Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

Câu 1: Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của

mình?
 A.Cây cà chua.
 B. Ruồi giấm.
 C. Cây Đậu Hà Lan.
 D. Trên nhiều loài côn trùng.
Câu 2: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả :
 A. A = X, G = T
 B. A + T = G + X
 C. A + G = T + X
 D. A + X + T = X + T + G
Câu 3: Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là :
 A. 0,2 đến 2 micrômet.
 B. 2 đến 20 micrômet.
 C. 0,5 đến 20 micrômet.
 D. 0,5 đến 50 micrômet.
Câu 4: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n - 1:
 A. Đao
 B. Tớcnơ.
 C. Câm điếc bẩm sinh.
 D. Bạch tạng.
Câu 5: Một phân tử ADN có 18000 nuclêôtit. Vậy số chu kì xoắn của phân tử ADN đó
là:
 A. 900.
 B. 1800.
 C. 3600.
 D. 450.
Câu 6: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
 A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
 B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
 C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
 D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 7: Trong các thể dị bội, dạng nào sau đây gặp phổ biến hơn:
 A. 2n + 1.
 B. 2n -1.
 C. 2n + 1 và 2n – 1.
 D. 2n – 2.
Câu 8: Đột biến rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người:
 A. Chỉ xảy ra ở nữ.
 B. Chỉ xảy ra ở nam.
 C. Xảy ra ở nữ hoặc nam.
 D. Xảy ra ở người mẹ hơn 40 tuổi.
Câu 9: Nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào nào?
 A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục.
 B. Tế bào sinh dục sơ khai, tế bào sinh dưỡng.
 C. Tế bào sinh dục.
 D. Tế bào sinh dưỡng.
Câu 10: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
-A–G - X- T–A–X –G–T–
Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào?
 A. - U– X - G – A - U – G - X – A-
 B. –A- X - G – A - A – G - X – A-
 C. - U– X - T – A - U – G - T – A-
 D. - T– X - G – A - T – G - X – A-
Câu 11: Ở nhóm sinh vật nào dưới đây con đực mang cặp NST giới tính XY, còn con cái
mang cặp NST giới tính XX ?
 A. Ruồi giấm, trâu, thỏ, người, cây gai.
 B. Chim, bướm, ếch, nhái, thằn lằn bóng.
 C. Bọ hung.
 D. Châu chấu, rệp.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
 A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
 B. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường.
 C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
 D. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chớ không truyền cho con tính trạng có sẵn.
Câu 13: Di truyền là hiện tượng
 A. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
 B. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.
 C. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.
 D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.
Câu 14: Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính hay không ?
 A. Không liên quan đến giới tính vì do gen thường qui định.
 B. Có liên quan đến giới tính vì bệnh thường biểu hiện ở nam, do gen lặn qui
định.
 C. Có liên quan đến giới tính vì do gen lặn qui định, bệnh thường biểu hiện ở nữ.
 D. Có liên quan đến giới tính vì do nhiễm sắc thể giới tính qui định.
Câu 15: Ở cải bắp có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Hỏi ở kì sau của nguyên phân số lượng
nhiễm sắc thể trong tế bào là bao nhiêu?
 A. 9.
 B. 18.
 C. 72.
 D. 36.
Câu 16: cha mẹ bình thường sinh một đứa con gái câm điếc bẩm sinh. Giải thích hiện
tượng trên ?
 A. Vì bố mẹ mang kiểu gen dị hợp Aa.
 B. Vì ông nội bị câm điếc bẩm sinh di truyền cho cháu.
 C. Vì ông ngoại bị câm điếc bẩm sinh di truyền cho cháu.
 D. Do các tác nhân gây đột biến.
Câu 17: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở đâu trong tế bào? (mức 1)
 A. Màng tế bào.
 B. Chất tế bào.
 C. Nhân tế bào.
 D. Ribôxôm.
Câu 18: Luồng thông tin di truyền ở tế bào được thể hiện bằng sơ đồ nào?
 A. ADN→ ARN → prôtêin.
 B. ADN → ARN.
 C. ARN → prôtêin.
 D. ADN → prôtêin.
Câu 19: Ruồi giấm có những đặc điểm nào thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền?
 A. Có nhiều tính trạng đối lập, đơn gen, dễ quan sát.
 B. Dễ nuôi trong môi trường tự nhiên, đơn gen.
 C. Thời gian sinh trưởng và phát triển dài, dễ tạo biến dị nên dễ theo dõi.
 D. Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị dễ
quan sát, số lượng NST ít.
Câu 20: Môt gen đã tổng hợp được 4 phân tử mARN. Nếu có 4 ribôxôm trượt qua hết
các phân tử mARN trên thì có bao nhiêu phân tử prôtêin được hình thành?
 A. 4 phân tử prôtêin.
 B. 8 phân tử prôtêin.
 C. 12 phân tử prôtêin.
 D. 16 phân tử prôtêin.
Câu 21: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân
I?
 A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số
lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
 B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là
bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
 C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
 D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là của phương pháp phân tích các thế hệ lai?
 A. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng
tương phản.
 B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
 C. Theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng
cặp bố mẹ.
 D. Dùng toán thống kê phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di
truyền các tính trạng.
Câu 23: Điều nào đúng khi nói về cấu tạo của phân tử ARN là:
 A. Cấu tạo gồm 2 mạch xoắn song song.
 B. Cấu tạo gồm 2 mạch thẳng.
 C. Kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn ADN.
 D. Gồm có 4 loại đơn phân là: A, T, G, X.
Câu 24: Bản chất mối quan hệ giữa gen (ADN) và mARN là gì?
 A. mARN là khuôn mẫu để tổng hợp ADN.
 B. Hai mạch của gen làm khuôn mẫu để tổng hợp nên mARN.
 C. Trình tự các nuclêôtit của mARN qui định trình tự nuclêôtit của gen.
 D. Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự nuclêôtit
của mARN.
Câu 25: Ở ruồi giấm 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì giữa của giảm phân II là?
 A. 2.
 B. 4.
 C. 8.
 D. 16.
Câu 26: Số cặp nuclêôtit trong mỗi gen là:
 A. Từ 300 đến 600.
 B. Từ 600 đến 1500.
 C. Từ 1500 đến 2000.
 D. Từ 2000 đến 2500.
Câu 27: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?
 A. Cấu trúc bậc 1.
 B. Cấu trúc bậc 2.
 C. Cấu trúc bậc 3.
 D. Cấu trúc bậc 4.
Câu 28: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra:
 A. Hai loại giao tử với tỉ lệ 3A : 1a
 B. Hai loại giao tử với tỉ lệ 2A : 1a
 C. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 1a
 D. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 2a
Câu 29: Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1.200.000, biết loại T = 200.000. Vậy
số nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
 A. X = 1.000.000
 B. X = 500.000
 C. X = 400.000
 D. X = 800.000
Câu 30: Quá trình hình thành chuỗi axít amin có sự tham gia của loại ARN nào?
 A. mARN.
 B. tARN.
 C. rARN.
 D. mARN, tARN và rARN.
Câu 31: Trong thí nghiệm của Moocgan, nếu cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân
xám, cánh dài, với thân đen, cánh cụt, sau đó cho ruồi F1 tạp giao với nhau, giả định có sự
liên kết hoàn toàn thì kết quả phép lai ở F2 về kiểu hình là:
 A. 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt.
 B. 2 thân xám, cánh dài: 1 thân đen cánh cụt.
 C. 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen cánh cụt.
 D. 1 thân xám, cánh dài: 3 thân đen, cánh cụt.
Câu 32: Trong quá trình thụ tinh, hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa:
 A. 1 tinh bào và 1 trứng.
 B. 1 tinh trùng và 1 noãn bào.
 C. 1 tinh trùng và 1 trứng.
 D. 1 tinh trùng và 1 thể cực.
Câu 33: Một người phụ nữ mắt nâu (aa) muốn chắc chắn sinh ra con mắt đen thì phải lấy
người chồng có kiểu gen và kiểu hình nào sau đây ?
 A. Mắt đen (AA).
 B. Mắt đen (Aa).
 C. Mắt nâu (aa).
 D. Không thể có khả năng đó.
Câu 34: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Khi cho
cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
 A. Toàn quả vàng.
 B. Toàn quả đỏ.
 C. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
 D. Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
Câu 35: Sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính
qua các thế hệ cơ thể là nhờ những quá trình nào?
 A. Nguyên phân, giảm phân.
 C. Giảm phân, thụ tinh.
 B. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
 D. Nguyên phân, thụ tinh.
Câu 36: Đột biến là gì?
 A. Biến đổi xảy ra trong kiểu gen.
 B. Sự thay đổi kiểu hình của sinh vật,
 C. Biến đổi xảy ra trong ADN và NST.
 D. Biến đổi xảy ra do môi trường.
Câu 37: Thí nghiệm của Menden đem lai hai thứ đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2
cặp tính trạng tương phản, F2 thu được số kiểu hình:
 A. 2 kiểu hình.
 B. 3 kiểu hình.
 C. 5 kiểu hình.
 D. 4 kiểu hình.
Câu 38: Ở kì nào của giảm phân II, nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào?
 A. Kì đầu.
 B. Kì cuối.
 C. Kì giữa.
 D. Kì sau.
Câu 39: Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong quá trình thụ tinh?
 A. Bộ nhiễm sắc thể ở tất cả tế bào con được giữ vững và giống như bộ nhiễm sắc
thể của hợp tử.
 B. Có sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và cái.
 C. Các giao tử kết hợp ngẫu nhiên tạo nên các tổ hợp nhiễm sắc thể giống nhau về
nguồn gốc.
 D. Có sự kết hợp nhân của giao tử đực và cái.
Câu 40: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng
làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?
 A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
 B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
 C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
 D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

