Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------***-------

BÀI TẬP NHÓM

Đề tài: Quy trình lựa chọn nhà thầu và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

Họ và tên: Nguyễn Thu Phương – 11214861


Phạm Thị Khánh Huyền - 11217439
Ngô Nguyên Phương – 11217464
Đỗ Hoàng Yến – 11217488
Sor Sopharina - 11219900
Lớp học phần: Đấu thầu_02
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ái Liên

Hà Nội, Tháng 1 năm 2024


MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU........................................3
1. Tổng quan về quy trình lựa chọn nhà thầu..............................................................................3
1.1. Một số giai đoạn chung về lựa chọn nhà thầu..................................................................3
1.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu Việt Nam 2023.....................................5
2. Chuẩn bị đấu thầu....................................................................................................................6
2.1. Chuẩn bị nhân sự..............................................................................................................6
2.2. Sơ tuyển nhà thầu.............................................................................................................8
2.3. Xác định danh sách ngắn đối với hình thức cạnh tranh hạn chế.........................................11
2.4. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu.................................................................................................13
3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu.....................................................................................................13
3.1 Thông báo mời thầu.........................................................................................................15
3.2. Phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT).................................................................................18
3.3 Gặp gỡ các nhà thầu trước khi nộp hồ sơ dự thầu...........................................................19
3.4 Tiếp nhận hồ sơ dự thầu...................................................................................................19
3.5 Mở thầu............................................................................................................................20
3.6 Đánh giá hồ sơ dự thầu....................................................................................................24
4. Ký kết hợp đồng....................................................................................................................25
4.1 Hoàn thiện hợp đồng........................................................................................................25
4.2 Đàm phán hợp đồng.........................................................................................................25
4.3 Thông báo kết quả lựa chọn hợp đồng và ký kết hợp đồng.............................................26
B. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU TẠI VIỆT NAM...........................29
5. So sánh: Luật Đấu thầu 2013 và Luật Đấu thầu 2023...........................................................29
5.1. Quy trình lựa chọn nhà thầu...........................................................................................29
5.2. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu...............................................................................30
5.3. Về hợp đồng với nhà thầu...............................................................................................32
5.4. Về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu..................................................................................33
6. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu..........................................................................34
7. Hiện trạng thực tế..................................................................................................................35
8. Case Study: Tranh chấp liên quan trực tiếp tới đánh giá hồ sơ dự thầu của bên mời thầu....42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................44
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
1. Tổng quan về quy trình lựa chọn nhà thầu
1.1. Một số giai đoạn chung về lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu là quà trình lựa chọn nhà cung cấp (hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ)
mà trong đó bên mua và bên bàn phải tuân thủ theo các quy định của tổ chức quản lý
nguồn vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này.
Việc lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu được tiến hành theo quy trình gồm ba
bước: chuẩn bị đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, trong đó mỗi
bước lại có nhiều công việc khác nhau Tùy theo hình thức lựa chọn nhà thầu được áp
dụng, quy trình đấu thầu cho gói thầu có thể bỏ qua một số công việc. Thời gian thực
hiện quy trình phụ thuộc vào phương thức tổ chức đấu thầu và hình thức lựa chọn nhà
thầu áp dụng. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn chỉ áp dụng đối với những gói thầu
phức tạp về kỹ thuật và có nhiều phương án kỹ thuật thực hiện, số lượng những gói thầu
như vậy trong thực tế là rất ít. Do đó, bài này sẽ tập trung nghiên cứu quy trình lựa chọn
nhà thầu (hay còn gọi là quy trình đấu thầu) trong trường hợp gói thầu áp dụng phương
thức một giai đoạn. Quy trình lựa chọn nhà thầu gồm có 3 bước:

Chuẩn bị đấu thầu Lựa chọn nhà thầu Ký kết hợp đồng

Hoàn thiện, đàm phán


Chuẩn bị nhân sự Thông báo mời thầu
hợp đồng

Sơ tuyển hoặc xác Phát hành hồ sơ mời


định danh sách ngắn Thông báo kết quả
thầu
(khi cần)
Gặp gỡ các nhà thầu
Chuẩn bị hồ sơ mời Ký kết hợp đồng
(khi cần thiết)
thầu
Nhận hồ sơ dự thầu

Mở thầu

Đành giá hồ sơ dự
thầu
Biểu đồ 1. Quy trình lựa chọn nhà thầu
1.1.1. Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu
Chuẩn bị đấu thầu cho một gói thầu được tiến hành sau khi kế hoạch đấu thầu của
dự án được phê duyệt, hoặc sau khi gói thầu có liên quan đã được thực hiện xong. Các
công việc có thể là: chuẩn bị nhân sự, sơ tuyển nhà thầu hoặc xác định danh sách ngắn
(trong trường hợp cần thiết) và chuẩn bị HSMT. Kết quả của bước này là: i) hình thành
được nhóm nhân sự có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu (hình thành bên mời thầu
trong trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là bên mời thầu); ii) xác định những nhà
thầu được tham gia đấu thầu (trong trường hợp cần thiết) và iii) HSMT đã được hoàn
thiện, phê duyệt và sẵn sàng cho việc lựa chọn nhà thầu.

1.1.2. Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu


Sau khi đã thực hiện xong bước chuẩn bị đấu thầu, bên mời thầu thực hiện việc lựa
chọn nhà thầu thông qua các công việc theo trình tự sau: thông báo mời thầu, phát hành
HSMT, gặp gỡ các nhà thầu (trong trường hợp cần thiết), nhận HSDT, mở thầu và cuối
cùng là đánh giá HSDT. Kết quả của bước này là lựa chọn được nhà thầu tốt nhất để ký
kết hợp đồng.

1.1.3. Bước 3: Ký kết hợp đồng


Sau khi đã xác định được nhà thầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu của HSMT, hai bên
gồm nhà thầu này và chủ đầu tư tiến hành các công việc đàm phán, hoàn thiện và ký kết
hợp đồng thực hiện gói thầu. Công việc cuối cùng trong quy trình đó là thông báo kết quả
đấu thầu. Có thể xảy ra trường hợp không có nhà thầu nào được trao hợp đồng do nhiều
nguyên nhân, hoặc không có nhà thầu nào được lựa chọn ở bước 2, hoặc nhà thầu được
lựa chọn ở bước 2 từ chối thực hiện hợp đồng.

Việc lựa chọn nhà thầu được coi là thành công chỉ khi hợp đồng được ký kết. Các
bước trong quy trình cũng như các công việc trong mỗi bước đều có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, kết quả của công việc trước sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện các công việc tiếp
theo. Bất kỳ sự cố nào tại một khẩu nào đó trong quy trình đều gây ảnh hưởng đến toàn
bộ quy trình lựa chọn nhà thầu cho một gói thầu, thậm chí còn ảnh hưởng tới việc thực
hiện toàn bộ dự án. Do đó, từng công việc cần được tiến hành một cách thận trọng và cần
có sự kiểm soát, giám sát của các bên có liên quan như nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà
nước, nhà tài trợ và cộng đồng.
1.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu Việt Nam 2023
Căn cứ vào Điều 43 Luật Đấu thầu 2023, các thủ tục lựa chọn nhà thầu với từng hình
thức đấu thầu được quy định như sau:
1.2.1. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu
thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết,
bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do
nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
e) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
1.2.2. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có);
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng;
Đối với trường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 của Luật này, người có thẩm
quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi
dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết
quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
1.2.3. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do
nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
1.2.4. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
1.2.5. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện
a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện, bao gồm dự thảo thỏa thuận giao việc;
b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Ký kết thỏa thuận giao việc; quản lý việc thực hiện gói thầu.
1.2.6. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn cá nhân
Lựa chọn tư vấn cá nhân được áp dụng khi công việc của gói thầu chỉ yêu cầu một hoặc
một số chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực thực hiện mà không cần sự tham gia của tổ
chức, không yêu cầu các điều kiện để thực hiện công việc như đối với nhà thầu là tổ
chức. Quy trình, thủ tục lựa chọn tư vấn cá nhân bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
d) Thương thảo hợp đồng;
đ) Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
1.2.7. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu có sự tham gia thực hiện của
cộng đồng
a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển
khai thực hiện gói thầu;
b) Tổ chức lựa chọn;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
d) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

2. Chuẩn bị đấu thầu


2.1. Chuẩn bị nhân sự

Chuẩn bị nhân sự trong quy trình này cần được hiểu là chuẩn bị hồng nhân sự thực
hiện đấu thầu cho một gói thầu trong dự án, chủ không phải cho toàn bộ dự án. Do dự án
đầu tư thưởng bao gồm nhiều gói thầu có đặc điểm rất khác biệt, thậm chí có những dự
án đầu tư thực hiện đồng thời ở những địa điểm khác nhau, bao gồm nhiều dự án nhỏ,
nên không thể có một nhóm nhân sự cố định nào đáp ứng yêu cầu của các gói thầu trong
cùng một dự án. Nhóm nhân sự này được gọi là: Bên mới thầu (Procurement entity).
Nhiệm vụ của bên mời thầu là thực hiện các công việc để lựa chọn được nhà thầu thực
hiện gói thầu. Thực chất, bên mời thầu có vai trò làm đại diện cho bên mua trong quá
trình lựa chọn bên bản (nhà thầu). Theo Luật Đấu thầu của Việt Nam (Luật số 43/2013),
thuật ngữ "Bên mời thầu" được hiểu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để
thực hiện các hoạt động đấu thầu. Ở Việt Nam, liên quan tới hoạt động đấu thầu còn một
chủ thể khác được gọi là: Chủ đầu tư và được giải thích là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ
chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực
hiện dự án, đây có thể là sự khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Xét về quyền
hạn, chủ đầu tư có quyền hạn lớn hơn bên mời thầu trong quá trình đấu thầu, vì chủ đầu
tư quản lý toàn bộ dự án trong đó có hoạt động đấu thầu, còn bên mời thầu chỉ có trách
nhiệm tổ chức đấu thầu cho một gói thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm và quyền hạn trong
việc hình thành nhóm nhân sự này, và một dự án có thể có nhiều bên mời thầu.

