Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CHƯƠNG 8: THÔNG TIN THÍCH HỢP PHỤC VỤ QUYẾT ĐỊNH KINH

DOANH NGẮN HẠN


I. Một số vấn đề về thông tin thích hợp phục vụ quyết định kinh doanh ngắn hạn

1. Quyết định kinh doanh và tiêu chuẩn lựa chọn quyết định kinh doanh

● Quyết định kinh doanh gắn liền với nhiều sự lựa chọn → kết luận phương án thích hợp
nhất từ nhiều phương án khác nhau → thực hiện phương án có kết quả, hiệu quả về mặt
kinh tế và phù hợp với điều kiện kinh doanh ở doanh nghiệp
● Tiêu chuẩn của việc thiết lập quyết định kinh doanh : chọn hành động dự tính mang lại
kết quả, hiệu quả cao nhất như
- Đạt được sự gia tăng doanh thu tốt nhất;
- Đạt được sự tiết kiệm, giảm chi phí tốt nhất;
- Đạt được mức tăng lợi nhuận tốt nhất;
- Đạt được sự gia tăng hiệu quả kinh tế tốt nhất
… hoặc kết hợp nhiều vấn đề này
● Quyết định kinh doanh ngắn hạn hướng đến đáp ứng những mục tiêu trong ngắn hạn,
những mục tiêu đạt được trong từng năm tài chính

2. Quy trình phân tích thông tin thích hợp

B1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu và chi có liên quan đến các phương án được
xem xét
B2: Loại bỏ các khoản Chi phí chìm (Những khoản cp đã chi ra và không thể tránh đc ở
mọi phương án xem xét)
B3: Loại bỏ khoản phải thu và chi như nhau ở các phương án đang xem xét
B4: Những thông tin còn lại sau khi loại bỏ ở bước 2 và 3 (Khoản thu và chi khác biệt giữa
các phương án) → thông tin thích hợp cho việc lựa chọn quyết định (tùy vào tình huống mà
quyết định)

Những thông tin thích hợp được trình bày trên những báo cáo khác nhau
+ BC chênh lệch về thu nhập
+ BC chênh lệch về chi phí
+ BC kết quả so sánh giữa chênh lệch thu nhập với chênh lệch chi phí

3. Các khái niệm về chi phí, thu nhập liên quan đến thông tin thích hợp

❖ Chi phí chìm - không phải là thông tin thích hợp


Chi phí chìm là các khoản chi phí đã phát sinh trong quá khứ → không thể tránh được dù
lựa chọn bất kỳ phương án nào
→ Không có tính chênh lệch → Không thích hợp với việc đưa ra quyết định
VD:
Công ty A thuê một xưởng sản xuất với hợp đồng thuê dài hạn thì chi phí thuê là chi phí chìm vì khi sử dụng xưởng
sản xuất này để sản xuất bất kỳ sản phẩm nào thì nó vẫn xuất hiện như nhau.

Công ty B mua một thiết bị sản xuất để dùng cho sản xuất, chi phí khấu hao của thiết bị này cũng là chi phí chìm vì sử
dụng thiết bị này để sản xuất bất kỳ dòng sản phẩm nào nó cũng xuất hiện như nhau.
Công ty C đã chi 50tr để chuẩn bị mở 1 địa điểm kinh doanh. Do có nhiều vấn đề phát sinh, bây giờ công ty đang xem xét
nên/không nên kinh doanh ở địa điểm đã chuẩn bị / phương án khác
→ 50tr là chi phí chìm . Vì đây là 1 khoản đã phát sinh và luôn nằm trong sổ kế toán dù chọn bất kỳ phương án nào

❖ Chi phí và thu nhập như nhau - không phải thông tin thích hợp
Là những chi phí, thu nhập sẽ phát như nhau trong tất cả các tình huống, các phương án kinh
doanh khi lựa chọn
→ sẽ bị triệt tiêu nhau, hoặc không tạo nên sự khác biệt để giúp đưa ra một quyết định.
→ Loại bỏ cho đơn giản bớt thông tin khi xem xét đưa ra một quyết định kinh doanh.
vd:

Công ty A ký một hợp đồng thuê phương tiện vận tải với giá thuê cố định là A, chi phí thuê phương tiện vận tải này
sẽ phát sinh như nhau dù công ty sử dụng phương tiện vận tải này vào việc gì.