De 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Một gen nằm trên ADN mạch kép có 120 chu kỳ xoắn. Hỏi gen này có bao nhiêu
nuclêôtit?
a. 3600
b. 1200
c. 120
d. 2400
2. Gọi A, T, G, X lần lượt là số lượng nuclêôtit các loại tương ứng trên một phân tử
ADN mạch kép thì theo nguyên tắc bổ sung, biểu thức nào dưới đây là đúng?
a. A + T = G + X
b. A/X = G/T
c. X + T = A + G
d. X - G = A + T
3. Loại đột biến nào dưới đây không làm thay đổi số lượng các loại nuclêôtit trong
gen?
a. Thêm một cặp A - T
b. Thay thế cặp A – T bằng cặp G - X
c. Mất một cặp G - X
d. Mất một cặp A – T và thêm 2 cặp G - X
4. Phương pháp nào có thể giúp chúng ta xác định được vai trò của môi trường và
kiểu gen đối với sự hình thành tính trạng?
a. Lai thuận nghịch
b. Nghiên cứu phả hệ
c. Gây đột biến nhân tạo
d. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
5. Tính trạng nào dưới đây là tính trạng trội ở người?
a. Lông mi dài
b. Mũi thẳng
c. Răng đều
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
6. Hoocmôn có vai trò gì?
a. Mang gen, quy định các đặc tính lý hóa trong tế bào.
b. Cấu trúc nên các bào quan trong tế bào.
c. Xúc tác cho các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
d. Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
7. Một NST có trình tự các gen là XYZT. Sau khi đột biến, NST có trình tự gen là:
XYZTZT. Đây là dạng đột biến nào?
a. Đột biến gen
b. Lặp đoạn NST
c. Đảo đoạn NST
d. Mất đoạn NST
8. NST tồn tại thành từng chiếc đơn lẻ trong loại tế bào nào?
a. Tế bào sinh dục sơ khai
b. Tế bào sinh dưỡng
c. Tế bào giao tử
d. Tế bào sinh dục chín
9. Đâu là nguyên nhân chính gây ra đột biến cấu trúc NST?
a. Sự thay đổi cường độ chiếu sáng
b. Sự thay đổi đột ngột của môi trường sống
c. Tác động của các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường
d. Những biến đổi trong sinh lý nội bào
10. Gen và prôtêin liên hệ với nhau qua phân tử trung gian, đó là gì?
a. tARN
b. mARN
c. rARN
d. Ribôxôm

B. Tự luận
1. So sánh sự giống và khác nhau của nguyên phân và giảm phân (4 điểm)
2. Mạch mã gốc của một đoạn gen có trình tự nuclêôtit như sau :
…– T – A – X – G – T – T – A – G – X – …
Đoạn gen này được xử lí đột biến. Hãy viết đoạn mạch mARN được tổng hợp từ đoạn
gen trên trong trường hợp đoạn gen bị đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 từ trái
sang phải trong đoạn trình tự đang xét. (1 điểm)
3. Vì sao đột biến gen thường là có hại cho bản thân sinh vật? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
1. d. 2400 (mỗi chu kỳ xoắn trên ADN kép có 20 nuclêôtit. Vậy gen này có: 20.120 =
2400 nuclêôtit)
2. c. X + T = A + G (vì A liên kết với T và ngược lại nên số lượng A = T, tương tự, số
lượng G = X nên X + T = A + G)
3. b. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X (thay thế nên không làm thay đổi về mặt số
lượng)
4. d. Nghiên cứu trẻ đồng sinh (Vì trẻ đồng sinh có cùng kiểu gen, nếu tính trạng nào đó
của chúng có sự sai khác nhau (do sống trong hai điều kiện khác nhau) thì chứng tỏ tính
trạng ấy chịu sự chi phối nhiều bởi môi trường và ngược lại)
5. a. Lông mi dài
6. d. Điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
7. b. Lặp đoạn NST
8. c. Tế bào giao tử (chỉ mang một nửa bộ NST của tế bào sinh dục chín (2n) nên có bộ
NST đơn bội (n) nghĩa là các NST tồn tại đơn lẻ)
9. c. Tác động của các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường
10. b. mARN

B. Tự luận
1. So sánh sự giống và khác nhau của nguyên phân và giảm phân
A. Giống nhau:
- Đều là quá trình phân bào có thoi: NST phân chia trước, tế bào chất phân chia sau
(0,25 điểm)
- Đều trải qua 4 kỳ: đầu, giữa, sau, cuối với diễn biến tương tự nhau về trạng thái NST,
sự di chuyển của NST qua mỗi giai đoạn (đặc biệt là nguyên phân và giảm phân 2) (0,25
điểm)
B. Khác nhau:
Tiêu chí Nguyên phân Giảm phân
so sánh

Loại tế Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào Tế bào sinh dục chín (0,5 điểm)
bào diễn sinh dưỡng
ra

