Kinh tế vi môBản chốt

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ - KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VI MÔ


Đề tài: Phân tích thị trường cà phê tại Việt Nam
giai đoạn 2022-2023

Lớp học phần: K26KTC - 232ECO01A07


Tên học phần: 232ECO01A07 - Kinh tế vi mô
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Kim Thanh
Nhóm thực hiện:
STT Thành viên Mã sinh viên

1 Nguyễn Lê Khánh Ly (nhóm trưởng) 26A4020025


2 Dương Thị Ngọc Bích 26A4022232
3 Nguyễn Linh Giang 26A4022682
4 Nguyễn Thị Thanh Hằng 26A4022694
5 Trương Thị Bằng Linh 26A4020018
6 Văn Khánh Linh 26A4020019
7 Mạc Tuyết Minh 26A4020035
8 Phùng Thị Huyền Trang 26A4021338
9 Lê Minh Tâm 26A4020854
10 Kiều Thị Mai Xuân 26A4021356
HÀ NỘI – 03/2024
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NHÓM

STT Thành viên Mã sinh Nhiệm vụ % đóng


viên góp
1 Nguyễn Lê Khánh Ly 26A4020025 Tìm hiểu Cơ chế điều 10%
(nhóm trưởng) hành, chính sách của
chính phủ
Tổng hợp phần tìm
hiểu
2 Dương Thị Ngọc Bích 26A4022232 Trình bày bài thuyết 10%
trình.
Trình bày bản Word.
3 Nguyễn Linh Giang 26A4022682 Tìm hiểu Diễn biến 10%
thị trường cà phê trên
thế giới và tại Việt
Nam.
4 Nguyễn Thị Thanh Hằng 26A4022694 Thuyết trình phần 2 10%
5 Trương Thị Bằng Linh 26A4020018 Thuyết trình phần 3 10%
6 Văn Khánh Linh 26A4020019 Phân tích Cầu, các 10%
nhân tố ảnh hưởng
đến cầu.
7 Mạc Tuyết Minh 26A4020035 Phân tích Cung, các 10%
nhân tố ảnh hưởng
đến cung .
8 Phùng Thị Huyền Trang 26A4021338 Thuyết trình phần 1 10%
9 Lê Minh Tâm 26A4020854 Tìm hiểu Đặc điểm và 10%
Vai trò của cà phê
10 Kiều Thị Mai Xuân 26A4021356 Nhận xét và đánh giá 10%
về tình hình thị
trường cà phê hiện
nay

1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Ngô
Kim Thanh. Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Kinh tế vi mô, chúng em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của cô. Cô
đã giúp chúng em tích luỹ thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành
được bài tiểu luận về đề tài: “Phân tích thị trường cà phê tại Việt Nam giai đoạn 2022-
2023”

Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Do đó,
chúng em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng em
ngày càng hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan tất cả số liệu và nội dung trong bài tập nhóm này
là sản phẩm độc lập do chúng em tự làm. Mọi dữ liệu tham khảo (nếu có) đều được
trích lục nguồn gốc rõ ràng.

ĐẠI DIỆN NHÓM


Nhóm trưởng
(Ký, Họ và tên)

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU....................................................................5
A. PHẦN MỞ ĐẦU:.................................................................................................6
I. Lý do chọn đề tài....................................................................................................6
II. Mục đích nghiên cứu............................................................................................6
1. Mục tiêu chung..................................................................................................6
2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
B. PHÂN TÍCH NỘI DUNG....................................................................................8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ....................................8
1.1. Đặc điểm của cà phê tại thị trường Việt Nam:.................................................8
1.2. Vai trò của cà phê đối với thị trường Việt Nam...............................................8
1.3. Diễn biến thị trường cà phê trên thế giới..........................................................9
1.4. Diễn biến thị trường cà phê tại Việt Nam (2022-2023)..................................10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CUNG, CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TẠI
VIỆT NAM..............................................................................................................11
2.1. Phân tích cung, các yếu tố ảnh hưởng đến cung cà phê................................11
2.1.1. Phân tích cung..............................................................................................12
2.1.2. Một số yếu tố tác động đến cung thị trường cà phê của Việt Nam.............16
2.2. Phân tích cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:.........................................18
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM...........................................................29
3.1. Khó khăn và thách thức...................................................................................29
3.2. Thuận lợi............................................................................................................30
3.3. Các chính sách điều chỉnh thị trường cà phê của Chính phủ:......................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................33

4
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Hình 1. Diện tích trồng cà phê ở một số tỉnh tại Việt Nam năm 2013.........................12
Hình 2. Giá cà phê Robusta nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên từ đầu năm 2022 đến
ngày 12/01/2024 (Nguồn: Tổng cục hải quan)..............................................................13
Hình 3. Năng suất cà phê Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2022 (Nguồn: Cục Xuất
nhập khẩu).....................................................................................................................14
Hình 4. Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn năm 2009- 2023 (Nguồn: Tổng
cục hải quan).................................................................................................................15
Hình 5. Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn năm 2009- 2023 (Nguồn: Tổng
cục hải quan).................................................................................................................16
Hình 6. Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2020 - 2023........................................20
Hình 7. Chi tiêu bình quân giai đoạn 2020 - 2023.......................................................21
Hình 8.Mức độ nhận diện thương hiệu cà phê hoà tan, cà phê rang xay......................23
Hình 9. Biểu đồ về giá của một số thương hiệu cà phê tại Việt Nam tính đến năm
2023...............................................................................................................................24
Hình 10. Danh sách các chuỗi cà phê Top of mind với người dùng (Nguồn: Q&Me).25
Hình 11. Xếp hạng độ nhận diện thương hiệu các chuỗi cà phê (Nguồn: Q&Me).......25
Hình 12. Số lượng cửa hàng các thương hiệu cà phê Việt...........................................27
Hình 13. Các chuỗi cà phê được thảo luận nhiều nhất trên mạng................................28
Hình 14. Mô hình kinh doanh cà phê..........................................................................29

5
A. PHẦN MỞ ĐẦU:

I. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nước gió mùa nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm quanh năm và vùng
đất đỏ bazan thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, có khả năng
xuất khẩu cao. Cà phê là một trong những loại cây trồng đó. Hiện nay ở Việt Nam, cà
phê là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo. Thực tế đã cho thấy,
trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu cà phê đóng một
vai trò quan trọng, không những là kênh huy động nhập khẩu máy móc phục vụ công
nghiệp hóa đất nước mà còn là cán cân thương mại quan trọng trong tất cả các quan hệ
thương mại trên thế giới. Tuy nhiên để xuất khẩu cà phê thật sự trở thành một trong
những thế mạnh của Việt Nam, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, yếu tố bên
trong và yếu tố bên ngoài từ sự tác động của nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội đến sự
tác động của thị trường thế giới. Với mong muốn là tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về
tình hình thị trường, cung - cầu của cà phê trong nước để thấy được những thuận lợi và
khó khăn đồng thời cũng nhìn nhận được nhiều mặt yếu kém cần khắc phục để nâng
cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu cà phê, chúng em xin đưa ra đề tài nghiên cứu
của nhóm mình là: “Phân tích thị trường cà phê tại Việt Nam giai đoạn 2022-2023”.