Công ty B dự tính cho thuê một phần diện tích của cao ốc thương mại với giá thấp nhất là K thì khoảng thu nhập K
này sẽ là thu nhập như nhau khi công ty cho bất kỳ đơn vị nào thuê

❖ Chi phí chênh lệch hay khác biệt


Là những chi phí có sự chênh lệch hay khác biệt ở những tình huống, phương án khác nhau
→ Chi phí chênh lệch thường được nhận diện để phục vụ cho các quyết định kinh doanh, quyết
định về lựa chọn một tình huống hay lựa chọn một phương án kinh doanh.

vd:
Khi xem xét chi phí A trong 2 phương án kinh doanh: CP A phát sinh trong phương án 1 nhiều hơn phương án 2 →
Mức chênh lệch cp A này là cp chênh lệch chỉ ra sự khác biệt cp giữa 2 phương án

Chi phí B chỉ xuất hiện trong phương án 1 → Cp B này là chi phí khác biệt giữa 2 phương án

❖ Chi phí cơ hội

Là những chi phí phát sinh sự đánh mất lợi ích kinh tế, thu nhập tiềm tàng khi đưa ra một quyết
định kinh doanh với một nguồn lực kinh tế hạn chế

Chi phí cơ hội không những vừa phản ánh chi phí tiềm ẩn của một quyết định kinh tế mà còn phản
ảnh những ảnh hưởng của sự tiến bộ, thay đổi năng suất lao động, hiệu quả kinh tế trong xã hội
đến các quyết định kinh tế, hoạt động kinh tế.

Chi phí cơ hội không đo lường được theo những nguyên tắc kế toán chung nên cũng không thể
hiện được trên các báo cáo tài chính nhưng nó là một khoản chi phí ẩn rất quan trọng trong việc
đưa ra một quyết định kinh doanh.

VD:
Bạn quyết định giữ tiền mặt trong túi mà không gửi vào ngân hàng
→ phát sinh ra một khoản chi phí cơ hội từ:
+ đánh mất thu nhập tiềm tàng về thu nhập cho vay của lượng tiền mặt đã sử dụng ở quyết định này;
Bạn sử dụng tiền vốn đầu tư vào công ty
→ tạo nên chi phí cơ hội vì mất đi thu nhập tiềm tàng từ quyết định này do mất đi một lợi ích tiềm tàng khi lợi tỷ
suất lợi nhuận ở công ty khác cao hơn

❖ Chi phí tăng thêm


Những chi phí phát sinh thêm khi tiến hành một hoạt động, một phương án
VD:
khi sử dụng dây chuyền sản xuất hiện tại để tiếp tục chế biến sản phẩm A thành sản phẩm B, biến phí để chế biến sản
phẩm thành sản phẩm B là chi phí tăng thêm.

❖ Thu nhập tăng thêm


Những thu nhập có thêm, được tạo thêm khi tiến hành một hoạt động, một phương án.
VD:
Ví dụ, khi sử dụng dây chuyền sản xuất hiện tại để tiếp tục chế biến sản phẩm A thành sản phẩm B, phần chênh lệch
giữa doanh thu sản phẩm B so với doanh thu sản phẩm Achính là thu nhập tăng thêm từ tiếp chế biến sản phẩm A thành
sản phẩm B.

❖ Chi phí có thể tránh được


Những chi phí khi thay đổi một hoạt động, hay một phương án nó sẽ không còn tồn tại, không phát
sinh.
VD:
Chi phí hoa hồng trả cho đại lý là chi phí có thể tránh được nếu công ty chọn phương án bán hàng không thông qua
đại lý

4. Sự cần thiết phải nhận diện thông tin thích hợp đối với việc ra quyết định

(1) Thông tin để lập BCKQHĐKD thường không có sẵn → Nhà quản trị phải biết cách nhận diện
những thông tin thích hợp/ không thích hợp → phục vụ cho việc ra quyết định nhanh chóng
và kịp thời

