Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRẮC NGHIỆM ÔN THI BÀI 2 3 5

1. Nhu cầu của con người không có đặc điểm:


a. Có những cấp độ khác nhau về nhu cầu
b. Khi những nhu cầu ở cấp độ cao được thỏa mãn, một. nhu cầu ở cấp độ
thấp hơn sẽ trở thành động lực thúc đẩy
c. Sau khi một nhu cầu được đáp ứng, thì một nhu cầu khác sẽ xuất hiện
d. Con người luôn luôn có những nhu cầu được đáp ứng
2. Sự sắp xếp TTGDSK không tuân theo đặc tính:
a. Đồng nhất: ghép những cái giống nhau thành nhóm
b. Vị trí không gian: ghép những cái gần nhau thành nhóm
c. Thời gian: gắn những sự việc hoặc sự kiện cách xa nhau về thời gian
d. Tính ghép hóa: ghép những phần không đầy đủ thành một dạng quen thuộc
hoặc có ý nghĩa nào đó
3. Đối tượng được TTGDSK sẽ cảm nhận theo cách của riêng mình, nhiều khi sẽ
dẫn đến hểu sai lệch. Đây là do quá trình nhận thức đòi hỏi phải có:
a. Sự chú ý
b. Tính hiện thực
c. Sự sắp xếp
d. Tính khách quan
4. Những thứ tự của sự chấp nhận đổi mới ở một cá nhân hay một tập thể sau
khi được TTGDSK
1. (1) Khẳng định một hành vi mới
2. (2) Thử nghiệm sự đổi mới
3. (3) Nhận ra sự đổi mới
4. (4) Quyết định thử nghiệm sự đổi mới
5. (5) Hình thành một thái độ tích cực đối với sự đổi mới
a. 3,5,4,2,1
b. 1,2,3,4,5
c. 5,1,4,2,3
d. 2,4,5,1,3
5. Khi tiến hành GDSK, những nội dung mà các nhà khoa học còn bàn cãi, chưa
được kiểm nghiệm trong thực tiễn
a. Không được trình bày
b. Khuyến cáo sử dụng hạn chế
c. Trình bày và nói rõ nội dung trên chưa rõ ràng
d. Tiến hành thử nghiệm nội dung đó cho các đối tượng đang được tuyền
thông
6. Lập kế hoạch TTGDSK theo thứ tự các bước:
1. (1) Xác định mục tiêu
2. (2) Xác định các giải pháp và hoạt động
3. (3) Xác định vấn đề TTGDSK
4. (4) Lập tiến trình thực hiện
a. 1,4,2,3
b. 4,1,2,3
c. 2,1,4,3
d. 3,1,2,4
7. Hoạt động TTGDSK phải được lặp đi lặp lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức
và bằng nhiều biện pháp khác nhau để củng cố nhận thức và thay đổi dần
thái độ. Đây là nguyên tắc:
a. Vững chắc
b. Cá biệt hóa
c. Tập thể hóa
d. Phát huy cao độ tính tự giác
8. Phải tìm cách tiếp cận và tác động khác nhau với từng cá nhân và từng tập
thể khác nhau, đặc biệt chú ý đến những đặc điểm riêng biệt, tận dụng uy tín
cá nhân đối với tập thể, đây là nguyên tắc:
a. Vừa sức và vững chắc
b. Đối xử cá biệt và đảm bảo tính tập thể
c. Lồng ghép
d. Trực quan
9. Nguyên tắc đại chúng trong TTGDSK không phải thể hiện
a. Tiến hành cho mọi người và vì lợi ích của cộng đồng xã hội
b. Mọi người vừa là đối tượng vừa là người tiến hành của GDSK
c. Đối tượng của GDSK rất đa dạng
d. Tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát và tự điều chỉnh bản thân
10.Kiến thức của mọi người sẽ có ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe. các kiến thức
này không phải
a. Tích lũy qua quá trình học tập
b. Kinh nghiệm thu được trong cuộc sống
c. Xem sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng
d. Chỉ tích lũy trong các giai đoạn thiếu niên và vị thành niên
11.Trong thực hành hành vi sức khỏe, hầu hết các...có nguồn gốc từ lâu đời và vì thế
xã hội thường chấp nhận và ít đặt ra câu hỏi về giá trị của nó
