Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 18

CHUYÊN ĐỀ: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC – HIỆN TƯỢNG –

GIẢI THÍCH

I/ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC – NÊU HIỆN TƯỢNG – GIẢI THÍCH
1. Nêu và giải thích hiện tượng (ghi phương trình phản ứng)
a/ Cho mẫu quì tím ẩm vào bình chứa khí clo khô.
b/ Cho từ từ khí SO2 sục chậm vào nước vôi trong đến dư.
c/ Cho nhôm vào dung dịch NaOH dư
d/ Cho từng lượng nhỏ natri đến dư vào dung dịch CuSO4
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2014-2015)
2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Khí cacbon đioxit sục từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong
- Trường hợp 2: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch axit clohidric đến dư vào dung dịch natri cacbonat
(HSG TX. Long Khánh năm học 2013-2014)
3. Cho lần lượt từng chất Fe, BaO, Al 2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch NaHSO 4, CuSO4. Hãy viết
các phương trình phản ứng xảy ra.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2011-2012)
4. Giải thích tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường?
Nêu biện pháp chống ô nhiễm và giải thích?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2011-2012)
5. Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2012-2013)
6. Hãy chọn 6 chất rắn khác nhau để khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch HCl ta thu được 6 chất
khí khác nhau. Viết các PTHH.
(HSG TX. Long Khánh năm học 2013-2014)
7. Viết 8 PTHH thể hiện 8 phương pháp khác nhau theo sơ đồ sau: ? + ?  NaCl + ……
8. Viết 5 PTHH theo sơ đồ sau: ? + BaCl2  ….. + ……
9. Viết 9 PTHH điều chế trực tiếp FeCl2 từ các loại chất vô cơ khác nhau?
10. Hãy chọn 8 chất rắn khác nhau để khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch HCl ta thu được 8 chất
khí khác nhau. Viết các PTHH.
(TS 10 chuyên Lam Sơn Thanh Hóa 2013-2014)
11. Viết 17 phương trình phản ứng (có bản chất khác nhau) biểu diễn các phản ứng xảy ra để điều chế
muối.
(HSG Tỉnh Thanh Hóa 2008-2009)
12. Cho các chất sau: Al, Cu, Khí SO 2, dung dịch Br2, dung dịch FeSO4, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch
H2SO4, dung dịch FeBr2, dung dịch FeCl3. Những chất nào tác dụng được với nhau viết phương trình.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010)
13. Nêu hiện tượng và giải thích:
- Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3
- Dẫn khí CO2 lội chậm qua dung dịch Ca(OH)2 đến dư, sau đó cho tiếp dung dịch Ca(OH)2 vào dung
dịch vừa thu được.
(HSG huyện Long Thành năm học 2010-2011)

-1-
14. Cho bari kim loại lần lượt vào các dung dịch: NaHCO 3, CuSO4, (NH4)2SO4. Nêu các hiện tượng xảy ra
và viết phương trình phản ứng?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2009-2010)
15. Cho các cặp chất sau đây hòa tan trong nước. Cặp nào tồn tại, cặp nào không tồn tại. Viết phương
trình hóa học (nếu có)
a) NaHCO3 và CaCl2 b) Na2CO3 và AlCl3
c) NH4Cl và KOH d) Ca(NO3)2 và MgCl2
e) Na2SiO3 và HCl f) (NH4)3PO4 và Ba(OH)2
g) (NH4)3PO4 và CaCl2 h) Ca(OH)2 và Ba(HCO3)2
i) KHSO4 và Ba(HCO3)2 j) Na2SO4 và Ba(HCO3)2
(HSG huyện Tân Phú năm học 2009-2010)
16. Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có) khi:
a/ Cho khí CO2 lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 cho đến dư CO2, khi phản ứng kết thúc lấy dung dịch
đem nung nóng.
b/ Cho dung dịch CaSO4 loãng vào dung dịch Na2CO3.
c/ Cho khí HCl lội từ từ qua dung dịch NaAlO2 cho đến dư HCl.
d/ Cho khí SO2 đi từ từ qua dung dịch brom đến dư sau đó thêm dung dịch BaCl2 vào.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2010-2011)
17.
a/ Có thể phân biệt hợp chất hóa học và hỗn hợp bằng những cách nào ?
b/ Nêu nguyên tắc chọn chất làm khô. Hãy chọn chất thích hợp làm khô mỗi khí sau: H 2; H2S; SO2;
NH3; Cl2.
c/ Hãy giải thích ngắn gọn: Tại sao khi đi thám hiểm sâu vào các hang thạch nhũ, các nhà thám hiểm
luôn cảm thấy ngạt thở? Nguyên nhân tạo ra mưa axit là gì?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2010-2011)
18. Trong chuyến về thăm quê Nội ở Quảng Bình, một học sinh yêu thích môn hóa học được Bố Mẹ cho
thăm quan động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) có mang về một lọ nước (nước nhỏ từ nhũ đá
trên trần động xuống). Học sinh đó đã chia lọ nước thành 3 phần để tiến hành ba thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Đun sôi
- Thí nghiệm 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl
- Thí nghiệm 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH
Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2013-2014)
19. Hãy giải thích các trường hợp sau và viết phương trình hóa học minh họa:
a/ Khí CO2 dùng dập tắt đa số các đám cháy, nhưng không dùng dập tắt đám cháy Mg.
b/ Trong phòng thí nghiệm người ta đựng axit flohiđric trong bình nhựa hay bình thủy tinh? Vì sao?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2013-2014)
20.
a/ Hãy giải thích vì sao: Khi nung nóng canxicacbonat (CaCO3) thì thấy khối lượng giảm đi? Khi nung
nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên?
b/ Nhà Nam cần bón trên mỗi m2 đất trồng 5mg đồng (dưới dạng CuSO4). Hỏi cần bao nhiêu lít dung
dịch CuSO4 2% (d = 1,0g/ml) để bón cho một hecta đất trồng?
(HSG huyện Tân Phú năm học 2014-2015)