Nhóm nhân sự được hình thành theo ba cách: i) là một bộ phận chuyển trách sẵn
có trong cơ cấu tổ chức của chủ đầu tư hoặc các cơ quan, tổ chức thuộc sự quản lý của
chủ đầu tư; ii) là một tổ chức tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp được chủ đầu tư thuê để
giúp chủ đầu tư thực hiện lựa chọn nhà thầu; iii) hình thành mới từ các nhân sự của chủ
đầu tư và thuê thêm tư vấn cá nhân (nếu cần thiết). Theo cách hình thành nhóm thứ nhất
và thứ hai, chủ đầu tư không quá quan tâm tới số lượng nhân sự, bởi bộ phận chuyên
trách hoặc tổ chức tư vẫn sẽ tự bố trí xắp xếp nhân sự hợp lý cho mỗi gói thầu của dự án.
Với cách thứ ba, số lượng nhân sự cần được tối ưu để đảm bảo họ có thể phối hợp thực
hiện công việc một cách đồng bộ và không quá bị áp lực.

Đối với những dự án lớn và phức tạp, chủ đầu tư thường thành lập các ban quản lý
dự án (Project Management Unit - PMU). Ban quản lý dự án sẽ thực hiện công việc quản
lý dự án, trong đó có việc lựa chọn nhà thầu cho tất cả các gói thầu của dự án. Khi đó,
ban quản lý dự án trở thành bên mời thầu. Nếu chủ đầu tư đồng thời cùng một lúc thực
hiện nhiều dự án đầu tư khác nhau, mỗi dự án sẽ có một ban quản lý dự án. Trong trường
hợp dự án được thực hiện trên nhiều địa phương thì có thể ở mỗi địa phương lại hình
thành một bên mời thầu.

Dù được hình thành theo cách nào, nhóm nhân sự chuẩn bị đầu thầu cùng phải đáp
ứng các yêu cầu sau: có trình độ chuyên môn phù hợp với đặc điểm của gói thầu, có sự
hiểu biết về hoạt động đấu thầu nói chung cùng những quy định cụ thể về đấu thầu của tổ
chức sở hữu vốn dành cho gói thầu, không có mối quan hệ về lợi ích với các nhà thầu và
có đạo đức nghề nghiệp. Như đã đề cập ở chương 1, nhiều quốc gia trên thế giới coi việc
tham gia tổ chức hoạt động mua sắm công là một nghề, do đó những người tham gia cần
phải được đào tạo một cách bài bản.
Việc kiểm tra xem nhân sự có đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm được thực hiện dễ dàng nhờ các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo họ đã được cấp, bao
gồm các chứng chỉ đào tạo về chuyên môn và về đấu thầu ở các cấp độ khác nhau, cũng
như số năm họ làm việc trong lĩnh vực đấu thầu. Gói thầu càng phức tạp về kỹ thuật,
cảng lớn về quy mô, đặc biệt là khi áp dụng đấu thầu quốc tế, thì càng đòi hỏi nhân sự
phải có nhiều kinh nghiệm hơn để có thể xử lý kịp thời những tỉnh huống xảy ra trong
quá trình thực hiện.

Đạo đức nghề nghiệp là vấn đề quan trọng đối với tất cả các nghề trong xã hội, tuy
nhiên, đối với đấu thầu, đạo đức nghề nghiệp của những người tổ chức đấu thầu và đưa ra
quyết định về đấu thầu (những người sử dụng vốn của nhà nước) đặc biệt quan trọng bởi
họ tạo ra ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Tình trạng thất thoát,
lãng phí vốn hay tham nhũng tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và tại Việt Nam
nói riêng trong đấu thầu những năm qua cho thấy đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận
nhân sự thực hiện đấu thầu còn nhiều hạn chế. Về mặt pháp lý, mặc dù các cá nhân tổ
chức đầu thì không có mối quan hệ họ hàng với các nhà thầu, điều đó không có nghĩ là
giữa họ không có những mối quan hệ lợi ích. Thậm chí, do không có căn cứ pháp lý xác
định những mối quan hệ lợi ích này, chúng rất tỉnh vì và khó phát hiện. Mỗi quan hệ về
lợi ích có thể khiến những nhân sự thực hiện đấu thầu thiếu khách quan, dành sự ưu ái
nhiều hơn cho nhà thầu quen biết, hoặc thông đồng với một hoặc một nhóm nhà thầu để
tổ chức đấu thầu một cách hình thức. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra đối với những nhân sự
này là họ phải thực hiện công việc một cách rất khách quan, không bị tác động từ các nhà
thầu hay thậm chí từ chủ đầu tư.

2.2. Sơ tuyển nhà thầu

Sơ tuyển nhà thầu là việc lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực để tham gia đấu
thầu. Sơ tuyển được áp dụng cho những gói thầu có yêu cầu kỹ thuật phức tạp hoặc có
quy mô lớn. Sơ tuyển giúp bên mời thầu và nhà thầu tiết kiệm thời gian, chỉ phí tổ chức,
tham gia đấu thầu cũng như tăng tính hấp dẫn cho các nhà thầu có năng lực. Sơ tuyển
được thực hiện cho những gói thầu áp dụng hình thức cạnh tranh rộng rãi có sơ tuyển.

Sơ tuyển bao gồm những công việc sau: chuẩn bị hồ sơ mới sơ tuyển (hoặc hồ sơ
mời quan tâm đối với gói thầu dịch vụ tư vấn), thông báo mới sơ tuyển, phát hành hồ sơ
mời sơ tuyển, nhận hồ sơ dự sơ tuyển.
Chuẩn bị hồ sơ mời sơ tuyển

Thông báo mời sơ tuyển.

Phát hành hồ sơ tuyển

Nhận hồ sơ dự sơ tuyên

Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

Thông báo kết quả sơ tuyển

Biểu đồ 2. Quy trình thực hiện sơ tuyển nhà thầu

Chuẩn bị hồ sơ mời sơ tuyển


Hồ sơ mời sơ tuyển có nội dung tương đối đơn giản, bao gồm một thông tin sơ
lược về dự án, về phạm vì gói thầu để các nhà thầu tham gia sơ tuyển có thể đánh giá đặc
điểm của gói thầu. Ngoài nhà hồ sơ mời sơ tuyển còn yêu cầu các nhà thầu tham dự sơ
tuyển của nhiều liên quan đến năng lực ko thuật khôn năng tài chính, và kinh nghiệm của
nhà thầu. Một số nội dung khác cũng được đề cập đến trong hồ sơ mờisơ tuyển, ví dụ như
cách chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, các mốc thời gian quan trọng trong quá trình sơ tuyển,
phương pháp và các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, và những nội dung cần thiết
khác. Các tiêu chí đánh giá HSDT sơ tuyển chỉ tập trung vào năng lực kỹ thuật, năng lực
tài chính và kinh nghiệm của nhà thầu, không bao gồm các tiêu chí đánh giá giải pháp kỹ
thuật và đề xuất tài chính.
Bên mời thầu thường không sử dụng điểm để đánh giá mà dùng phương pháp:
Đạt/ Không đạt, HSDT có tiêu chí nào đó ở mức Không đạt sẽ không được chấp nhận.
Dưới đây là ví dụ về tiêu chuẩn đánh giá HSDT sơ tuyển cho một gói thầu xây dựng nhà
cao tầng.
Mặc dù việc chuẩn bị hồ sơ mời dự sơ tuyển không phức tạp, song nếu không
được quan tâm đúng mức thì cũng có thể mang lại bất lợi cho các bên tham gia. Nếu hồ
sơ mời sơ tuyển đưa ra những số với đặc điểm của gói thầu, số lượng nhà thầu trúng sơ
tuyển có thể th ít và làm ảnh hưởng đến việc tổ chức lựa chọn nhà thầu sau này. Ngược
lại, nếu các yêu cầu trong hồ sơ mời sơ tuyển quá thấp, sẽ có rất ưu nhà thầu trúng sơ
tuyển, khi đó việc sơ tuyển sẽ không còn ý nghĩa, Thông báo mời sơ tuyển và phát hành
hồ sơ mời sơ tuyển 3 yêu cầu quá cao
Theo nguyên tắc công khai, minh bạch, thông tin về sơ tuyển nhà thầu được đăng
tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp, và sơ tuyển có thể được
thực hiện ở phạm vi quốc gia hoặc quốc tế tùy theo đặc điểm của gói thầu. Trong thông
báo mời sơ tuyển, bên mời thầu cần cung cấp các thông tin về gói thầu (phạm vi công
việc, nguồn vốn, các mốc thời gian quan trọng trong quá trình sơ tuyển... cũng như những
yêu cầu tối thiểu về kinh nghiệm để các nhà thầu có đủ cơ sở để quyết định có tham gia
sơ tuyển hay không. Bên mời thầu có thể thực hiện sơ tuyển cho nhiều gói thầu trong dự
án cùng một lúc nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí tổ chức. Như vậy cũng rất thuận lợi
cho các nhà thầu, vì nhà thầu biết được những gói thầu nào của dự án áp dụng sơ tuyển
và có được sự lựa chọn để tham gia tốt nhất. Tuy nhiên, bên mời thầu không nên thực
hiện sơ tuyển vào thời điểm cách quá xa thời điểm tổ chức đấu thầu chính thức, vì các
nhà thầu có thể không “hảo hứng” tham gia dự sơ tuyển, và các nhà thầu trúng sơ tuyển
có thể giảm bớt sự quan tâm đến gói thầu khi phải chờ đợi quá lâu. Việc sơ tuyển đồng
thời cho nhiều gói thầu của dự án thường được tiến hành đối với những dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông, khi những dự án này được chia thành nhiều gói thầu xây dựng
được thực hiện đồng thời, nhưng ở các địa điểm khác nhau.
Ví dụ, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (viết tắt là VEC),
đã lựa chọn hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi quốc tế có sơ tuyển cho một số gói
thầu xây dựng trong một dự án đầu tư. Thông báo sơ tuyển đã được đăng tải công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Một số
nội dung chính của thông báo sơ tuyển được đưa ra dưới đây.
Với những thông tin về phạm vi công việc và giá các gói thầu, nhà thầu tự đánh
giá năng lực kỹ thuật và tài chính của mình có đáp ứng không, và nếu đáp ứng thì nhà
thầu nên tham gia sơ tuyển những gói thầu nào.
Số lượng hồ sơ mời sơ tuyển đã được phát hành cho bên mời thầu biết được mức
độ hấp dẫn của gói thầu. Có thể xảy ra trường hợp không có nhà thầu nào, hoặc chỉ có
duy nhất một nhà thầu tham dự sơ tuyển. Điều đó có nghĩa là gói thầu quả đặc thù nên có
quá ít nhà thầu quan tâm. Tùy vào điều kiện thực tế, bên mời thầu có thể lựa chọn cách
kéo dài thêm thời gian phát hành hồ sơ mời sơ tuyển để có thêm nhà thầu tham gia.