II. Mục đích nghiên cứu

1. Mục tiêu chung


Tìm hiểu thị trường cung-cầu , giá cả của cà phê Việt Nam trong những năm gần
đây, nghiên cứu tình hình xuất khẩu cà phê nước ta sang thị trường các nước khác.
Xem xét những thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại để từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê trong
thời gian tới.

2. Mục tiêu cụ thể


- Thấy được vai trò của cà phê đối với sự phát triển đất nước

- Thực trạng hoạt động xuất khẩu của cà phê Việt Nam hiện nay

- Làm rõ được tình hình cung cầu cà phê trong giai đoạn 2022-2023

6
- Phân tích thấy rõ được những thuận lợi khó khăn trong ngành cà phê và cơ chế
điều hành, chính sách của chính phủ.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng: Thị trường Cà phê Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2022 đến năm 2023

4. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên nguồn lý thuyết giáo trình Kinh tế vi
mô để tổng hợp các kiến thức trọng tâm làm cơ sở cho phân tích thị trường; kết
hợp với các số liệu thực tế trên các nguồn thông tin uy tín.

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên nguồn thông tin thu thập được, mô tả
thông tin thu thập được thông qua các dạng biểu đồ.

7
B. PHÂN TÍCH NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ


Năm vừa qua có lẽ là một năm thành công của cà phê Việt Nam, khi được
chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Alas xếp hạng thứ 2 trong top 10 thức uống cà
phê được đánh giá cao nhất thế giới. Hay sau thành công của hai không gian quán Thế
giới cà phê Trung Nguyên Legend chỉ trong vòng 1 năm ra mắt tại Trung Quốc, ngày
29-9-2023, Trung Nguyên Legend chính thức khai trương không gian quán cà phê đầu
tiên tại Mỹ. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của thương hiệu Trung Nguyên
Legend trên hành trình chinh phục các thị trường hàng đầu thế giới, nỗ lực đưa cà phê
và văn hóa cà phê Việt Nam ra toàn cầu.

Vậy thị trường cà phê tại Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào?

1.1. Đặc điểm của cà phê tại thị trường Việt Nam:

- Đây là một trong những loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao tại Việt Nam với
quy mô thị trường lớn.
- Đa dạng về mẫu mã, hương vị, thương hiệu... Có thể kể đến như cà phê chồn,
cà phê Arabica,…hay hãng Nescafe, Trung Nguyên Legend, …
- Là thức uống phổ biến trong mọi tầng lớp, lứa tuổi.
- Điều kiện để cây cà phê phát triển tốt là ở nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,
mưa nhiều, đất đai màu mỡ.
- Dùng cà phê có nhiều lợi ích về sức khỏe khác nhau như giảm nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường, đốt cháy chất béo, giảm nguy cơ bị ung thư, chống oxi hóa, tốt
cho sức khỏe tim mạch, giúp tỉnh táo hơn,…

1.2. Vai trò của cà phê đối với thị trường Việt Nam

- Cà phê giúp nâng cao tinh thần từ đó làm tăng năng suất lao động, tăng hiệu
quả công việc bởi chất cafein có tác dụng kích thích hoạt động của trí não, giúp
con người tỉnh táo, tập trung trong công việc.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm từ đó giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền
kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

8
- Làm đòn bẩy để phát triển các ngành công nghiệp khác.
- Cà phê là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì vậy ngành
cà phê đóng góp một lượng lớn nguồn thu ngoại tệ vào nền kinh tế quốc gia,
giúp cân đối thương mại. Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực
hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển
chiến lược kinh tế nói chung của đất nước. Ngoài ra nguồn thu từ việc xuất
khẩu cà phê còn giúp tạo vốn để đầu tư máy móc, trang thiết bị cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Ngành du lịch cà phê được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, thu hút khách du
lịch từ khắp nơi đến tham quan và trải nghiệm về thế giới cà phê của Việt Nam,
Các vùng trồng cà phê như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột,… đã trở thành điểm đến
hấp dẫn cho du khách. Điều này giúp chúng ta quảng bá ẩm thực Việt Nam với
bạn bè quốc tế, đồng thời góp một phần vào nguồn thu ngoại tệ của quốc gia.
- Cà phê góp phần giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp
và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh.
- Trồng trọt cà phê một phần giúp khai thác những vùng đất bị bỏ hoang, làm phủ
xanh đất trống, đồi trọc từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy sản xuất và các loại
cây trồng khác có điều kiện phát triển.

1.3. Diễn biến thị trường cà phê trên thế giới

Hiện nay, thị trường cà phê đang là một trong những thị trường có sức tăng
trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu. Việc tiêu thụ cà phê ngày càng tăng cao nhờ vào sự
phát triển của các quán cà phê, chuỗi cửa hàng cà phê.

Tuy nhiên, thị trường cà phê cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Đó là
sự thay đổi về khí hậu và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà
phê, cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối
cà phê trên toàn thế giới. Vì vậy, việc giá cả cà phê biến động không ổn định là một
vấn đề khó khăn cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng

Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới ngày càng tăng trưởng theo tốc độ gia
tăng dân số và sự thay đổi khẩu vị của mỗi người. Bốn công ty tiêu thụ cà phê lớn như

9
là Sara Lee, Kraft, Proctor & Nestle, sở hữu thương hiệu cũng như sản xuất nhiều loại
với tên gọi khác nhau.

Tình hình xuất nhập khẩu:

- Có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất của các nước đang phát triển
- Brazil và Việt Nam là hai nước đứng đầu trong xuất khẩu
- Châu Âu và Hoa Kỳ là 2 nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới

1.4. Diễn biến thị trường cà phê tại Việt Nam (2022-2023)

Trong năm 2022, tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam khá ổn định, hoạt
động tiêu thụ tăng vọt về cả giá trị lẫn số lượng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022 vừa qua Việt Nam đã xuất khẩu
gần 1,8 triệu tấn cà phê ra thị trường thế giới với kim ngạch thu về hơn 4 tỷ USD, tăng
13,8% về lượng và tăng 32% về giá trị so với năm 2021

Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2022, lượng xuất khẩu và phê có xu hướng giảm
sút do giá cao. Một số tháng cuối vụ, cà phê chịu sự cạnh tranh trên sàn London khiến
giá giảm.

Đến năm 2023, cà phê được coi là “mất mùa được giá” khi ước tính sản lượng
giảm 10-15% nhưng giá tăng cao kỷ lục

Kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà
phê của Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (khoảng hơn 27,7 triệu bao, 60kg/bao), giảm 4,5%
so với niên vụ 2021-2022. Tuy nhiên, kim ngạch thu về vẫn tăng 3,4% lên mức 4,08 tỉ
USD nhờ giá tăng cao. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến
nay.