-2-
21. Có 3 dung dịch: FeCl2 (A); Br2 (B) và NaOH (C). Có hiện tượng gì xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm
sau:
- Cho (B) vào (C).
- Cho (A) vào (C) rồi để ngoài không khí.
- Cho (B) vào (A) rồi đổ tiếp (C) vào.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2015-2016)
22. Hỗn hợp X gồm các chất K2O, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Hòa tan hỗn hợp X vào nước
(dư). Viết các phương trình hóa học và xác định thành phần chất tan trong dung dịch thu được.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2013-2014)
23. Hòa tan hỗn hợp Na2O, NaHCO3, BaCl2, NH4Cl có cùng số mol vào nước dư, đun nóng nhẹ thu được
dung dịch A và kết tủa BaCO3. Hỏi dung dịch A chứa gì? Viết phương trình phản ứng minh họa?
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)
24. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho Na lần lượt vào các dung dịch sau đây:
a/ Dung dịch CuSO4.
b/ Dung dịch Al2(SO4)3.
c/ Dung dịch Ca(OH)2.
d/ Dung dịch Ca(HCO3)2.
e/ Dung dịch NaHSO4.
f/ Dung dịch NH4Cl.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2013-2014)
25. Cho các cặp chất tác dụng với nhau và thu được sản phẩm tương ứng như sau:
a) Dung dịch AlCl3 và dung dịch Na2CO3  khí không màu (A)
b) Cu và dung dịch HNO3 (đặc)  khí màu nâu (B)
c) MnO2 và dung dịch HCl (đặc)  khí màu vàng lục (C)
d) Khí H2S và khí O2  khí không màu, mùi hắc (D).
Cho các khí (A), (B), (C) lần lượt tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư; khí (D) tác dụng với dung dịch
nước brom. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2015-2016)
26. Viết phương trình hóa học minh họa cho các trường hợp sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
+ Oxit tác dụng với oxit tạo ra muối.
+ Oxit tác dụng với oxit tạo ra axit.
+ Oxit tác dụng với oxit tạo ra bazơ.
+ Oxit tác dụng với oxit không tạo thành ba loại hợp chất (muối, axit, bazơ) ở trên.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2015-2016)
27. Viết phương trình hóa học của 5 phản ứng khác nhau trực tiếp điều chế FeCl3.
(Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012)
28. Những chất nào sau đây được dùng làm khô và không làm khô khí CO 2. Tại sao ? Viết phương trình
phản ứng (nếu có): P2O5, Fe3O4, H2SO4 (đặc), Na, CaO.
(Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012)
29. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Đốt dây sắt trong trong bình đựng khí clo, để nguội, sau đó đổ nước vào bình lắc nhẹ, rồi nhỏ từ
từ dung dịch natri hidroxit vào bình.
b) Cho mẩu đá vôi vào dung dịch axit axetic.
c) Sục lượng dư khí axetilen vào bình đựng dung dịch nước brom.
-3-
d) Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc đựng dung dịch Ca(OH) 2 loãng, sau đó nhỏ từ từ
dung dịch axit clohiđric tới dư vào cốc.
(Đề thi HSG Tỉnh Điện Biên năm học 2011-2012)
30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
a/ Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
b/ Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl.
Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2013-2014)
31. Hãy viết 6 phương trình phản ứng hóa học điều chế NaOH lần lượt từ natri và các hợp chất khác nhau
của natri.
(Đề thi HSG Tỉnh Hưng Yên năm học 2013-2014)
32. Tìm 8 chất rắn khác nhau mà khi cho 8 chất đó tác dụng với dung dịch HCl thì có 8 chất khí khác nhau
thoát ra. Viết phương trình hoá học minh họa.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2016-2017)
33. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra với mỗi trường hợp sau:
a/ Cho dung dịch H2SO4 đặc vào đường saccarozo sau đó đun nhẹ
b/ Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư
c/ Cho Urê vào dung dịch nước vôi trong
d/ Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2016-2017)
34. Hòa tan các chất gồm Na2O, NaHCO3, BaCl2 và NH4Cl có cùng số mol vào nước dư được dung dịch R
và kết tủa Q. Hỏi dung dịch R và kết tủa Q chứa những chất gì ? Viết các phương trình phản ứng minh
họa.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2016-2017)
35. Mô tả và giải thích hiện tượng trong các trường hợp sau:
a/ Cho dung dịch nước vôi trong vào dung dịch Ca(HCO3)2
b/ Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
(Đề thi HSG Tỉnh Lào Cai năm học 2014-2015)
36. Trong công nghiệp, khí NH3 mới điều chế thường lẫn hơi nước. Để làm khô khí NH 3 người ta có thể
dùng hóa chất nào sau đây: H 2SO4 đặc, dung dịch HCl đặc, P 2O5, CaO, KOH khan? Giải thích, viết
phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).
(Đề thi HSG Tỉnh Lạng Sơn năm học 2011-2012)
37. Viết phương trình phản ứng xảy ra cho các thí nghiệm sau:
a/ Cho khí SO2 đi qua dung dịch nước brom và làm mất màu dung dịch đó.
b/ Hoà tan sắt (II) đisunfua trong dung dịch H2SO4 đặc nóng có SO2 thoát ra.
c/ Hoà tan hết FexOy trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được khí không màu hoá nâu trong không
khí.
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2010-2011)
38. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) Ca(OH)2 + NaHCO3 b) KMnO4
c) C6H12O6 + Ag2O d) Al4C3 + dung dịch KOH
e) CaC2 + dung dịch HCl
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Bình năm học 2013-2014)

-4-
39. Nung nóng dây sắt trong không khí, phản ứng xong cho sản phẩm vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau đó
cho toàn bộ vào NaOH. Viết phương trình hóa học xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
40. Hãy chọn 4 chất rắn khác nhau, để khi cho lần lượt mỗi chất đó tác dụng với dung dịch HCl ta thu
được 4 chất khí khác nhau. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
41. Mô tả hiện tượng và viết phương trình hoá học giải thích thí nghiệm cho một mẩu kim loại Natri vào
ống nghiệm chứa dung dịch đồng(II) sunfat.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
42. Viết phương trình hoá học xảy ra khi:
a/ Cho Cl2 vào dung dịch NaOH loãng.
b/ Cho Cl2 vào dung dịch NaOH đặc, nóng.
c/ Nung nóng hỗn hợp bột CuO và bột C.
d/ Nung nóng hỗn hợp bột Mg và bột Si ở nhiệt độ cao.
(Đề thi HSG Tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015)
43. Viết phương trình phản ứng và giải thích các hiện tượng hóa học sau:
a/ Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không khí.
b/ Trong phòng thí nghiệm, khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ người ta dùng bột lưu huỳnh rắc lên nhiệt kế
bị vỡ.
c/ Trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm khí Cl2, để khử độc người ta xịt vào không khí dung dịch NH3.
(Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2014-2015)
44. Tìm 8 chất rắn khác nhau mà khi cho 8 chất đó tác dụng với dung dịch HCl thì có 8 chất khí khác nhau
thoát ra. Viết phương trình phản ứng minh họa.
(Đề thi HSG Tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2010-2011)