Nhận và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển


Sau khi các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển (hoặc hồ sơ quan tâm đối với gói thầu
dịch vụ tư vấn), bên mời thầu đánh giá và lựa chọn ra những nhà thầu đáp ứng yêu cầu
theo các tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời sơ tuyển. Trong trường hợp không có hồ sơ
dự sơ tuyển nào được nộp, bên mời thầu có thể gia hạn thêm thời gian nộp cho các nhà
thầu đã nhận hồ sơ mời sơ tuyển. Số lượng nhà thầu đáp ứng yêu cầu sơ tuyển có thể ít
hoặc nhiều, bên mời thầu căn cứ vào số lượng này để chuẩn bị thực hiện các công việc
tiếp theo.
Thông báo kết quả sơ tuyển
Danh sách các nhà thầu trúng sơ tuyển được thông báo rộng thì công khai trên các
phương tiện đã đăng tải thông báo mời sơ tuyển. Trong danh sách nêu cụ thể tên và địa
chỉ của các nhà thầu. Ví dụ, trong danh số tuyển quốc tế cho Gói thầu số 4 - Trung tâm
quản lý điều hành hệ thống thu phí, hệ thống giám sát thông tin liên lạc thuộc Dự án xây
dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giấy, bên mời thầu đã đăng
tải kết quả sơ tuyển, trong đó chỉ có 3 nhà thầu Thông tin chi tiết được thể hiện ở bảng
dưới đây.
Hoặc, trong Dự án phát triển tiểu vùng Sông Mekong xây dựng đường cao tốc Bến
Lức - Long Thành giai đoạn 1 vay vốn của ADB, sơ tuyển đã được thực hiện đồng thời
cho bốn gói thầu của dự án là Al, A2-1, A2-2 và A3. Đây là những gói thầu làm các đoạn
đường dài từ hơn 2km đến 8km. Kết quả sơ tuyển của các gói thầu rất khác nhau, trong
khi gói thầu A1 chỉ có bảy nhà thầu trúng sơ tuyển, gói thầu A2-1 lại có tới 15 nhà thầu
trúng sơ tuyển và có một số nhà thầu trúng số tuyển nhiều gói thầu.

2.3. Xác định danh sách ngắn đối với hình thức cạnh tranh hạn chế
Khái niệm danh sách ngắn được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023:
“Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có
sơ tuyển; danh sách nhà thầu, nhà đầu tư được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn
chế; danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.”
Theo nội dung trên, danh sách ngắn theo Luật Đấu thầu 2023 sẽ bao gồm:
 Danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển;
 Danh sách nhà thầu, nhà đầu tư được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế;
 Danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

Với hình thức lựa chọn nhà thầu cạnh tranh hạn chế, bên mời thầu lập danh sách
ngắn các nhà thầu được tham gia đấu thầu - đó là những nhà thầu có khả năng và mong
muốn. Số lượng các nhà thầu trong danh sách ngắn không được quá ít để không ảnh
hưởng đến nguyên tắc cạnh tranh, tuy nhiên cũng không nên quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng
đến tính tập trung trong quá trình lựa chọn. Để đảm bảo số lượng hợp lý, quy định pháp
luật về đấu thầu của các quốc gia và hướng dẫn của các nhà tài trợ thường quy định số
nhà thầu tối thiểu cần có trong danh sách ngắn. Số lượng này không thống nhất trong các
quy định, và có thể thay đổi tùy theo quan điểm của quốc gia hoặc nhà tài trợ. Ngay trong
một quốc gia, quy định về số lượng tối thiểu các nhà thầu trong danh sách ngắn cũng thay
đổi ở các thời điểm khác nhau. Ví dụ, Luật Đấu thầu năm 2009 của Việt Nam quy định số
lượng tối thiểu là năm (05) nhà thầu. Tuy nhiên vào năm 2014 tới nay, theo các quy định
pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, và theo Điều 96 Luật Đấu thầu 2023, số lượng tối
thiểu chỉ là ba (03) nhà thầu. Với các quốc gia phát triển có nhiều nhà thầu hoạt động
trong cùng một lĩnh vực thì có lẽ số lượng tối thiểu ba nhà thầu là hơi ít, còn ở các quốc
gia đang phát triển, có thể do còn ít nhà thầu hoạt động trong cùng một lĩnh vực nên quy
định số lượng tối thiểu ba nhà thầu là chấp nhận được. Để lựa chọn nhà thầu đưa vào
danh sách ngắn, bên mời thầu cần dựa vào năng lực và mong muốn của nhà thầu. Bên
mời thầu liên hệ với nhà thầu để biết được nhà thầu có mong muốn tham gia đấu thầu hay
không. Việc làm này rất cần thiết cho cả bên mời thầu và nhà thầu. Với bên mời thầu, đây
được coi như sự cam kết sẽ tham gia đấu thầu của nhà thầu. Về phía nhà thầu, nhà thầu
tránh được trường hợp không muốn tham gia song bị bên mời thầu đưa vào danh sách
ngắn. Với những gói thầu phức tạp về kỹ thuật hoặc có giá trị lớn, để xác định xem nhà
thầu có đủ năng lực để tham gia dự thầu hay không, bên mời thầu cần thu thập cảng nhiều
thông tin càng tốt về nhà thầu và từ nhiều kênh khác nhau. Ở các quốc gia phát triển, hệ
thống thông tin dữ liệu phục vụ cho hoạt động đấu thầu khá đầy đủ và cập nhật, và kênh
thông tin chính thức và rất hữu ích cho bên mời thầu. Hệ thống dữ liệu thưởng gồm
những thông tin của nhà thầu như: năm thành lập, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy
mô vốn, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, những vi phạm (nếu có)... Tuy nhiên,
tại các quốc gia đang phát triển, hệ thống thông tin dữ liệu về nhà thầu thường chưa hoàn
chỉnh, nhiều nhà thầu chưa tham gia đăng tải thông tin hoặc thông tin không cập nhật,
thiếu chính xác. Điều này gây không ít khó khăn cho bên mời thầu trong việc đánh giá
nhà thầu. Đặc biệt, đối với cạnh tranh hạn chế quốc tế, khi lượng thông tin về các nhà
thầu mà bên mời thầu tự thu thập còn chưa đủ hoặc chưa đáng tin cậy, bên mời thầu nên
sử dụng sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn hoặc các tư vấn cá nhân trong lĩnh vực của gói
thầu, cũng như của nhà tài trợ để có căn cứ xác định danh sách ngắn. Ngoài những kênh
thông tin chính thức, bên mời thầu còn dựa trên những thông tin cập nhật nhất trên thị
trường về nhà thầu, hoặc thông qua những mối quan hệ khác để có được sự đánh giá
khách quan và chính xác về các nhà thầu sẽ đưa vào trong danh sách ngắn.
Khác với sơ tuyển, việc xác định danh sách ngắn trong đấu thầu cạnh tranh hạn
chế chủ yếu dựa trên nhận định chủ quan của bên mời thầu, và không thông qua một khâu
đánh giá chính thức nào. Do đó, bên mời thầu cần thực hiện việc này một cách thận
trọng. Quá trình xác định danh sách ngắn có thể gặp một vài khó khăn: thứ nhất, trong
trường hợp thiểu thông tin về các nhà thầu và bên mời thầu lại chưa có kinh nghiệm tổ
chức những gói thầu tương tự, việc xác định danh sách ngắn đôi khi mang tính cảm tính;
thứ hai, bên mời thầu có thể bị áp lực từ các mối quan hệ “tế nhị” nên chỉ đưa vào danh
sách ngắn số lượng nhà thầu tối thiểu theo quy định, mặc dù trên thực tế vẫn còn có một
vài nhà thầu khác có mong muốn và đủ năng lực tham gia đấu thầu; thứ ba, thiểu sự
thống nhất trong nội bộ bên mời thầu, mỗi cá nhân đề xuất những nhà thầu khác nhau sẽ
khiến cho danh sách ngắn gồm quá nhiều nhà thầu.

Đối với một số gói thầu, do tỉnh đặc thù nên số lượng nhà thầu hoạt động trong
cùng lĩnh vực là rất ít, dẫn tới số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu thấp hơn số
lượng tối thiểu quy định . Trong những trường hợp như vậy, bên mời thầu cần cân nhắc
lại và chuẩn bị đầy đủ các căn cứ giải thích cho các bên có liên quan khi cần thiết (các
bên liên quan bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ, cộng đồng và các nhà thầu
khác). Đây chính là việc tuân thủ nguyên tắc minh bạch trong đấu thầu. Bên mời thầu
cũng cần chắc chắn rằng sau khi đăng tải công khai thông tin về danh sách ngắn, sẽ
không có nhà thầu nào kiến nghị về danh sách này.
Để đảm bảo nguyên tắc công khai, danh sách ngắn cần đăng tải công khai trước
khi phát hành HSMT. Ví dụ, do tính đặc thù của gói thầu, bên mời thầu chỉ xác định được
2 nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để đưa vào danh sách ngắn.

2.4. Chuẩn bị hồ sơ mời thầu


HSMT là tập tài liệu chứa đựng tất cả các thông tin liên quan đến một gói thầu,
mỗi HSMT chỉ được sử dụng cho một gói thầu. Chất lượng HSMT có vai trò rất quan
trọng đối với việc lựa chọn nhà thầu dưới góc độ nào đó, HSMT được ví như “để thỉ” của
một cuộc thi, và thánh sống của cuộc thi phụ thuộc nhiều vào chất lượng của đề thi. Vì
vậy, công việc này đòi hỏi bên mời thầu cần thực hiện một cách cẩn thận, chính xác. Thời
gian chuẩn bị HSMT phụ thuộc vào đặc điểm của gối thầu và trình độ chuyên môn, cũng
như tỉnh chuyên nghiệp của nhóm nhân sự trực tiếp soạn thảo. Các bước soạn thảo
HSMT và nội dung HSMT sẽ được đề cập chi tiết ở chương 4.
Để đảm bảo chất lượng của HSMT, sau khi soạn thảo, HSMT cần phải được thẩm
định. Việc thẩm định do các cá nhân và tổ chức thực hiện theo quy định. Các vấn đề liên
quan đến việc chuẩn bị HSMT được trình bày chi tiết tại chương 4 giáo trình này.

3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu


– Sau khi công việc chuẩn bị đấu thầu được thực hiện xong, tùy theo phương thức
đấu thầu áp dụng cho gói thầu, bên mời thầu tiến hành công việc tổ chức lựa chọn nhà
thầu theo một trong những quy trình sau:

Luật Đấu thầu 2023 quy định có 04 phương thức thực hiện đấu thầu, cụ thể như
sau:
- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:
Căn cứ Điều 30 Luật Đấu thầu 2023 có quy định cụ thể về phương thức một giai
đoạn một túi hồ sơ như sau:
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau
đây:
+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1
Điều 31 của Luật này;
+ Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm
hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp;
+ Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua
sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
+ Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.