a. Niềm tin
b. Kiến thức
c. Hành động khách qua
d. Quá trình tư duy
12. Người nông dân chẳng may bị đau đầu giữua mùa thu hoạch, không đến bệnh
viện vì sợ bệnh viện đông bệnh nhân, phải chờ đợi lâu nên đã đến mua thuốc tại nhà
thuốc. đây là sự tác động đến hành vi sức khỏe do thiếu nguồn lực:
a. Thờii gian
b. Nhân lực
c. Kinh phí
d. Cơ sở vật chất
13. Chữ A trong mô hình BASNEF thể thiện
a. Thái độ (Attitude)
b. Những nội dung chủ chốt cần chú ý (Attention)
c. Tất cả những hành vi trong quá khứ (All behavior)
d. Chấp nhận hành vi có lợi cho sức khỏe (Accept)

14. Trong số đối tượng được TTGDSK, nhóm chậm chạp, bảo thủ đối với những
kiến thức, hành vi mới chiếm khoảng:
a. 2.5%
b. 13.5%
c. 34%
d. 16%
15.Trong số đối tượng được TTGDSK, nhóm đa số chấp nhận những tư tưởng,
những hành vi mới muộn, chịu ảnh hưởng nhiều của nhóm
a. Nhóm người khởi xướng đổi mới
b. Nhóm những người ủng hộ những tư tưởng, những hành vi mới sớm
c. Nhóm đa số chấp nhận những tư tưởng, những hành vi mới
d. Nhóm chậm chạp, bảo thủ đối với những kiến thức, hành vi mới
16. Người giáo dục có thể nhanh chống nhận được các thông tin phản hồi từ đối
tượng nên tính điều chỉnh cao trong PPGDSK
a. Trực tiếp
b. Gián tiếp
c. Truyền thông đại chúng
d. Trực tiếp lẫn gián tiếp
17. Cung cấp thông tin phản hồi không trực tiếp mà phải qua điều tra trong
TTGDSK
a. Trực tiếp
b. Gián tiếp
c. Truyền thông đại chúng
d. Trực tiếp lẫn gián tiếp
18. Nhược điểm của chương trình GDSK qua đài phát thanh địa phương
a. Phát sóng các chương trình GDSK thường không phù hợp với nhu cầu của
địa phương
b. Ít tạo được sự chú ý của các đối tượng
c. Khó sử dụng lại chương trình để phổ biến rộng rãi cho những vùng khác
d. Thời điểm phát sóng thường không phù hợp hơn như đài trung ương
19. Hiệu quả hơn so với một số hình thức GDSK gián tiếp khác do kết hợp ngôn
ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh chính là hình thức giáo dục qua
a. Đài phát thanh
b. Vô tuyến truyền hình
c. Tranh lật/sách lật
d. Bảng tin
20. Một loại phương tiện nghe nhìn hiện đại, là một dạng của truyền hình, nhưng
sử dụng cho GDSK chủ động hơn chính là
a. Đài phát thanh
b. Video
c. Tranh lật/sách lật
d. Bảng tin
21. TTGDSK qua báo chí có nhược điểm
a. Tốn nhiều kinh phí thực hiện nhất so với phương tiện thông tin đại chúng
b. Không ngắn gọn, súc tích
c. Cần được kiểm duyệt để đảm báo tính khoa học chính xác, vì nếu có sai sót
thì khó sửa
d. Khó lưu trư
22. Tranh lật trong TTGDSK không có đặc điểm:
a. Thường mặt trước mỗi trang là các bức tranh được vẽ hay chụp về chủ đề
giáo dục
b. Mặt sau là các thông tin ngắn gọn hoặc lời giải thích
c. Sau khi giới thiệu xong cần tóm tắt nội dung chính cho đối tượng dễ nhớ
d. Gây được sự chú ý qua các hình ảnh sinh động và lời chú giải đầy đủ, chi
tiết
23. Loại ấn phẩm thường được sử dụng phổ biến nhất trong TTGDSK
a. Tờ rơi
b. Video
c. Tranh lật
d. Báo/tạp chí
24. Hành vi được cấu tạo bởi mấy phần
a. 3
b. 5
c. 2
d. 4
25.Trong quá trình TTGDSK “mọi người vừa là đối tượng của GDSK vừa là người
tiến hành GDSK” thể hiện nguyên tắc:
a. Thực tiễn
b. Trực quan
c. Khoa học
d. Đại chúng