Xét theo từng loại cà phê xuất khẩu, cà phê Robusta chiếm tỉ lệ cao nhất với
1,49 triệu tấn, kim ngạch 3,25 tỷ USD, cà phê nhân Arabica chỉ xuất khẩu 41.500 tấn,
kim ngạch 169 triệu USD, cà phê nhân đã khử cafein 36.000 tấn, kim ngạch 136 triệu
USD. Cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu khoảng 90.000 tấn (chưa quy đổi ra cà phê
nhân), kim ngạch khoảng 510 triệu USD (khối lượng chiếm khoảng 5,4% và kim
ngạch chiếm khoảng 12,5% tổng các loại cà phê xuất khẩu trong niên vụ cà phê 2022-
2023).
10
Tháng 10/2023, tháng đầu tiên của niên vụ mới, cả nước xuất khẩu 43.725 tấn,
so với cùng kỳ chỉ đạt 54%. Tổng cà phê xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2023 gần 1,3
triệu tấn với kim ngạch gần 3,3 tỷ USD, giảm gần 11% về số lượng xuất khẩu và 1,2%
về kim ngạch.

Ở thị trường nội địa, giá cà phê robusta nhân xô đã tăng 70 - 75% trong năm
2023 từ mức 40.000 đồng/kg thời điểm đầu năm lên 70.000 đồng/kg trong những ngày
cuối năm.

Sang năm 2024, bối cảnh thị trường có nét khá tương đồng năm cũ khi sản
lượng và xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đang có lợi thế về giá.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CUNG, CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TẠI VIỆT
NAM

2.1. Phân tích cung, các yếu tố ảnh hưởng đến cung cà phê

2.1.1. Phân tích cung


Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới và là nước đứng
đầu về xuất khẩu cà phê Robusta. Bốn tỉnh trồng nhiều cà phê Robusta nhất gồm có
Đăklăk, Lâm đồng, Gia lai và Đăk nông với diện tích khoảng 90% tổng diện tích cà
phê cả nước - hiện tại khoảng 550,000ha. Các giống cà phê Arabica khác nhau chiếm
khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước. [1]

Hình 1. Diện tích trồng cà phê ở một số tỉnh tại Việt Nam năm 2013

11
Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu là Brazil với lượng
cà phê chiếm 1/3 cà phê của thế giới, là nước xuất khẩu cà phê đứng đầu với loại cà
phê chủ yếu là Arabica. Trên thị trường thế giới, cà phê Robusta thường có giá chỉ
bằng một nửa giá cà phê Arabica.

Năm 2022 được cho là một năm khó khăn với người trồng cà phê tại Brazil khi
hạn hán và sau đó là sương giá đã làm hư hại đến 20% số cây cà phê. Vì vậy đã làm
cho nguồn cung cà phê ở Brazil giảm mạnh, dẫn đến giảm lượng cà phê xuất khẩu.
Thêm vào đó chi phí sản xuất ở Việt Nam tăng cao khiến cho người trồng gặp khó
khăn trong việc cung ứng kịp thời lượng cà phê cho sản xuất tiêu dùng. Đây là hai lý
do chính khiến nguồn cung cà phê giảm mạnh làm cho giá cà phê Việt Nam tăng mạnh
cả trong nước lẫn trên thị trường thế giới. [2]

Ở thị trường nội địa, giá cà phê robusta nhân xô đã tăng 70 - 75% trong năm
2023 từ mức 40.000 đồng/kg thời điểm đầu năm lên 70.000 đồng/kg trong những ngày
cuối năm.

Bước sang tháng 1/2024, giá cà phê tại các tỉnh sản xuất trọng điểm ở Tây
Nguyên tiếp tục tăng và tiến sát cột mốc lịch sử mới là 71.000 đồng/kg vào ngày 11/1,
vượt qua mức đỉnh cũ là 70.000 đồng/kg đạt được vào năm ngoái.

Hình 2. Giá cà phê Robusta nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên từ đầu năm 2022 đến ngày 12/01/2024 (Nguồn:
Tổng cục hải quan)

a) Về sản lượng

12
Trong năm 2022, tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam ổn định. Hiệp hội Cà
phê - Cacao (VICOFA) cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022 (từ 1/10/2021
đến 30/9 ) ước tính khoảng 1,73 triệu tấn, thay đổi không đáng kể so với niên vụ trước
đó. Tổng diện tích trồng không đổi, khoảng 600.000 ha. Diện tích cà phê năm 2022
của Việt Nam đạt khoảng 710.000 ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84
triệu tấn, đây cũng là mức cao nhất kể từ ít nhất năm 2005, theo số liệu của Cục Trồng
trọt. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích và 93,2% về sản lượng cà
phê cả nước.

Hình 3. Năng suất cà phê Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2022 (Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu)

Mặc dù giữa vụ, một số tổ chức dự báo sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm
khoảng 10% so với niên vụ 2020 – 2021 (từ 1/10/2020 đến 30/9/2021) do ảnh hưởng
tiêu cực bởi biến đổi khí hậu, chi phí trồng tăng cao khiến người nông dân ít đầu tư,
tuy nhiên, thực tế sản lượng cà phê không thay đổi.

Sản lượng niên vụ cà phê năm 2023 giảm. Niên vụ 2022-2023 được đánh giá là
năm “mất mùa được giá” của ngành cà phê, bởi theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt
Nam (VICOFA) sản lượng cà phê trong niên vụ vừa qua ước tính chỉ khoảng 1,5 - 1,6
triệu tấn, giảm 10 - 15% so với niên vụ trước. Sản lượng thu hẹp cộng với dự trữ ở
mức thấp là nguyên nhân chính dẫn đến khối lượng cà phê xuất khẩu giảm so với niên
vụ trước, nhưng bù lại giá mặt hàng này liên tục tăng cao và chạm mức cao nhất trong
vòng 30 năm qua.

b) Về xuất khẩu

13
Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ
USD, tuy giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022 Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,8
triệu tấn cà phê ra thị trường thế giới với kim ngạch thu về hơn 4 tỷ USD, tăng 13,8%
về lượng và tăng 32% về giá trị so với năm 2021. Từ T4-T9 năm 2022, lượng xuất
khẩu và phê có xu hướng giảm sút do giá cao. Một số tháng cuối vụ, cà phê chịu sự
cạnh tranh trên sàn London khiến giá giảm.

Đến năm 2023, cà phê được coi là “mất mùa được giá” khi ước tính sản lượng
giảm 10-15% nhưng giá tăng cao kỷ lục. Sản lượng sụt giảm khiến lượng cà phê xuất
khẩu giảm mạnh từ tháng 8/2023 đến nay. Tháng 10/2023, tháng đầu tiên của niên vụ
mới, cả nước xuất khẩu 43.725 tấn, so với cùng kỳ chỉ đạt 54%. Tổng cà phê xuất
khẩu 10 tháng đầu năm 2023 gần 1,3 triệu tấn với kim ngạch gần 3,3 tỷ USD, giảm
gần 11% về số lượng xuất khẩu và 1,2% về kim ngạch.

Kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà
phê của Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (khoảng hơn 27,7 triệu bao, 60kg/bao), giảm 4,5%
so với niên vụ 2021-2022. Tuy nhiên, kim ngạch thu về vẫn tăng 3,4% lên mức 4,24 tỉ
USD nhờ giá tăng cao. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến
nay.

