TIỂU LUẬN VĂN HỌC 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG TRUYỆN MẮT BIẾC


Học sinh thực hiện: Đào Hà Anh

Giáo viên hướng dẫn: Phùng Hoàng Điệp

Ngày thực hiện: 10/01/2024


LỜI MỞ ĐẦU

Trong hầu hết tất cả các tác phẩm văn học Việt Nam, thế giới nhân vật là nội dung
được chau chuốt không kém sau phần nội dung. Thế giới nhân vật được thể hiện một
cách phong phú, đa dạng và độc đáo theo sự sáng tạo, phong cách riêng của nhà văn, nhà
thơ; chính cách thức tổ chức thế giới nhân vật cũng có những tác động mạnh mẽ trong ý
đồ sáng tạo của tác giả. Việc nghiên cứu phương thức xây dựng thế giới nhân vật của
mỗi nhà văn góp phần làm bật lên tư tưởng và giá trị nội dung của tác phẩm – đó chính
là tư tưởng có tính tổng hợp cao, bao trùm cả sự nghiệp của nhà văn và chi phối về căn
bản toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn đó. Thế giới nhân vật của Nguyễn Công
Hoan được tổ chức theo hai tuyến nhân vật trái ngược rõ rệt: thứ nhất là những người
nghèo khổ bị ức hiếp, thứ hai là tầng lớp quan lại, địa chủ sống trong nhung lụa. Mục
đích của ông khi xây dựng thế giới nhân vật là để lên án bọn giàu có ỷ có tiền quyền mà
bóc lột người yếu thế. Bên cạnh đó, thế giới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp chứa đựng
những nghịch lý, mâu thuẫn, nhân vật đa dạng và phong phú như chính cuộc sống tự do,
không bó hẹp theo khuôn mẫu nào. Ngoài ra còn có Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn được
ưu ái gọi bằng cái tên “Cây bút của tuổi thơ” với các câu chuyện có nội dung xoay quanh
tình yêu tuổi học tr, tình yêu với quê hương, làng mạc làm gợi nên cảm giác gần gũi đối
với người đọc. Một trong những tác phẩm tạo nên tên tuổi của ông là Mắt Biếc, với thế
giới nhân vật đa dạng, có chiều sâu và mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc
đặc biệt.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm về truyện

Truyện là thể loại văn học tập trung trình bày một chuỗi sự kiện và cuối cùng
rút ra một ý nghĩa. Tác phẩm này giúp hiểu rõ con người và vấn đề, thể hiện thái độ
khen chê. Đặc điểm của nó bao gồm việc phản ánh đời sống qua các sự kiện, không
gian và thời gian không bị hạn chế, và sử dụng lời văn kể chuyện, miêu tả. Hình tượng
người kể chuyện đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và gợi ý cho người đọc
hiểu nhân vật và hoàn cảnh.

1.2. Các thể loại truyện

1.2.1. Truyện ngắn

Truyện ngắn, một dạng văn tự sự nhỏ, thường viết bằng văn xuôi, nhằm thu hút
người Truyện đọc và cho họ trải nghiệm liền mạch, không ngừng nghỉ. Truyện ngắn
hiện đại thường gần gũi hơn với tiểu thuyết, chúng đại diện cho một cách nhìn mới về
cuộc sống, có cách tiếp cận riêng, độc đáo, phản ánh thế giới đương đại. Mặc dù có
thể có nhiều loại nội dung khác nhau, nhưng điểm đặc biệt của truyện ngắn là sự ngắn
gọn, giới hạn về dung lượng.

Truyện ngắn thường có ít nhân vật và sự kiện phức tạp, chủ yếu tập trung vào
việc khắc họa một hiện tượng hoặc phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh
hoặc tâm hồn con người. Điểm khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn
là trong khi nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện
ngắn thường đại diện cho một mảnh nhỏ của thế giới, biểu hiện cho một trạng thái
quan hệ xã hội hoặc ý thức xã hội của con người. Do đó, truyện ngắn thực sự trở nên
phổ biến trong văn học một cách tương đối gần đây.

1.2.2. Truyện dài

Truyện dài thường được coi là một sự kết hợp giữa tiểu thuyết và truyện ngắn.
Về kích thước, truyện dài thường có dung lượng chữ lớn hơn khoảng 4-6 lần so với
truyện ngắn, nhưng cũng ít hơn vài lần so với tiểu thuyết. Để viết một câu chuyện dài,

Trang 1
tác giả phải sử dụng nhiều chi tiết, tình huống phong phú và rộng lớn để tạo ra một tác
phẩm hấp dẫn và chứa đựng đầy đủ ý nghĩa mà họ muốn truyền đạt cho độc giả.