26. Kiến thức thuộc nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
a. Yếu tố văn hóa
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân
c. Suy nghĩ tình cảm
d. Những người có ảnh hưởng quan trọng
27.Theo sự phân nhóm người khác nhau với việc tiếp nhận kiến thưc, hành vi mới
thì nhóm tiên phong, thường đưa ra các ý tưởng mới và hành vi mới chiếm
a. 13.5%
b. 34%
c. 2.5%
d. 16%
28. Trong quá trình TTGDSK “phối hợp một số hoạt động có tính chất giống nhau
hoặc có liên quan mật thiết với nhau nhằm tạo điều kiện hổ trợ và bổ sung cho
nhau” thể hiện nguyên tắc:
a. Thực tiễn
b. Đại chúng
c. Trực quan
d. Lồng ghép
29. Cho trẻ nhỏ đeo vòng bạc tránh gió là ví dụ của hành vi
a. Có lợi cho sức khỏe
b. Có hại cho sức khỏe
c. Kỹ năng
d. Khong có lợi, không có hại cho sức khỏe
30. Quan tâm hành vi mới là bước thứ mấy của quá trình thay đổi hành vi sức khỏe
a. 3 b. 4 c. 5 d. 2
31. “những kiến thức khoa học về sức khỏe nói chung, sức khỏe cộng đồng nói riêng
cũng như những kiến thức về bệnh tật (dấu hiệu, cách phát hiện, cách xử trí, điều
trị...) là rất cần thiết không chỉ đối với người làm TTGDSK” thể hiện cơ sở khoa học
a. Yhọc
b. Tâm lý học giáo dục
c. Hành vi
d. Tâm lý học nhận thức
32. Người đưa ra tháp phân loại nhu cầu của con người
a. .Abraham Maslow
b. Adam Smith
c. David Ricardow
d. Markov Allan
33.“Muốn giáo dục số đông đòi hỏi phải biết cách tác động có hiệu quả tới những
hoạt động tinh thần của nhiều người và biết sử dụng những tác động tích cực của
tập thể và xã hội đối với ý thức của từng cá nhân”. Đây truyền thông trên cơ sở:

a. Khoa học y học


b. Khoa học hành vi
c. Tâm lý học xã hội
d. Tâm lý học giáo dục
34. Mô hình có tính khái quát đơn giản về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức
khỏe nói chung:
a. BASNEF
b. ASFER
c. SMART
d. BENAST
35.V.I.Lenin đánh giá con đường biện chứng của sự nhận thức phải “Từ ...(1)...đến
tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến ...(2)....”.:
a. (1): nhận thức lý tính, (2): thực tiễn
b. (1): thực tiễn, (2): nhận thức lý tính
c. (1): trực quan sinh động, (2): thực tiễn
d. (1): thực tiễn, (2): trực quan sinh động
36. Trong số đối tượng được truyền thông, nhóm đa số chấp nhận những tư tưởng,
những hành vi mới muộn chịu ảnh hưởng nhiều của nhóm:
a. Nhóm người khởi xướng đổi mới
b. Nhóm những người ủng hộ những tư tưởng, những hành vi mới sớm
c. Nhóm đa số chấp nhận những tư tưởng, những hành vi mới sớm
d. Nhóm chậm chạp, bảo thủ đối với những kiến thức, hành vi mới

37. Đối tượng được truyền thông giáo dục sức khỏe sẽ cảm nhận theo cách của riêng
mình, nhiều khi sẽ dẫn đến hiểu sai lệch. Đây là do quá trình nhận thức đòi hỏi phải
có:
a. Sự chú ý
b. Tính hiện thực
c. Sự sắp xếp
d. Tính khách quan
38. Quá trình nhận thức của con người được chia làm:
a. 02 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
b. 03 giai đoạn: nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính và tư duy c. 02 giai đoạn: nhận
thức thực tiễn và nhận thức trực quan
d. 03 giai đoạn: cảm tính, cảm xúc và suy nghĩ
39..Mỗi hành vi sức khỏe được tạo nên từ các thành phần chủ yếu là kiến thức, ...
