nhỏ.
Đến ngày 2/6/2023, sau 5 tháng tích lũy đẹp cổ phiếu MBB xuất hiện một phiên tăng giá
mạnh cùng với một khối lượng lớn. Đây chính là phiên đánh dấu dòng tiền lớn của tổ chức
tham gia và cũng chính là điểm mua tối ưu đầu tiên ở giá 16.71, có thể mua điểm mua thứ
nhất tại đây. Sau đó là các phiên tăng giá liên tục lên vùng kháng cự, các phiên này không
cho điểm mua, chờ MBB quay về tích lũy lại rũ bỏ nguồn cung trước khi về kháng cự.
Điểm mua thứ 2 xuất hiện khi giá quay về test để rũ bỏ các NĐT muốn bán sớm tại vùng
19.4 và 20. Đây là điểm mua an toàn cuối cùng trước MBB vào pha tăng giá. Tôi lựa chọn
mua vào ngày 15/6 với mức giá 17.13/cổ phiếu. Và bán vào ngày 8/9 với mức giá 19.1 vào
cuối phiên khi có tín hiệu của một phiên giảm, hình thành mô hình 2 đỉnh nhưng đỉnh sau
không vượt lên được so với định trước cho thấy một xu hướng giảm trong những phiên tiếp
theo.
 Ngành bán lẻ
Từ Q4/2022, lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ đã giảm sút do ảnh hưởng từ
những khó khăn của kinh tế vĩ mô. Các doanh nghiệp bán lẻ ICT và CE (MWG, FRT,
DGW) phải lao vào “cuộc chiến” giảm giá nhằm thúc đẩy doanh thu, giảm hàng tồn kho,
duy trì thị phần. Tăng trưởng ngành bán lẻ vẫn tiếp tục với xu hướng giảm. Nhưng tôi kỳ
vọng sẽ phục hồi dần với các dấu hiệu tích cực trong nửa cuối 2023 từ các chính sách như
giảm lãi suất điều hành, giảm thuế VAT, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức thấp. Đây có thể là
cú hích đi nên cho ngành bán lẻ nói chung.
Sau “cuộc chiến giá cả” các nhà bán lẻ lớn đã giảm được hàng tồn kho đồng thời duy
trì/ mở rộng thị phần. Tôi ưu tiên các cổ phiếu có thị phần lớn, có thể tăng trưởng tốt khi thị
trường phục hồi trở lại. Có thể thấy với thị phần chiếm 60% thị trường điện thoại di động
của MWG và FRT sẽ tạo cơ hội để duy trì hoạt động kinh doanh sau khi bước vào chu kỳ
phục hồi của tiêu dùng.
Doanh thu của MWG liên tục suy giảm từ Q1/2022 do sức cầu suy giảm. Cuối năm sẽ
là thời điểm sức cầu tăng do các dịch lễ tết, những gì xấu nhất có thể đã qua và chính sách
cạnh tranh bằng giá từ T3/2023. Do đó tôi kỳ vọng vào một chu kỳ tăng trưởng mới vào nửa
cuối 2023.
Tôi lựa chọn MWG vì dẫn đầu thị phần ngành có thể giúp MWG duy trì được đà tăng
trưởng cùng chiều với tăng trưởng tiêu dùng bán lẻ Việt Nam; cổ phiếu MWG có thể hưởng
dòng tiền vào mạnh khi thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục; doanh thu của chuỗi
Bách hóa Xanh bắt đầu cải thiện là tín hiệu tích cực.
Sau một thời gian phân phối từ T9-11/2022, MWG bước vào giai đoạn tích lũy mới
kéo dài khoảng 250 ngày trong khoảng giá từ 37.5- 49.4 và có dấu bứt lên vào ngày 21/7 với
một cây nến xanh mạnh. Tôi lựa chọn mua vào ngày 29/5 với mức giá 38.7 sau 3 lần về
vùng hỗ trợ nhưng chưa chọc thủng được và bắt đầu có xu hướng tăng. Ngày 18/8 sụt giảm
mạnh, 22/8 có một cây nến rút chân mạnh tôi kỳ vọng là dấu hiệu đảo chiều. Và tôi bán vào
ngày 20/9 với mức giá 55.8 khi đang trong xu hướng tăng có 2 cây nến rút chân giảm có dấu
hiệu đảo chiều.

Về FRT

Q1/2023 nhu cầu hàng hóa liên tục giảm mạnh do ảnh hưởng bởi sự biến động của nền
kinh tế và các yếu tố vĩ mô không thuận lợi như lạm phát, lãi suất ở mức cao. Mức độ cạnh
tranh trong ngành bán lẻ điện tử đang diễn ra manh mẽ, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sụt
giảm mạnh.
Trong những quý gần đây dòng tiền hoạt động kinh doanh liên tục ở mức âm. Nguyên
nhân là do việc mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ Long Châu một cách nhanh chóng đã khiến
tăng quy mô hàng tồn kho để phục vụ chuỗi nhà thuốc này cùng với sự chững lại của tình
hình tiêu thụ các sản phẩm bán lẻ thiết bị di động, khiến cho đến Q1/2023 mục hàng tồn kho
đã chiếm 2/3 tổng tài sản. Dư nợ vay của FRT khá cao trong những quý gần đây, tính đến
hết Q1/2023 dư nợ vay ngắn hạn của công ty là 4,900 tỷ đồng và không có nợ vay dài hạn.
Có thể thấy so với năm 2022 dư nợ đã thấp hơn 1,000 tỷ đồng trong khi vốn lưu động tăng
lên. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chủ động sử dụng nguồn lực tích lũy để giảm nợ vay
trong môi trường lãi suất cao của nửa cuối 2022.