1.2.3. Tiểu thuyết


Tiểu thuyết là một dạng văn xuôi sáng tạo, sử dụng yếu tố hư cấu và các thành
phần như nhân vật, hoàn cảnh, và sự kiện để phản ánh và thể hiện các khía cạnh của
xã hội, thường xoay quanh những chủ đề cụ thể. Các tác phẩm tiểu thuyết thường được
trình bày dưới dạng tự sự và trần thuật, có thể tập trung vào một hoặc vài nhân vật
trong không gian và thời gian nghệ thuật. Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng để thể hiện thể
loại văn học này là ngôn ngữ văn xuôi, thường với độ dài đáng kể.
1.3. Truyện dài Mắt Biếc

1.3.1. Tác giả

Hình 1.3.1.
Hình nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

và cuốn truyện Mắt Biếc

(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

Nguyễn Nhật Ánh, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam, được
biết đến như một trong những nhà văn thành công nhất trong việc sáng tác sách dành
cho tuổi thơ và tuổi mới lớn, với hơn 100 tác phẩm đa dạng về thể loại.

Trước khi nổi tiếng với văn chương, Nguyễn Nhật Ánh đã trải qua giai đoạn
giảng dạy và viết báo, sử dụng nhiều bút danh như Chu Đình Ngạn, Lê Duy Cật, Đông
Phương Sóc, Sóc Phương Đông,... Ông đã xuất bản bài thơ đầu tiên vào tuổi 13 và
năm 1984, tác phẩm truyện dài "Trước vòng chung kết" đã củng cố danh tiếng của ông
và từ đó, ông chủ yếu viết cho đối tượng độc giả là thanh thiếu niên.

Nguyễn Nhật Ánh đã ghi dấu tên mình trong lòng độc giả với những tác phẩm
nổi tiếng như "Mắt Biếc," "Cỏn chút gì để nhớ," "Hạ đỏ," "Cô gái đến từ hôm qua,"
Trang 2
"Chú bé rắc rối,"... Các tác phẩm của ông liên tục tái bản và vẫn giữ sức hút mạnh mẽ
đối với những người yêu mến chất văn Nguyễn Nhật Ánh.

1.3.2. Tóm tắt Mắt Biếc

Mắt Biếc là một ca khúc buồn về tình yêu của hai người trẻ. Câu chuyện xoay
quanh mối tình đơn phương giữa Ngạn và cô bạn thanh mai trúc mã Hà Lan, bắt đầu
từ những ngày thơ ấu đáng nhớ. Thời thơ ấu của họ được kể qua những hình ảnh như
tranh giành trống trường, hái thị, bắt nhái, và rót nước cho thầy Cải, cô Thung.

Thế nhưng, thời gian trôi qua, và định mệnh đã đưa hai người xa nhau. Dù họ
từng có những bước đi tương tự nhau, cuộc sống dẫn họ trở lại thế giới khác nhau.
Vốn dĩ, định mệnh đã quyết định rằng họ chỉ có thể là bạn bè.

Ngạn mơ ước về cuộc sống quê hương yên bình, yêu thích âm nhạc đàn ghi ta
cổ điển. Trái ngược, Hà Lan thích những nơi sôi động, huy hoàng, và coi đó là cái đẹp
"gấp trăm lần quê mình". Dù có những thay đổi và khoảng cách, trái tim Ngạn vẫn
trung thành với Hà Lan, dù cô từ chối tình cảm của anh lần nào đi chăng nữa, đôi mắt
biếc ấy vẫn là tâm điểm của cuộc đời anh.

Hình 1.3.2
Hình minh họa Ngạn và Hà Lan

(Nguồn: hình cắt từ phim được


chuyển thể)

Trang 3
CHƯƠNG II. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG MẮT BIẾC