=> Quy trình: Căn cứ theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Thông báo mời thầu → Phát hành hồ sơ mời thầu → Gặp gỡ các nhà thầu → Nhận
hồ sơ dự thầu → Mở thầu → Đánh giá hồ sơ dự thầu

- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:


Điều 31 Luật Đấu thầu 2023 quy định về phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ,
cụ thể:
Các trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:
+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
+ Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp
luật về khoa học, công nghệ.

=> Quy trình: Căn cứ theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Thông báo mời thầu → Phát hành hồ sơ mời thầu → Gặp gỡ các nhà thầu → Nhận
hồ sơ dự thầu → Mở đề xuất kỹ thuật → Đánh giá đề xuất kỹ thuật → Mở đề xuất tài
chính → Đánh giá đề xuất tài chính

- Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ:


Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được quy định cụ thể tại Điều 32 Luật
Đấu thầu 2023, cụ thể:
Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu
rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp mà chưa
xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu tại thời điểm tổ
chức đấu thầu.

=> Quy trình: Căn cứ theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Thông báo mời thầu GĐ1→ Phát hành hồ sơ mời thầu → Gặp gỡ các nhà thầu →
Nhận hồ sơ dự thầu → Mở thầu → Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một
Lập hồ sơ mời thầu GĐ 2 → Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu → Tổ chức đấu
thầu → Mở thầu → Đánh giá hồ sơ dự thầu

- Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ:


Theo Điều 33 Luật Đấu thầu 2023 quy định cụ thể về phương thức hai giai đoạn
hai túi hồ sơ, cụ thể:
Nhà thầu trong danh sách đạt yêu cầu giai đoạn một được mời làm rõ hồ sơ đề
xuất về kỹ thuật. Nội dung làm rõ đề xuất về kỹ thuật bao gồm việc chủ đầu tư, bên mời
thầu yêu cầu nhà thầu điều chỉnh đề xuất về kỹ thuật giai đoạn một. Nhà thầu được đưa ra
ý kiến góp ý về nội dung hồ sơ mời thầu

=> Quy trình: Căn cứ theo quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP
+ Thông báo mời thầu GĐ1 → Phát hành hồ sơ mời thầu → Gặp gỡ các nhà thầu
→ Nhận hồ sơ dự thầu → Mở đề xuất kỹ thuật (hồ sơ đề xuất tài chính sẽ được mở ở giai
đoạn hai) → Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật
+ Lập hồ sơ mời thầu GĐ2 → Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu → Phát
hành hồ sơ mời thầu → Nhận hồ sơ dự thầu → Mở thầu → Đánh giá hồ sơ dự thầu

3.1 Thông báo mời thầu


Thông báo mời thầu là một trong những giấy tờ quan trọng trong thủ tục đấu thầu,
là một điều kiện quan trọng để hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án được phát hành
để lựa chọn nhà đầu tư.
– Vai trò: Nhằm đưa đến cho các nhà thầu sự nắm bắt về các thông tin liên quan
đến gói thầu để chuẩn bị các điều kiện tham dự.
Thông báo mời thầu có vai trò quan trọng đối với các nhà thầu khi bên mời thầu
áp dụng hình thức cạnh tranh rộng rãi không sơ tuyển hoặc chào hàng cạnh tranh vì đây
là căn cứ để nhà thầu đưa ra quyết định có tham gia đấu thầu hay không.
– Do yêu cầu đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh trong đấu thầu mà tất cả các gói thầu
khi tổ chức đấu thầu đều phải thông báo công khai và rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng, các phương tiện này phải giúp các nhà thầu lưu giữ lại thông tin trong một
thời gian nhất định, vì vậy báo viết và trang thông tin điện tử được coi là những phương
tiện hữu hiệu hơn các phương tiện như truyền hình, truyền thanh.
 Với hình thức cạnh tranh rộng rãi quốc tế ( có sự tham gia của các nhà thầu
quốc tế): thông báo mời thầu được đăng tải bằng ngôn ngữ như Tiếng Anh, Pháp, Tây Ba
Nha để các nhà thầu quốc tế có thể tiếp cận được
– Tuy nhiên, với hình thức lựa chọn nhà thầu cạnh tranh hạn chế hoặc cạnh tranh
rộng rãi có sơ tuyển, thông báo mời thầu không còn là căn cứ để nhà thầu đưa ra quyết
định có tham gia đấu thầu hay không mà là căn cứ để nhà thầu bắt đầu quy trình tham dự
thầu bằng việc nhận hồ sơ mời thầu
– Nội dung thông báo phải chuyển tải đầy đủ các thông tin cần thiết một cách rõ
ràng, chính xác, đầy đủ như: tên, địa chỉ của bên mời thầu; sự mô tả tóm tắt về số lượng,
chất lượng, quy cách, công dụng của hàng hóa mua sắm, tiêu chuẩn của dịch vụ cần cung
ứng; điều kiện dự thầu; thời hạn, địa điểm, thủ tục nhận hồ sơ mời thầu; thời hạn địa
điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu; những chỉ dẫn về tìm hiểu hồ sơ dự thầu…
 Ví dụ:
3.2. Phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT)
– Thời gian: Việc phát hành hồ sơ mời thầu được thực hiện sau khi kết thúc thông
báo mời thầu. Thời gian phát hành phải đủ dài để các nhà thầu nhận được hồ sơ mời thầu.
Có những quan điểm khác nhau về thời gian phát hành HSMT
 Quan điểm thứ nhất: Thời gian phát hành HSMT càng dài ngày thì càng tạo
cơ hội cho nhiều nhà thầu nhận được HSMT, do đó sẽ có càng nhiều nhà thầu tham gia
đấu thầu, tăng cơ hội lựa chọn cho các bên đấu thầu.
→ Bên mời thầu phát hành HSMT đến tận thời điểm kết thúc nộp HSDT
(còn gọi là điểm đóng thầu ) mặc dù bên mời thầu biết rằng nếu nhà thầu nhận
được HSMT vào sát thời đóng thầu thì nhà thầu sẽ không có đủ thời gian chuẩn bị
tốt HSDT
 Quan điểm thứ hai: Thời gian phát hành HSMT nên chỉ kéo dài trong ít
ngày, vì bất lợi là tốn nhiều thời gian, chi phí in ấn HSMT của bên mời thầu, không tạo
được động lực “tích cực tham gia” cho các nhà thầu. Mặt khác, để chuẩn bị tốt HSDT nhà
thầu cần nhân được HSMT trước thời điểm đóng thầu 1 khoảng thời gian đủ dài vì vậy
việc phát hành HSMT đến tận thời điểm đóng thầu là không cần thiết
=> Phần lớn các nhà thầu ủng hộ quan điểm thứ nhất.
– Địa điểm: Việc phát hành HSMT có thể thực hiện qua đường bưu điện, hoặc nhà
thầu nhận trực tiếp tại địa điểm phát hành hoặc nhà thầu có thể tải xuống từ trang thông
tin điện tử trong trường hợp đấu thầu điện tử.
– Giá bán HSMT:
Tương tự như thời gian phát hành HSMT cũng tồn tại những quan điểm khác
nhau:
 Quan điểm thứ nhất: Giá bán HSMT nên thấp để các nhà thầu không phải
cân nhắc nhiều khi mua HSMT. Vì nếu không trúng thầu hoặc nhà thầu quyết định không
tham gia đấu thầu, khoản chi phí này không phải là một mát lớn.
 Quan điểm thứ hai: Giá bán HSMT nên đủ cao để các nhà thầu cân nhắc
trước khi mua và chỉ những nhà thầu nào muốn tham gia đấu thầu thực sự mới mua
HSMT như vậy sẽ hạn chế số lượng nhà thầu tham gia, sự lựa chọn nhà thầu sẽ tập trung
hơn.
 Quan điểm thứ ba: Giá bán HSMT nên tỷ lệ với giá gói thầu. Số tiền bên
mời thầu thu được từ việc bán HSMT không dùng để chi trả cho công việc chuẩn bị
HSMT vì chi phí này đã đưa tính toán trong tổng mức đầu tư của dự án.
– Để đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh trong đấu thầu, thời gian và giá bán không
được là rào cản hạn chế sự tham gia của đấu thầu vậy nên Chính phủ và nhà tài trợ
thường có quy định giá bán tối đa của HSMT
– Ở Việt Nam, tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về vấn đề
này như sau:
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ
hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối
đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu;
đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

3.3 Gặp gỡ các nhà thầu trước khi nộp hồ sơ dự thầu


– Mục đích: Bên mời thầu giải đáp cho các nhà thầu những thắc mắc liên quan đến
nội dung của HSMT, làm rõ vấn đề cần thiết của gói thầu và dự án.
– Tính chất:
 Không bắt buộc, bên mời thầu chỉ thực hiện khi cần thiết. Nếu sau khi phát
hành HSMT, bên mời thầu nhận được ít nhà thầu có thắc mắc thì chỉ cần phản hồi bằng
văn bản, gửi cho tất cả nhà thầu đã nhận HSMT ( kể cả nhà thầu không ý kiến )
 Không nên mang tính hình thức, tập trung vào chất lượng của buổi gặp gỡ
đạt hiệu quả cao nhất
– Thời gian và địa điểm cần được thông báo trước cho các nhà thầu trong HSMT
nếu có thể. Buổi gặp gỡ các nhà thầu thường được tiến hành với các gói thầu xây lắp, địa
điểm gặp gỡ thường là địa điểm thực hiện gói thầu.
– Sau buổi gặp gỡ, bên mời thầu có thể sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong
HSMT, nếu cần thiết có thể gia hạn thời gian đóng thầu để nhà thầu chuẩn bị HSDT tốt
hơn.
– Nội dung trao đổi trong buổi gặp được lập thành một văn bản và được coi là một
phần của HSMT, văn bản này được gửi cho tất cả các nhà thầu.