Hình 4. Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn năm 2009- 2023 (Nguồn: Tổng cục hải quan)

14
Hình 5. Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn năm 2009- 2023 (Nguồn: Tổng cục hải quan)

2.1.2. Một số yếu tố tác động đến cung thị trường cà phê của Việt Nam

a) Yếu tố tự nhiên: thời tiết, dịch bệnh,...

Năm 2022, mùa mưa bắt đầu sớm hơn so với các năm trước giúp cây cà phê ra
hoa và phát triển tốt. Điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường giúp giảm chi phí
tưới tiêu cho các doanh nghiệp. Thời tiết thuận lợi, mưa đúng thời điểm trong giai
đoạn gieo trồng, ra hoa, thu hái nên chất lượng tốt, đồng đều, tỉ lệ hạt trên sàn cao.

Tuy nhiên, theo phương tiện truyền thông của một số địa phương, đầu năm
2023 một số tỉnh như Đắk Lắk ghi nhận mầm hoa cà phê ra sớm do trên địa bàn tỉnh
xảy ra tình trạng mưa phùn, lạnh kéo dài. Tuy nhiên, vì lượng mưa không đủ, kèm
theo không khí lạnh khiến hoa cà phê bung không đủ độ, có nguy cơ thối và không đậu
trái. Trong khi đó, tại Sơn La, giai đoạn cuối tháng 1, đầu tháng 2 đã xảy ra tình trạng
rét đậm, rét hại khiến nhiều vườn cà phê của các hộ dân ở thành phố Sơn La bị thiệt
hại do sương muối.

Theo Bloomberg, Trung tâm Dự báo Khí hậu Mỹ đã xác nhận hiện tượng thời
tiết cực đoan El Niño (nắng nóng và khô hạn) đã quay trở lại, với mức độ được dự báo
là từ trung bình đến mạnh. Điều này đe doạ nguồn cung của các khu vực trồng cà phê
chính như Việt Nam và Indonesia khi hiện tượng thời tiết này sẽ làm gián đoạn mô
hình mưa và nhiệt độ, có thể gây thắt chặt thêm nguồn cung và tăng giá cà phê robusta.

b) Chi phí sản xuất tăng


15
Tuy thời tiết tốt nhưng trong năm 2022 hay những tháng đầu năm 2023, người
trồng cà phê còn đối mặt với những thách thức về chi phí phân bón tăng cao. Điều này
khiến cho người trồng cà phê giảm sử dụng phân bón, dẫn đến năng suất và sản lượng
dự kiến sẽ thấp hơn so với niên vụ.

c) Diện tích đất trồng cà phê giảm do làn sóng chuyển dịch cây trồng sang các
loại cây ăn trái

Nguyên nhân chủ yếu đến từ diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm do người
dân chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn như sầu riêng, bơ, hoặc trồng xen
canh trong vườn. Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam, phong trào phá cây cà phê để
trồng chanh dây đang lan rộng ở Gia Lai, trong khi chính quyền địa phương vẫn đang
loay hoay tìm lời giải cho bài toán phát triển bền vững loại cây trồng này. Trào lưu phá
bỏ cà phê trồng chanh dây trên địa đang ở mức báo động. Không chỉ những vườn cà
phê già cỗi mà cả những vườn cà phê chỉ mới vài năm tuổi cũng bị phá bỏ.

d) Tiến bộ về công nghệ

Theo Bộ NN&PTNT ngành cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về diện
tích, năng suất, sản lượng, từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cà phê hiện đại,
đa dạng sản phẩm, phù hợp thị hiếu thị trường. Nhiều tiến bộ đã được áp dụng vào sản
xuất như: giống mới, kỹ thuật thâm canh, tưới nước tiết kiệm, trồng xen, thiết kế cảnh
quan, sơ chế, bảo quản, sản xuất có chứng nhận và nhất là tái canh cà phê đã góp phần
cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê.

Việt Nam đã hình thành công nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cà phê
rang xay, cà phê hòa tan và hệ thống kho bảo quản 2,36 triệu tấn/năm.

Đưa cà phê Việt Nam hướng tới phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã tham mưu xây dựng và triển khai một số chính sách hỗ trợ phát
triển như: Đề án phát triển cà phê bền vững, Đề án tái canh cà phê, Đề án sản phẩm
quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao”, thành lập Ban chỉ đạo tái canh cà phê,
Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam.

Để sản xuất cà phê bền vững, nhiều địa phương đã phát triển trồng xen cà phê
với các loại cây trồng khác như bơ, điều, sầu riêng… cho lợi nhuận trồng thêm từ hàng
16
chục tới hàng trăm triệu đồng mỗi héc ta. Cùng với đó, nhiều cơ sở, đơn vị đã tích cực
đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể được bảo hộ, nhãn hiệu chứng nhận được bảo
hộ. Ngoài ra, việc xây dựng mã số vùng trồng đang được ngành nông nghiệp triển khai
ở các địa phương.

e) Không có sự cạnh tranh về giá

Trong năm 2022, việc thắt chặt tín dụng của ngân hàng đã khiến các doanh
nghiệp không thể giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch và lâm vào tình trạng khó khăn
khi niên vụ cà phê 2022 – 2023 đã bắt đầu. Tháng 10/2022 là lúc cà phê bước vào mùa
thu hoạch, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đang tăng cao nhằm phục vụ sản xuất
kinh doanh. Đa phần nông dân sẽ thu hoạch và bán sớm để có thể trang trải chi phí sản
xuất và nhu cầu sinh hoạt. Đây cũng là thời điểm mà các doanh nghiệp ngành cà phê
cần có đủ lượng vốn để thu mua và điều tiết kế hoạch bán, tránh tình trạng bị ép giá do
khối lượng lớn cà phê khi thu hoạch tập trung vào chính vụ .

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa
Trang Gia Lai, niên vụ cà phê 2022-2023, doanh nghiệp nội địa bị thiếu nguồn vốn do
tín dụng không cung ứng kịp thời, khiến thị trường không có cạnh tranh về giá, đối
tượng bị ảnh hưởng, bị thiệt thòi trước mắt là nông dân. Ông cho rằng nếu nguồn cung
tín dụng thông suốt như mọi năm thì thị trường sẽ sôi động hơn. Bên cạnh đó, lãi suất
cao nên doanh nghiệp sử dụng cà phê tới đâu thì mua tới đó, không dự trữ như những
năm trước. Từ đó, dẫn đến cà phê bị ép giá. [3]

2.2. Phân tích cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:

a) Số lượng
Theo số liệu của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), năm 2022, lượng
cà phê nhân được sử dụng chế biến và tiêu thụ nội địa đạt khoảng 16% sản lượng toàn
ngành. Đây là một con số khích lệ khi tỷ lệ tiêu thụ nội địa bình quân 10 năm qua của
toàn ngành dưới mức 10%. Tiêu thụ nội địa tăng lên nhờ thị trường trong nước có sự
xuất hiện của rất nhiều thương hiệu Việt và chuỗi cung ứng quốc tế đến từ các công ty
trong ngành.