2.1. Nhân vật Ngạn

2.1.1. Cuộc đời

Mắt Biếc là câu chuyện về cuộc đời của Ngạn - một cậu bé sinh ra và lớn lên
tại làng Đo Đo, một ngôi làng ở vùng quê Quảng Nam, nơi mang đậm tình cảm và ý
nghĩa sâu sắc. Tuổi thơ của cậu gắn bó với những buổi trưa hè oi ả, những sạp tạp hóa
trưng bày bao nhiêu món đồ nhỏ xinh, và những kỷ niệm về những trận đòn roi của
bố. Ngoài ra, trong thế giới nhỏ của Đo Đo, Ngạn còn có một người bạn đặc biệt, Hà
Lan, với đôi mắt tuyệt vời đẹp như "Mắt Biếc". Từ khi còn là một cậu nhóc tiểu học,
Ngạn đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến Hà Lan. Sự quan tâm ngày nhỏ của cậu
lớn dần thành tình cảm đơn phương dành cho Hà Lan suốt những năm tháng cắp sách
đến trường và cả sau này khi hai người rời làng đi học xa. Sau khi trưởng thành, Hà
Lan và Ngạn lên thành phố để theo học cấp 3. Tại đây, Hà Lan đã bị nơi thành phố
phồn hoa cám dỗ và phải lòng Dũng – một chàng trai giàu có, sành điệu nhưng lại
thiếu đứng đắn để rồi có thai ngoài ý muốn. Dũng sau này bỏ rơi Hà Lan và giọt máu
của mình mà cưới Bích Hoàng, còn về phần Ngạn, anh đã luôn bên cạnh và chăm sóc
cho hai mẹ con. Tuy không được Hà Lan đáp lại tình cảm nhưng anh vẫn hết lòng vì
mẹ con Hà Lan, thay cô chăm sóc và dạy dỗ Trà Long nên người. Cuối cùng, khi đã
khôn lớn, Trà Long phát hiện mình có tình cảm với chú Ngạn nhưng Ngạn nhận thấy
rằng Trà Long tựa như cái bóng của Hà Lan, rồi anh quyết định rời bỏ ngôi làng Đo
Đó, bỏ lại những kỉ niệm về đôi Mắt Biếc ở làng.

2.1.2. Tính cách, cảm xúc của nhân vật

Tình yêu của Ngạn dành cho làng: Ngạn tuy là một học sinh giỏi nhưng luôn
giữ niềm tin mạnh mẽ vào việc ở lại quê hương thay vì ra đi tìm kiếm cơ hội ở thành
phố. Chính vì lẽ đó nên sau khi tốt nghiệp, anh lựa chọn tự nguyện quay về làng để
dạy học, mang theo tri thức, cái chữ về để truyền bá lại cho thế hệ sau ở quê nhà. Vì
vậy, tình cảm sâu sắc và niềm kiêu hãnh với nơi chôn rau cắt rốn của Ngạn thể hiện
một đức tính đáng quý trong thế hệ trẻ ngày nay.

Trang 4
Tình yêu của Ngạn dành cho Hà Lan: Tình yêu của Ngạn là thứ tình cảm
chân thành, thiêng liêng, sâu sắc, cuồng nhiệt đến mức được cho là si tình. Tuy nhiên,
Ngạn không bao giờ mù quăng, muốn chiếm đoạt Hà Lan để thoả mãn khao khát của
một kẻ cuồng si. Dù yêu, Ngạn không dám thổ lộ, chỉ lặng lẽ ở bên cạnh, bao dung,
vỗ về, an ủi Hà Lan, trở thành bờ vai vững chãi để cô dựa vào. Tình yêu của Ngạn là
sẵn lòng cho đi mà không đòi hỏi từ Hà Lan bất kỳ điều gì đổi lại.

Tình yêu của Ngạn dành cho Trà Long: Ngạn thương Trà Long sinh ra thiếu
sự che chở từ cha nên anh đã tình nguyện trở thành một người cha, người chú, người
thầy để chăm lo và góp phần nuôi dưỡng Trà Long từ khi lọt lòng. Trà Long lớn lên
với vẻ bề ngoài hao hao mẹ mình, làm Ngạn đôi lúc bắt gặp hình ảnh Hà Lan ở Trà
Long. Điều này khiến Ngạn dằn vặt và đau khổ hơn khi biết Trà Long có tình cảm với
mình. Sau này, anh lựa chọn rời đi để bản thân thôi nhung nhớ về Hà Lan và cũng
không làm khổ thêm Trà Long.

2.1.3. Nội tâm của nhân vật Ngạn

“Uống nhầm một ánh mắt. Cơn say theo cả đời

Thương thầm một nụ cười, cả một đời phiêu lãng”

Câu thơ trên có lẽ sinh ra là dành cho Ngạn. Bởi vì yêu, say đắm trước vẻ đẹp của
đôi mắt ấy, mà ngay từ nhỏ, Ngạn đã rất sợ nhìn thấy Hà Lan khóc. “Đứng trước nỗi
buồn của một người con gái, tôi luôn xốn xang và cảm thấy có lỗi trong chuyện đó. Mặc
dù nhiều khi nguyên do của nỗi buồn chẳng dính dáng gì đến tôi.” vậy nên anh đã bất
chấp mọi thứ để bảo vệ Hà Lan và làm Hà Lan vui lòng. Từ hồi còn là cậu nhóc cho đến
khi thành thiếu niên, Ngạn đã bị cuốn vào vô số cuộc đánh nhau và tranh giành chỉ để
hoàn thành mong muốn của cô nàng: Ngạn hạ gục Hòa – vốn là kẻ không ai muốn dây
vào để bênh vực Hà Lan để rồi bị phạt nhảy cóc ngoài trời nắng nóng đến ngất xỉu, Ngạn
cũng tham gia vào đánh nhau để tranh giành những quả thị hiếm hoi cho Hà Lan, sau
này khi lên cấp hai, chính Ngạn cũng đánh nhau long trời lở đất vì cái dùi trống, cũng vì
Hà Lan thích trứng chim mà Ngạn không ngại bị thương để trèo cây bắt cho cô bạn của
mình.