45. Cho các dung dịch sau: Ba(NO3)2, K2CO3, MgCl2, KHSO4 và Al2(SO4)3. Những cặp dung dịch nào phản
ứng được với nhau? Viết phương trình hóa học minh họa.
(Đề thi HSG Tỉnh Thái Bình năm học 2012-2013)
46. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt các chất khí sau: SO 2, Cl2, NO2, H2S, CO2 tác
dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2011-2012)
47. Viết các phương trình phản ứng chứng minh:
a/ Tính axit của dung dịch HCl mạnh hơn CH3COOH
b/ Độ hoạt động của O3 mạnh hơn O2
c/ Tính bazơ của dung dịch Ba(OH)2 mạnh hơn NH3
d/ Độ hoạt động của Fe mạnh hơn Cu
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2011-2012)
48. Cho các kim loại Mg, Al, Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch HCl, NaOH, CuSO 4, AgNO3.Viết các
phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Nam năm học 2011-2012)
49. Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al 2O3, và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO 4, CuSO4. Hãy viết
PTHH của các phản ứng xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2011-2012)
50. Viết PTPƯ trong mỗi trường hợp sau

-5-
a. Oxit + axit → 2 muối + oxit
b. Muối + kim loại → 2 muối
c. Muối + bazơ → 2 muối + 1 oxit
d. Muối + kim loại → 1 muối
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2011-2012)
51. Hoà tan các chất gồm Na2O, NaHCO3, BaCl2, NH4Cl có cùng số mol vào nước dư được dd A và kết tủa
B. Hỏi dd A và kết tủa B chứa những chất gì? Viết PTHH của các phản ứng để minh hoạ.
(Đề thi HSG Tỉnh Phú Thọ năm học 2011-2012)
52. Viết bốn phương trình hóa học trực tiếp tạo ra HCl từ Cl 2 bằng bốn cách khác nhau (các cách khác
nhau nếu chất tác dụng với Cl2 khác loại).
(Đề thi HSG Tỉnh Nghệ An năm học 2011-2012)
53. Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư đều
cho sản phẩm là Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Viết các phương trình hóa học.
(Đề thi HSG Tỉnh Nghệ An năm học 2011-2012)
54. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng nước vôi để loại bỏ mỗi khí độc sau đây ra khỏi
không khí bị ô nhiễm: Cl2 , SO2 , H2S , NO2 .
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2009-2010)
55. Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4, CuSO4. Hãy viết
các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011)
56.
1/ Cho các chất sau: H2SO4, SO3, KOH, FeCl3. Hãy cho biết chất nào là oxit; axit; bazơ; muối?
2/ Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
KCl + AgNO3  ........... + ...............
Na2CO3 + H2SO4  ........... + ...............
3/ Cho các kim loại: Zn, K, Mg, Cu. Hãy sắp xếp các kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm
dần từ trái sang phải.
(Đề thi TS 10 Thanh Hóa 2010-2011)
57. Tìm 8 chất rắn khác nhau mà khi td với HCl cho 8 chất khí khác nhau. Viết PTHH minh họa.
(Đề thi TS 10 Thanh Hóa 2013-2014)
58. Khí A có màu vàng lục, mùi hắc. Khí A nặng gấp 2,4482 lần không khí. Ở 20 0 một thể tích nước hoà
tan tối đa 2,5 lần thể tích khí A
a/ Viết PTHH điều chế khí A trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
b/ Viết PTHH khi cho khí A td với từng dd, chất sau: Fe , dd FeSO4. dd NaOH loãng nguội, dd KI
59. Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế CO 2 từ CaCO3 và dd HCl, khí CO2 thu được bị lẫn khí
hiđroclorua và hơi nước. Trình bày pp thu được CO2 tinh khiết.
(Đề thi TS 10 Thanh Hóa 2013-2014)
60. Xác định các chất vô cơ A1, B1, C1, D1, E1, F1 và viết các phản ứng theo sơ đồ sau:

(HSG tỉnh Quảng Trị năm 2017-2018)


61.
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) Ba(H2PO4)2 + NaOH.
-6-
b) Mg(HCO3)2 + KOH.
2. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng kết thúc, thu được kết tủa M và dung dịch N.
Cho Al dư vào dung dịch N thu được khí P và dung dịch Q. Lấy dung dịch Q cho tác dụng với dung dịch
K2CO3 thu được kết tủa T. Xác định M, N, P, Q, T và viết các phương trình phản ứng.
(HSG tỉnh Quảng Trị năm 2017-2018)
62. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho lần lượt CO2, Al(NO3)3, NH4NO3 vào 3 cốc chứa dung dịch NaAlO2.
b) Hòa tan hết FexOy trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư. Khí thu được sục vào dung dịch KMnO4.
(HSG tỉnh Quảng Trị năm 2017-2018)
63. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi:
a. Sục từ từ khí Cl2 qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
b. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 98% vào ống nghiệm chứa một ít đường trắng.
c. Cho Na dư vào ống nghiệm chứa dung dịch rượu etylic 960.
d. Trùng hợp etilen.
(HSG tỉnh Quảng Bình năm 2017-2018)
64. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu dư vào dung dịch FeCl 3
(2) Sục khí CO 2 dư vào dung dịch NaOH
(3) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HSO 4)2
(4) Cho phân NPK vào dung dịch Ba(OH)2
Cho biết các hiện tượng quan sát được và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra ở các thí
nghiệm trên.
(Đề thi thử vào PTNK TPHCM năm học 2018-2019)
65. Trong phòng thí nghiệm, 3 khí X, Y, Z được điều chế và thu như hình vẽ dưới đây:

H2O

Thu khí X Thu khí Y Thu khí Z


Viết phương trình hóa học điều chế các khí trên.
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk năm học 2017-2018)
66. 1/ Giải thích vì sao các đồ vật làm bằng nhôm khó bị ăn mòn trong không khí?
2/ Vào cuối khóa học, các học sinh, sinh viên dùng bong bóng bay chụp ảnh kỉ yếu. Tuy nhiên, có một
số vụ bong bóng bay bị nổ mạnh khi tiếp xúc với lửa làm nhiều người bị bỏng nặng.
a/ Hãy giải thích nguyên nhân gây nổ của chất khí trong bong bóng.
b/ Để sử dụng bong bóng an toàn, một học sinh đề nghị dùng khí He bơm vào bong bóng. Em hãy
nhận xét cơ sở khoa học và tính khả thi của đề nghị trên.
(Đề thi TS 10 chuyên TP. Đà Nẵng năm học 2017-2018)
67. Nhiệt phân hỗn hợp rắn X gồm CaCO 3, NaHCO3, Na2CO3 có tỉ lệ mol tương ứng 2:2:1 đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào nước, khi kết thúc phản ứng lọc lấy dung
dịch Z.
-7-
a/ Viết phương trình hóa học các phản ứng.
b/ Viết PTHH của các phản ứng có thể xảy ra khi cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch Z.
(Đề thi TS 10 chuyên TP. Đà Nẵng năm học 2017-2018)
68. Hãy giải thích các trường hợp sau và viết các phương trình phản ứng minh họa:
a/ Khí CO2 dùng dập tắt đa số các đám cháy, nhưng không dùng dập tắt đám cháy Mg.
b/ Trong phòng thí nghiệm người ta đựng axit flohiđric trong bình bằng nhựa hay thủy tinh? Vì sao?
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2012-2013)
69. Một học sinh yêu thích môn hóa học, trong chuyến về thăm khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng
Bình) có mang về lọ nước (nước nhỏ từ nhũ đá trên trần động xuống). Học sinh đó đã chia lọ nước
làm 3 phần đều nhau và làm các thí nghiệm như sau:
- Phần 1: Đun sôi;
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl;
- Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH. Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có
thể xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2013-2014)
70. Cho Ba tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho Al vừa đủ vào dung dịch X
thu được dung dịch Y, cho Na2CO3 vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hãy viết các PT phản ứng.
(Đề thi TS 10 chuyên Bến Tre năm học 2015-2016)
71. Cho dung dịch A gồm FeSO 4 và Fe2(SO4)3. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi cho
dung dịch A lần lượt tác dụng với:
a) Nước brôm;
b) Axit HNO3 đặc.
(Đề thi TS 10 chuyên Bình Định năm học 2009-2010)
72. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi biểu diễn các thí nghiệm sau:
a) Khí NH3 bốc cháy trong bình chứa khí clo;
b) Dẫn khí CO2 dư đi từ từ qua dung dịch NaOH.
(Đề thi TS 10 chuyên Bình Định năm học 2009-2010)
73. Trong phòng thí nghiệm cũng như trong sản xuất có khí thải độc hại: HCl, H 2S, SO2, CO2. Có thể
dùng hóa chất nào để loại bỏ chúng là tốt nhất và rẻ tiền nhất, giải thích và viết PT hóa học.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2014-2015)
74. Cho các chất sau: CuSO4, Ba(OH)2, HCl, CO2, Fe(OH)3, CuO, Fe2O3. Những cặp các nào có thể phản
ứng với nhau? Viết phương trình hoá học có thể có.
(Đề thi TS 10 chuyên Bình Phước năm học 2008-2009)
75. Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a/ Cho Na vào dung dịch CuSO4.
b/ Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3.
c/ Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
d/ Cho rất từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 và khuấy đều.
(Đề thi TS 10 chuyên Cần Thơ năm học 2014-2015)
76. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a/ Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
b/ Na2O vào dung dịch ZnCl2.
c/ Cu vào dung dịch Fe(NO3)3.
d/ Al vào dung dịch H2SO4.
-8-
(Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2008-2009)
77. Cho hỗn hợp X gồm : Na, Al2O3, Fe, Fe3O4, Cu và Ag vào một luợng nước dư, khi phản ứng kết thúc,
cho tiếp lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng vào. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2008-2009)
78. Có các hỗn hợp bột mỗi hỗn hợp gồm hai chất: Ba và Al; Na và MgSO 4; NaHSO3 và KHSO4. Cho lần
lượt các hỗn hợp vào nước dư. Nêu hiện tượng và viết PT hóa học của các phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2013-2014)
79. Trình bày các điều chế và thu khí clo khô trong phòng thí nghiệm. Viết PT hóa học minh họa
(Đề thi TS 10 chuyên Đà Nẵng năm học 2013-2014)
80. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a/ Cho mẫu kim loại Na vào dung dịch CuCl2.
b/ Cho mẫu đá vôi vào dung dịch KHSO4
c/ Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2010-2011)
81. Cho hỗn hợp A gồm các chất (K 2O, Ca(NO3)2, NH4NO3, KHCO3) có số mol bằng nhau vào nước (dư),
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đun nóng đến khi không còn khí thoát ra, thu được dung dịch
B. Xác định chất tan và môi trường của dung dịch B.
(Đề thi TS 10 chuyên Hưng Yên 2010-2011)
82. Đốt quặng pirit sắt trong không khí thu được khí SO 2. Dẫn từ từ khí SO2 đến dư vào dung dịch
Ca(OH)2 thu được dung dịch A. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch A cho đến dư. Nêu hiện
tượng xảy ra trong dung dịch và viết các phương trình phản ứng xảy ra theo trình tự thí nghiệm trên.
(Đề thi TS 10 chuyên Hải Dương 2009-2010)
83. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

(Đề thi TS 10 Hải Dương 2012-2013)


84. Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau đây:
a/ Dẫn khí Cl2 vào cốc nước, nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.
b/ Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
(Đề thi TS 10 Hải Dương 2012-2013)
85.
1/ Vì sao người ta không điều chế khí CO2 bằng cách cho CaCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4?
2/ Nghiêng bình đựng khí CO2 trên ngọn lửa của cây nến (đèn cầy) ngọn lửa sẽ tắt, giải thích?
3/ Đưa một dải (băng) magie đang cháy vào đáy một lọ chứa đầy khí CO 2, magie vẫn tiếp tục cháy,
đáy lọ xuất hiện bột màu trắng lẫn với bột màu đen, đó là những chất gì? Tại sao magie cháy được
trong khí CO2? Viết phương trình hóa học xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2008-2009)
86.
1/ Hãy giải thích các trường hợp sau:
- Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm, để thu khí clo người ta dẫn khí clo qua bình (1) đựng
dung dịch H2SO4 đặc; bình (2) để đứng, miệng bình có bông tẩm xút.
-9-
- Muốn quả mau chín người ta thường xếp quả xanh và quả chín gần nhau.
2/ Trong tự nhiên khí metan có ở đâu? Người ta có thể điều chế metan từ cacbon và hidro hoặc nung
nóng natri axetat với vôi tôi xút. Viết các phương trình hóa học xảy ra, ghi rõ điều kiện (nếu có).
(Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2010-2011)
87. Chất bột A là Na2CO3, chất bột B là NaHCO3. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi:
a/ Nung nóng A và B
b/ Cho CO2 lần lượt lội qua dung dịch A, dung dịch B.
c/ Cho A và B lần lượt tác dụng với dung dịch KOH, dung dịch BaCl2, dung dịch Ba(OH)2.
(Đề thi TS 10 chuyên Lâm Đồng 2010-2011)
88. Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4, CuSO4. Hãy viết
các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2010-2011)
89. Hỗn hợp X gồm NaHCO3, NH4NO3, BaO (có số mol bằng nhau). Hòa tan X vào một lượng thừa nước,
đun nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Viết các phản ứng
hóa học xảy ra. Trong dung dịch Y có chứa chất nào?
(Đề thi TS 10 chuyên Long An 2014-2015)
90. FeO có tính chất của oxit bazơ không tan trong nước, có tính khử và có tính oxi hoá. Viết 1 PTHH
minh hoạ cho mỗi tính chất trên.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2009-2010)
91. Nung nóng hỗn hợp A gồm Al, Fe 2O3 ở nhiệt độ cao (không có không khí) để phản ứng tạo ra Fe và
Al2O3 xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Cho B vào dung dịch NaOH dư thấy có khí thoát ra. Hãy
cho biết trong B có những chất nào (có giải thích) và viết các PTHH xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2009-2010)
92. Cho lần lượt từng chất: Fe, BaO, Al2O3 và KOH vào lần lượt các dung dịch: NaHSO4, CuSO4. Hãy viết
các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Nam Định 2010-2011)
93. Cho các kim loại A, B, C, D. Biết rằng:
- Hỗn hợp kim loại A, B có thể tan trong nước dư.
- Hỗn hợp kim loại C, D chỉ tan một phần trong dung dịch HCl dư (phản ứng xảy ra hoàn toàn).
- Kim loại A có thể đẩy kim loại C nhưng không đẩy được kim loại D ra khỏi dung dịch muối.
Xác định A, B, C, D. Biết chúng là những kim loại trong số các kim loại sau: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Giải
thích và viết phương trình phản ứng minh họa.
(Đề thi TS 10 chuyên Vũng Tàu 2015-2016)
94. Một hỗn hợp X gồm các chất: K2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hoà tan hỗn
hợp X vào nước, rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất trong Y, Z,
M và viết phương trình phản ứng minh họa.
(Đề thi TS 10 chuyên Vĩnh Phúc 2009-2010)
95. Cho một luồng khí (dư) lần lượt đi qua 5 ống mắc nối tiếp đựng các oxit được nung nóng (như
hình vẽ):

Hãy xác định các chất trong từng ống sau thí nghiệm và viết các phương trình hóa học xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Ninh Bình 2009-2010)

-10-
96. Một học sinh yêu thích môn hóa học, trong chuyến về thăm khu du lịch Tam Cốc-Bích Động (Ninh
Bình) có mang về một lọ nước (nước nhỏ từ nhũ đá trên trần động xuống). Học sinh đó đã chia lọ
nước làm 3 phần và làm các thí nghiệm sau:
+ Phần 1: Đun sôi;
+ Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl;
+ Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH.
Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Ninh Bình 2009-2010)
97. Viết phương trình hóa học xảy ra khi:
a/ Nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào đường saccarozơ. b/ Phản ứng nổ của thuốc nổ đen.
c/ Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeBr2. d/ Sục khí NO2 vào dung dịch KOH.
e/ Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH. f/ Cho Au vào nước “cường thủy”
(Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2011-2012)
98. Có một miếng kim loại natri do bảo quản không cẩn thận nên đã tiếp xúc với không khí ẩm một thời
gian biến thành chất rắn A. Cho A vào nước dư được dung dịch B. Hãy cho biết các chất có thể có
trong A và dung dịch B. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2011-2012)
99. Hoàn thành các phương trình hóa học sau xảy ra trong dung dịch.
a/ FeCl2 + AgNO3 → ;
b/ H2S + Br2 + H2O → ;
c/ FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 →
(Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2014-2015)
100. Cho các chất Fe2O3, Fe3O4, FeS2, FeCO3. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa các chất đó lần
lượt với dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2015-2016)
101. Cho dung dịch chứa hỗn hợp 5 muối natri sau: Na 2CO3 , Na2SO3, NaHCO3, Na2SO4, và NaNO3. Trình
bày phương pháp hóa học chứng minh sự có mắt của các muối trên.
(Đề thi TS 10 chuyên Nghệ An 2015-2016)
102. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho dung dịch KHCO 3 lần lượt tác dụng với các chất sau:
H2SO4 loãng; KOH; Ca(OH)2 ; BaCl2 ; BaO.
(Đề thi TS 10 chuyên Phú Thọ 2004-2005)
103. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các chất Al, Fe 3O4, Al2O3 lần lượt tác dụng với các
dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch KOH .
(Đề thi TS 10 chuyên Phú Yên 2011-2012)
104. Một hợp chất X gồm các chất: K 2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hoà tan hỗn
hợp X vào nước rồi đun nhẹ. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M.
Xác định các chất có trong Y, Z, M và viết các phương trình hoá học xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Nam 2013-2014)
105. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có) trong các trường hợp sau:
a/ Cho kim loại bari vào dung dịch natri hiđrocacbonat.
b/ Đun nhẹ dung dịch HCl đặc với KMnO 4, khí tạo thành dẫn vào dung dịch NaOH có nhúng mẫu
giấy quỳ tím.
c/ Dẫn từ từ khí propilen (CH3-CH=CH2) vào dung dịch brom tới dư.
d/ Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sau đó đun nóng và để nguội.
-11-
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ninh 2015-2016)
106. a/ Khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình sử dụng máy phát điện, nhưng vì sao không nên chạy
máy phát điện ở trong phòng kín?
b/ Tại sao ngày nay không dùng chất làm lạnh CF 2Cl2, CFCl3...( gọi chung là freon) trong các máy
lạnh, tủ lạnh, mặc dù chúng làm lạnh tốt, không độc và không mùi?
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Ninh 2015-2016)
107. Hãy giải thích các trường hợp sau và viết các phương trình phản ứng:
a/ Khí CO2 dùng dập tắt đa số các đám cháy, nhưng không dùng dập tắt đám cháy Mg.
b/ Trong phòng thí nghiệm người ta đựng axit flohiđric trong bình bằng nhựa hay thuỷ tinh? Vì
sao?
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị 2008-2009)
108. Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn lửa vô
sắc phát ra ánh sáng màu vàng.
- A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa trắng E không tan trong nước và axit mạnh,
giải phóng khí F không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Tỉ khối hơi của F so với H2 bằng 22.
- C tác dụng với B cho dung dịch muối tan không màu và khí G không màu, mùi hắc, gây ngạt, nặng
hơn không khí, làm nhạt màu dung dịch nước Brôm.
- D tác dụng với B thu được kết tủa trắng E. Mặt khác D tác dụng với dung dịch AgNO 3 tạo kết tủa
trắng.
Hãy tìm A, B, C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Thanh Hóa 2009-2010)
109. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a/ Cho đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4.
b/ Cho mẫu kim loại kali từ từ đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
c/ Cho FeS2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị năm học 2017-2018)