Số lần 1 lần 2 lần (0,25 điểm)


nhân đôi
ADN
Số lần 1 lần 2 lần (0,25 điểm)
phân bào

Diễn biến - Kì giữa: NST kép tồn tại thành - Kì giữa 1: NST kép tồn tại thành
1 hàng trên mặt phẳng xích đạo 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào (0,5 điểm)
- Kì sau: Từ NST kép tách thành - Kì sau 1: mỗi NST kép trong cặp
2 NST đơn và mỗi NST đơn tiến NST tương đồng sẽ tiến về một
về một cực của tế bào cực của tế bào (0,5 điểm)
- Kì cuối: phân chia tế bào chất, - Kì cuối 1: phân chia tế bào chất,
hình thành tế bào con mang bộ hình thành tế bào con mang bộ
NST lưỡng bội 2n ở trạng thái NST đơn bội n ở trạng thái kép
đơn (0,5 điểm)

Kết quả Từ một tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào Từ một tế bào mẹ (2n) tạo ra 4 tế
con mang bộ NST giống hệt mẹ bào con, mỗi tế bào mang bộ NST
(2n) đơn bội (n) (0,5 điểm)

Ý nghĩa Giúp duy trì bộ NST đặc trưng Cùng với thụ tinh, giúp duy trì bộ
của loài qua các thế hệ tế bào và NST của loài qua các thế hệ cơ thể
cơ thể ở sinh vật sinh sản hữu tính (0,5
điểm)

2. Mạch mã gốc của một đoạn gen có trình tự nuclêôtit như sau :
…– T – A – X – G – T – T – A – G – X – …
Đoạn gen này được xử lí đột biến, sau khi mất cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 thì sẽ có trình tự
như sau:
…– T – A– G – T – T – A – G – X – … (0,5 điểm)
Quá trình tổng hợp mARN sẽ diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, G liên
kết với X, X liên kết với G và T liên kết với A. Theo đó, ta sẽ được đoạn mạch mARN
có trình tự như sau:
…– A – U– X – A – A – U – X – G – … (0,5 điểm)
3. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì
chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì
lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin
(quy định tính trạng của cơ thể) (1 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....


Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Cho phép lai: Bb x Bb. Biết các gen trội lặn hoàn toàn, hỏi tỉ lệ cá thể mang tính
trạng lặn ở đời con là bao nhiêu?
a. 75%
b. 50%
c. 25%
d. 30%
2. Khi cho 85 tinh trùng thụ tinh với 2 trứng sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu hợp tử?
a. 85
b. 2
c. 3
d. 1
3. Cho phép lai: Ab/ab x AB/ab. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội
lặn hoàn toàn, tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở đời con là bao
nhiêu?
a. 100%
b. 75%
c. 25%
d. 50%
4. Loại nuclêôtit nào dưới đây chỉ có ở ARN mà không có ở ADN?
a. Guanin
b. Uraxin
c. Timin
d. Xitôzin
5. Dựa vào đâu để phân chia ARN thành các loại: mARN, tARN và rARN?
a. Chức năng
b. Nguồn gốc
c. Kích thước
d. Số lượng nuclêôtit
6. Ngô có bộ NST 2n = 20. Số NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng ở thể (2n+1) ở ngô là
bao nhiêu?
a. 20
b. 21
c. 22
d. 23

7. Ở người, sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 đã làm phát sinh hội chứng nào?
a. Hội chứng Claiphentơ
b. Hội chứng Tơcnơ
c. Hội chứng Đao
d. Hội chứng 3X
8. Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong nghiên cứu di truyền
người?
a. Nghiên cứu tế bào
b. Theo dõi và phân tích phả hệ
c. Nghiên cứu tế bào
d. Tạo ưu thế lai
9. rARN là thành phần chính cấu tạo nên bào quan nào?
a. Lục lạp
b. Ti thể
c. Lizôxôm
d. Ribôxôm
10. Prôtêin được cấu tạo từ bao nhiêu nguyên tố chính?
a. 3
b. 4
c. 2
d. 6

B. Tự luận
1. Đột biến gen là gì? Cho ví dụ và trình bày vai trò của đột biến gen. (4 điểm)
2. Ở người, gen A quy định màu da bình thường trội hoàn toàn so với gen a quy định
bệnh bạch tạng. Một người bình thường có bố bị bạch tạng kết hôn với một người bình
thường có mẹ bị bạch tạng thì xác suất sinh ra con bình thường nhưng mang gen bệnh là
bao nhiêu? (1 điểm)
3. Vì sao Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền ? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
1. c. 25% (Bố mẹ đều mang kiểu gen Aa nên tỉ lệ giao tử mang gen a ở cả bố và mẹ đều
là 50%. Vậy tỉ lệ cá thể mang tính trạng lặn (aa) là: 50%.50% = 25%)
2. b. 2 (vì mỗi trứng chỉ kết hợp được với 1 tinh trùng để tạo thành 1 hợp tử)
3. d. 50%

Kiểu hình F1: 1 Trội lặn : 2 Trội trội : 1 Lặn lặn. Vậy tỉ lệ cá thể mang cả 2 tính trạng trội
là: 2/4=50%)
4. b. Uraxin
5. a. Chức năng
6. b. 21 (2n = 20 nên 2n+1 = 21)
7. c. Hội chứng Đao
8. d. Tạo ưu thế lai (vì lý do xã hội và đạo đức)
9. d. Ribôxôm
10. b. 4 (C, H, O, N)
B. Tự luận
1. Khái niệm đột biến gen: đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên
quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. (1 điểm)
- Một số ví dụ về đột biến gen:
+ Đột biến mất một cặp nuclêôtit
+ Đột biến thêm một cặp nuclêôtit
+ Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit (1 điểm)
- Vai trò của đột biến gen:
+ Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc gen, từ đó làm thay đổi cấu trúc của prôtêin mà gen
mã hóa và dẫn đến sự biến đổi kiểu hình. Đối với bản thân sinh vật, đột biến gen thường
có hại vì nó làm phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và
duy trì lâu dài trong điều kiện tự nhiên, gây ra các rối loạn trong quá trình tổng hợp
prôtêin và làm phát sinh kiểu hình bất thường (1 điểm)
+ Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biểu kiện kiểu hình ở trạng thái đồng
hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp (0,5 điểm)
+ Trong giao phối, đột biến gen có thể có lợi nếu chúng nằm trong tổ hợp gen phù hợp.
Đặc biệt, vô số những biến đổi nhỏ lẻ và tiềm ẩn này sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào
cho quá trình chọn lọc và tiến hóa. Tạo tiền đề cho sự thích nghi của cá thể, của loài
trong tương lai. (0,5 điểm)
2. Người bình thường có bố hoặc mẹ bị bạch tạng (aa) chứng tỏ mang gen bệnh và có
kiểu gen Aa (cho giao tử A : a với tỉ lệ : 50% : 50%).
Vậy xác suất sinh ra con bình thường nhưng mang gen bệnh (Aa) của cặp vợ chồng này
là:
50%(A).50%(a).2 = 50% (1 điểm)
3. Moocgan lựa chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền vì những lý do sau:
- Ruồi giấm dễ nuôi trong ống nghiệm và vòng đời ngắn (10-14 ngày)
- Ruồi giấm sinh sản nhiều
- Ruồi giấm có số lượng NST ít (2n = 8), đặc biệt là có nhiều biến dị dễ quan sát (1
điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....


Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm để hoàn thiện câu sau: Khi cho lai cặp bố mẹ
khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản và di truyền độc lập thì F2
sẽ có tỉ lệ kiểu hình bằng … của các tính trạng hợp thành nên nó.
a. hiệu
b. tổng
c. tích
d. thương
2. Một tế bào sinh dục (2n) sau khi nguyên phân liên tiếp hai lần thì tiến hành giảm
phân. Hỏi sau quá trình này tạo ra được bao nhiêu tế bào đơn bội?
a. 16
b. 8
c. 12
d. 20
3. Hiện tượng các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi mỗi NST đơn
dần tiến về một cực của tế bào xảy ra ở giai đoạn nào của nguyên phân?
a. Kì giữa
b. Kì cuối
c. Kì đầu
d. Kì sau
4. Quá trình tự nhân đôi ADN tại các NST diễn ra ở kỳ nào?
a. Kì sau
b. Kì trung gian
c. Kì đầu
d. Kì giữa
5. Phân tử ARN được cấu tạo từ 5 nguyên tố chính, nguyên tố nào dưới đây không
nằm trong số đó?
a. S
b. P
c. N
d. O
6. Đơn phân của prôtêin là gì?
a. Glucôzơ
b. Axit amin
c. Glixêrin
d. Axit béo

7. Dạng đột biến nào dưới đây làm thay đổi số lượng nuclêôtit trong gen?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Đảo ba cặp nuclêôtit
c. Mất một cặp A - T
d. Thay thế một cặp G - X
8. Trẻ đồng sinh là gì?
a. Là những đứa trẻ giống hệt nhau cùng được sinh ra ở một thời điểm.
b. Là những đứa trẻ cùng sinh ra ở một thời điểm nhất định.
c. Là những đứa trẻ có cùng bố mẹ.
d. Là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh của một người mẹ.
9. Cùng một loài nhưng cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mác còn mọc trong
nước lại có lá dạng bản dài. Đây là ví dụ minh họa về
a. biến dị tổ hợp.
b. đột biến gen.
c. đột biến NST.
d. thường biến.
10. Củ cải có bộ NST 2n = 18, thể tam bội ở loài này có bao nhiêu NST trong mỗi tế
bào sinh dưỡng?
a. 27
b. 18
c. 51
d. 36

B. Tự luận
1. Thể dị bội là gì? Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n+1) và (2n-1). (4 điểm)
2. Một phân tử ARN có một đoạn trình tự nuclêôtit như sau:
…A–U–U–T–X–G–U–A-…
Hãy xác định đoạn trình tự tương ứng trên mạch bổ sung của gen tổng hợp nên phân tử
ARN này. (1 điểm)
3. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định
hoa trắng, gen B quy định lá đơn trội hoàn toàn so với gen b quy định lá kép (các gen
liên kết hoàn toàn). Khi cho hai cây thuần chủng: hoa vàng, lá kép lai với hoa trắng, lá
đơn, sau đó cho F1 tự thụ phấn thì đời F2 sẽ có tỉ lệ phân li kiểu hình như thế nào? (1
điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
1. c. tích (do các gen quy định các tính trạng phân ly độc lập)
2. a. 16 (nguyên phân 2 lần liên tiếp tạo ra 2^ 2 = 4 tế bào, 4 tế bào giảm phân tạo ra: 4.4
= 16 tế bào đơn bội)
3. d. Kì sau
4. b. Kì trung gian
5. a. S (5 nguyên tố chính là C, H, O, N, P)
6. b. Axit amin
7. c. Mất một cặp A – T (nếu số lượng nuclêôtit của gen ban đầu là n thì sau đột biến sẽ
là n - 2)
8. d. Là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lần sinh của một người mẹ. (bao gồm
đồng sinh khác trứng và cùng trứng)
9. d. thường biến (những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen dưới tác động của
điều kiện môi trường khác nhau)
10. a. 27 (thể tam bội tức là có 3n NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng. 2n = 18 nên 3n =
27)

B. Tự luận
1. Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay
đổi về số lượng (1 điểm)
- Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n – 1) và (2n+1): Trong quá trình phát sinh giao tử, một
bên bố (hoặc mẹ) giảm phân bình thường, tế bào sinh giao tử (2n) sau giảm phân cho ra
giao tử mang bộ NST đơn bội (n). Bên còn lại giảm phân không bình thường, có một
cặp NST không phân li đều về hai cực mà di chuyển về cùng một cực của thoi phân bào.
Kết quả là sau giảm phân tạo ra giao tử không mang NST nào của cặp đó (n – 1) và giao
tử mang cả 2 NST của cặp (n + 1) (1 điểm)
- Khi giao tử (n+1) kết hợp với giao tử (n) trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử (2n + 1) – phát
triển thành thể ba nhiễm (1 điểm)
- Khi giao tử (n-1) kết hợp với giao tử (n) trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử (2n-1) – phát
triển thành thể một nhiễm (1 điểm)
2. ARN được tổng hợp từ mạch gốc của gen và tuân theo nguyên tắc bổ sung. Trong khi
đó, mạch bổ sung của gen cũng được tổng hợp từ mạch gốc của gen và cũng tuân theo
nguyên tắc bổ sung. Chỉ khác là thay vì A liên kết với U (trong tổng hợp ARN) thì A sẽ
liên kết với T (trong nhân đôi ADN). Như vậy, trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của
gen sẽ giống với trình tự nuclêôtit trên ARN khi U được thay thế bằng T, tức là:
… A – T – T – T – X – G – T – A - … (1 điểm)
3. Sơ đồ lai:

Kiểu hình F2: 1 vàng, kép : 2 vàng, đơn : 1 trắng, đơn


(1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh Học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
1. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen thuần chủng?
a. aabbCc
b. AABBcc
c. AABBCc
d. AABbCc
2. Trong nguyên phân, thoi phân bào được hình thành ở kỳ nào?
a. Kì cuối
b. Kì đầu
c. Kì giữa
d. Kì sau
3. Một tế bào người đang ở kỳ sau của giảm phân 1. Hỏi tế bào đó mang bao nhiêu
NST đơn?
a. 30
b. 46
c. 0
d. 23
4. Khi nói về sự giống nhau giữa prôtêin và ARN, phát biểu nào dưới đây là sai?

a. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân hợp thành
b. Đều có tính đặc thù và đa dạng
c. Mỗi đơn phân đều có chứa các nguyên tố: C, H, O, N
d. Đều được tổng hợp trực tiếp từ khuôn mẫu ADN
5. Trong một gen trên ADN mạch kép, nếu số lượng nuclêôtit loại T chiếm 27% tổng
số nuclêôtit của gen thì số nuclêôtit loại X sẽ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
a. 23%
b. 27%
c. 73%
d. 25%
6. Loại ARN nào chiếm khoảng 10 – 20% tổng số ARN của tế bào và có hình dạng
đặc trưng là 3 thùy như lá chẻ ba?
a. Tất cả các phương án còn lại
b. mARN
c. rARN
d. tARN

7. Đặc điểm nào dưới đây không có ở đột biến gen?