Trang 5
Ngạn đã yêu Hà Lan bằng một tình yêu đầu đời đầy ngây ngô, giản dị, mộc mạc
đến như thế. Tình yêu Ngạn dành cho Hà Lan quá đỗi cao thượng và bi ai. Cho dù Hà
Lan chỉ tìm đến Ngạn mỗi khi có chuyện buồn. Nhìn Hà Lan khóc mà tim Ngạn muốn
vỡ tan. Ngạn như chết chìm trong mối tình đơn phương vô vọng. Từng câu từng chữ mà
nhà văn trao cho Ngạn, để anh tự viết lên tiếng lòng cho mình thả vào lời nhạc, viết lên
tiếng lòng của một kẻ yêu nhưng lại chẳng được yêu, mãi ôm tương tư một nỗi niềm
thầm lặng.

“Ta suốt ngày bên nhau

Kể bao điều thầm kín

Lòng có ngại gì đâu

Bây giờ sao quá khó

Lòng anh và tình em

Chút hương thầm trong gió

Biết ngày nào bay lên

Nếu biết tình như thế

Chẳng lớn lên làm gì

Thà như ngày thơ ấu

Hai đứa cầm tay đi” Hình 2.1.3


Hình minh họa Ngạn và cây đàn
anh hay sử dụng để đánh

(Nguồn: afamily.vn)

Trang 6
2.2. Nhân vật Hà Lan

Hình 2.2
Hình minh họa nhân vật Hà Lan
(Nguồn: vietnamplus.vn)

2.2.1. Cuộc đời

Hà Lan của làng Đo Đo là một cô bé miền quê điển hình. Lớn lên trong một gia
đình gia giáo, được nuôi dạy thành một cô gái hiền lành dịu dàng và có phần nhút nhát.
Cô có một đôi mắt hút hồn, đôi mắt khiến Ngạn si mê không cách nào thoát ra, “đôi mắt
có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác”. Cũng chính đôi mắt đó
gây ra những nỗi khổ đau day dứt cho cả ba nhân vật chính. Hà Lan sau khi lên thành
phố học trở nên hiện đại hơn, được họ hàng nuông chiều, ăn vận những quần áo thời
thượng, thích những điệu nhạc thịnh hành. Tại nơi phố phường nhộn nhịp, cô rơi vào
tình yêu cháy bỏng với Dũng – chàng trai thành phố giàu có, phong bạt; cô yêu Dũng
bằng cả trái tim thiếu nữ non nớt ngày thơ, sẵn sàng trao tất cả cho người mình yêu để
rồi cắn răng nhận lại bao tổn thương, mất mát. Mối tình đầu đó Hà Lan mãi khắc cốt ghi
tâm, cô đến với người đàn ông thứ hai cũng chỉ để tìm lại hình bóng của người xưa.

Trang 7
2.2.2. Tính cách, tình cảm của nhân vật

Tình cảm Hà Lan dành cho làng: Tuổi thơ của cô và Ngạn gắn liền với Đo Đo,
với rừng sim, với những cảnh vật, con người thân thuộc ở làng. Dù sau này cô có đi làm
ăn nơi xa xứ, cho rằng thành phố đẹp gấp nhiều lần ở cảnh làng, thì cô vẫn sẽ luôn nhớ
về có một Đo Đo vẫn luôn ở đó, cất giữ kí ức và cả tuổi thơ êm đềm của cô. Hà Lan tuy
bị cuốn hút bởi vẻ đẹp hoa lệ của phố xá thành thị, nhưng tuyệt đối vẫn có nhiều sự lưu
luyến với ngôi làng thân thuộc.

Tình cảm Hà Lan dành cho Ngạn: Hà Lan và Ngạn lớn lên cùng nhau, cùng
nhau đùa nghịch, cùng nhau đạp xe dạo quanh làng, cùng nhau đi học,… Trong suốt
nhiều năm bên nhau, thứ tình cảm giữa hai người lớn lên dần, thứ tình cảm ấy còn đặc
biệt và thiêng liêng hơn cả tình bạn, nhưng lại không đủ để gọi là tình yêu. Cho đến cuối
cùng, Hà Lan vẫn chọn từ chối tình cảm của Ngạn và giữ mối quan hệ bạn bè với anh.