-12-
II/ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THEO LỜI MÔ TẢ TIẾN TRÌNH

110. Đốt cháy cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí (A). Cho khí (A) tác dụng với
Fe2O3 (r) nung nóng thu được hỗn hợp khí (B) và hỗn hợp chất rắn (C). Cho (B) tác dụng với dung
dịch Ca(OH)2, thu được kết tủa (D) và dung dịch (E). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch (E) lại
được kết tủa (D). Cho (C) tan hòan toàn trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch (F). Cho (F)
tác dụng với dung dịch NaOH dư, được hỗn hợp kết tủa (G). Nung (G) trong không khí được một
oxit duy nhất. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2014-2015)
111. Cho Na2O vào nước dư, được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Sục khí CO2 dư vào
phần 1 được dung dịch Y, cho hết phần 2 vào Y được dung dịch Z, cho Z tác dụng với dung dịch
Ca(NO3)2. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trong thí nghiệm trên.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2013-2014)
112. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho một lượng bột sắt
vừa đủ vào dung dịch A, đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng
với dung dịch KOH dư, được dung dịch D và kết tủa E. Nung E trong không khí ở nhiệt độ cao đến
khi khối lượng không đổi, được chất rắn F. Thổi một luồng khí CO qua ống sứ nung nóng chứa F cho
đến dư, được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ba(OH) 2 thì thu được kết tủa Y và dung
dịch C. Loại bỏ kết tủa Y, đun nóng dung dịch C lại tạo ra kết tủa Y. Viết các phương trình phản ứng
và xác định A, B, D, E, F, G, X, Y và C.
(HSG TP. Biên Hòa năm học 2009-2010)
113. Đốt cháy một ít hỗn hợp quặng, gồm: CuS và FeCO 3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu
được chất rắn A. Nghiền A thành bột bột mịn, rồi cho A vào dung dịch HCl, đồng thời cho thêm
đinh sắt vào, thấy có khí bay ra và thu được chất rắn B. Cho thêm dung dịch HCl dư vào dung dịch
có chứa chất rắn B thấy chất rắn B tan một phần và còn lại phần không tan D và thu được dung dịch
E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa F. Tách F, rửa sạch, nung F ngoài không
khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Q. Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và
cho biết trong A, B, D, E, F, Q có những chất gì?
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2006-2007)
114. Nung hỗn hợp gồm cacbon và Fe2O3 (ở dạng bột mịn) trong ống sứ ở nhiệt độ cao, sau một thời gian
thu được hỗn hợp khí A và hỗn hợp các chất rắn B. Cho hỗn hợp khí A lội qua dung dịch nước vôi
trong (vừa đủ), thu được kết tủa D và dung dịch E, đồng thời thấy có khí F bay ra. Tách kết tủa D, rồi
đem đun nóng dung dịch E, lại thu được kết tủa D và thấy có khí G bay ra. Cho chất rắn B vào một
lượng dung dịch HCl (vừa đủ) thì thấy có khí X thoát ra và thu được dung dịch Y. Khi mới cho chất
rắn B vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y có màu nâu nhạt; sau một thời gian mầu nâu nhạt
của dung dịch Y chuyển thành màu xanh lục nhạt. Chia dung dịch Y thành hai phần. Cho dung dịch
NaOH dư vào phần thứ nhất, thu được kết tủa P (ở dạng keo, có màu trắng lục nhạt). Cho khí clo (dư)
lội qua phần thứ hai, thu được dung dịch Q; tiếp tục cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Q, thu
được kết tủa R (ở dạng keo, có màu nâu). Người ta đem nung P hoặc đem nung R ngoài không khí
đều thu được một chất rắn T có màu nâu đỏ. Hãy viết tất cả các phương trình phản ứng hóa học xảy
ra và xác định công thức phân tử chất (hoặc các chất) có trong: A, B, D, E, F, G, X, Y, P, Q, R, T và giải
thích (nếu có). Cho biết, trong các thí nghiệm trên, coi như nước không bị bay hơi.
(Đề thi HSG Tỉnh Đồng Nai năm học 2009-2010)

