An Toàn Giao Thông

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Vấn đề an toàn giao thông hiện đang là vấn đề nhận được nhiều

sự quan tầm của toàn xã hội. Bên cạnh những cử chỉ đẹp như chấp hành
nghiêm chỉnh luật giao thông, nhường đường cho xe cứu thương, cứu
hỏa,... Thì vẫn còn đọng lại trong đó những hành vi chưa chấp hành
nghiêm chỉnh luật giao thông. Điển hình là việc một bộ phận học sinh,
sinh viên đi xe đạp điện hoặc ngồi sau nhưng không đội mũ bảo hiểm,
cũng như chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
Trước thềm năm học mới, nhiều phụ huynh đã quyết định mua
cho con em mình một chiếc xe đạp điện để làm phương tiện để đến
trường thuận tiện hơn. Thế nhưng phía sau đó cũng mang nhiều nguy cơ
tiềm ẩn. Phụ huynh và học sinh đa số đều có suy nghĩ rằng xe đạp điện
sẽ an toàn hơn rất nhiều so với xe máy, nhưng phương tiện này vẫn có
thể chạy với vận tốc lên tới 40 - 50 km/h. Chính vì vậy, theo quy định
của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt
buộc phải đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh
không chấp hành đúng theo quy định này.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thực trạng này vào mỗi giờ tan
trường, khi mật độ giao thông quanh khu vực này trở nên đông đúc. Việc
đội mũ bảo hiểm đôi khi chỉ để đối phó, khi còn sự giám sát của nhà
trường, sau đó lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà
không đóng quai cẩn thận, dễ gây ảnh hưởng đến những người tham gia
giao thông khác. Còn có nhiều bạn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không
đội mà để ở giỏ xe, chỉ khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa
mới dừng lại đội mũ.
Nguyên nhân chính khiến xảy ra hiện trạng trên trước hết xuất
phát từ phía học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về quy định khi
tham gia giao thông. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng
vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Một số
học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm rất cồng kềnh, làm hỏng tóc.
Nhưng liệu đó có phải là tất cả? Có câu nói rằng: “Con cái chính là bản
sao của cha mẹ”. Có những học sinh đã bị suy nghĩ “đi gần thì không
phải đội nón” từ cha mẹ đã ghi sâu và trong tiềm thức của mỗi học sinh.
Khiến học sinh xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của việc sử dụng nón bảo
hiểm.
Hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại nhiều di chứng đáng tiếc
thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng, trở thành gánh nặng cho gia đình.
Cùng với đó, sẽ làm mất đi vẻ đẹp của văn hóa giao thông Việt Nam
trong cách nhìn, cách nghĩ của du khách và bạn bè thế giới. Ngoài ra,
hành động thiếu ý thức khi tham gia giao thông sẽ trở thành hình ảnh
xấu đối với những người xung quanh, trở thành tấm gương xấu đối với
những người xung quanh và nhất là các em nhỏ.
Với hiện trạng này, chúng ta ngay lập tức cần có các biện pháp
để giải quyết ngăn ngừa hiện trạng càng phát triển. Trước hết bản thân
học sinh cần ý thức được vai trò tầm quan trọng của việc đội nón bảo
hiểm khi điều khiển xe đạp điện, tự hình thành thói quen đội mũ bảo
hiểm. Và nhà trường nên thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về
an toàn giao thông đường bộ và khi điều khiển phương tiện giao thông
theo đúng quy định.
Và đối với chính bản thân mình, tôi cũng sẽ nhắc nhở bạn bè,
những người xung quanh và cả trong gia đình của mình đội mũ bảo hiểm
khi tham gia giao thông. Tuyên truyền, trao đổi sự nguy hiểm của việc
không mang nón bảo hiểm khi điều khiển những phương tiện giao thông.

You might also like