Tình cảm Hà Lan dành cho Dũng: Nếu nói tình cảm non nớt, mới chớm nở của
Hà Lan và Ngạn là thứ tình cảm đầu đời, thì tình cảm Hà Lan dành cho Dũng là thứ tình
cảm nồng nàn, mãnh liệt và có chút điên cuồng khi cô sẵn sàng trao cho Dũng mọi thứ
ở độ tuổi trăng rằm. Dù cho biết rõ Dũng phản bội mình nhưng cô vẫn lựa chọn cho
Dũng cơ hội rồi nhận lại kết đắng.

Tình cảm Hà Lan dành cho Trà Long: Hà Lan gửi Trà Long cho mẹ mình từ
nhỏ, vì bận rộn bôn ba nơi đất khách nên thời gian Hà Lan dành cho con gái rất ít. Thi
thoảng, Trà Long mới nhận được vài cái ôm hôn hời hợt từ mẹ mỗi lần cô theo Ngạn lên
thành phố thăm Hà Lan. Hà Lan làm mẹ ở độ tuổi đang vô lo vô nghĩ, chưa đủ can đảm
và chín chắn để chịu trách nhiệm cho mọi hành động lầm lỡ của mình, cô có thể thương
con mình đấy, nhưng vẫn không đủ để Trà Long cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ
mình.

2.2.3. Nội tâm nhân vật

Hà Lan vốn lớn lên ở làng Đo Đo, Đo Đo trong mắt cô lúc đó như cả một bầu
trời, là nơi chất chứa bao kí ức tuổi thơ và có tất cả những người thân thương của cô ở
đó. Sau này, khi rời làng lên thành phố học, hẳn cô đã từng có thời gian lạc lõng, nhung

Trang 8
nhớ quê hương của mình tại nơi đất khách quê người, nhưng rồi nỗi nhớ ấy ngày càng
dịu đi thay bằng niềm vui, sự thích thú với thành thị đông đúc, hoa lệ. Với một cô gái 17
18 tuổi, yêu thích những điều xa hoa phù phiếm hay chạy theo những trào lưu chẳng có
gì sai. Chỉ có Ngạn, con người thủy chung trong cả tình yêu nam nữ và tình yêu quê nhà,
mới lạ lẫm với một Hà Lan của thành thị xinh đẹp rực rỡ, mới cho rằng Hà Lan đã thay
đổi nhưng thực ra cô chỉ đang sống đúng với lứa tuổi của mình. Hà Lan khi đó chỉ là cô
bé khao khát khám phá một thế giới khác sau bao năm được bao bọc trong một gia đình
gia giáo, “như chú chim non nóng lòng rời tổ, mải mê bay theo muôn tía nghìn hồng,
không biết cuộc đời lắm kẻ giương cung".

Hà Lan “ngốc nghếch hệt như cô bé quàng khăn đỏ. Nó bị con sói đánh lừa mà
chẳng biết. Nó cứ tưởng con sói là bà ngoại”. Với những nông nổi trẻ dại đó, cô yêu
Dũng, bằng cả trái tim thiếu nữ non nớt ngây thơ, sẵn sàng trao tất cả cho người mình
yêu. Ngay cả khi nếm trải những phụ bạc của kẻ trăng hoa mà cô coi là cả cuộc đời, cũng
chỉ biết khóc đỏ hoe đôi Mắt Biếc, cắn răng cam chịu không buông một lời trách móc
thậm chí sẵn sàng tha thứ tất cả để đổi lấy một đám cưới. Đám cưới diễn ra nhưng trái
tim Hà Lan vỡ ra từng mảnh khi cô dâu kia chẳng phải mình… Sau đổ vỡ với Dũng, cô
gửi đứa con gái của mình về quê cho bà ngoại rồi lao đầu tiếp tục mưu sinh ở thành phố
rồi lao đầu vào những mối tình không có hồi kết với những gà đàn ông phong lưu hao
hao Dũng. Càng trưởng thành, càng đi xa, Hà Lan càng lúc càng trượt dài và trôi tuột ra
khỏi cuộc đời Ngạn.

Hà Lan biết Ngạn thích mình, nhưng cô lại chỉ thích Dũng. Dũng có là trai đểu,
sở khanh thì Hà Lan cũng vẫn thích Dũng, cũng như Ngạn thích cô vô điều kiện, dù cô
có sai lầm, sa ngã cũng vẫn cứ yêu. Sau này Hà Lan thích thêm vài người đàn ông khác
cũng toàn chọn người na ná Dũng. Xuyên suốt câu chuyện, cái “sai” duy nhất của Hà
Lan là không yêu Ngạn. Vì không yêu nên mới dẫn đến bao nước mắt tủi hờn trong cuộc
đời mình, mới dẫn đến những dằn vặt đau khổ suốt đời Ngạn, hủy hoại cả tình cảm đầu
đời trong sáng thơ ngây của cô con gái Trà Long. Hà Lan biết tình yêu Ngạn dành cho
mình không bến không bờ, nhưng cô lờ đi, vờ như mình chẳng hề hay biết. Hà Lan không
yêu Ngạn cũng không muốn thẳng thắn cự tuyệt, cô chọn cách vờ như không nhận ra