a. Liên quan đến sự biến đổi của một hoặc một số cặp nuclêôtit.
b. Xảy ra định hướng và có thể dự đoán được
c. Thường là đột biến lặn
d. Có thể có lợi hoặc có hại cho bản thân sinh vật
8. Loại biến dị nào dưới đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn lọc và
tiến hóa?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Thường biến
c. Đột biến gen
d. Đột biến NST
9. Trẻ đồng sinh cùng trứng luôn giống nhau về
a. sở thích cá nhân.
b. giới tính.
c. chiều cao.
d. cân nặng.
10. Ở người, bệnh bạch tạng là do
a. gen lặn nằm trên NST thường quy định.
b. gen trội nằm trên NST thường quy định.
c. gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.
d. gen trội nằm trên NST giới tính quy định.
B. Tự luận
1. So sánh cấu tạo và chức năng của ADN và mARN ở người. (4 điểm)
2. Vì sao đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vùng đầu gen thường gây hậu quả nghiêm
trọng hơn so với vùng giữa hoặc cuối gen? (1 điểm)
3. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại có ý nghĩa trong
thực tiễn chăn nuôi và trồng trọt? (1 điểm)
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
A. Trắc nghiệm
1. b. AABBcc (kiểu gen thuần chủng bao gồm tất cả các cặp gen đều ở trạng thái đồng
hợp (gồm hai gen giống hệt nhau))
2. b. Kì đầu
3. c. 0 (ở kì sau của giảm phân 1, NST ở trạng thái kép)
4. d. Đều được tổng hợp trực tiếp từ khuôn mẫu ADN (ARN được tổng hợp trực tiếp từ
khuôn mẫu ADN nhưng prôtêin lại thì không (khuôn mẫu trực tiếp tổng hợp nên đại
phân tử này là mARN))
5. a. 23% (vì A = T, G = X nên A + G = T + X = 50% tổng số nuclêôtit của gen. Do đó,
T = 27% chứng tỏ X = 50% - 27% = 23% tổng số nuclêôtit của gen)
6. d. tARN
7. b. Xảy ra định hướng và có thể dự đoán được (đột biến gen là vô hướng, xảy ra ngẫu
nhiên, không thể dự đoán)
8. c. Đột biến gen (xuất hiện phổ biến hơn đột biến NST nhưng phần lớn là alen lặn, chỉ
biểu hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp và ít khi gây giảm sức sống hoặc gây chết ở
sinh vật. Đặc biệt khi gặp tổ hợp gen phù hợp, môi trường phù hợp, chúng lại trở nên có
lợi)
9. b. giới tính (Trẻ đồng sinh cùng trứng có kiểu gen giống nhau. Tuy nhiên, chiều cao,
cân nặng, tính cách là những tính trạng chịu sự chi phối nhiều bởi môi trường sống,
trong khi đó, giới tính là tính trạng phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen nên những trẻ
đồng sinh cùng trứng chắc chắn luôn có giới tính giống nhau, các tính trạng kia có thể có
sai khác)
10. a. gen lặn nằm trên NST thường quy định.
B. Tự luận
1. A. Giống nhau:
- Đều là những đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân hợp
thành và đơn phân đều là nuclêôtit (0,5 điểm)
- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố chính: C, H, O, N, P (0,25 điểm)
- Đều có cấu trúc mạch xoắn với sự có mặt của 3 loại nuclêôtit : A, G, X (0,25 điểm)
- Đều tổng hợp mới từ khuôn mẫu ADN theo nguyên tắc bổ sung (0,25 điểm)
- Đều tham gia vào quá trình hình thành tính trạng (0,25 điểm)
B. Khác nhau:
Tiêu chí ADN mARN
so sánh

Cấu tạo - Gồm 2 mạch xoắn nằm - Chỉ gồm một mạch xoắn trong cấu
song song nhau (xoắn kép) tạo phân tử
- Có nuclêôtit loại T, không - Có nuclêôtit loại U, không có
có nuclêôtit loại U nuclêôtit loại T
- Có liên kết hiđrô giữa các - Không có liên kết hiđrô giữa các
nuclêôtit của hai mạch song nuclêôtit
song - Kích thước và khối lượng bé hơn vì
- Kích thước và khối lượng chỉ được tổng hợp từ 1 gen
lớn (chứa nhiều gen)