17
Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Vicofa, mục tiêu của Việt Nam là nâng tỷ
lệ cà phê nội địa lên 25%-30%, tương đương với các nước sản xuất cà phê lớn trên thế
giới là Brazil, Indonesia.
Theo khảo sát gần đây nhất, bình quân lượng cà phê tiêu thụ của Việt Nam là 3
kg/người/năm, còn thấp hơn nhiều so với các nước như: Mỹ 4,2 kg/người/năm, Brazil
5,8 kg/người/năm, Phần Lan 12 kg/người/năm… nên tiềm năng tăng trưởng còn lớn.
[4]
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA)
cho biết tiêu thụ cà phê nội địa đã có những bước phát triển mạnh trong những năm
qua. Trong giai đoạn 2015-2020 tốc độ phát triển bình quân gần 4%/năm. Tổng số
lượng cà phê tiêu thụ nội địa từ 158.000 tấn năm 2015 lên 564.000 tấn năm 2023.
Năm 2024, Vicofa dự báo lượng cà phê tiêu thụ nội địa có xu hướng tăng lên.
Theo đó, thị trường cà phê tiêu thụ nội địa dự kiến đạt khoảng 150.000 tấn cà phê rang
xay, chế biến. [5]
- Tổng lượng cà phê nhân tiêu thụ nội địa có thể tăng lên 350.000 - 400.000
tấn/năm.
- Sản lượng cà phê hòa tan ước đạt 100.000 tấn, tương đương 230.000 tấn cà phê
nhân. [6]
Ông Hải cho biết, theo báo cáo thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt
Nam do iPOS thực hiện, đến hết năm 2022, Việt Nam có 338.600 nhà hàng, quán cà
phê. Giai đoạn 2016-2022 với tốc độ tăng hàng năm khoảng 2%. Đáng chú ý, so với
năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19) thị trường đã có thêm 18.000 nhà hàng,
quán cà phê mới. [7]
Với riêng việc đi uống cà phê, hầu hết thực khách cho biết họ dành một khoản
chiếm chi phí khá lớn trong chi tiêu cho “đi cà phê”. Mức chi tiêu phổ biến nhất từ
41.000 – 70.000 đồng. Trong đó, phổ biến nhất với gần 60% người được hỏi cho biết
sàng chi từ 41.000 đồng cho 1 lần “đi cà phê”, mức này tăng nhẹ so với 2022. Có
14,3% người cho biết họ chi trên 70.000 đồng cho việc đi cà phê với bạn bè. Đây được
coi là yếu tố bất ngờ trong năm kinh tế khó khăn như 2023.
Có hơn 30% số thực khách đi cà phê với tần suất 1-2 lần/tuần, con số này tăng
khoảng 8% so với năm 2022. Số thực khách đi cà phê 1-2 lần/tháng chiếm phần lớn
hơn, với khoảng 42,6% người tham gia trả lời.

18
Đáng chú ý, có 6,1% người thừa nhận đi cà phê mỗi ngày. Đây là nhóm khách
hàng thường xuyên đến quán cà phê nhằm mục đích gặp gỡ công việc, nhóm khách
hàng sinh viên và làm việc tự do (freelancer).
Nếu xét theo tình trạng mối quan hệ, những người đang hẹn hò có tần suất đi cà
phê nhiều hơn. Cụ thể, người đang hẹn hò có tần suất đi cà phê 1 - 2 lần/tuần. Ngược
lại, người độc thân và có gia đình thường chỉ đi cà phê 1-2 lần/tháng. Theo iPOS, các
chiến dịch truyền thông hướng tới nhóm đối tượng cặp đôi có xu hướng hiệu quả trong
vài năm gần đây, đặc biệt vào dịp lễ, tết. [8]
b) Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập người tiêu dùng liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội và nó thể hiện
số tiền mà người tiêu dùng có sẵn để mua mặt hàng. Khi thu nhập của một hoặc một
nhóm người tăng lên, thì lượng cầu cũng tăng theo. Ngoài ra, giá của hàng hóa cơ bản
có khả năng thay đổi thu nhập thực tế hoặc thu nhập thực tế của người mua.
Thu nhập bình quân 1 người/1 tháng của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện
hành là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459.000 đồng so với năm 2022.
Theo Tổng Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng
5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
[9]

Hình 6. Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2020 - 2023

19
Khi thu nhập tăng thì cầu đối với hầu hết hàng hóa đều tăng. [10].Xét mối
tương quan giữa thu nhập và sản lượng tiêu thụ, có thể nói rằng cà phê là hàng hóa
thông thường. Do khi thu nhập tăng kéo theo cầu về cà phê tăng. [11]
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng, đại lý cung cấp phân phối cà
phê với nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Mỗi một địa chỉ sẽ có mức giá bán riêng cho
từng sản phẩm. Đối với thị trường cà phê trong nước thường xuyên bị biến động theo
xu hướng của thị trường thế giới dẫn tới hiện trạng các đại lý và nhà xuất khấu Việt
Nam thường xuyên đầu cơ cà phê chờ thời điểm để bán với mức giá cao. Trên thị
trường giá 1kg cà phê bột dao động khoảng từ 150.000đ – 300.000đ tùy vào từng loại,
giá cà phê hòa tan đóng gói dao động từ 40.000 đến 60.000 cho 10 gói 240g. [12]
Giá một cốc cà phê bình dân được người người dân lựa chọn nhiều là cóc,cà
phê nâu, cà phê đen dao động từ 20.000-35.000 đồng.Còn những loại cà phê mang
thương hiệu lớn dao động từ 45.000 đến 70.000 1 ly thì chưa được người dân lựa chọn
nhiều.
Có thể thấy chi phí cho một gói hay một ly cà phê là khá hợp lý với mức chi
tiêu của người dân Việt Nam. Và khi chi tiêu bình quân tăng lên nhu cầu tiêu dùng cà
phê cũng tăng theo.

Hình 7. Chi tiêu bình quân giai đoạn 2020 - 2023

c) Hàng hóa thay thế


Đối với đa số mọi người thì caffeine là an toàn và không gây hại, ít nhất là khi một
người trong một ngày tiêu thụ lượng caffeine có trong không quá bốn tách cà phê. Tuy
nhiên thu nhận nhiều cafein vào cơ thể như vậy có thể gây ra tâm trạng lo âu, làm gián