3.4 Tiếp nhận hồ sơ dự thầu


– Thời điểm:
 Thời điểm đóng thầu là thời điểm cuối cùng mà nhà thầu được phép nộp
HSDT.
 Những HSDT nộp sau thời điểm đóng thầu, có hai quan điểm khác nhau về
vấn đề này:
Quan điểm thứ nhất, do đảm bảo nguyên tắc công bằng trong đấu thầu,
HSDT
gửi tới địa điểm đã quy định sau thời điểm đóng thầu do bất cứ nguyên nhân nào
đều không được chấp nhận.
Quan điểm thứ hai, nếu nguyên nhân không phải từ phía nhà thầu mà do
yếu tố khách quan thì HSDT vẫn có thể được chấp nhận. Mọi người thường không ủng
hộ quan điểm này do thiếu sự công bằng.
– Hình thức tiếp nhận:
 Bên mời thầu nhận HSDT qua đường bưu điện hoặc Internet. Bên mời thầu
cần kiểm tra và ghi lại số lượng, tình trạng bưu phẩm nhằm đảm bảo bên mời thầu không
làm thay đổi tình trạng HSDT trước khi mở thầu
 Bên mời thầu nhận trực tiếp từ nhà thầu. Bên mời thầu cần tiến hành lập
biên bản nhận HSDT.
– Sau khi nộp HSDT bên mời thầu có thể rút lại HSDT hoặc bổ sung, điều chỉnh
trước thời điểm đóng thầu, bên mời thầu có trách nhiệm giữ gìn an toàn HSDT cho đến
thời điểm mở thầu.

3.5 Mở thầu
– Mở thầu là việc bên mời thầu thông báo công khai những thông tin cơ bản trong
hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự
thầu. Mở thầu là một sự kiện có tính chất quan trọng trong quy trình tổ chức đấu thầu, và
được tổ chức công khai với sự tham gia của các nhà thầu cùng các bên có liên quan. Thời
điểm và địa điểm sự kiện mở thầu được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu.
– Thời điểm: Mở thầu thường được thực hiện ngay sau khi đóng thầu, hoặc sau
thời điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu đến địa điểm mở thầu. Để đảm bảo tính an toàn cho
việc bảo quản hồ sơ dự thầu, địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu được bố trí rất gần hoặc
cùng với địa điểm mở thầu.
– Quy trình và thứ tự mở thầu:
Theo Nghị định 63/2014/NĐ- CP quy định về trình tự mở thầu như sau:
Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể
từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được
trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại
diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của
các nhà thầu;
Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên
của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
 Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc
không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;
 Kiểm tra niêm phong;
 Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản
chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu
lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự
thầu; các thông tin khác liên quan;
Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên
bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và
các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự
thầu;
Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm
giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa
thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội
dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.
3.6 Đánh giá hồ sơ dự thầu
– Đánh giá HSDT là việc bên mời thầu xem xét các HSDT trên cơ sở các yêu cầu
đặt ra trong HSMT. Đây là công việc phức tạp và thường chiếm thời gian nhiều nhất
trong quy trình đấu thầu.
– Mục đích: nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu để thực hiện gói
thầu
– Phương pháp đánh giá HSDT phụ thuộc vào đặc điểm của gói thầu. Căn cứ Luật
Đấu thầu 2023 bao gồm có Phương pháp giá thấp nhất, Phương pháp giá cố định Phương
pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá Phương pháp dựa trên kỹ thuật
– Trường hợp không có nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu của HSMT bên mời thầu
cần xem lại nội dung của HSMT và toàn bộ quá trình đánh giá các HSDT để tìm nguyên
nhân và giải pháp khắc phục.
– Với các gói thầu áp dụng phương thức hai túi hồ sơ, sau khi mở hồ sơ đề xuất kỹ
thuật, bên mời thầu sẽ tiến hành đánh giá theo phương pháp đánh giá đã định theo hồ sơ
mời thầu, bên mời thầu loại những nhà thầu không đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu kĩ thuật và
trả lại đề xuất tài chính còn nguyên niêm phong cho các nhà thầu này, sau đó bên mời
thầu thực hiện mở thầu lần hai với đề xuất tài chính của các nhà thầu đáp ứng tiêu chuẩn
kĩ thuật, tiếp theo bên mời thầu sẽ thực hiện đánh giá đề xuất tài chính theo phương pháp
cũng đã được quy định trong HSMT để chọn nhà thắng thầu.
– Hồ sơ dự thầu đánh giá dựa trên những nguyên tắc:
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu
giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ
năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về
tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản
chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh
giá.
3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá
trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu
thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại.
4. Ký kết hợp đồng
Sau khi đã chọn ra nhà thắng thầu, bên mời thầu và nhà thầu tiến hành hoàn thiện,
đàm phán để đi đến thống nhất về hợp đồng thực hiện gói thầu. Dựa vào HSMT, HSDT
và những điều kiện thực tế để hoàn thiện, đàm phán và ký kết hợp đồng.
– Hình thức: Gặp gỡ trực tiếp hoặc gián tiếp ( điện thoại, email)

4.1 Hoàn thiện hợp đồng


– Tính chất: bắt buộc với tất cả các gói thầu
– Điều kiện nhà thầu được lựa chọn để ký kết hợp đồng:
 Nhà thầu có HSDT hợp lệ;
 Nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm với gói thầu
 Có giải pháp thực hiện gói thầu là khả thi
 HSDT có giá cạnh tranh và được xếp thứ nhất
– Mục đích: Nhằm khắc phục những thiếu sót nhỏ, không căn bản trong HSDT, để
HSDT thực sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của HSMT, tạo cơ sở cho việc ký kết và thực
hiện hợp đồng.
– Nội dung của việc hoàn thiện hợp đồng:
 Các nội dung còn chưa đầy đủ chi tiết trong HSDT
 Việc áp giá trị cho sai lệch
 Về các điều kiện của hợp đồng
 Về những sáng kiến, giải pháp kỹ thuật, phương pháp thay thế của nhà thầu
đề xuất trong HSDT
 Điều chỉnh khối lượng công việc của gói thầu
– Thời gian hoàn thiện hợp đồng phụ thuộc vào các nội dung cần hoàn thiện. Nếu
HSMT cung cấp đầy đủ, tiêu chí đánh giá HSDT rõ ràng dễ định lượng thì việc hoàn
thiện sẽ nhanh chóng và đơn giản. Ngược lại nếu tiêu chí đánh giá khó định lượng thì
việc hoàn thiện sẽ phức tạp hơn.
– Trường hợp chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn để hoàn thiện hợp đồng
không đạt được thỏa thuận để ký hợp đồng, nhà thầu có HSDT xếp hạng tiếp theo sẽ
được hoàn thiện hợp đồng với chủ đầu tư.

4.2 Đàm phán hợp đồng


– Đàm phán hợp đồng là việc thương lượng giữa hai bên về những nội dung mà
hai bên có mâu thuẫn về lợi ích. Việc cho phép đàm phán hay không cần được quy định
rõ trong HSMT, trừ tình huống bất khả kháng xảy ra trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
– Đàm phán chỉ được thực hiện trong một số trường hợp:
 Bên mời thầu áp dụng phương pháp dựa trên cơ sở chất lượng tốt để đánh
giá HSDT
 Những gói thầu hỗn hợp (EC, PC hoặc EPC)
– Khi đàm phán các bên phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định trong đấu thầu.
Mức giá thỏa thuận đạt được phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, khả năng đàm phán
cũng như điều kiện thực tế của các bên. Về nguyên tắc mức giá thỏa thuận đạt không
được vượt quá giá gói thầu đã xác định trong kế hoạch đấu thầu của dự án. Tuy nhiên giá
gói thầu có thể chưa xác định thực sự hợp lý do chưa tính đến yếu tố trượt giá.
– Thời gian đàm phán: phụ thuộc vào nội dung đàm phán và sự chênh lệch lợi ích
của các bên.

4.3 Thông báo kết quả lựa chọn hợp đồng và ký kết hợp đồng
– Thời điểm sau khi đạt được thỏa thuận với nhà thầu thông qua việc hoàn thiện và
đàm phán hợp đồng, bên mời thầu thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
– Ví dụ minh họa:
– Thông báo công khai kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi ký hợp đồng có vai tr ò
quan trọng. Cộng đồng hoặc các nhà thầu tham gia đấu thầu có thể cung cấp thêm thông
tin về nhà thầu được lựa chọn cho bên mời thầu, từ đó BMT/ chủ đầu tư xem xét lại sự
lựa chọn của mình. Quá trình đánh giá nhà thầu chủ yếu dựa trên HSDT.
– Để đảm bảo nguyên tắc minh bạch, bất kể cá nhân hay tổ chức nào trong xã hội
đều có thể kiến nghị về kết quả đấu thầu nếu có căn cứ rõ ràng chính xác hoặc thiếu sự
hợp lý trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Quá trình lựa chọn nhà thầu được coi là thành
công sau khi các bên đã ký kết hợp đồng với những điều kiện thực hiện gói thầu tốt nhất.
– Với các nhà thầu không trúng thầu, bên mời thầu có thể cung cấp thông tin về
quá trình đánh giá HSDT của nhà thầu, chỉ ra những điểm yếu để nhà thầy có thể rút kinh
nghiệm cho những lần đấu thầu tiếp theo.

B. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU TẠI VIỆT NAM
5. So sánh: Luật Đấu thầu 2013 và Luật Đấu thầu 2023
5.1. Quy trình lựa chọn nhà thầu
Nội dung Luật đấu thầu 2013 Luật đấu thầu 2023
Căn cứ Điều 38 Điều 43
Quy trình lựa Thương thảo hợp đồng là - Thương thảo hợp đồng là
chọn nhà thầu bước bắt buộc đối với tất cả các bước bắt buộc đối với gói thầu cung
đối với đấu gói thầu thuộc trường hợp đấu cấp dịch vụ tư vấn.
thầu rộng rãi, thầu rộng rãi, hạn chế; - Đối với gói thầu mua sắm
hạn chế hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ
phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế,
gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu
cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần
thiết, bên mời thầu có thể thương
thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng
thứ nhất;
Quy trình lựa Quy định quy trình lựa Không còn quy định riêng cho
chọn nhà thầu chọn nhà thầu đối với chào hàng chào hàng cạnh tranh theo thủ tục rút
đối với chào cạnh tranh gồm 02 trường hợp: gọn
hàng cạnh - Đối với chào hàng cạnh
tranh tranh theo quy trình thông thường;
- Đối với chào hàng cạnh
tranh theo quy trình rút gọn;
5.2. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu 2023 đã bỏ các quy định
về thời gian: (i) Phê duyệt KHLCNT; (ii) Thời gian phát hành Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu; (iii) Thời gian đánh giá Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ
sơ đề xuất hồ sơ dự thầu; (iv) Thời gian thẩm định cho từng nội dung thẩm định: kế
hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ
yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; (v) Thời gian phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ
mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu; (vi) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự
thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu; (vii) Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết
quả lựa chọn nhà thầu.
- Đồng thời Luật đấu thầu 2023 đã giao quyền cho người có thẩm quyền, chủ đầu
tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện nói trên và đối với các công việc khác
trên cơ sở đảm bảo tiến độ của dự án gói thầu.
- Đối với các thời gian của các công việc còn lại, Luật đấu thầu 2023 đã thay đổi,
cụ thể: rút ngắn thời gian thực hiện, chi tiết tại bảng sau:
Nội dung Luật đấu thầu 2013 Luật đấu thầu 2023
Căn cứ Điều 12 Điều 45
c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ
quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối
với đấu thầu trong nước và 20
ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể
từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan
tâm được phát hành đến ngày có
thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ
nộp hồ sơ quan tâm trước thời quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối
Thời gian
điểm đóng thầu; thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu
chuẩn bị hồ
d) Thời gian chuẩn bị hồ sơ trong nước, 18 ngày đối với đấu
sơ quan tâm,
dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ
hồ sơ dự sơ
với đấu thầu trong nước và 20 sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ
tuyển
ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể tuyển được phát hành đến ngày có
từ ngày đầu tiên hồ sơ mời sơ thời điểm đóng thầu;
tuyển được phát hành đến ngày có
thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải
nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời
điểm đóng thầu;
đ) Thời gian chuẩn bị hồ sơ
đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm
việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ yêu
cầu được phát hành đến ngày có
thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải
nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm
đóng thầu;
b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ
dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi,
đấu thầu hạn chế tối thiểu là 18
ngày đối với đấu thầu trong
nước, 35 ngày đối với đấu thầu
quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ
mời thầu được phát hành đến ngày
có thời điểm đóng thầu; đối với gói
thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói
thầu không quá 20 tỷ đồng, gói
thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ
phi tư vấn có giá gói thầu không
e) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quá 10 tỷ đồng thì thời gian chuẩn
dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09
đấu thầu trong nước và 40 ngày đối ngày đối với đấu thầu trong
Thời gian
với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày nước,18 ngày đối với đấu thầu quốc
chuẩn bị hồ
đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát tế;
sơ sự thầu
hành đến ngày có thời điểm đóng c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ
thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự dự thầu đối với chào hàng cạnh
thầu trước thời điểm đóng thầu; tranh tối thiểu là 05 ngày làm
việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời
thầu được phát hành đến ngày có
thời điểm đóng thầu;
d) Trường hợp gói thầu đủ
điều kiện áp dụng hình thức chỉ
định thầu theo quy định tại điểm a,
b và c khoản 1 Điều 23 của
Luật đấu thầu nhưng người có thẩm
quyền quyết định áp dụng hình
thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn
nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ
sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày kể
từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu
được phát hành đến ngày có thời
điểm đóng thầu;
đ) Việc sửa đổi hồ sơ mời
m) Thời gian gửi văn bản thầu được thực hiện trong thời gian
sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà tối thiểu là 10 ngày trước ngày có
thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thời điểm đóng thầu; đối với gói
thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói
Thời gian sửa
trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu không quá 20 tỷ đồng, gói
đổi hồ sơ mời
thầu quốc tế trước ngày có thời thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ
thầu
điểm đóng thầu; phi tư vấn có giá gói thầu không
quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi hồ sơ
mời thầu được thực hiện trong thời
gian tối thiểu là 03 ngày làm việc
trước ngày có thời điểm đóng thầu.

5.3. Về hợp đồng với nhà thầu


Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đấu thầu, Luật đấu thầu 2023 đã hoàn
thiện quy định về hợp đồng theo hướng: Phân biệt rõ các trường hợp áp dụng loại hợp
đồng với nhà thầu; Theo đó, ngoài các loại Hợp đồng: Hợp đồng trọn gói, Hợp đồng theo
đơn giá cố định, Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, Hợp đồng theo thời gian, Luật đấu
thầu 2023 đã bổ sung thêm một số loại hợp đồng trên cơ sở thực tiễn bao gồm: Hợp đồng
theo chi phí cộng phí, Hợp đồng theo kết quả đầu ra, Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, Hợp
đồng hỗn hợp;
Đối với hợp đồng trọn gói, Luật đấu thầu 2023 cũng đã bãi bỏ quy định hợp đồng
trọn gói là loại hợp đồng cơ bản.
- Bổ sung quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng. Theo đó, Điều 69 Luật đấu
thầu 2023 quy định các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã
ký kết, bảo đảm trung thực, hợp tác và đúng pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của
Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Bổ sung quy định về các trường hợp sửa đổi hợp đồng thay cho nguyên tắc điều
chỉnh hợp đồng đã được quy định tại Luật đấu thầu 2013. Theo đó, Luật đấu thầu 2023 đã
bổ sung quy định như sau:
Nội dung sửa đổi hợp đồng có thể bao gồm: khối lượng, tiến độ, giá, áp dụng tùy
chọn mua thêm và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết trừ
trường hợp việc thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và nội dung khác đã được quy định
trong hợp đồng đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: (i) Không vượt giá gói thầu ghi trong
kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp dự toán gói thầu được phê duyệt sau khi có
KHLCNT thì không vượt dự toán gói thầu; (ii) Không vượt thời gian thực hiện gói thầu
ghi trong hợp đồng; (iii) Phương pháp, công thức, hạng mục và các nội dung cần thiết để
điều chỉnh đã quy định trong hợp đồng thì các bên không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp
đồng.
Như vậy, việc sửa đổi hợp đồng liên quan đến giá hợp đồng áp dụng cho tất cả
các loại hợp đồng thay vì quy định việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng đối
với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo
thời gian như quy định tại Luật đấu thầu 2013.

5.4. Về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu


Đối tượng được hưởng ưu đãi:
Luật đấu thầu 2023 bổ sung thêm đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà
thầu bao gồm: (i) Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; (ii) Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi
trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; (iii) Nhà thầu trong nước sản
xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu; (iv) Nhà thầu là doanh
nghiệp siêu nhỏ; (v) Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của
pháp luật; (vi) Nhà thầu là doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số từ
25% trở lên.
Các ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu:
Luật đấu thầu 2023 bổ sung thêm các ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu so với Luật
đấu thầu 2013, bao gồm:
(i) Xếp hạng cao hơn cho nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong
trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi và nhà thầu không thuộc đối
tượng được hưởng ưu đãi được đánh giá ngang nhau;
(ii) Được ưu tiên trong đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và các tiêu chí khác
trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
(iii) Gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng được dành cho doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ tham dự thầu. Trường hợp đã tổ chức đấu thầu, nếu
không có doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ đáp ứng được yêu cầu thì được phép
tổ chức đấu thầu lại và cho phép các doanh nghiệp khác được tham dự thầu.

6. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu


Căn cứ theo Điều 45 Luật đấu thầu 2023:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 45 Luật Đấu thầu 2023 quy định về thời gian tổ chức lựa
chọn nhà thầu được quy định như sau:
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngày đối với
đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan
tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế tối
thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày
đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
Đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu
mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng thì thời gian
chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với
đấu thầu quốc tế;
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05
ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm
đóng thầu;
- Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo điểm a, b
và c khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 nhưng người có thẩm quyền quyết định áp
dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự
thầu tối thiểu là 09 ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có
thời điểm đóng thầu;
- Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày
trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu
không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu
không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối
thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
Việc sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện trong thời
gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
Ngoài ra, đối với các công việc khác ngoài quy định trên, người có thẩm quyền,
chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ của
dự án, gói thầu.