Chức - Lưu trữ, bảo quản và truyền - Là bản sao của gen cấu trúc trên
năng đạt thông tin di truyền ADN, mang thông tin quy định prôtêin
tương ứng
(5 ý, mỗi ý đúng và đủ được 0,5 điểm)
2. Mức độ nghiêm trọng của đột biến thường tỉ lệ thuận với quy mô ảnh hưởng của đột
biến đó. Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vùng đầu gen thường gây hậu quả nghiêm
trọng hơn so với vùng giữa hoặc cuối gen vì sẽ xảy ra sự sắp xếp lại bộ ba từ vùng bị đột
biến đến cuối gen (điểm đột biến xảy ra ở đầu gen nên đại đa số bộ ba của gen đều bị sắp
xếp lại), điều đó cũng có nghĩa là sẽ có sự thay đổi về thành phần bộ ba trên mARN do
gen tổng hợp kéo theo sự thay đổi về thành phần axit amin trong phân tử prôtêin được
tổng hợp từ gen này, từ đó dẫn đến sự thay đổi tính trạng. Đó là chưa kể dạng đột biến
này có thể tạo ra những bộ ba vô nghĩa (không mã hóa aa) khiến quá trình tổng hợp
prôtêin không thể xảy ra. (1 điểm)
3. Mặc dù đột biến gen là có hại cho bản thân sinh vật nhưng lại có ý nghĩa trong thực
tiễn chăn nuôi và trồng trọt vì chúng tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho con người
chọn lọc, lai tạo nên các giống vật nuôi, cây trồng khác nhau, thoã mãn nhu cầu nhiều
mặt của con người. (1 điểm)
Câu 1: Tính đa dạng của ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
 A. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN.
 B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN.
 C. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
 D. Số lượng các nuclêôtit.
Câu 2: NST mang gen và tự nhân đôi vì nó chứa:
 A. protêin
 B. ADN
 C. prôtêin và ADN
 D. chứa gen
Câu 3: Nếu trên một mạch đơn của phân tử ADN có trật tự là – A – T – G – X – A – thì
trật tự của đoạn mạch bổ sung tại vị trí đó là:
 A. – A – X – G – T – A –
 B. – T – A – X – A – T –
 C. – A - T – G – X – A –
 D. – T – A – X – G – T –
Câu 4: Trong quá trình phát sinh giao tử cái, quan sát thấy có 30 thể cực thứ hai. Vậy số
tế bào sinh trứng là bao nhiêu?
 A. 10 tế bào sinh trứng.
 B. 20 tế bào sinh trứng.
 C. 15 tế bào sinh trứng.
 D. 30 tế bào sinh trứng.
Câu 5: Trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menden ở cây đậu Hà lan, khi phân tích từng
cặp tính trạng thì F2 tỉ lệ mỗi cặp tính trạng là:
 A. 9 : 3 : 3 : 1
 B. 3 : 1
 C. 1 : 1
 D. 1 : 1 : 1 : 1
Câu 6: Một prôtêin có cấu trúc bậc 4 gồm hai chuỗi axit amin tạo thành. Chuỗi A có 300
axit amin, chuỗi B có 450 axit amin.Khi tổng hợp prôtêin này, cần bao nhiêu nuclêôtit tự
do để tổng hợp mARN.
 A. 4500 nuclêôtit.
 B. 750 nuclêôtit.
 C. 1500 nuclêôtit.
 D. 2250 nuclêôtit.
Câu 7: Khi lai phân tích cơ thể có 2 cặp gen dị hợp tử, di truyền liên kết, F 1 có tỉ lệ kiểu
hình và kiểu gen nào?
 A. 1: 2: 1
 B. 1:1
 C. 1:1: 1: 1
 D. 2: 1: 2
Câu 8: Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
 A. Kì đầu.
 B. Kì trung gian.
 C. Kì giữa.
 D. Kì sau và kì cuối.
Câu 9: Các loại đơn phân giống nhau giữa ARN với ADN là:
 A. Guanin, Timin, Xitôzin
 B. Ađênin, Uraxin, Timin
 C. Ađênin, Guanin, Xitôzin
 D. Timin, Xitôzin, Urazin
Câu 10: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã
được tạo ra?
 A. 4 tế bào con.
 B. 8 tế bào con.
 C. 2 tế bào con.
 D. 16 tế bào con.
Câu 11: Gen và prôtêin có mối quan hệ thông qua:
 A. mARN.
 B. tARN.
 C. rARN.
 D. Nuclêôtit
Câu 12: Kết quả được biểu hiện trong quy luật phân li là:
 A. Con lai thuộc các thế hệ phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
 B. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2
trội : 1 lặn.
 C. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
 D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
Câu 13: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng
nào?
ABCDEFGH -------> ADCBEFGH
 A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
 B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
 C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
 D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 14: Diễn biến của các nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân I :
 A. Các cặp nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
 B. Các cặp nhiễm sắc thể kép phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
 C. Các cặp nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều về hai cực của tế bào.
 D. Từng cặp nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn
phân li về 2 cực của tế bào.
Câu 15: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản
phân li độc lập thì ở F2 kiểu hình mang 2 tính trội có tỉ lệ là :
 A. 56,25%
 B. 18,75%
 C. 50%
 D. 6,25%
Câu 16: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n – 1) cây cà có số lượng
nhiễm sắc thể là:
 A. 22
 B. 24
 C. 23
 D.25
Câu 17: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là
 A. Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN.
 B. Dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể.
 C. Do ảnh hưởng của khí hậu.
 D. Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN, dưới ảnh hưởng phức
tạp của môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể.
Câu 18: Ở P, khi cho giống thuần chủng hoa phấn màu đỏ tự thụ phấn, F1 thu được:
 A. Đều là hoa màu trắng.
 B. Đều là hoa màu hồng.
 C. Đều là hoa màu đỏ.
 D. Có cả hoa màu đỏ, hoa màu hồng và hoa màu trắng.
Câu 19: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể 2n trong giảm phân sẽ làm xuất
hiện dòng tế bào nào?
 A. 4n
 B. 2n
 C. 3n
 D. 2n + 1
Câu 20: ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù vì:
 A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
 B. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là các axit amin.
 C. Cấu trúc theo nguyên tắc bán bảo toàn, có kích thước lớn và khối lượng lớn.
 D. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X.
Câu 21: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì :
 A. Kì trung gian
 B. Kì đầu
 C. Kì giữa
 D. Kì sau
Câu 22: Một gen có số nuclêôtit loại A = 350, loại G = 400. Khi gen này tự nhân đôi thì
số nuclêôtit từng loại trong các gen con sau khi kết thúc quá trình tự nhân đôi là:
 A. A = T = 350 nuclêôtit; G = X = 400 nuclêôtit
 B. A = X = 350 nuclêôtit; G = T = 400 nuclêôtit
 C. A = T = 700 nuclêôtit; G = X = 800 nuclêôtit
 D. A = X = 700 nuclêôtit; G = T = 800 nuclêôtit
Câu 23: Đặc điểm cấu tạo nào sau đây là của prôtêin bậc 2:
 A. Một chuỗi axit amin không xoắn cuộn.
 B. Hai chuỗi axit amin xoắn lò xo.
 C. Hai chuỗi axit amin không xoắn cuộn.
 D. Một chuỗi axit amin xoắn lò xo.
Câu 24: Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng
hay sai, tại sao?
 A. Sai .Vì việc sinh con trai hay con gái là do sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao
tử giao tử.
 B. Sai. Vì mẹ chỉ tạo ra 1 loại trứng, bố tạo ra 2 loại tinh trùng. Nếu tinh
trùng Y của bố kết hợp với trứng mới tạo hợp tử phát triển thành con trai,
còn nếu tinh trùng X của bố kết hợp với trứng tạo hợp tử phát triển thành
con gái.
 C. Sai. Vì mẹ tạo ra 2 loại trứng X và Y, bố tạo ra 1 loại tinh trùng. Nếu tinh
trùng của bố kết hợp với trứng X sẽ tạo con trai, còn nếu tinh trùng của bố kết
hợp với trứng Y mới tạo con gái.
 D. Sai. Vì sinh con trai hay con gái là do cả bố và mẹ quyết định.
Câu 25: Cho các yếu tố sau:
1. Người sinh sản chậm và ít con
2. Không thể sử dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người
3. Do các quan niệm và tập quán xã hội
4. Do bản năng cuûa con người
Việc nghiên cứu di truyền ở người khó khăn hơn việc nghiên cứu di truyền ở động
vật do những yếu tố nào sau đây :
 A. 1, 2, 3
 B. 1, 2, 3, 4
 C. 1, 2, 4
 D. 2, 3, 4
Câu 26: Gen cấu trúc đã tổng hợp ra loại ARN nào?
 A. rARN.
 B. mARN.
 C. tARN.
 D. rARN, mARN và tARN.
Câu 27: Thoi phân bào có vai trò gì trong quá trình phân chia tế bào?
 A. Nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN.
 B. Nơi xảy ra sự tự nhân đôi của trung tử.
 C. Nơi nhiễm sắc thể bám và phân li về hai cực của tế bào.
 D. Nơi hình thành nhân con.
Câu 28: Quan niệm hiện đại về vai trò của thường biến đối với sự tiến hóa của loài:
 A. Không có vai trò gì vì thường biến là biến dị không di truyền.
 B. Có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn
lọc.
 C. Có vai trò giúp quần thể tồn tại ổn định lâu dài.
 D. Có vai trò gián tiếp trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn
lọc.
Câu 29: Một đoạn ADN có 600 cặp nuclêôtit. Sau 2 lần tự nhân đôi thì cần bao nhiêu
nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào?
 A. 2400 nuclêôtit
 B. 4800 nuclêôtit
 C. 3600 nuclêôtit
 D. 1800 nuclêôtit
Câu 30: Thể (2n +1) dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể trong nhân tế bào
mang đặc điểm:
 A. Mỗi cặp nhiễm sắc thể trong nhân tế bào đều có 3 nhiễm.
 B. Cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào sinh dưỡng nhận thêm 3 nhiễm.
 C. Cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào sinh dưỡng nhận thêm 1 nhiễm.
 D. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào bị mất đi 3 nhiễm.
Câu 31: Cho biết tính trạng thân cao (B) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (b).
Lai cây thân cao thuần chủng với cây thân thấp thu được F 1. Lai phân tích F1 thì tỉ lệ
kiểu gen ở con lai tạo ra là:
 A. 1 BB : 2 Bb : 1bb
 B. 1 BB : 1bb
 C. 1 Bb : 1bb
 D. 100% Bb
Câu 32: Dạng đột biến nào của nhiễm sắc thể làm giảm vật chất di truyền?
 A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
 B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
 C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
 D. Đảo đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 33: Trong giảm phân nhiễm sắc thể được nhân đôi ở thời điểm nào?
 A. Kì trung gian trước giảm phân I.
 B. Kì đầu của giảm phân I.
 C. Kì trung gian của giảm phân II.
 D. Kì đầu của giảm phân II.
Câu 34: Ở gà, có 2n = 78. Một con gà mái đẻ được18 trứng, trong đó có15 trứng được
thụ tinh, nhưng khi ấp chỉ nở được 13 gà con. Vậy các trứng được thụ tinh nhưng không
nở cóbộ NST là bao nhiêu?
 A. 39 NST.
 B. 78 NST.
 C. 156 NST.
 D. 117 NST.
Câu 35: Thế nào là giống thuần chủng?
 A. Giống có đặc tính di truyền đồng nhất ở thế hệ F1.
 B. Giống có đặc tính di truyền các tính trạng tốt cho thế hệ sau.
 C. Giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định.Các thế hệ sau giống các
thế hệ trước.
 D. Giống có biểu hiện các tính trạng trội có lợi trong sản xuất.
Câu 36: Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì?
 A. Biến dị tổ hợp.
 B. Đột biến gen.
 C. Đột biến NST.
 D. Đột biến Gen và đột biến NST.
Câu 37: Một phân tử ADN có số nuclêôtit loại A = 650.000, số nuclêôtit loại G bằng 2
lần số nuclêôtit loại A. Vậy số nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
 A. 650.000
 B. 2.600.000
 C. 1.300.000
 D. 325.000
Câu 38: Kiểu gen dưới đây tạo được hai loại giao tử là:
 A. AaBb
 B. AaBB
 C. AABB
 D. aabb
Câu 39: Đặc điểm nào dưới đây không phải là sự giống nhau giữa prôtêin và axit
nuclêic?
 A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
 B. Các đơn phân đều chứa các nguyên tố C,H,O,N.
 C. Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN.
 D. Đều có tính đa dạng và đặc thù.
Câu 40: Ở ruồi giấm 2n = 8 có số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì đầu của giảm phân II là
bao nhiêu?
 A. 4.
 B. 8.
 C. 0.
 D. 16.
Câu 1 Đường kính vòng xoắn của phân tử ADN là:

A) 20 nm

B) 34 nm

C) 20 A0

D) 34 A0

Đáp án C
Câu 2 Loại biến dị nào sau đây không làm xuất hiện kiểu gen mới?

A) Biến dị tổ hợp

B) Thường biến

C) Biến dị đột biến

D) Thường biến và biến dị tổ hợp

Đáp án B
Câu 3 Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường cho mấy loại
giao tử?

A) 2

B) 4

C) 1

D) 3
Đáp án A
Câu 4 Ở người có một số bệnh tật sau:
1. Bệnh máu khó đông; 2. Bệnh đao; 3 Bệnh Tơcnơ; 4.Bệnh bạch tạng; 5. Tật
xương chi ngắn; 6. Tật bàn chân nhiều ngón. Những bệnh, tật nào sau đây do đột
biến gen gây nên?

A) 1,2,3,4

B) 1,2,5,6

C) 1,4,5,6

D) 1,3,5,6

Đáp án C
Câu 5 Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1? Biết mỗi gen quy định một tính
trạng, gen trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra.

A) AaBb x aaBb

B) AaBb x AaBb

C) AaBb x Aabb

D) AaBb x aabb

Đáp án D
Câu 6 Sơ đồ nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa gen và tính trạng?

A) Gen à mARN à protein à tính trạng

B) Gen à protein à mARNà tính trạng

C) mARN à proteinà Gen à tính trạng


D) protein à Gen à mARNà tính trạng

Đáp án A
Câu 7 Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là do:

A) F1 có sức sống cao hơn bố mẹ

B) F1 tập trung nhiều gen trội có lợi

C) F1 tập trung nhiều cặp gen đồng hợp lặn có lợi

D) F1 chỉ mang các cặp gen đồng hợp trội có lợi

Đáp án B
Câu 8 Loại nucleotit chỉ có trong cấu tạo của ARN mà không có trong cấu tạo của ADN
là:

A) Uraxin

B) Ađênin

C) Timin

D) Guanin.

Đáp án A
Câu 9 Một người mang bộ NST có 45 NST trong đó có 1 NST giới tính X, người này là:

A) Nữ mắc bệnh Tơc nơ

B) Nam mắc bệnh Tơc nơ


C) Nữ mắc bệnh Đao

D) Nam mắc bệnh Đao

Đáp án A
Câu 10 Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Số loại thể dị bội ( 2n +1) tối đa có thể xuất
hiện ở loài này là:

A) 7

B) 21

C) 15

D) 14

Đáp án A
Câu 11 Ở đậu Hà lan, gen A- quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh; gen B – hạt
trơn, gen b – hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau. Tiến hành lai
giữa hai cây đậu Hà lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn được F1, cho
F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:

A) 3 vàng, nhăn: 3 lục, trơn: 1 vàng, trơn: 1 lục, nhăn

B) 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn

C) 3 vàng, trơn: 1 lục, trơn

D) 3 vàng, trơn: 1 lục, nhăn

Đáp án B
Câu 12 Yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein là:

A) mARN
B) tARN

C) rARN

D) ADN

Đáp án A
Câu 13 Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc bệnh Đao.

A) Giao tử chứa 1 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường.

B) Giao tử chứa 3 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường.

C) Giao tử chứa 2 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường.

D) Giao tử chứa 4 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường.

Đáp án C
Câu 14 Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là

A) lai khác thứ

B) Lai khác loài

C) Lai khác dòng

D) Lai cùng dòng

Đáp án C
Câu 15 Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen thì số kiểu gen tối đa về gen
này là
A) 1

B) 2

C) 3

D) 4

Đáp án C
Câu 16 Câu nào sau đây là đúng

A) ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là hai mạch của gen

B) Gen trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp protein

C) mARN là khuôn mẫu để tổng hợp tARN

D) ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch của gen

Đáp án D
Câu 17 Nội dung “ Quy luật phân ly độc lập” được phát biểu như sau:

A) Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2
phân ly theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.

B) Mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố phân li về một giao tử

C) Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

D) Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P

Đáp án C
Câu 18 Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây không làm thay đổi số lượng và thành
phần gen trên NST?

A) Mất đoạn

B) Đảo đoạn

C) Chuyển đoạn

D) Lặp đoạn

Đáp án B
Câu 19 Trong tế bào NST giới tính tồn tại

A) Thành cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY tồn tại với một cặp trong
tế bào lưỡng bội.

B) Với một số lượng lớn trong tế bào sinh dưỡng

C) Thành cặp tương đồng

D) Thành cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY tồn tại với nhiều cặp trong
tế bào lưỡng bội

Đáp án A
Câu 20 Giảm phân diễn ra ở tế bào của cơ quan nào trong cơ thể?

A) Cơ quan sinh dưỡng hoặc cơ quan sinh dục

B) Cả cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh dục

C) Cơ quan sinh dục

D) Cơ quan sinh dưỡng


Đáp án C
Câu 21 Ở ruồi giấm, gen B – thân xám trội hoàn toàn so với gen b – thân đen; V – cánh
dài trội hoàn toàn so với gen v – cánh cụt. Hai gen này đều nằm trên NST thường
và liên kết hoàn toàn với nhau. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 1
xám, dài: 1 đen, cụt?

A) P: BV/ bv x BV/bv

B) P: BV/bb x bv/bv

C) P: bV/bv x bv/bv

D) P: Bv/bv x bv/bv

Đáp án B
Câu 22 Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học nào sau đây?

A) C,H,O,N,Mg.

B) C,H,O,N,S

C) C,H,O,S,P

D) C,H,O,N,P

Đáp án D
Câu 23 Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp các nucleotit như sau: -
A-T-X-G-A-T-X-A-G- . Trình tự sắp xếp các nucleotit của đoạn mạch đơn bổ
sung với mạch đơn này là:

A) -T-A-G-X-T-A-G-T-X-

B) -T-A-G-X-A-T-X-A-G-
C) -T-A-X-G-T-A-X-A-G-

D) -A-T-X-G-A-T-X-A-G-

Đáp án A
Câu 24 Cho một cơ thể thực vật có kiểu gen Aa tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Số dòng
thuần chủng tốt đa có thể được sinh ra qua quá trình tự thụ phấn của cá thể trên là:

A) 3

B) 4

C) 2

D) 1

Đáp án C
Câu 25 Ở rười giấm 2n = 8 NST. Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ sau của giảm phân II có
bao nhiêu nhiễm sắc thể?