(2) Việc lẫn lộn thông tin thích hợp / không thích hợp → làm phức tạp thêm vấn đề → giảm sự
chú ý của nhà quản trị vào những vấn đề chính cần giải quyết.
**Thông tin không thích hợp có độ chính xác không cao → Quyết định sai lầm

→ Nhận diện → Loại bỏ thông tin không thích hợp

II. Ứng dụng thông tin thích hợp cho một số quyết định kinh doanh ngắn hạn

1. Quyết định tiếp tục hay ngừng kinh doanh 1 bộ phận

● Tình huống:

Tình huống hiện tại Vấn đề cần xem xét

Một dòng sản phẩm hay một bộ phận đang thua lỗ Duy trì hay loại bỏ dòng sản phẩm hay bộ phận thua lỗ.

● Phương án:
Phương án gốc Phương án thay thế

Duy trì dòng sản phẩm hay bộ phận đang thua lỗ Loại bỏ dòng sản phẩm hay bộ phận đang thua lỗ

○ Thông tin thích hợp

○ Khác biệt thu nhập giữa phương án loại bỏ với duy trì dòng sản phẩm hay bộ phận đang thua lỗ
○ Khác biệt chi phí giữa phương án loại bỏ với duy trì dòng sản phẩm hay bộ phận đang thua lỗ
○ Kết quả so sánh giữa khác biệt thu nhập với khác biệt chi phí của hai phương án.

● Quyết định

Nếu duy trì dòng sản phẩm (bộ phận) đang thua lỗ Nếu loại bỏ dòng sản phẩm (bộ phận) đang thua lỗ

● Vẫn duy trì được thu nhập hằng kỳ của sản phẩm ● Mất thu nhập hằng kỳ của sản phẩm (bộ phận);
(bộ phận); ● Giảm những chi phí liên quan đến sản phẩm (bộ
● Tiếp tục gánh chịu những chi phí liên quan đến phận) như biến phí, một phần định phí bộ phận.
sản phẩm (bộ phận) như biến phí, định phí bộ phận, ● Tạo nên thu nhập tiềm tàng của tài sản, vốn nhàn
chi phí chung phân bổ cho sản phẩm (bộ phận). rỗi của sản phẩm (bộ phận) thua lỗ khi bị loại bỏ.

Chênh lệch thu nhập : Thu nhập từ loại bỏ sp A – Thu nhập duy trì sp A

Chênh lệch chi phí : Chi phí còn lại khi loại bỏ sp A – Chi phí duy trì sp A

→ Kết quả so sánh : Chênh lệch thu nhập – Chênh lệch chi phí

→ Kết luận: phương án loại bỏ được chấp nhận khi kết quả so sánh ≥ 00

2. Quyết định nên sản xuất hay mua ngoài

● Tình huống:
Tình huống hiện tại Vấn đề cần xem xét

Đang hay tự sản xuất một dòng sản phẩm Ngưng sản xuất để mua ngoài dòng sản phẩm này

● Phương án:

Phương án gốc Phương án thay thế

Duy trì hay tự sản xuất dòng sản phẩm hiện tại Ngưng sản xuất để mua ngoài dòng sản phẩm này

● Thông tin thích hợp

○ Khác biệt thu nhập giữa phương án tự sản xuất với mua ngoài dòng sản phẩm hiện tại;
○ Khác biệt chi phí giữa phương án tự sản xuất với mua ngoài một dòng sản phẩm hiện tại;
○ Kết quả từ so sánh giữa khác biệt thu nhập với khác biệt chi phí của hai phương án.

● Quyết định

Nếu tự sản xuất sản phẩm Nếu mua ngoài sản phẩm

● Tiếp tục gánh chịu những chi phí liên quan đến ● Giảm chi phí tự sản xuất như giảm biến phí sản
sản xuất sản phẩm như biến phí sản xuất, định phí xuất, giảm một phần định phí sản xuất.
sản xuất ở bộ phận sản xuất. ● Phát sinh thêm chi phí mua sản phẩm từ bên ngoài.
● Có thể tạo nên thu nhập tiềm tàng của vốn, tài sản
của bộ phận sản xuất dư thừa.