-13-
115. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Fe 2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 (dư), sau phản ứng thu được
dung dịch Y và chất rắn Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được
dung dịch A và phần không tan B. Hoà tan B trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được khí C.
Hấp thụ khí C vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa D và dung dịch F. Cho dung dịch KOH (dư)
vào dung dịch F lại thấy xuất hiện kết tủa D. Cho từ từ dung dịch KOH đến dư vào dung dịch A, được
kết tủa G. Hãy viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Bắc Giang năm học 2011-2012)
116. Cho một kim loại A tác dụng với một dung dịch muối B. Kim loại mới sinh ra bám trên kim loại A.
Lấy hỗn hợp kim loại này hòa tan trong dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được khí D duy nhất và dung
dịch G chứa 3 muối. Hãy xác định A,B,D,G? Viết PTHH xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Bình Phước năm học 2011-2012)
117. Dẫn hỗn hợp khí gồm: Hidro và CO lấy dư qua bình đựng các oxit: Fe 2O3, Al2O3 và CuO nung nóng.
Kết thúc phản ứng thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C. Hòa tan chất rắn B vào dung dịch HCl thu
được dung dịch D, khí và rắn không tan. Dẫn khí C qua dung dịch nước vôi trong lấy dư thu được
chất kết tủa. Cho dung dịch NaOH lấy dư vào dung dịch D thu được kết tủa có thành phần một chất
duy nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Cà Mau năm học 2011-2012)
118. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho một lượng bột sắt
vừa đủ vào dung dịch A. Đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác
dụng với dung dịch KOH dư thu được dung dịch D và kết tủa E. Nung E trong không khí ở nhiệt độ
cao đến khối lượng không đổi được chất rắn F. Thổi một luồng khí CO qua ống sứ nung nóng chứa F
cho đến khi thu được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ba(OH) 2 thu được kết tủa Y và
dung dịch C. Lọc bỏ kết tủa Y, đun nóng dung dịch C lại tạo kết tủa Y. Hãy xác định các chất có
trong A, B, C, D, E, F, G, X, Y. Viết các phương trình phản ứng minh họa.
(Đề thi HSG Tỉnh Gia Lai năm học 2013-2014)
119. Nung nóng hỗn hợp Cu, Ag trong O2 dư, sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho A vào dung dịch
H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch B và khí C. Khí C tác dụng với dung dịch KOH thu được
dung dịch D. Dung dịch D vừa tác dụng với BaCl2, vừa tác dụng với NaOH. Xác định thành phần các
chất có trong A, B, C, D. Viết phương trình các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
(Đề thi HSG Tỉnh Hải Dương năm học 2011-2012)
120. Khi nung hoàn toàn chất A thu được chất rắn B màu trắng và khí C không màu. Chất B phản ứng mãnh
liệt với nước tạo thành dung dịch D làm đỏ phenolphtalein. Khí C vẫn làm đục dung dịch D. Khi cho B
tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thu được chất E và giải phóng khí F. Cho E phản ứng với nước thu
được khí không màu G. Khí G cháy cho nước và khí C. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G và viết các
phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2016-2017)
121. Cho các dung dịch muối X, Y, Z, T chứa các gốc axit khác nhau. Khi trộn 2 trong số các dung dịch
này với nhau ta có kết quả như sau:
- X tác dụng với Y theo tỉ lệ mol 1 : 2 thu được dung dịch chứa muối tan , kết tủa trắng A không tan
trong axit, giải phóng khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
- Z tác dụng với Y theo tỉ lệ mol 1 : 2 thu được dung dịch chứa một muối tan và một khí không màu,
mùi hắc, nặng hơn không khí có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
- T tác dụng với Y theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo thành dung dịch muối tan, kết tủa trắng A và axit HCl.
Hãy tìm các dung dịch muối trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
-14-
(Đề thi HSG Tỉnh Nam Định năm học 2016-2017)
122. Hỗn hợp rắn A gồm MgO, CuO, Al 2O3. Cho một luồng khí hiđro đi qua hỗn hợp A nung nóng, thu
được hỗn hợp rắn B. Cho hỗn hợp B vào một lượng dư dung dịch HCl, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch C và chất rắn D. Thêm một lượng sắt dư vào dung dịch C, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch E và chất rắn F. Cho chất rắn F vào một lượng dư
dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn D, dung dịch H và khí I. Cho
dung dịch E phản ứng hoàn toàn với một lượng dung dịch NaOH dư thu được kết tủa K. Viết
phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong những thí nghiệm trên.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Bình năm học 2013-2014)
123. Nhiệt phân một lượng MgCO3 trong một thời gian, được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn
toàn vào dung dịch NaOH được dung dịch C. Dung dịch C tác dụng với BaCl 2 và với KOH. Cho A
tác dụng với dung dịch HCl dư được khí B và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E.
Điện phân E nóng chảy được kim loại M. Xác định các chất và viết phương trình hóa học xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
124. Hỗn hợp A gồm: Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư được hỗn hợp chất rắn
A1, dung dịch B1 và khí C1. Khí C1 dư cho tác dụng với A nung nóng được hồn hợp chất rắn A 2. Dung
dịch B1 tác dụng với H2SO4 loãng dư được dung dịch B 2. Chất rắn A2 tác dụng với H2SO4 đặc nóng
được dung dịch B3 và khí C2. Cho B3 tác dụng với bột sắt được dung dịch B 4. Viết các phương trình
phản ứng xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Thanh Hóa năm học 2013-2014)
125. Ba hợp chất vô cơ A, B, C là các hợp chất của kim loại natri. A tác dụng với B cho chất C. Nhiệt phân
B thu được C, hơi nước và khí D là hợp chất của cacbon. D tác dụng với A cho chất B hoặc C. Xác
định A,B,C,D.
(Đề thi HSG Tỉnh Tây Ninh năm học 2014-2015)
126. Nung nóng hỗn hợp gồm CuO, Fe 3O4, Fe2O3, CaO và cacbon dư ở nhiệt độ cao (trong chân không)
đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A và khí B duy nhất. Cho chất rắn A vào
dung dịch HCl dư thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí H 2. Cho chất rắn X vào dung dịch H 2SO4
đặc, nóng, dư thấy X tan hết. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Thái Bình năm học 2012-2013)
127. Hỗn hợp A gồm CaCO3, Cu, FeO, Al. Nung nóng A (trong điều kiện không có không khí) một thời
gian thu lấy chất rắn B. Cho B vào nước dư được dung dịch C và chất rắn D (không thay đổi khối
lượng khi cho vào dung dịch NaOH). Cho D tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng, dư. Xác định B,
D và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Trị năm học 2011-2012)
128. Nhiệt phân hỗn hợp gồm BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A và khí B. Hòa tan A vào nước dư
được dung dịch D và chất rắn không tan C. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch HCl vào
dung dịch D thì xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần. Chất rắn C tan một phần trong dung dịch
NaOH dư, phần còn lại tan hết trong dung dịch HCl dư . Xác định các chất trong A,B,C,D và viết
phương trình hóa học xảy ra. Biết các phản ứng xảu ra hoàn toàn.
(Đề thi HSG Tỉnh Quảng Ninh năm học 2011-2012)
129. Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: BaO, CuO, Fe 3O4, Al2O3 nung nóng (các chất có số mol bằng
nhau). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào H2O (lấy dư) thu được dung dịch E
và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3 bằng hai lần tổng số mol các chất trong
hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y cho sục qua dung dịch E được dung dịch
-15-
G và kết tủa H. Hãy xác định thành phần các chất của X, Y, E, Q, F, T, G, H và viết các phương trình
hóa học xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2012-2013)
130. Cho A, B, C, D, E là các hợp chất của natri. Cho A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C được các
khí tương ứng X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước được các khí tương ứng Z, T. Biết X, Y, Z, T
tác dụng với nhau từng đôi một. Tỉ khối của X so với Z bằng 2, tỉ khối của Y so với T cũng bằng 2. Xác
định các chất và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi HSG Tỉnh Ninh Bình năm học 2010-2011)
131. Cho hỗn hợp (A) gồm các chất : Al2O3; CuO; MgO; Fe(OH)3; BaCO3. Nung nóng (A) ở nhiệt độ cao rồi
dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp thu được khí (B) và chất rắn (C). Cho chất rắn (C) vào nước dư
thu được dung dịch (D) và phần không tan (E), cho phần không tan (E) vào dung dịch HCl dư thu
được khí (F), chất rắn không tan (G) và dung dịch (H)
a/ Viết các phương trình hóa học, cho rằng các phản ứng xảy ra đồng thời.
b/ Hãy xác định (B); (C); (D); (E); (F); (G); (H).
(HSG huyện Tân Phú năm học 2010-2011)
132. Cho ba khí A, B, C có phân tử khối bằng nhau và bằng 28 đvC. A, B có thể bị đốt cháy trong không
khí, sản phẩm sinh ra đều có khí CO 2, B có thể khử được CuO ở nhiệt độ cao, C là thành phần quan
trọng trong phân bón hóa học. Xác định công thức phân tử của A, B, C viết các phương trình hóa học.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2012-2013)
133. Để có đủ ánh sáng chụp ảnh khi trời râm hay tối, trước kia người ta đốt hỗn hợp gồm bột magie và
một trong số các chất oxi hoá như KClO 3, KMnO4, KNO3 vì khi magie cháy phát ra ánh sáng chói và
giàu tia tử ngoại. Hãy mô tả quá trình phản ứng xảy ra khi đốt hỗn hợp bột magie và các chất oxi hoá
nói trên.
(HSG huyện Tân Phú năm học 2015-2016)
134. X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của cùng một kim loại, khi đốt trên ngọn lửa đèn cồn thì cho ngọn lửa
màu vàng. X tác dụng với Y tạo ra Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao cũng thu được chất rắn Z, hơi nước
và khí T. Biết T là hợp chất của cacbon, khi T tác dụng với X tạo ra Y hoặc Z.
a/ Xác định các chất X, Y, Z, T và giải thích bằng phương trình hóa học.
b/ Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho X, Y và Z lần lượt tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2, cho Z tác
dụng với dung dịch AlCl3.
(HSG huyện Cẩm Mỹ năm học 2012-2013)
135. Hỗn hợp A gồm CaCO3, Cu, FeO và Al. Nung nóng A (trong điều kiện không có không khí) một thời
gian thu được chất rắn B. Cho B vào nước dư, thu được dung dịch C và chất rắn D (không thay đổi
khối lượng khi cho vào dung dịch NaOH). Cho D tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng, dư. Xác
định thành phần của B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị năm học 2017-2018)