20
đoạn giấc ngủ hoặc làm tăng nhanh nhịp tim. Nên người ta có thể sẽ tìm đến những
thứ hàng hóa thay thế cho cà phê như những mặt hàng sau đây:
- Matcha trà xanh: Có mức giá 1 ly ngoài quán dao động từ 30.000 đến 40.000
một ly. Bột trà xanh matcha đóng gói dao động từ 600.000 đến 700.000 trên
250g. Có thể thấy giá của matcha cao hơn giá của cà phê khá nhiều.
- Cacao nóng: Loại bột cacao được bán phổ biến trên thị trường hiện nay dao
động từ 50.000 đến 80.000 trên 250g. Đối với ly cacao pha sẵn có mức giá
25.000 trên 1 ly. Giá của ca cao tuy không chênh lệch với cafe nhiều nhưng vẫn
chưa được ưa chuộng như thức uống cafe truyền thống.
- Trà đen: Loại trà đen được bán phổ biến trên thị trường dao động từ 60.000 đến
90.000 trên 250g. Giá của trà đen đối với cafe cao hơn và chưa được sử dụng
rộng rãi dụng rộng rãi.
d) Thị hiếu của người tiêu dùng
Theo VHLSS, cà phê tại thị trường Việt Nam có đến 90% trong toàn bộ khối
lượng thị trường tiêu thụ cà phê là những người dùng trung thành, chính vì thế khi đặt
cà phê trên thị trường thế giới của chính nó, cà phê được coi là một loại hàng hoá thiết
yếu, vì dù giá có tăng nhưng người yêu cà phê sẽ mua, chỉ có khoảng 10% những
người dùng cà phê quyết định sự thay đổi của cầu khi giá thay đổi, chính vì vậy có thể
kết luận rằng: hàng hoá cà phê có cầu ít co giãn theo giá. Thêm vào đó, cà phê không
phải là một loại hàng hoá có giá quá cao so với phần đông dân số, giá biến động trong
biên độ không lớn. Vì vậy sự thay đổi của giá so với thu nhập là không đáng kể. Từ
đó, có thể thấy thị hiếu người tiêu dùng rất thích cà phê.
 Cà phê rang xay, cà phê hòa tan
Theo số liệu thống kê cho thấy, Nescafe của Nestle, G7 của Trung Nguyên,
Vinacafe và Wake up của Vinacafe Biên Hòa, Cafe Phố của Food Empire Singapore là
top 5 thương hiệu cà phê hòa tan có mức độ nhận biết cao nhất. Nestle dẫn đầu với
35%, tiếp theo là Vinacafe với 20,3%và Trung Nguyên 18.7%, cuối cùng là Food
Empire chỉ với 3.6%.Hơn 21% còn lại là những thương hiệu, công ty khác. Điều này
cho thấy thị trường cà phê đã được định hình rất rõ, khó có cơ hội cho những tay chơi
mới. [13]

21
Hình 8.Mức độ nhận diện thương hiệu cà phê hoà tan, cà phê rang xay.

 Các yếu tố quyết định mua cà phê


 Giá cả:
Giá cà phê (tính theo kg): Giá cà phê trong nước ngày 8/4 tăng 800 đồng/kg, ở
mức giá kỷ lục. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 103.400đ/kg, giá
mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 103.500 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại
tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ở mức giá 103.300 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê
được thu mua với giá cao nhất 103.500 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các
huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 103.000 đồng/kg.
Giá cà phê ngày 8/4 tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở
mức khoảng 103.500 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua
cùng mức 103.600 đồng/kg. [14]
Giá cà phê (tính theo cốc):

22
Hình 9. Biểu đồ về giá của một số thương hiệu cà phê tại Việt Nam tính đến năm 2023.

- Độ phổ biến
Quán cà phê là một trong những nơi phổ biến mà người Việt thường xuyên lui
đến cùng bạn bè và gia đình. Kéo theo đó là sự phát triển của vô số các quán cà phê
lớn nhỏ, trong đó một số thương hiệu đã phát triển thành chuỗi lớn, từ bình dân đến
cao cấp như Highlands Coffee, Trung Nguyên Coffee, Cộng Cà phê, The Coffee
House, Aha Coffee, Passio, Phúc Long, Phê La, Katinat Coffee,...
Một phần lớn tiêu thụ cafe rang xay là trong các quán cafe, đặc biệt là các chuỗi
cafe lớn. Trong những năm gần đây, có thể kể tên rất nhiều chuỗi cafe cả nội lẫn ngoại
đang hoạt động tại Việt Nam. Ở phân khúc bình dân, ta có có thể kể đến: Cafe Milano,
Napoli Cafe, Viva Star Coffee. Giá cao hơn 1 chút, ta có rất nhiều chuỗi: Highlands
Coffee, Cộng Cà Phê, The Coffee House, Phúc Long, Phê La, Katinat.… Và ở phân
khúc trên nữa là những cái tên như: Starbucks, Trung Nguyên, và The Coffee Bean &
Tea Leaf. Trong đó, chỉ có mỗi Starbucks là tạm có thể được gọi là cafe cao cấp.
Trung Nguyên tuy định vị hình ảnh và giá cả tuy không thấp hơn, nhưng có vẻ chưa
thể xếp cùng được.
Tháng 8/2022, Q&Me Việt Nam đã thực hiện khảo sát độ phổ biến của các
chuỗi cà phê tại Việt Nam
 Highlands Coffee và Trung Nguyên là hai thương hiệu nằm trong danh sách
top-of-mind và cạnh tranh sát sao cho những vị trí đầu bảng. 43% số người cho
biết nghĩ đến Highlands Coffee đầu tiên khi được yêu cầu kể tên một thương
hiệu cà phê bất kỳ ở Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ của Trung Nguyên là 40% .

23
The Coffee House đứng thứ ba với 26%, sau đó là Starbucks (18%), Phúc Long
(13%).

Hình 10. Danh sách các chuỗi cà phê Top of mind với người dùng (Nguồn: Q&Me)

 Tuy nhiên, xét về độ nhận diện thương hiệu, Trung Nguyên lại tỏ ra vượt trội
hơn với 75% người được khảo sát công nhận, trong khi Highlands Coffee là
67%. The Coffee House tiếp tục đứng ngay sau hai anh lớn với độ nhận diện
60%.

24
Hình 11. Xếp hạng độ nhận diện thương hiệu các chuỗi cà phê (Nguồn: Q&Me)

- Chất lượng cà phê


Xu hướng lựa chọn cà phê đặc sản và cà phê có chứng nhận xuất xứ. Cà phê
sạch, cà phê đặc sản của vùng luôn được ưa chuộng và lựa chọn làm sản phẩm quà
tặng thay cho các loại cà phê bán tràn lan trong siêu thị hiện nay. Người tiêu dùng
đang hình thành những thói quen mới, và những thói quen này góp phần tạo nên xu
hướng tiêu dùng mới.
Ngoài ra, xu hướng mua cà phê của người tiêu dùng hiện tại cũng quan tâm tới
sức khỏe. Có thể thấy sự quan tâm đến cà phê hữu cơ chắc chắn không có gì mới. Tuy
nhiên, sự sẵn có của cà phê hữu cơ được chứng nhận vẫn đang cố gắng bắt kịp nhu cầu
của người tiêu dùng. Khách hàng đang tích cực tìm kiếm cà phê hữu cơ hơn và cảm
thấy thoải mái hơn khi trả mức giá cao hơn cần thiết cho chúng.
Khi sự quan tâm của người tiêu dùng đối với cà phê đặc sản ngày càng tăng,
chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ lớn về giáo dục về cà phê trên mạng xã hội, gây ra
sự bùng nổ lớn về các mẹo, thủ thuật và cuối cùng là các công cụ cho thị trường pha cà
phê tại nhà. Có vẻ như mỗi tuần đều có một công cụ 'phải có' mới để hoàn thiện việc

25
bố trí cà phê tại nhà của bạn. Không chỉ có rất nhiều công cụ sắp ra mắt mà một số
công cụ ngày càng trở nên đắt đỏ hơn.
 Chuỗi cà phê
o Số lượng cửa hàng
Thị trường cà phê chuỗi tại Việt Nam luôn là “miếng bánh” lớn trong thị trường
F&B vốn rất hấp dẫn. Minh chứng, cả thập kỷ qua luôn thu hút nhiều doanh nghiệp
trong ngoài nước cùng nhảy vào khai thác. Vấp phải đại dịch Covid-19 và tái cấu trúc
mạnh mẽ, nhiều bên rời bỏ cuộc chơi; song năm 2023 thị trường vẫn chứng kiến rất
nhiều thương hiệu mới gia nhập cũng như sự mở rộng của loạt “tay chơi” hiện hữu.