Trang 9
tình yêu đong đầy trong đôi mắt chàng trai để cả hai vẫn có thể tiếp tục làm bạn. Đối với
cô, Ngạn luôn là người bạn tốt nhất, là người cô có thể tâm sự nỗi niềm, cô yêu quý, trân
trọng tình bạn giữa hai người nhưng tất cả chỉ có thế. Nếu Hà Lan chọn nắm tay Ngạn,
thì đó hoàn toàn không phải là tình yêu, đó chỉ là sự thương hại cho một kẻ si tình đáng
thương, và đó không bao giờ là thứ Ngạn khao khát.

2.3. Nhân vật Trà Long

2.3.1. Cuộc đời

Trà Long là con gái của Hà Lan – là kết quả của đoạn tình cảm dang dở, đầy bi
kịch của cô và Dũng. Vì mang bầu trong lúc còn đi học nên Hà Lan chỉ đành gửi con gái
về quê cho mẹ mình nuôi. Ngay từ nhỏ, Trà Long đã không có cha và buộc phải sống xa
vòng tay mẹ, đó là điều bất hạnh nhất của một đứa trẻ. Nhưng bù lại, cô lớn lên trong
tình yêu thương của bà ngoại và sự che chở của Ngạn, cả hai luôn bên cạnh Trà Long
mỗi lúc, mỗi khoảnh khắc quan trọng, điều đó làm cô trở nên hạnh phúc hơn bao giờ hết.

2.3.2. Tính cách, tình cảm của nhân vật

Tình cảm dành cho làng: Trà Long như bản sao của mẹ mình, nhưng trái ngược
lại với mẹ, cô yêu những ngôi làng mộc mạc, giản dị, đầy ắp kỉ niệm của cô với Ngạn.
Sau khi học xong, cô lựa chọn quay về làm cô giáo làng và bảy tỏ tình cảm của mình với
Ngạn tại chính ngôi làng thân thương này.

Tình cảm dành cho Hà Lan: Dù phải sống xa mẹ từ nhỏ nhưng Trà Long chưa
bao giờ giận Hà Lan về việc không nuôi nấng và dạy dỗ mình. Những hôm được Ngạn
chở lên thành phố thăm mẹ, cô luôn phấn khởi và luôn dành tặng cho mẹ mình một thứ
gì đó. Trà Long thiếu sự yêu thương, chăm sóc ân cần từ mẹ nên cô luôn ao ước có
ngày được sống chung với Hà Lan.

Tình cảm dành cho Ngạn: Khác với Hà Lan, Trà Long yêu ngôi làng đong đầy
kỉ niệm với Ngạn, yêu những bài hát Ngạn sáng tác và yêu cả Ngạn. Cô lựa chọn quay
về làng quê dạy học để được bên cạnh và có thể kết duyên với Ngạn.

Trang 10
2.3.3. Nội tâm nhân vật

Trà Long sinh ra thiếu sự che chở từ cha, thiếu tình yêu vô bờ của mẹ nhưng cô
vẫn vô tư, trong trẻo, vui vẻ, mạnh mẽ và sống rất tình cảm, chính tính cách này của cô
đã làm sáng bừng cả câu chuyện. Trà Long ôm mối tình với Ngạn, quyết chí học thành
tài để có thể thành đôi với Ngạn. Nhưng dù có cố gắng nhiều thế nào thì cô vẫn chỉ được
xem là bản sao của mẹ mình, Ngạn luôn tìm thấy hình ảnh Hà Lan ở Trà Long, nhưng
cô vẫn không cam lòng. Trà Long biết rõ mỗi tình dang dở của chú Ngạn với mẹ mình,
càng biết rõ hơn việc Ngạn chăm sóc mình chỉ vì muốn Hà Lan được yên lòng, nhưng
cô vẫn chọn việc thổ lộ để thay đổi Ngạn. Tình cảm của Trà Long đối với Ngạn quá đỗi
chân thành và mãnh liệt, điều này làm Ngạn cho rằng bản thân sẽ mãi không thể đền đáp
lại trái tim thuần khiết này vì anh vốn chỉ coi Trà Long là bản sao của Hà Lan. Sau tất
cả, Ngạn đã lựa chọn rời đi, bỏ lại Đo Đo, bỏ lại Trà Long đau khổ và bỏ lại kỉ niệm với
Hà Lan và đôi mắt biếc ở phía sau.