Chênh lệch thu nhập : Thu nhập từ mua ngoài sp A – Thu nhập từ tự sản xuất sp A

Chênh lệch chi phí : Chi phí khi mua ngoài sp A – Chi phí tự sản xuất sp A

→ Kết quả so sánh : Chênh lệch thu nhập – Chênh lệch chi phí

→ Kết luận: phương án loại bỏ được chấp nhận khi kết quả so sánh ≥ 00

3. Quyết định nên bán hay tiếp tục sản xuất

● Tình huống:

Tình huống hiện tại Vấn đề cần xem xét

Bán một loại sản phẩm tại điểm phân chia Sản phẩm tại điểm phân chia được tiếp tục chế biến

● Phương án:

Phương án gốc Phương án thay thế

Bán sản phẩm tại điểm phân chia Sản phẩm tại điểm phân chia được tiếp tục chế biến
○ Thông tin thích hợp

○ Khác biệt thu nhập giữa phương án bán sản phẩm tại điểm phân chia với thu nhập sản phẩm được tiếp
tục chế biến;
○ Khác biệt chi phí giữa phương án bán sản phẩm tại điểm phân chia với chi phí sản phẩm được tiếp tục
chế biến;
○ Kết quả từ so sánh giữa khác biệt thu nhập với khác biệt chi phí của hai phương án.

● Quyết định

Nếu bán sản phẩm tại điểm phân chia Nếu sản phẩm được tiếp tục chế biến

● Chỉ có thu nhập sản phẩm tại điểm phân ● Tạo nên thu nhập mới từ sản phẩm được tiếp tục chế biến.
chia. ● Vẫn tiếp tục gánh chịu một phần chi phí của sản phẩm đến
● Chỉ gánh chịu chi phí của sản phẩm đến tại điểm phân chia (do có thể giảm được một số chi phí bán hàng,
điểm phân chia (chi phí sản xuất, bán hàng, quản lý khi tiếp tục chế biến)
quản lý liên quan) ● Sẽ phát sinh thêm chi phí khi sản phẩm được tiếp tục chế biến
như biến phí, định phí trong quá trình tiếp tục chế biến để bán
trong khâu chế biến, tiêu thụ, quản lý liên quan.

Chênh lệch thu nhập : Thu nhập khi tiếp tục chế biến – Thu nhập tại điểm phân chia

Chênh lệch chi phí : Chi phí tiếp tục chế biến – Chi phí tại điểm phân chia

→ Kết quả so sánh : Chênh lệch thu nhập – Chênh lệch chi phí

→ Kết luận: phương án loại bỏ được chấp nhận khi kết quả so sánh ≥ 00

4. Quyết định trong điều kiện năng lực sản xu9ất bị giới hạn

● Tình huống:

Nguồn lực hạn chế Vấn đề cần xem xét

Nguồn lực hạn chế từ quy mô, năng lực kinh doanh Kết quả kinh doanh tối ưu với nguồn lực hạn chế

● Giới hạn cần phải xem xét và hiệu quả kinh tế:
Giới hạn nguồn lực kinh tế và hiệu quả kinh tế đặt ra (số dư đảm phí trên một đơn vị nguồn lực kinh
tế giới hạn)

● Phương pháp chọn lựa:


Hướng đến tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hạn chế

● Thông tin thích hợp


○ Sự khác biệt về hiệu quả kinh tế đặt ra ở các phương án
○ Khác biệt số dư đảm phí trên một đơn vị nguồn lực kinh tế bị giới hạn giữa các phương án lựa chọn

● Thông tin thích hợp


○ Hiệu quả kinh tế trong điều kiện giới hạn: Số dư đảm phí trên một đơn vị của nguồn lực kinh tế bị
giới hạn
○ Lợi nhuận tối ưu

● Phương án kinh doanh được chọn:


○ Sản phẩm có số dư đảm phí trên một đơn vị của nguồn lực kinh tế bị giới hạn lớn nhất.
○ Cơ cấu sản phẩm có tổng số dư đảm phí lớn nhất

You might also like