Hình 12. Số lượng cửa hàng các thương hiệu cà phê Việt

Theo báo cáo gần đây, số lượng cửa hàng cà phê tại Việt Nam trong năm 2023
đã tăng đáng kể, nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ từ các thương hiệu nổi tiếng như
Highlands, Phúc Long và Trung Nguyên E-Coffee. Từ năm 2019 đến nay, số lượng
cửa hàng cà phê đã tăng từ 816 lên 1657 cửa hàng. Chỉ trong vòng hai năm gần đây, từ
tháng 3 năm 2021 đến tháng 2 năm 2023, tổng số lượng cửa hàng của ba thương hiệu
dẫn đầu về thị phần như Highlands Coffee, Phúc Long và Starbucks đã mở thêm hơn
1.000 điểm bán mới.
Không chỉ có sự xuất hiện của các thương hiệu lớn, sự bứt phá của các thương
hiệu mới trên thị trường đồ uống Việt như Mixue, Phê La, Katinat, Cheese Coffee...
đang khiến cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên không thể dự đoán và khốc liệt hơn.
Gần đây, vào tháng 4 năm 2023, Mixue đã đạt mốc 1.000 cửa hàng tại Việt Nam chỉ
sau 5 năm tham gia thị trường. Phê La cũng đã tạo ra sự ngạc nhiên khi mở thêm một
chi nhánh mới tại Hội An và giới thiệu những bộ sưu tập độc đáo trên mạng xã hội.
26
Một "ngôi sao mới" đáng chú ý là Katinat Saigon Cafe, đã thu hút nhiều sự chú
ý khi vượt qua cả Phúc Long và Starbucks trên bảng xếp hạng các chuỗi đồ uống được
quan tâm nhất trên mạng xã hội. Đồng thời, thương hiệu này cũng đã đạt thành tựu 50
cửa hàng, tất cả đều nằm ở vị trí đắc địa và thu hút nhiều khách hàng.
o Độ thảo luận
Dữ liệu từ nền tảng SocialHeat của YouNet Media cho thấy, từ ngày 1/1 – 14/6/2023,
có đến 7,1 triệu tương tác và 704.639 thảo luận xoay quanh hơn 25 thương hiệu chuỗi
cà phê tại Việt Nam được tạo ra trên các nền tảng mạng xã hội. Trong đó, top 10
thương hiệu dẫn đầu tạo ra 699.486 thảo luận, chiếm hơn 76% thảo luận toàn ngành.

Hình 13. Các chuỗi cà phê được thảo luận nhiều nhất trên mạng.

Dẫn đầu với 272.620 thảo luận, chiếm gần 39% thị phần top 10 là Highlands
Coffee. Kế đến là The Coffee House với 120.046 thảo luận, chiếm gần 17% thị phần.
Bám sát phía sau là The Coffee House là Phúc Long Coffee & Tea với 120.017 thảo
luận. Top 3 thương hiệu này đã chiếm tới 73% thảo luận của toàn top 10.
Đáng chú ý, “ngôi sao mới” là Katinat Saigon Kafe bất ngờ vượt qua “gã khổng
lồ” ngành đồ uống đến từ Mỹ là Starbucks để lọt vào top 4 thương hiệu chuỗi cà phê
được quan tâm nhất mạng xã hội với 47.843 thảo luận.
o Mô hình kinh doanh cà phê

27
Hiện nay, có nhiều mô hình kinh doanh cà phê phổ biến. Ta có thể kể tới: cà phê take-
away, quán cà phê độc lập, quán cà phê theo chuỗi, hình thức đặt đồ uống qua các ứng
dụng giao đồ ăn,...

Hình 14. Mô hình kinh doanh cà phê

Theo báo cáo trên, tuổi càng lớn thì tỷ lệ chọn các quán cà phê theo mô hình
độc lập càng cao. Các quán cà phê theo hình thức ‘quán cà phê địa phương’ phổ biến
đối với nam giới hơn, trong khi các chuỗi thương hiệu cà phê lại phổ biến đối với nữ
giới hơn.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM

3.1. Khó khăn và thách thức

Trong nhiều thập kỷ qua, Cà phê Việt Nam đã phát triển như một ngành công
nghiệp định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, Cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều
thách thức mà trước hết là sự già cỗi của hàng trăm nghìn hécta cà phê mỗi năm, nếu
không kịp thời tái canh thì trong một vài năm tới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất
và chất lượng của cà phê Việt Nam. Mặc dù chương trình tái canh cà phê đã được triển
khai từ nhiều năm nay, với sự vào cuộc tích cực của ngành ngân hàng với vai trò cung
cấp nguồn tín dụng và các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu ngành nông nghiệp
trong việc tìm ra mô hình và phương pháp tái canh phù hợp với từng vùng miền, tuy
nhiên, tốc độ tái canh cây cà phê trong thời gian qua diễn ra rất chậm. Các khu vực sản

28
xuất chưa phát triển một cách bền vững, việc tăng năng xuất cà phê chủ yếu do mở
rộng diện tích, chưa chú trọng đến sản lượng. Trong khi đó, các nước nhập khẩu lớn ra
sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng. Đây là bài
toán đặt ra cho doanh nghiệp trong việc thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển
xanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, các thị trường tiêu thụ lớn có những quy định về dư lượng thuốc
trừ sâu đối với cây cà phê. Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh phương
thức sản xuất phù hợp để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động
xuất khẩu.
Ngoài ra quá trình thu hoạch nhiều vùng còn thủ công chủ yếu theo hình thức
tuốt cành làm cho quả xanh và chín lẫn lộn dẫn đến chất lượng cà phê chế biến thấp.
Cơ sở chế biến cà phê sau thu hoạch chưa đồng đều về quy mô, trang thiết bị máy móc
đơn giản, chưa có sự đầu tư cao. Chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng vững mạnh phục vụ
cho sản xuất, chế biến xuất khẩu và dự trữ trong kho.

3.2. Thuận lợi

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm, mưa nhiều.
Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh
trưởng.

Về đất đai, Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ
khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện
tích hàng triệu ha.