A) 16

B) 8

C) 32

D) 4

Đáp án B
Câu 26 Các nguyên tố hóa học chính tham gia cấu tạo nên Protein gồm:

A) C,H,O,N
B) C,H,O,Mg

C) C,H,O,S

D) C,H,N,S

Đáp án A
Câu 27 Thường biến là gì?

A) Là những biến đổi ở kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực
tiếp của môi trường

B) Là những biến đổi ở kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng gián
tiếp của môi trường

C) Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng
gián tiếp của môi trường

D) Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực
tiếp của môi trường

Đáp án D
Câu 28 Câu nào sau đây mô tả đúng diễn biến của NST ở kỳ sau của giảm phân I

A) Các NST đơn trong cặp tương đồng phân li độc lập nhau đi về hai cực của tế bào.

B) Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập nhau đi về hai cực của tế bào

C) Hai cromatit trong NST đơn tách nhau ra ở tâm động và phân li về hai cực của tế
bào.

D) Hai cromatit trong NST kép tách nhau ra ở tâm động và phân li về hai cực của tế
bào.
Đáp án B
Câu 29 NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì nào
của quả trình nguyên phân

A) Kỳ cuối

B) Kỳ giữa

C) Kỳ đầu

D) Kỳ sau

Đáp án B
Câu 30 Hàm lượng ADN trong nhân của một tế bào tinh trùng bình thường ở người là:

A) 6,6.10-12 g

B) 3.3.10-6g

C) 6,6. 10-6 g

D) 3,3.10-12g

Đáp án D
Câu 31 Lai phân tích nhằm mục đích gì?

A) Kiểm tra kiểu gen, kiểu hình của các cá thể mạng tính trội.

B) Nhằm kiểm tra kiểu hình của các cá thể mang tính trội

C) Nhằm kiểm tra kiểu gen

D) Xác định kiểu gen của các cá thể mang tính trạng trội
Đáp án D
Câu 32 Nếu bộ NST lưỡng bội của loài là 2n thì số nhóm gen liên kết của loài thường
bằng bao nhiêu?

A) 2n

B) 3n

C) n

D) 4n

Đáp án C
Câu 33 Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của Protein?

A) Cấu trúc bậc 3

B) Cấu trúc bậc 1

C) Cấu trúc bậc 2

D) Cấu trúc bậc 4

Đáp án B
Câu 34 Số liên kết hydro của gen thay đổi như thế nào khi gen bị đột biến mất một cặp
nucleotit loại A-T?

A) Giảm 3 liên kết

B) Tăng 3 liên kết

C) Giảm 2 liên kết


D) Tăng 2 liên kết

Đáp án C
Câu 35 Người đầu tiên đưa ra khái niệm lai phân tích là

A) J. Oatxon

B) Menden

C) Moocgan

D) F.Crick

Đáp án B
Câu 36 Một tế bào sinh tinh giảm phân đã xảy ra rối loạn phân li của tất cả các cặp NST ở
kì sau của giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Tế bào này có thể
sinh ra loại giao tử có bộ NST là

A) 2n

B) n

C) n và 2n

D) 2n và 3n

Đáp án A
Câu 37 Ở gà trống có cặp NST là

A) XX

B) XO
C) XY

D) XXY

Đáp án A
Câu 38 Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con
nhờ cơ chế:

A) Dịch mã

B) Giảm phân và thụ tinh

C) Phiên mã

D) Nhân đôi ADN

Đáp án D
Câu 39 Đơn phân cấu tạo của protein là

A) Nucleotit.

B) Axit amin

C) Peptit

D) Riboxom

Đáp án B
Câu 40 Một gen có số nucleotit loại adenin là 900, số nucleotit loại guanin bằng 2/3 số
nucleotit loại adenin. Chiều dài của gen này là:

A) 2550 µm
B) 4800 A0

C) 5100 A0

D) 0,255 µm

Đáp án C
Câu 1: Phép lai nào tạo ra con lai đồng tính (tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu
hình)?
A. AaBB X Aabb
B. AAbb X aaBB
C. AABb X AABb
D. Aabb X aabb
Câu 2: Phép lai tạo ra 2 kiểu hình ở con lai là:
A. MMPP X mmPP
B. MmPp X MmPp
C. MMPP X mmpp
D. MmPp X MMPP
Câu 3: Trong nguyên phân, hiện tượng mỗi NST kép tách đôi ở tâm động để tạo
thành hai NST đơn và phân li về hai cực của tế bào xảy ra ở kì nào?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 4: Hiện tượng xảy ra trong tế bào vào kì cuối của nguyên phân là gì?
A. Thoi vô sắc biến mất.
B. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại.
C. Màng tế bào chất phân chia để tạo ra 2 tế bào con từ tế bào mẹ.
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Đặc điểm của giống thuần chủng là gì?
A. Dễ gieo trồng
B. Có khả năng sinh sán mạnh
C. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm
D. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó
Câu 6: Đặc điểm nào của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của
Menđen?
A. Sinh sản và phát triển mạnh
B. Có chu kỳ ra hoa và vòng đời trong 1 năm
C. Số nhiễm sắc thể ít và dễ phát sinh biến dị
D. Có hoa lưỡng tính và khả năng tự thụ phấn cao
Câu 7: Chọn các cụm từ: "hình thái, sinh lí, trái ngược nhau, tính trạng, tương
phản, đồng nhất, nhân tố" điền vào các chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,... để hoàn
chỉnh các câu sau:

Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về... (1), cấu tạo,... (2)..., của một cơ thể.
Cặp tính trạng... (3)... là hai trạng thái khác nhau thuộc cùng một loại tính trạng có
biểu hiện...(4)...
Gen là...(5)... di truyền quy định một hoặc một số... (6)... của sinh vật.
Dòng hay giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền...(7)..., các thế hệ sau
giống các thế hệ trước.
A. 1. ......
B. 2. ......
C. 3. ......
D. 4. ......
E. 5. ......
F. 6. ......
G. 7. ......
Câu 8: Khái niệm về tính trạng là:
A. các đặc điểm về hình thái, cấu tạo và sinh lí của cơ thể mà dựa vào đó, ta có thể nhận
biết được nó và phân biệt nó với các sinh vật khác.
B. các đặc điểm về hình thái và sinh lí của cơ thể mà dựa vào đó, ta có thể nhận biết
được nó và phân biệt nó với các sinh vật khác.
C. các đặc điểm về cấu tạo và sinh lí của cơ thể mà dựa vào đó, ta có thể nhận biết được
nó và phân biệt nó với các sinh vật khác.
D. các đặc điểm về sinh lí của cơ thể mà dựa vào đó, ta có thể nhận biết được nó và phân
biệt nó với các sinh vật khác.
Câu 9: Cặp tính trạng tương phản là?
A. hai trạng thái giống nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
B. hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
C. hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện giống nhau.
D. hai trạng thái giống nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện giống nhau.
Câu 10: - Tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng về một hoặc một số cặp tính
trạng nào đó, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp bố mẹ.
- Dùng thống kê toán học để phân tích các số liệu thu được. Từ đó, rút ra định luật
về sự di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ của con cháu.

Đây là phương pháp gì?


A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen
B. Phương pháp nghiên cứu các thế hệ lai của Menđen
C. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
D. Phương pháp di truyền của Menđen

You might also like