(1)..., ...(2)...và thực hành
a. (1): giá trị, (2): văn hóa
b. (1): thái độ (2): văn hóa
c. (1): giá trị, (2): niềm tin
d. (1): thái độ, (2): niềm tin
40. Thái độ thuộc nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe:
a. Suy nghĩ và tình cảm
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân c. Yếu tố văn hóa
d. Những người có ảnh hưởng quan trọng
41.Áp dụng thử nghiệm hành vi mới là bước thứ mấy của quá trình thay đổi hành vi
sức khỏe:
a. 2 b. 4 c. 3 d. 5
42. Nhóm đa số chấp nhận những tư tưởng, những hành vi mới muộn chiếm:
a. 13,5%
b. 34%
c. 16%
d. 2,5%
43. Cha mẹ, bạn bè, thầy cô thuộc nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe:
a. Những người có ảnh hưởng quan trọng
b. Suy nghĩ và tình cảm
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân d. Yếu tố văn hóa
44. Có mấy nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
a. 5 b. 2 c. 4 d. 3
45. Giai đoạn khó khăn, rất cần được sự hỗ trợ của cán bộ y tế, cán bộ TTGDSK và
những người xung quanh (tinh thần, vật chất, hướng dẫn kỹ năng thực hành) thuộc
bước nào trong quá trình thay đổi hành vi sức khỏe:
a. 1
b. 4 c. 2 d. 3
46. Có bao nhiêu cơ sở khoa học của truyền thông giáo dục sức khỏe:
a. 6
b. 5 c. 4 d. 3
47. Khi TT-GDSK cần hạn chế ảnh hưởng của nhóm ... đối với các nhóm khác
a. 5
b. 1 c. 3 d. 4
48. Một hay nhiều hành động phức tạp trước một sự việc, hiện tượng được gọi là
a. Phức hợp
b. Hành vi
c. Truyền thông giáo dục sức khỏe
d. Động từ
49. Có mấy bước của quá trình thay đổi hành vi sức khỏe
a. 4 b. 2 c. 5 d. 3
50.Nguyên tắc có thể được coi là chìa khóa làm thay đổi hành vi và duy trì hành vi
sức khỏe
a. Thực tiễn
b. Khoa học
c. Đại chúng d. Lồng ghép
51. Các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng tác động đến suy nghĩ và tình cảm của con
người, từ đó trở thành động cơ thúc đẩy các hành động được gọi là
a. Kiến thức
b. Thái độ
c. Giá trị
d. Niềm tin
52.Hành vi có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của bản thân, người xung
quanh và cộng đồng được gọi là?
a. Hành vi có lợi
b. Hành vi sức khỏe
c. Hành vi có hại
d. Hành vi không có lợi, không có hại
53.Theo sự phân nhóm người khác nhau với việc tiếp nhận kiến thức, hành vi mới
thì nhóm tiên phong thường đưa ra các ý tưởng mới và hành vi mới được gọi là
nhóm người?
a. Chấp nhận những tư tưởng nhưởng hành vi mới sớm
b. Chậm chạp, bảo thủ
c. Khởi xướng đổi mới
d. ủng hộ những tư tưởng, hành vi mới sớm
54. Có mấy nhóm người khác nhau với việc tiếp nhận kiến thức, hành vi mới?
a. 4
b. 5
c. 3
d. 2
55.Trong quá trình truyền thông giáo dục sức khỏe cần “ tránh tạo ra những thông
tin không đầy đủ, quá phức tạp và không rõ ràng” là sự vận dụng của cơ sở khoa
học?
a. Y học
b. Hành vi
c. Tâm lý học giáo dục
d. Tâm lý học nhận thức
56. Bước cuối cùng của quá trình thay đổi hành vi sức khỏe?
a. Qquan tâm hành vi mới
b. Nhận ra vấn đề
c. Áp dụng thử nghiệm hành vi mới d. Khẳng định
57. Hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài có thể trở thành
a. Tháiđộ
b. Kiếnthức c. Thóiquen d. Kỹnăng
58. Hành vi được cấu tạo bởi mấy phần
a. 3 b. 5 c. 2 d. 4
59.Yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi cá nhân được ký hiệu bởi chữ cái nào trong
mô hình BASNEF
a. EF
b. SN c. AS d. NE
60. Trong quá trình truyền thông giáo dục sức khỏe, “mọi người vừa là đối tượng
của giáo dục sức khỏe vừa là người tiến hành giáo dục sức khỏe” thể hiện nguyên
tắc
a. Trực quan
b. Đại chúng
c. Thực tiễn
d. Khoa học
61. Khi TT-GDSK cần chú ý phát hiện và phân loại các đối tượng trong cộng đồng,
đặc biệt cần phát hiện sớm những người thuộc nhóm
a. 4 và 5
b. 1, 2, 3, 4 và 5
c. 1 và 2
d. 1, 2 và 3
62. Những người lãnh đạo cộng đồng có uy tín đối với cộng đồng được xếp vào
nhóm người
a. Ủng hộ những tư tưởng, hành vi mớisớm
b. Chậmchạp, bảothủ
c. Khởi xướng đổi mới
d. Chấp nhận những tư tưởng, những hành vi mới sớm
63. Làm cho đối tượng nhận ra được các ảnh hưởng xấu của vấn đề cần thay đổi
đến sức khỏe của họ là nội dung bước thứ mấy của quá trình thay đổi hành vi
sức khỏe
a. 2
b. 4
c. 1
d. 3
64. “Các vấn đề truyền thông giáo dục sức khỏe phải bắt nguồn từ các vấn đề sức
khỏe của cộng đồng” thể hiện nguyên tắc
a. Lồng ghép
b. Trực quan
c. Đại chúng
d. Thực tiễn
65. Trong quá trình truyền thông và giáo dục sức khỏe cần “ tránh tạo ra những
thông tin không đầy đủ, quá phức tạp và không rõ ràng” là sự vận dụng của
cơ sở khoa học:
A. Tâm lí học nhận thức
B. Tâm lí học giáo dục
C. Hành vi
D. Y học
66. Làm cho đối tượng nhận thức đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và cần phải giải quyết, từ đó đối tượng có thái độ tích cực hay ...