Tuy nhiên do môi trường lãi suất tăng cao khiến dư nợ vay có xu hướng đi xuống
nhưng chi phí lãi vay vẫn có xu hướng gia tăng. Và trong bối cảnh kinh doanh khó khăn áp
lực tăng chi phí lãi vay cũng khiến lợi nhuận giảm sâu. Với xu hướng lãi suất đã hạ nhiệt,
tôi kỳ vọng đây sẽ là một yếu tố tác động tích cực cho FRT trong nửa cuối năm 2023 khi
làm giảm chi phí lãi vay.
FRT đã có giai đoạn phân phối khá dài trước đó từ T5/2022-T11/2022. Sau đó bắt đầu
bước vào một giai đoạn tích lũy mới dài 7 tháng. Tôi thấy được trong giai đoạn tích lũy có
xu hướng đáy sau của tháng 5 cao hơn đáy trước cuối tháng 3, có thể dự đoán một xu hướng
tăng cho mã cổ phiếu này. Tôi kỳ vọng có một đợt test lại sẽ có cơ hội mua vào và ngày 20/8
có một nến đỏ giảm sâu nhưng chưa phá vỡ được vùng kháng cự trước đó. Ngày 21/8 có một
nến xanh có nỗ lực kéo rất mạnh. Và đang trong xu hướng giảm có 1 cây búa rút chân ngày
22/8 có thể kỳ vọng một xu hướng tăng mới. Tôi lựa chọn mua vào ngày 23/8 với mức giá
74 và vẫn đang tiếp tục nắm giữ.
 Lĩnh vực đầu tư công
Trong bối cảnh toàn cầu suy yếu, để đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% mục tiêu cả năm
là thách thức lớn. Tôi cho rằng Chính phủ sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong việc giải ngân đầu tư
công trong nửa cuối 2023. Do đó các doanh nghiệp xây lắp, vật liệu xây dựng sẽ được
hưởng lợi trực tiếp.

Lợi nhuận sau thuế Q1/2023 của VCG chỉ đạt 16 tỷ đồng giảm 98% so với cùng kỳ do
không có lợi nhuận từ việc mua công ty con không tạo ra dòng tiền và các chi phí hoạt động
khác đồng loạt tăng kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm mạnh. Tuy vậy, nhờ sự tăng trưởng
của doanh thu từ hoạt động xây lắp và kinh doanh bắt động sản khiến doanh thu bán hàng
tăng khá tốt (+47,4%). Nhìn chung tình hình tài chính VCG vẫn duy trì được sự ổn định dù
kết quả kinh doanh chưa quá khả quan. Tỷ lệ vay, nợ ở mức đáng chú ý nhưng không quá
cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Nhờ quản lý tốt các khoản công nợ phải thu, phải
trả của mình mà tình hình doàng tiền trong Q1/2023 đã dương trở lại.
VCG tích lũy từ T3/2019 đến T8/2020 với biên giao động từ 19-22. Sau đó, đường
MA200 không còn nằm ngang nữa mà bắt đầu dựng đứng lên, VCG bước vào giai đoạn tăng
trưởng quanh khung giá từ 21-42 gấp đôi so với giai đoạn tích lũy. Sau khi kết thúc giai
đoạn tăng trưởng, VCG bắt đầu phân phối (tại đây giá có những biến động lớn cả về khối
lượng), đường MA200 từ dốc lên cũng đang phẳng dần ra. Bước sang giai đoạn suy giảm từ
vùng giá 38 xuống 17 rồi lại bắt đầu một giai đoạn tích lũy mới. Và VCG đã có nền tích lũy
khá chặt từ T12/2022 đến T6/2023, vượt kháng cự vào ngày 7/6.

Tôi lựa chọn mua vào ngày 20/6 với mức giá 21.1 sau khi chờ test lại và ngày 19/6
vượt vùng kháng cự cũ. Và bán vào ngày 19/9 với mức giá 27.15 sau khi có một pha giảm
phá vỡ vùng hỗ trợ cũ ngày 15/9, tiếp tục giảm vào ngày 18/9.
3. THỐNG KÊ LỢI NHUẬN

Theo những phân tích trên, tổng lợi nhuận của tôi thu được là hơn 163 triệu đồng. Cụ
thể là cổ phiếu MBB +12%, MWG +44%, FRT +53%, VCG +29%. Những mã cổ phiếu
thuộc ngành bán lẻ có mức tăng trưởng tốt cho thấy những nhận định tôi đưa ra về sức cầu
cuối năm tăng là phù hợp. Tuy nhiên, mã cổ phiếu ngành ngân hàng tôi kỳ vọng cho sự phục
hồi nền kinh tế lại tăng trưởng ở mức khá thấp trong danh mục +12%. Dẫu vậy, cổ phiếu này
vẫn còn sức tăng lớn trong đầu 2024. Qua đó, cho thấy danh mục đầu tư tôi lựa chọn có hiệu
quả khá tốt trong tình hình kinh tế, thị trường không ổn định của năm 2023.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hệ thống công bố thông tin trên thị trường chứng khoán,
https://congbothongtin.ssc.gov.vn/;jsessionid=MZMxjSSzTlmIZibCH_srTZf9ybdNqR5LXn
04ytaIsS5eSAhs4yi6!874744021
[2] Fireant, https://fireant.vn/trang-chu
[3] Tổng cục thống kê, “Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế- xã hội quý II và 6 tháng đầu
năm 2023”, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/06/thong-cao-bao-
chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-2023/
[4] CAFEF, “Bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 1 và dự báo cả năm 2023”,
https://cafef.vn/buc-tranh-kinh-te-vi-mo-viet-nam-quy-1-va-du-bao-ca-nam-2023-
188230407074402984.chn

You might also like