Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Số tiền trung bình một tháng sinh viên chi:

Theo khảo sát của các sinh viên đại học IUH, nhiều sinh viên chi khoảng
1.000.000-3.000.000 trong một tháng( 52,2%), số lượng sinh viên chi
khoảng 5.000.000-7.000.000 chiếm số lượng ít nhất(1,5%):

Nhận xét:
Phần lớn sinh viên (khoảng 52,2%) chi tiêu từ 1.000.000 đến 3.000.000
đồng mỗi tháng. Điều này có thể cho thấy rằng một phần lớn sinh viên
có mức sống trung bình hoặc hạn chế. Tuy nhiên, cũng có một phần
không nhỏ (khoảng 35,8%) chi tiêu từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng mỗi
tháng, cho thấy một nhóm sinh viên có khả năng chi tiêu cao hơn hoặc
có điều kiện tài chính tốt hơn. Có thể đến từ việc làm thêm, học bổng
hoặc điều kiện của gia đình tốt nên nhận được nhiều chu cấp. Phần còn
lại, sinh viên chi từ 5.000.000-7.000.000 đồng(1,5%) và 7.000.000-
9.000.000(6%), số lượng sinh viên có mức độ chi tiêu trung bình cao hơn
rất nhiều so với các sinh viên còn lại, điều này cũng cho thấy sự đa dạng
trong việc chi tiêu của các sinh viên.
Ý nghĩa:
Dựa vào đồ thị và các thông tin trên, chúng ta có thể đánh giá khả năng
tài chính của các sinh viên, cách họ quản lý và kiểm soát thu chi của bản
thân

Nguồn chi tiêu đến từ:


Theo khảo sát của các sinh viên đại học IUH, nhiều sinh viên có thu nhập
từ gia đình( 61,2%), chiếm số lượng ít nhất chính là các sinh viên chỉ có
thu nhập từ làm thêm(4,3%), phần sinh viên còn lại có thu nhập từ cả
việc làm thêm và gia đình chiếm số lượng khá đông( 34,3%)
Nhận xét:
Phần lớn sinh viên (61,2%) chọn nguồn chi tiêu chính là từ gia đình. Điều
này có thể chỉ ra một phần quan trọng của sinh viên vẫn phụ thuộc vào
hỗ trợ tài chính từ gia đình để chi tiêu hàng tháng.Một phần không nhỏ
(34,3%) sinh viên chọn cả gia đình và làm thêm là nguồn chi tiêu của họ.
Điều này có thể phản ánh việc sinh viên vẫn tự chủ trong việc kiếm tiền
và cũng nhận được sự hỗ trợ từ gia đình khi cần thiết. Chỉ có một số
nhỏ( 4,3%) nhận thu nhập từ việc làm thêm, hoàn toàn độc lập và không
nhờ sự giúp đỡ của gia đình, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, tự tăng
thu nhập cá nhân.
Ý nghĩa: Dựa vào đồ thị và các dữ liệu trên, ta có thể đánh giá khả năng
tài chính của sinh viên từ đó đưa ra các chính sách hỗ trợ, vận động sinh
viên tăng thu nhập bản thân, quản lý thu nhập bản thân một cách hiệu
quả.

You might also like