a. Quan tâm hành vi mới
b. Áp dụng thử nghiệm hành vi mới
c. Nhận ra vấn đề
d. Khẳng định
67. Trong quá trình truyền thông giáo dục sức khỏe: “Cách tiếp cận và tác động
khác nhau đối với từng cá nhân và từng nhóm, từng tập thể khác nhau” thể
hiện nguyên tắc
a. Phát huy cao độ tính tích cực, tự giác
b. Đối xử cá biệt và đảm bảo tính tập thể
c. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của cá nhân và cộng đồng
d. Vừa sức và vững chắc
68. Chữ B trong mô hình BASNEF:
A. Thái độ
B. Yếu tố có thể ảnh hưởng C. Chuẩn mực của chủ thể D. Niềm tin
69. Yếu tố thuộc nhóm yếu tố suy nghĩ và tình cảm:
A. Thời gian
B. Niềm tin
C. Văn hóa
D. Thầy cô
70. Những hoạt động của cán bộ y tế sẽ là hình mẫu cho sợ thay đổi hành vi sức
khỏe của nhân dân. Trong truyền thông giáo dục sức khỏe điều này thể hiện:
a. Nguyên tắc đại chúng
b.Nguyên tắc lồng ghép
c.Nguyên tắc thực tiễn.
d.Nguyên tắc trực quan
71. Thông điệp 5k được phát đi nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại
chúng là thể hiện nguyên tắc nào của truyền thông giáo dục sức khỏe:
a.Nguyên tắc vừa sức
b.Nguyên tắc thực tiễn
c.Nguyên tắc đại chúng
d.Nguyên tắc vững chắc
72. Mục tiêu của giáo dục sức khỏe:NGOẠI TRỪ:
a.Hướng dẫn kỹ năng chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho đối tượng
b.Vận động thuyết phục đối tượng từ bỏ hành vi cũ, thực hiện hành vi mới
c.Cung cấp cho đối tượng kiến thức khoa học về sức khỏe
d.Giúp cá nhân, cộng đồng nhận ra và hiểu rõ vấn đề sức khỏe của họ
73. Nội dung của hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phải:NGOẠI TRỪ:
a.Dựa theo kinh nghiệm dân gian đã thực hiện lâu đời
b.Dựa trên các cập nhật mới nhất của khoa học c.Dựa trên bằng chứng khoa học và thực
tiễn d. Dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu toàn diện
74. “Hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phải mang tính phổ cập, phù hợp
với từng loại đối tượng” là thể hiện nguyên tắc
a.Nguyên tắc thực tiễn
b.Nguyên tắc đại chúng
c.Nguyên tắc lồng ghép
d.Nguyên tắc khoa học
75. Định nghĩa GDSK bao gồm :
A. 2 lĩnh vực B. 1 lĩnh vực C. 4 lĩnh vực D. 3 lĩnh vực E. 5 lĩnh vực
76. GDSK là một quá trình :
A. Cung cấp thông tin
B. Nhận thông tin
C. Cung cấp thông tin và nhận phản hồi
D. Dạy học
E. Dạy và học
77. Giáo dục để tạo ra các hành vi sức khoẻ có lợi thì khó thực hiện đối với:
A. Thói quen, phong tục, tập quán
B. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng
C. Tín ngưỡng, thói quen
D. Phong tục, tập quán
E. Thói quen, phong tục, tập quán, tín ngưỡng

You might also like