136. Cho BaO tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho dung dịch B
tác dụng vừa đủ với Al, thu được khí bay ra và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung
dịch K2CO3, thu được kết tủa E. Viết các phương trình hóa học minh họa tạo A, B, C, D.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2012-2013)
137. Cho các dung dịch muối A, B, C, D chứa các gốc axit khác nhau. Các muối B, C đốt trên ngọn lửa vô
sắc phát ra ánh sáng màu vàng. A tác dụng với B thu được dung dịch muối tan, kết tủa trắng E không
tan trong nước và axit mạnh, giải phóng khí F không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Tỉ khối
-16-
hơi của F so với H2 bằng 22. C tác dụng với B cho dung dịch muối tan và khí G không màu, mùi hắc,
gây ngạt, nặng hơn không khí, làm nhạt màu dung dịch brom. D tác dụng với B thu được kết tủa
trắng E. Mặt khác D tác dụng với dung dịch AgNO 3 tạo kết tủa trắng. Hãy tìm A, B, C, D, E, F, G và
viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2013-2014)
138. Cho bột Fe3O4 vào cốc chứa dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch (C). Thêm dung
dịch Na2CO3 (dư) vào dung dịch (C), lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không
đổi. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2015-2016)
139. Đun nóng hỗn hợp gồm CuO và Al trong một bình kín để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (không có
không khí). Sau một thời gian, mang toàn bộ hỗn hợp chất rắn thu được cho vào dung dịch HCl dư
thấy thoát ra một lượng khí không màu, chất rắn tan một phần và dung dịch chuyển sang màu xanh
nhạt. Lọc lấy chất rắn rồi hoàn tan bằng dung dịch H 2SO4 đặc dư, thấy dung dịch chuyển sang màu
xanh và thoát ra một chất khí có mùi hắc. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và giải thích các
hiện tượng trong thí nghiệm trên.
(Đề thi TS 10 chuyên An Giang năm học 2016-2017)
140. Nhiệt phân hoàn toàn một lượng MgCO3 sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ hết
khí B bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch C. Dung dịch C vừa tác dụng được với BaCl 2, vừa
tác dụng được với KOH. Hòa tan chất rắn A bằng dung dịch axit sunfuric loãng, dư thu được khí B
và dung dịch D. Xác định thành phần của A, B, C, D và viết các phương trình hóa học
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2010-2011)
141. Cho hỗn hợp A gồm và vào dung dịch sau khi phản ứng kết thúc thu được dung
dịch X, chất rắn Y và khí Z. Nếu cho Y vào dung dịch natri hiđroxit loãng lại thấy có khí Z bay ra, còn
nếu cho Y vào dung dịch khi phản ứng xong thu được chất rắn T gồm hai kim loại. Xác định
thành phần dung dịch X, chất rắn Y, T và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra?
(Đề thi TS 10 chuyên Đăk Lăk 2013-2014)
142. Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng nước dư, được dung dịch D và phần không
tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho CO dư đi qua B nung nóng, được chất rắn E.
Khi cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy 1 phần bị tan, còn lại chất rắn G. Hoà tan G vào
lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO 4. Viết
các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên ĐHSP Hà Nội 2014-2015)
143. Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm sau: Nung nóng Cu trong
không khí, sau một thời gian được chất rắn A. Hoà tan chất rắn A trong H 2SO4 đặc nóng (vừa đủ)
được dung dịch B và khí D có mùi xốc. Cho Natri kim loại vào dung dịch B thu được khí G và kết tủa
M. Cho khí D tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch E, E vừa tác dụng được với dung
dịch BaCl2 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH.
(Đề thi TS 10 chuyên Hòa Bình 2014-2015)
144. Hoà tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ, không có không khí), thu được dung dịch A. Cho
Cu (dư) vào dung dịch A, thu được dung dịch B. Thêm dung dịch NaOH (loãng, dư, không có không
khí) vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi. Viết các
phương trình hoá học của các phản ứng đã xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(Đề thi TS 10 chuyên Hưng Yên 2010-2011)

-17-
145. Khi nung hoàn toàn chất A thì thu được chất rắn B màu trắng và khí C không màu. Chất B phản ứng
mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch D làm đỏ phenolphtalein. Khí C làm vẩn đục dung dịch D.
Khi cho B tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao thì thu được chất E và giải phóng khí F. Cho E phản
ứng với nước thì thu được khí không màu G. Khí G cháy cho nước và khí C. Xác định các chất A, B,
C, D, E, F, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Đề thi TS 10 chuyên Quảng Trị 2008-2009)
146. Cho BaO tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng được kết tủa A và dung dịch B. Cho dung dịch B tác
dụng vừa đủ với Al, thu được khí bay ra và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch
K2CO3, thu được kết tủa E. Viết phương trình hoá học minh họa tạo A, B, D, E.
(Đề thi TS 10 chuyên Thái Bình 2010-2011)
147.
148.

-18-

You might also like