7. Hiện trạng thực tế


- Thực tế, ngày càng nhiều các sai phạm diễn ra trong quá trình lựa chọn nhà thầu
mà đa phần xuất phát từ các cách thức lách luật tinh vi sau đây:
Thứ nhất là tình trạng chia nhỏ các gói thầu để áp dụng chỉ định thầu: Luật
Đấu thầu đã quy định các trường hợp chỉ định thầu quy định các hạn mức được áp dụng
chỉ định thầu như dưới 100 triệu đồng, dưới 500 triệu đồng và dưới 1 tỉ đồng. "Tuy nhiên,
để lách các quy định này, việc chia nhỏ gói thầu để áp dụng hình thức chỉ định thầu diễn
ra phức tạp trong thực tế, thể hiện trong nhiều kết luận thanh tra, kết luận điều tra. Đơn
cử tại một bệnh viện đa khoa tỉnh, kết luận của thanh tra tỉnh chỉ rõ tổng giá trị mua sắm
hơn 95 tỷ đồng, nhưng ban hành hơn 1.165 quyết định về chỉ định thầu, với giá trị của
gói thầu chỉ dưới 100 triệu đồng"
Thứ hai, tình trạng cài cắm điều khoản hướng thầu, để "cài thầu quen, chèn
thầu lạ". Quy định về hồ sơ mời thầu là để chọn nhà thầu tốt nhất đáp ứng quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, nếu có ý đồ thì đây là những chốt chặn loại bỏ nhà thầu không
mong muốn. Thực tế, nhiều chủ đầu tư cài cắm những điều khoản hướng thầu, để hướng
tới các nhà thầu thân hữu, loại bỏ các nhà thầu khác. Từ đó, biến đấu thầu rộng rãi thành
đấu thầu hạn chế. Ví dụ có những gói thầu đưa ra tiêu chí như phải có bằng khen của Bộ
Tài chính về nghĩa vụ nộp thuế, gần như tiêu chí đưa ra chỉ dành cho một doanh nghiệp.
Hay trường hợp HSMT với gói thầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho một nhà máy
dầu khí trong nước đã đưa ra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm là: “Nhà cung cấp bảo
hiểm đạt được xếp hạng tài chính ở mức an toàn bởi một trong các tổ chức xếp hạng quốc
tế như A.M Best, Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch”… Trong khi theo nhiều nguồn
thống kê, trên thị trường hiện chỉ có 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã thực hiện
xếp hạng quốc tế. Với điều kiện này, khoảng 25 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
khác, trong đó có doanh nghiệp đứng đầu thị trường, được đánh giá năng lực tài chính tốt
theo tiêu chuẩn, quy định trong nước, vẫn bị loại.
Và cả trường hợp Ban Dân tộc một số tỉnh khi đấu thầu các gói thầu đào tạo, tập
huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thuộc Chương trình 135 năm
2019 đã yêu cầu hợp đồng tương tự phải là hợp đồng đào tạo, tập huấn thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong khi đó, nội dung gói thầu chủ yếu
gồm các hạng mục: bố trí giảng viên, quản lý tổ chức lớp học, bố trí ăn nghỉ cho học
viên, giảng viên, chuẩn bị hội trường, tài liệu, văn phòng phẩm, nước uống, phát các
khoản hỗ trợ cho học viên (ăn, ở, đi lại và phụ cấp)… Đây là hạng mục công việc của
dịch vụ tổ chức đào tạo cho bất kỳ chương trình đào tạo nào chứ không riêng chương
trình đào tạo cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền
vững. Tuy nhiên, sự khu biệt của HSMT khiến nhà thầu có các hợp đồng tương tự về tính
chất phù hợp với các hạng mục công việc dịch vụ đào tạo nêu trên nhưng không có lịch
sử trúng thầu trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững sẽ bị loại. Nếu điều kiện
đó cứ lặp đi lặp lại nhiều năm, thì chắc chắn cánh cửa chỉ mở cho rất ít nhà thầu.
Thứ ba là thiết lập "quân xanh quân đỏ" để thông thầu. Tình trạng "quân xanh
quân đỏ" thời gian qua đã tạo ra nhiều cuộc đấu thầu thiếu cạnh tranh, thu lời bất chính,
có những nhà thầu chỉ để trượt, nhằm lót đường cho nhà thầu đã được định sẵn trúng
thầu. Việc thực hiện quy trình đấu thầu đôi khi chỉ mang tính hình thức.
Thứ tư, tình trạng móc ngoặc với thẩm định giá nâng khống giá trị gói thầu.
Nếu chỉ nhìn vào hồ sơ thì tất cả đều đúng quy trình, nhưng đi sâu vào mới phát hiện sự
móc ngoặc tinh vi của chủ đầu tư - đơn vị tư vấn - đơn vị thẩm định giá và đơn vị trúng
thầu, qua đó thổi giá cao gấp nhiều lần so với giá trị thực.
Thứ năm, tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực khác. Tình trạng vi phạm các quy
định pháp luật, lách các quy định như nêu trên đều có thể tiềm ẩn hoặc hướng tới nguy cơ
tham nhũng, trục lợi. Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) năm 2021 cho thấy, trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát có
tới 25% doanh nghiệp cho biết họ chủ động chi trả chi phí không chính thức khi tham gia
đấu thầu; 73% doanh nghiệp cho biết họ phải chi trả theo gợi ý của cán bộ phụ trách đấu
thầu. Đáng lưu ý, có đến 58,9% doanh nghiệp cho biết, việc chi trả chi phí không chính
thức khi tham gia đấu thầu là "luật bất thành văn" mà doanh nghiệp phải tự hiểu khi tham
gia.
a) Theo “Báo cáo: Đấu thầu mua sắm công - Từ góc nhìn của doanh nghiệp” của
VCCI:
- Đánh giá tổng thể
Khó khăn hàng đầu mà doanh nghiệp gặp phải là thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu
quá ngắn, với 17% doanh nghiệp phản ánh. Tiếp đó là các trở ngại khác như thư mời thầu
không công bố rộng rãi (15,9%), điều kiện thực hiện hợp đồng quá khó (15,1%). Khoảng
gần 14% doanh nghiệp cho rằng họ cũng gặp trường hợp bên mời thầu đưa ra tiêu chuẩn
về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu khó bất thường, và 11,4% doanh nghiệp nêu vấn đề
các tiêu chí phụ đôi khi không thỏa đáng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp gặp tình
trạng khó hoặc không mua được hồ sơ mời thầu và các vấn đề khác (cùng tỷ lệ 7,1%). Về
tổng thể, có tới 41,5% doanh nghiệp tham gia đấu thầu trong 2 năm qua vấp phải một
trong các vấn đề nêu trên.

Biểu đồ 3: Một số khó khăn doanh nghiệp thường gặp khi tham gia đấu thầu mua
sắm công tại địa phương
(Nguồn: Báo cáo đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp – VCCI, UNDP)
- Đặc biệt, doanh nghiệp còn phải chi “hoa hồng” để dự thầu “trơn tru” hơn
Doanh nghiệp tham gia khảo sát được đặt câu hỏi về mức độ đồng ý của họ với nhận định
“Chi trả ‘hoa hồng’ là điều bắt buộc để đảm bảo trúng thầu”. Kết quả cho thấy khoảng
34,4% cho rằng việc chi trả “hoa hồng” là một yêu cầu bắt buộc để có thể trúng thầu
(Hình 3.3). Nói cách khác, cứ khoảng 3 doanh nghiệp tham gia đấu thầu thì có 1 doanh
nghiệp sẵn sàng chi trả chi phí ngoài quy định để tăng khả năng trúng thầu. Doanh nghiệp
tư nhân dường như sẵn sàng chi trả chi phí ngoài quy định để tăng cơ hội trúng thầu.
Theo kết quả khảo sát năm 2021, có khoảng 36,8% ý kiến đồng tình từ khu vực này, cao
hơn so với khu vực doanh nghiệp FDI (33,3%).
Doanh nghiệp phải chi trả các khoản chi phí này để các bước chuẩn bị và nộp hồ
sơ dự thầu được trơn tru hơn. Có những trường hợp doanh nghiệp từ chối không chi trả
các khoản chi phí này khiến cho tiến độ hoàn thành hồ sơ bị chậm trễ, không nộp được hồ
sơ dự thầu gây tổn thất lớn hơn khoản chi trả này. Không chỉ vậy, tình trạng “hoạnh họe”
của cơ quan liên quan cũng gây ảnh hưởng tới dự án, không chi không được”, chia sẻ của
một doanh nghiệp tham gia đấu thầu đã trả lời khảo sát.

Biểu đồ 4. Tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “Chi trả ‘hoa hồng’ là điều bắt buộc
để đảm bảo trúng thầu
(Nguồn: Báo cáo đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp – VCCI, UNDP)
Dù vậy, như thể hiện tại Biểu đồ 4, đã có dấu hiệu tích cực là tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng
chi trả chi phí ngoài quy định để tăng cơ hội trúng thầu trong khảo sát năm 2021 đã giảm
so với những năm trước đó. Điều này là kết quả của những nỗ lực của Đảng và Nhà nước
trong công tác phòng chống tham nhũng thời gian gần đây, kể cả trong bối cảnh dịch
COVID-19 song vẫn tập trung xử lý một số vụ việc liên quan tới mua sắm đấu thầu trong
lĩnh vực y tế.
- Đối xử công bằng trong hoạt động đấu thầu
Khoảng 46% doanh nghiệp đánh giá cơ quan (bên) mời thầu, chủ đầu tư đã đối xử
công bằng với các nhà thầu tham gia đấu thầu. Điều này cũng hàm ý hơn một nửa số
doanh nghiệp kỳ vọng nhận được sự ứng xử công bằng hơn từ phía bên mời thầu, chủ đầu
tư.
Nhìn nhận về việc được đối xử công bằng hay không có sự khác biệt theo quy mô
và số năm hoạt động của doanh nghiệp. Biểu đồ 5 cho thấy doanh nghiệp quy mô siêu
nhỏ và hoạt động dưới 5 năm là những nhóm ít hài lòng hơn về cách ứng xử của bên mời
thầu so với các nhóm doanh nghiệp khác. Tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động dưới 3 năm cảm
thấy được đối xử công bằng khi tham gia đấu thầu chỉ ở mức 26%. Nhóm các doanh
nghiệp quy mô siêu nhỏ về vốn và siêu nhỏ về lao động cũng chỉ có tỷ lệ lần lượt 36% và
39% cho rằng các nhà thầu được bên mời thầu, chủ đầu tư ứng xử công bằng khi đấu
thầu.
Biểu đồ 5. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết được đối xử công bằng khi
tham gia đấu thầu
(Nguồn: Báo cáo đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp – VCCI, UNDP)

Phân tích theo hình thức lựa chọn nhà thầu, các nhóm doanh nghiệp có đánh giá
tương đối khác biệt về mức độ đối xử công bằng. Cụ thể, doanh nghiệp tham gia các gói
thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi cảm nhận về sự công bằng tích cực hơn đáng kể so
với các hình thức đấu thầu còn lại. Khoảng 54% doanh nghiệp tham gia đấu thầu gần nhất
cho rằng họ được đối xử công bằng khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tỷ lệ doanh
nghiệp cho rằng được đối xử công bằng thấp nhất đối với hình thức đấu thầu hạn chế
(30%). Các hình thức còn lại bao gồm chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, lựa chọn nhà
thầu trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này nằm trong khoảng từ 36% đến 43% (Biểu đồ 6)

Biểu đồ 6. Hình 3.8 Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết được đối xử công bằng khi tham gia đấu
thầu, so sánh hình thức lựa chọn nhà thầu
(Nguồn: Báo cáo đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp – VCCI, UNDP)

b) Các sai phạm điển hình trong quy trình lựa chọn nhà thầu được Kiểm toán
Nhà nước (KTNN) chỉ ra tại Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2022 là:
Thứ nhất là nhiều dự án đầu tư công không thực hiện lập, phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu như tại Dự án Trụ sở Công đoàn Thông tin, Dự án Trụ sở Công đoàn
Y tế của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hay Dự án bể bơi Bình Định, Dự án bể bơi
Ninh Thuận; Dự án Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên Vũng Tàu,... của Trung ương
đoàn Thanh niên cộng sản HCM.
Thứ hai là không đăng tải thông tin đấu thầu. Tình trạng này được KTNN phát
hiện khi kiểm toán các dự án tại tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Đồng Tháp và nhiều tỉnh thành
khác. Điển hình là Dự án mua sắm thiết bị công nghệ thông tin của Sở GD&ĐT Gia Lai;
Dự án xây dựng Trường Mẫu giáo Đức Phong tỉnh Bình Phước.
Thứ ba là tình trạng chỉ định thầu không đúng quy định diễn ra ở nhiều địa
phương như tỉnh Bình Định, Long An, Ninh Bình, Điện Biên, Phú Yên, Đắk Lắk. Câu
chuyện nhức nhối này cũng diễn ra tại Dự án đường Võ Văn Kiệt, tỉnh Vĩnh Long; Dự án
xây dựng tuyến ĐT.857 đoạn Quốc lộ 30 - ĐT.845 (Đồng Tháp); Dự án Nâng cấp Quốc
lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự.
Thứ tư là HSMT, hồ sơ yêu cầu đưa ra tiêu chí làm hạn chế sự tham gia của
nhà thầu như tại Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đoạn Nghi
Sơn - Diễn Châu.
Thứ năm là tình trạng lựa chọn nhà thầu chậm so với kế hoạch như một số gói
thầu thuộc các dự án: Kè biển Xuân Hải, tỉnh Phú Yên; Dự án Xử lý sạt lở bờ sông Cần
Giuộc, tỉnh Long An; Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; Nâng cấp
Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; Xây dựng tuyến ĐT.857 đoạn
Quốc lộ 30 - ĐT.845 tại Đồng Tháp; cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020
đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng
không quốc tế Long Thành.
c) Ví dụ về sai phạm trong quy trình lựa chọn nhà thầu gần đây:

 Vụ việc: “Cư dân khu chung cư X tại Hà Nội tố Ban quản trị sai phạm quy
trình lựa chọn nhà thầu bảo trì thang máy”.
 Diễn biến: Cư dân bức xúc cho rằng Ban quản trị do chính mình bầu ra đã
có hành vi lạm quyền, tài chính không minh bạch, quản lý yếu kém khiến tiện ích xuống
cấp. Cụ thể là khi Ban quản trị đấu thầu chọn nhà thầu bảo dưỡng thang máy. Chính đơn
vị cung cấp thang máy cũng không trúng thầu, thay vào đó là một đơn vị hoàn toàn xa lạ.
Lý do trúng thầu cũng không được công khai minh bạch. Do đó các cư dân trong chung
cư X tố Ban quản trị rằng: họ đã cho đăng báo mời thầu trước khi ban hành quy chế thầu,
không thành lập tổ giám sát chấm thầu dù đa số đã biểu quyết, các cuộc họp không có sổ
ghi biên bản... Sự việc bức xúc của cư dân đã khiến UBND phường Tây Mỗ phải can
thiệp.
=> Không chỉ riêng khu chung cư này mà ở rất nhiều khu chung cư khác cư dân
cũng bức xúc với việc sai phạm trong quy trình thực hiện đấu thầu bảo trì sửa chữa tòa
nhà. Họ bức xúc đến mức tập hợp và căng nhiều băng rôn như "Yêu cầu BQT thực hiện
đúng pháp luật", "BQT lừa dối"…Những vụ việc trên như lời cảnh tỉnh cho ban quản trị
các khu dân cư về chấp hành nghiêm chỉnh quy trình đấu thầu.

8. Case Study: Tranh chấp liên quan trực tiếp tới đánh giá hồ sơ dự thầu của bên mời
thầu.
Mô tả tình huống:
Ngày 17 tháng 10 năm 2020, công ty xây dựng D nộp hồ sơ dự thầu và tham gia
đấu thầu 2 gói thầu pk 1A và pk 1B do công ty Cảng hàng không T là bên mời thầu.
Ngày 28 tháng 10 năm 2020, công ty T gửi thông báo công ty D bị loại với lý do
không đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật. Công ty D đã gửi công văn yêu cầu công ty
T làm rõ không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật cụ thể như thế nào. Tuy nhiên không
nhận được sự phản hồi của công T.
Xét thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm công ty D khởi kiện công ty T ra tòa với
lý do: công ty D vi phạm quy trình đấu thầu và yêu cầu: công ty T phải công nhận công
ty D là một trong các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật và tiếp tục thực hiện quy
trình đấu thầu theo luật với hồ sơ của công ty D.
Tại tòa công ty T trình bày lý lẽ đánh giá hồ sơ của công ty D không đạt yêu cầu
như sau:
 Thứ nhất: công ty đã nhiều lần bị nhắc nhở về việc chậm hoàn thành tiến
độ cũng như thiếu năng lực và kỷ luật với nhiều gói thầu mình phụ trách.
 Thứ hai: báo cáo tài chính năm 2016 của công ty D còn nhiều điểm nghi
vấn không rõ ràng.
 Thứ ba: công ty D đã bị khởi kiện bởi nhiều nhà thầu phụ do đã không
thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
 Thứ tư: nhiều cán bộ lãnh đạo của công ty D hiện đang bị khởi tố điều tra
và xét xử về các hành vi đưa và nhận hối lộ thông thầu.

Phân tích tình huống: Vậy trong trường hợp này bên nào sai?
Tại phiên tòa phúc thẩm: Tòa án nhận định:
 Công ty T đánh trượt công ty D về tiêu chí kinh nghiệm là chưa đủ căn cứ
vì các văn bản của các đối tác chỉ là nhắc nhở công ty D về tiến độ nên không có giá
trị pháp lý khẳng định công ty D không có năng lực.
 Báo cáo tài chính của công ty D năm 2019 có kết quả là dương và công ty T
cũng không chứng minh được bản báo cáo này có nhiều điểm nghi vấn không rõ ràng ở
chỗ nào.
 Các tiêu chí khác như chậm thanh toán cho các nhà thầu phụ hay nhiều cán
bộ bị kỷ luật mà công ty T đưa ra không nằm trong tiêu chí mời thầu.
 Đồng thời, chiếu theo Khoản 1 Điều 92, Luật Đấu Thầu 2013 về Quy
trình giải quyết kiến nghị nêu rõ: “Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết
kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn
bản kiến nghị của nhà thầu”. Vậy thì việc công ty T không có bất cứ phản hồi nào cho
công ty D là đã vi phạm điều luật này.

Kết quả: Tòa yêu cầu công ty T có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các quy định
của pháp luật khi đấu thầu đối với hồ sơ dự thầu của công ty D.

Bài học rút ra:


- Bên mời thầu cần phải quy định rõ trong HSMT những tiêu chí để đánh giá mà
họ thấy cần thiết ví dụ như về tiến độ thực hiện các dự án mà nhà thầu từng tham gia hay
minh chứng đảm bảo về năng lực, đạo đức chuyên môn của ban lãnh đạo nhà thầu,... Đối
với trường hợp trên, bên mời thầu có thể bổ sung thêm vào HSMT các tiêu chí hoặc có
thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin để làm rõ nghi vấn chứ không nên không
phản hồi và tự ra quyết định như vậy.
- Qua phân tích ta còn nhận thấy: Luật Đấu Thầu 2013 (cụ thể ở Điều 90 quy định
về Xử lý vi phạm trong đấu thầu) chưa có quy định những chế tài xử phạt sai phạm của
bên mời thầu và chủ đầu tư mà chỉ tập trung quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi
vi phạm của nhà thầu và nhà đầu tư. Do đó, hệ thống luật pháp cần phải cải thiện hơn nữa
để đảm bảo tính công bằng trong quy trình đấu thầu. Dưới đây là bảng so sánh điều
khoản Xử lý vi phạm trong đấu thầu của Luật Đấu Thầu 2013 với 2023:
Luật đấu thầu 2013 (Điều Luật đấu thầu 2023 So sánh
90) (Điều 87)
Khoản 2 Ngoài việc bị xử lý theo quy Ngoài việc bị xử lý Luật 2013 nêu ra
định tại khoản 1 của Điều theo quy định tại chế tài đối với đối
này, tùy theo tính chất, mức khoản 1 Điều này, tượng là nhà thầu
độ vi phạm, tổ chức, cá nhân tùy theo tính chất, vi phạm mà không
vi phạm pháp luật về đấu mức độ vi phạm, tổ nêu rõ chế tài đối
thầu còn bị cấm tham gia chức, cá nhân thực với bên mời thầu
hoạt động đấu thầu và đưa hiện hành vi bị cấm vi phạm. Còn luật
vào danh sách các nhà thầu quy định tại Luật 2023 đã lược bỏ đi
vi phạm trên hệ thống mạng này còn bị cấm tham phần này (đáng ra
đấu thầu quốc gia. gia hoạt động đấu cần quy định rõ
thầu từ 06 tháng đến hơn chế tài với cả
05 năm. 2 phía). Thay vào
đó Luật đấu thầu
2023 nêu cụ thể
thời gian cấm tham
gia đấu thầu so với
2013 là từ 6 tháng
đến 5 năm.
Mục a Người có thẩm quyền ban Người có thẩm Luật 2023 bổ sung
Khoản 3: hành quyết định cấm tham quyền cấm tham gia thêm thẩm quyền
Thẩm gia hoạt động đấu thầu đối hoạt động đấu thầu đối với dự án đầu
quyền với các dự án, dự toán mua đối với các dự án, tư kinh doanh. Và
quyết định sắm trong phạm vi quản lý dự án đầu tư kinh lược bớt phần
cấm tham của mình; trường hợp vi doanh, dự toán mua trường hợp vi
gia hoạt phạm nghiêm trọng thì đề sắm trong phạm vi phạm nghiêm
động đấu nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng quản lý của mình. trọng ở khoản a vì
thầu cơ quan ngang bộ, Chủ tịch thẩm quyền quyết
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành định với trường
phố trực thuộc trung ương hợp này đã nằm ở
ban hành quyết định cấm quy định tại mục b
tham gia hoạt động đấu thầu và c khoản này.
trong phạm vi quản lý của
bộ, ngành, địa phương hoặc
đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư ban hành
quyết định cấm tham gia
hoạt động đấu thầu trên
phạm vi cả nước;
Nhận xét Như vậy, so với luật đấu thầu 2013 tại điều khoản xử lí vi phạm trong
đấu thầu thì bộ luật 2023 đã rõ rãng hơn trong quy định thời gian bị cấm
tham gia đấu thầu và rút gọn hơn một số khoản mục. Tuy nhiên, 2 bộ luật
đều không quy định cụ thể về chế tài xử phạt đối với bên mời thầu vi
phạm mà đa phần nghiêng về xử lí nhà thầu vi phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Đào Ánh Thủy (2018), Giáo trình Đấu thầu, NXB ĐH Kinh tế quốc dân
2. Nghị định 63/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT ĐẤU THẦU VỀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU, Thư viện Pháp luật, ngày truy
cập 31/12/2023.
3. Luật Đấu thầu 2023, Thư viện Pháp luật, ngày truy cập 31/12/2023.
4. Thông báo mời thầu của Bệnh viện Nhi, ngày truy cập 31/12/2023.
5. Công ty TNHH MTV Bò sữa TP. Hồ Chí Minh.
6. Gia Khiêm, “Hà Nội: Cư dân chung cư tố Ban quản trị do mình từng bầu ra lạm
quyền”, Báo Dân Việt, ngày truy cập 4/1/2024.
7. “Bài học kinh nghiệm về lập và đánh giá hồ sơ thầu”, VTV2, ngày truy cập
31/12/2023.
8. Minh Thư, “Năng lực, kinh nghiệm: “Chốt chặn” trong nhiều cuộc thầu”, Báo Đấu
Thầu, ngày truy cập 31/12/2023.
9. “Kẽ hở nào trong Luật Đấu Thầu?”, VOV, ngày truy cập 31/12/2023.
10. “Báo cáo: Đấu thầu mua sắm công - Từ góc nhìn doanh nghiệp” , VCCI, ngày truy cập
4/1/2024.

You might also like