Hình 2.3.3.
Hình minh họa Ngạn, Hà Lan và Trà Long

(Nguồn: kenh14)

Trang 11
CHƯƠNG III. TỔNG KẾT

3.1. Nhận xét

3.1.1. Nhận xét về mối tình của Ngạn và Hà Lan

Mắt Biếc để lại quá nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho người đọc. Gập trang
sách cuối cùng lại, sau cùng ta thấy Ngạn mới là người đau khổ nhất. Phải chăng đôi mắt
Hà Lan buồn vì trong đó, chưa hẳn là nó phản chiếu cuộc đời của cô, mà bởi nó phản
chiếu cuộc đời của Ngạn. Đây thực sự là một tác phẩm phải dùng cả quãng thời gian
thanh xuân để cảm nhận. Bởi, năm 15 tuổi, bạn có thể hỏi “Vì sao Ngạn không bỏ Hà
Lan đi?” hay “Tại sao Ngạn tốt như vậy mà Hà Lan không yêu Ngạn mà lại yêu Dũng”.
Nhưng sau này, khi đã trải qua vài ba mối tình, đã hiểu hy sinh cho tình yêu là như thế
nào, đọc lại câu chuyện, biết đâu bạn lại nói “Nếu giả sử có Ngạn và Hà Lan ngoài đời
thực, có lẽ tôi cũng không khuyên Ngạn từ bỏ mối tình này đi. Bởi với Ngạn, Hà Lan là
cả một bầu trời, là cả một cuộc đời, là sinh ra để thương, để nhớ và Ngạn bất chấp làm
mọi thứ chỉ để Hà Lan được hạnh phúc dù cho bản thân mình có đau lòng.”

3.1.2. Nhận xét về hình ảnh làng quê xuất hiện trong kí ức của nhân vật

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã thành công trong việc thể hiện tình yêu quê hương
qua tác phẩm Mắt Biếc. Tình yêu quê hương bao trùm lên tất cả mọi thứ, bao trùm lên
cả tình yêu của Ngạn dành cho Hà Lan. Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ nên một Đo Đo rất
riêng, rất gần gũi nhưng không kém phần đặc sắc trong cuốn sách. Một làng quê an bình,
nên thơ nằm lặng im bên đồi sim, bên đồng cỏ, vô cùng nên thơ. Một mảnh đất bình dị,
nghèo khó nhưng lại là mảnh đất của tuổi thơ nơi có trời xanh cao vời vợi, trong suốt
như pha lê, có hoa dâm bụt đỏ chói, có những quả thị vàng ươm và có cả tình bạn trong
sáng, tình yêu nghề tha thiết. Tất cả tạo nên một bức tranh đẹp đẽ về một chốn đồng quê
nơi đất nước Việt Nam này.

3.2. Thông điệp và ý nghĩa

3.2.1. Thông điệp về “Uống nước nhớ nguồn”

Trang 12
''Tôi đủ lớn để hiểu rằng, mỗi năm thế giới mỗi đổi thay và lòng người cũng
khác. Tuổi ấu thơ chỉ có mỗi một con đường để cùng nhau chung bước. Khi lớn
lên, trước mắt ta có lắm nẻo đường đời, bao nhiêu số phận là bấy nhiêu ngã rẽ,
làm sao người chẳng quên người.''

''Làng mình đẹp, nhưng buồn. Hồi chú nhỏ, làng vui hơn. Cũng có thể làng
vẫn thế thôi, nhưng bây giờ chú thấy khác. Khi lớn lên người ta thường thấy mọi
thứ khác đi, cháu ạ! Chúng ít rực rỡ và trong suốt hơn.''

Quê hương là nơi đầu tiên đón nhận, là nơi chứng kiến những tiếng khóc chào đời
hay những bước đi chập chững đầu tiên của chúng ta trên đời. Quê hương đi vào lòng
con người một cách rất tự nhiên, có lẽ cũng vì vậy mà tình yêu quê hương, đất nước cũng
được hình thành trong lòng mỗi người từ lúc nào không hay. Vậy nên dù chúng ta có đi
chu du khắp bốn bề, thì vẫn luôn phải khắc ghi về cội nguồn của chính mình.

3.2.2. Thông điệp về tình yêu đôi lứa

“Ai về qua chỗ người thương

Đứng giùm tôi

Trước cổng trường ngày xưa

Ướt giùm tôi

Chút trời mưa

Để nghe trên tóc

Hương vừa bay đi...”