Người dân Việt Nam có đức tính chịu khó, cần cù, có tinh thần học hỏi tiếp thu
khoa học công nghệ để áp dụng vào trồng và chế biến cà phê xuất khẩu.

Các ưu đãi về thuế tại thị trường EU: Việc ký kết và triển khai Hiệp định EVFTA
tạo cơ hội to lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. Theo hiệp định, thuế quan xuất khẩu
cà phê sang EU sẽ giảm dần về 0% cho đến năm 2025. Điều này, tạo ra lợi thế cạnh
tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt với các đối thủ lớn khác tại thị trường EU.

Nguồn nguyên liệu dồi dào: Việt Nam có nguồn cà phê Robusta dồi dào là lợi thế
để phục vụ hoạt động xuất khẩu và chế biến sâu. Các doanh nghiệp sản xuất nếu như

29
tận dụng tốt nguồn cung tại chỗ này, đầu tư nhà máy chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế
sẽ là tiềm năng giúp cà phê Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.

Cơ hội mở rộng thị phần: Từ đầu năm 2023, Brazil và Indonesia đang có dấu
hiệu thu hẹp nguồn cung. Theo Viện Địa lý và Thống kê Brazil, sản lượng cà phê
Robusta của Brazil trong năm 2023 có thể sẽ sụt giảm gần 9% so với năm 2022.
Indonesia cũng được dự đoán sản lượng sẽ giảm về mức thấp nhất trong gần 1 thập kỷ.
Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu.

Nhu cầu tiêu dùng tăng cao: Sau đại dịch Covid-19, Trung Quốc mở cửa nền
kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn cầu. Theo đó, mức tăng
trưởng kinh tế toàn thế giới được điều chỉnh từ 2,7% lên 2,9%, các nền kinh tế lớn như
Mỹ và khu vực đồng tiền chung Châu Âu cũng có sự khởi sắc. Kỳ vọng chi tiêu của
người dân sẽ được nới lỏng do đó nhu cầu với mặt hàng cà phê của các quốc gia sẽ có
sự tăng lên.

Bên cạnh những thuận lợi còn không ít những khó khăn mà Cà Phê đang gặp
phải, vì vậy chúng ta cần có những biện pháp khắc phục những khó khăn để đẩy mạnh
thị trường cà phê trên thị trường quốc tế .

3.3. Các chính sách điều chỉnh thị trường cà phê của Chính phủ:

Theo Hiệp hội Cà-phê Ca-cao Việt Nam, năm 2022 ngành cà-phê nước ta đã
đạt được nhiều thành tích xuất khẩu đáng ghi nhận đóng góp chung vào tổng kim
ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phùng Đức Tiến cho biết, để phát triển ngành cà-phê, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã tham mưu xây dựng và triển khai các gói chính sách hỗ trợ
phát triển cà-phê; triển khai các chương trình, đề án phát triển cà-phê bền vững…Cùng
với đó là sự cần cù, sáng tạo của bà con nông dân và sự năng động của các doanh
nghiệp chế biến và tiêu thụ cà-phê đã góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất
cà-phê hàng đầu thế giới.

Để phát triển bền vững ngành cà-phê, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị,
các địa phương, doanh nghiệp cần rà soát lại quy mô, diện tích cà-phê; chọn tạo giống

30
cà-phê có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu
vào sản xuất; đẩy mạnh sản xuất cà-phê theo hướng hàng hóa; tổ chức liên kết sản
xuất; nâng cao công nghệ chế biến, hướng đến chế biến sâu để nâng cao giá trị gia
tăng; kêu gọi đầu tư vào công nghệ chế biến, hạ tầng… nhằm thúc đẩy ngành cà-phê
phát triển; đẩy mạnh quảng bá thương hiệu cà-phê Việt Nam đến các thị trường trên
thế giới; đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất và chế biến cà-phê…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số
5499/QĐ-BNN-CB phê duyệt quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với
sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam
sẽ ưu tiên đầu tư các cơ sở chế biến sâu, để gia tăng giá trị sản phẩm cà phê và hướng
tới phát triển bền vững. Cụ thể, đến năm 2030, cà phê nhân chỉ còn chiếm 55-70%
tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, còn lại là cà phê đã qua chế biến.

"Để tận dụng tốt những hỗ trợ mang tính chiến lược từ phía Nhà nước, doanh
nghiệp sản xuất và nông dân trồng cà phê cần liên kết thành các chuỗi sản xuất. Điều
này giúp bảo đảm sự thông suốt trong nguyên liệu đầu vào và dễ dàng trong việc áp
dụng công nghệ, kỹ thuật, giúp quá trình chuyển đổi từ sản xuất thô sang các sản phẩm
cà phê qua chế biến diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn”, ông Quang Anh nhận
định.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Đức Quỳnh, Văn Thị Thanh Hằng, "Báo cáo thị trường cà phê," 2023.
[Online]. Available: https://s.net.vn/Sg1y.
[2] Trần Đức Quỳnh, Văn Thị Minh Hằng, "Báo cáo thị trường cà phê," 2022.
[Online]. Available: https://s.net.vn/iwi5.
[3] Trần Đức Quỳnh, Văn Thị Minh Hằng, "Báo cáo thị trường cà phê," 10 2023.
[Online]. Available: https://s.net.vn/1KIr.
[4] H. N. Dương, "Phát triển thị trường tiêu thụ cà phê nội địa là xu hướng tất yếu
trong giai đoạn hiện nay," 22 03 2023. [Online]. Available: https://s.net.vn/el41.
[5] Vietnambiz, "Báo cáo thị trường cà phê tháng 1/2024," 1 2024. [Online].
Available: https://s.net.vn/uJiS.
[6] N. Nhi, "2 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục xấp xỉ
400.000 tấn," 17 3 2024. [Online]. Available: https://s.net.vn/dsew.
[7] Q. Huy, "Người Việt chi bao tiền để uống cà phê?," 15 11 2023. [Online].
Available: https://s.net.vn/qnIX.
[8] H.Linh, "Bất ngờ mức chi tiền uống cà phê của người Việt," 4 4 2024. [Online].
Available: https://s.net.vn/uBdm.
[9] T. Hiền, "Đổi mới chất lượng lao động thích ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh
tế," 11 1 2021. [Online]. Available: https://s.net.vn/OvlD.
[10] B. Ngọc, "Thu nhập người lao động trong năm 2022 tăng gần cả triệu mỗi tháng,"
10 01 2023. [Online]. Available: https://s.net.vn/a7Yo.
[11] P. Minh, "Một lao động Việt làm ra hơn 170 triệu đồng mỗi năm," 02 11 2023.
[Online]. Available: https://s.net.vn/9fSZ.
[12] Tổng cục thống kê, "THÔNG CÁO BÁO CHÍ KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC
SỐNG DÂN CƯ 2022," 04 05 2023. [Online]. Available: https://s.net.vn/FI49.
[13] T. Thư, "Cuộc đua giành ngôi vị số một trên nền thị trường cà phê Việt," 2023.
[Online].
[14] VOV.VN, "Thị trường và giá cả cà phê," 2024. [Online]. Available:
https://s.net.vn/ccQu.

32

You might also like