Tình yêu học trò, đó là khi chúng ta được trải nghiệm dòng cảm xúc tươi
đẹp, êm đềm nhất, là cầu nối dẫn tới sự trưởng thành, chín chắn. Đó là khoảng thời
gian không bao giờ ta quên được. Khi trưởng thành, mỗi lần nhớ đến ta lại cảm
thấy trong lòng rộn rã muốn quay lại thuở xưa ấy. Vì vậy việc trân trọng những
thứ tình cảm mà ta nhận được, những cảm xúc mà ta cho đi là trân trọng hiện tại
lẫn cả quá khứ và tương lai. Mọi tình yêu học trò đều đẹp, đẹp như tình yêu Ngạn
dành cho Hà Lan nhưng quan trọng là ta có biết trân trọng khoảng thời gian, những
tình cảm đó hay không.

Trang 13
MỤC LỤC

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT…………………………………………...1
1.1. Khái niệm về truyện…………………………………………………...1
1.2. Các thể loại truyện………………………………………………….....1
1.2.1. Truyện ngắn…………………………………………………............1
1.2.2. Truyện dài …………………………………………………..............1
1.2.3. Tiểu thuyết ………………………………………………….............2
1.3. Truyện dài Mắt Biếc…………………………………………………...2
1.3.1. Tác giả……………………………………………………………...2
1.3.2. Tóm tắt Mắt Biếc…………………………………………………...3
CHƯƠNG II. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG MẮT BIẾC………………4
2.1. Nhân vật Ngạn…………………………………………………………4
2.1.1. Cuộc đời……………………………………………………………4
2.1.2. Tính cách, cảm xúc của nhân vật…………………………………..4
2.1.3. Nội tâm của nhân vật Ngạn………………………………………...5
2.2. Nhân vật Hà Lan………………………………………………………7
2.2.1. Cuộc đời……………………………………………………………7
2.2.2. Tính cách, cảm xúc của nhân vật…………………………………...8
2.2.3. Nội tâm của nhân vật Hà Lan……………………………………….8
2.3. Nhân vật Trà Long…………………………………………………...10
2.3.1. Cuộc đời…………………………………………………..............10
2.3.2. Tính cách, cảm xúc của nhân vật………………………………….10
2.3.3. Nội tâm của nhân vật Trà Long……………………………………11
CHƯƠNG III. TỔNG KẾT…………………………………………...........12
3.1. Nhận xét…………………………………………...........................12
3.1.1. Nhận xét về mối tình của Ngạn và Hà Lan………………………12
3.1.2. Nhận xét về hình ảnh làng quê xuất hiện trong kí ức của nhân vật..12
3.2. Thông điệp và ý nghĩa
3.2.1. Thông điệp về “Uống nước nhớ nguồn”…………………………12
3.2.2. Thông điệp về tình yêu đôi lứa…………………………………..13

Trang 14
NGUỒN THAM KHẢO
Ngày truy cập: 01/02/2024

1. https://thcsnguhiep.hanoi.edu.vn/hoat-dong-chuyen-mon/chuyen-de-li-luan-
truyen/ctmb/184/17105
2. https://lytuong.net/truyen-ngan-la-gi/
3. https://toquoc.vn/truyen-dai-buoc-di-vua-suc-cua-nguoi-viet-tre-99125280.htm
4. https://www.coolmate.me/post/tieu-thuyet-la-gi-cac-the-loai-tieu-thuyet-pho-bien
5. https://www.nxbtre.com.vn/tac-gia/nguyen-nhat-anh-3525.html
6. https://sachxua.vn/mat-biec/
7. https://www.wowweekend.vn/vi/blog/Mat-Biec-Ai-cung-co-mot-Ngan-trong-
minh-634
8. https://djc.vn/news/review-phim-mat-biec-qua-nhan-vat-tra-long-39
9. https://toploigiai.vn/tom-tat-truyen-mat-biec
10. https://toploigiai.vn/viet-bai-van-phan-tich-dac-diem-nhan-vat-ngan-trong-mat-
biec
11. https://spiderum.com/bai-dang/Mat-Biec-Ha-Lan-chua-bao-gio-la-mot-co-gai-
hoan-hao-ken
12. https://bookish.vn/tu-sach-den-phim-tan-man-ve-tieu-thuyet-mat-biec-va-
chuyen-the-dien-anh/
13. https://ybox.vn/vien-sach-bookademy/tom-tat-and-review-sach-mat-biec-
chuyen-tinh-buon-den-khac-khoai-653e65ed2d0a3f35f21f184d
14. https://kenh14.vn/co-mot-the-gioi-tinh-yeu-cua-nhung-ke-don-phuong-trong-
truyen-nguyen-nhat-anh-nguoi-nhu-ngan-co-le-chi-con-trong-hoi-uc-
20191222030611879.chn
15. https://blogradio.vn/mat-biec-ngan-va-ha-lan-tu-hai-chung-duong-nguoc-huong-
den-nhung-ke-bo-lo-nhau-md9078.html

Trang 15
Trang 16

You might also like