Vấn Đề Ôn Tập Môn Ktct Mln - 3tc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 49

VẤN ĐỀ ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Câu 1: Với tư cách là một khoa học, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
của kinh tế chính trị Mác - Lênin là gì? Phân biệt quy luật kinh tế và chính
sách kinh tế. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị quốc gia?
 Đối tượng nghiên cứu của KTCT là các quan hệ xã hội của sản xuất và
trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của
phương thức sản xuất nhất định.
 Phương pháp nghiên cứu của KTCT: cần vận dụng thành thạo phép Biện
chứng duy vật và nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành thích hợp:
trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử, quan sát thống kê, phân
tích tổng hợp, quy nạp diễn dịch, hệ thống hóa, mô hình hóa,...
 Vận dụng thành thạo phép biện chứng duy vật đế thấy được các hiện
tượng và quá trình kinh tế hình thành, phát triển, chuyển hóa không
ngừng, giữa chúng có mối liên hệ tác động biện chứng với nhau, các
quan hệ xã hội của sản xuất và trao đồi ứng với từng điều kiện cụ thể
nhất định luôn thuộc về một chỉnh thể những mối liên hệ trong nền
sản xuất xã hội tương ứng với những trình độ phát triền, trong những
điều kiện lịch sử nhất định.
 Trong đó, Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng như
một phương pháp chủ yếu của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Bởi vì
các nghiên cứu của khoa học này không thể được tiến hành trong các
phòng thí nghiệm, không thể sử dụng các thiết bị kỹ thuật như trong
nghiên cứu khoa học tự nhiên. Mặt khác các quan hệ xã hội của sản
xuất và trao đổi, các quá trình kinh tế luôn phức tạp, chịu sự tác động
của nhiều yếu tố khác nhau, nên việc sử dụng phương pháp trừu tượng
hóa khoa học giúp cho việc nghiên cứu trở nên đơn giản hơn, nhanh
chóng tiếp cận được bản chất đối tượng nghiên cứu.
 Trừu tượng hóa khoa học là phương pháp được tiến hành bằng cách
nhận ra và gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên,
những hiện tượng tạm thời, gián tiếp trên cơ sở đó tách ra được những
dấu hiệu điền hình, bền vững, ổn định, trực tiếp của đối tượng nghiên
cứu. Từ đó nắm được bản chất, khái quát thành các phạm trù, khái
niệm và phát hiện được tính quy luật và quy luật chi phối sự vận động
của đối tượng nghiên cứu. Để sử dụng tốt phương pháp trừu tượng
hóa khoa học, cần có kỹ năng khoa học xác định đúng giới hạn của sự
trừu tượng hóa. Việc loại bỏ những hiện tượng tạm thời, ngẫu nhiên
phải đảm bảo yêu cầu không làm sai lệch bản chất của đối tượng
nghiên cứu. Không được tuỳ tiện loại bỏ yếu tố phản ánh trực tiếp bản
chất của đối tượng nghiên cứu; càng không được tuỳ tiện giữ lại
những hiện tượng, yếu tố tạm thời cần phải được gạt ra khỏi quá trình
nghiên cứu. Giới hạn của sự trừu tượng hóa phụ thuộc vào đối tượng
nghiên cứu.
 Ngày nay, với sự phát triển hét sức phức tạp của các quan hệ kinh tế,
ngoài các phương pháp nghiên cứu đặc thù, kinh tế chính trị Mác -
Lênin còn yêu cầu sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu liên ngành,
các phương pháp nghiên cứu hiện đại, nghiên cứu dựa trên bằng
chứng, tổng kết thực tiễn để làm cho các kết quả nghiên cứu của kinh
tế chính trị Mác - Lênin gắn bó mật thiết với thực tiễn.
 Phân biệt Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế
 Quy luật kinh tế:
- Là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của
các hiện tượng và quá trình kinh tế.
- Mang tính khách quan. Với bản chất là quy luật xã hội, nên sự tác động
và phát huy vai trò của nó đối với sản xuất và trao đổi phải thông qua
các hoạt động của con người trong xã hội với những động cơ lợi ích
khác nhau.
- Tác động vào các động cơ lợi ích và quan hệ lợi ích của con người, từ
đó tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo của con người trong xã hội.
- Thông qua đó mà thúc đẩy sự giàu có văn minh của xã hội
- Tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người, con
người không thể thủ tiêu quy luật kinh tế, nhưng có thể nhận thức và
vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ lợi ích của mình. Khi vận dụng
không phù hợp, con người phải thay đổi hành vi của mình chứ không
thay đổi được quy luật.
 Chính sách kinh tế:
- Là sản phẩm chủ quan của con người được hình thành trên cơ sở vận
dụng các quy luật kinh tế.
- Có thể phù hợp hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan.
Khi chính sách không phù hợp, chủ thể ban hành chính sách có thể ban
hành chính sách khác để thay thế.
 Mối liên hệ của QLKT và CSKT:
- Quy luật kinh tế là cơ sở của chính sách kinh tế.
- Quy luật kinh tế và chính sách kinh tế phụ thuộc vào các điều kiện
khách quan
 KTCT có vai trò quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh và
quản trị quốc gia:
 Kinh tế chính trị Mác – Lenin giúp con người hiểu được bản chất của
các hiện tượng và quá trình kinh tế, nắm được các quy luật kinh tế chi
phối sự vận động và phát triển kinh tế và vận dụng lý luận đó vào thực
tế. Quá trình vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan thông qua
điều chỉnh hành vi cá nhân hoặc các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc
đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tiến bộ.
 Cung cấp cho các luận cứ khoa học làm cơ sở để hình thành các chính
sách kinh tế, các đường lối, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phù
hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan và điều kiện cụ thể của đất
nước ở từng thời kì nhất định.
 Giúp con người hiểu được các chính sách, đường lối kinh tế của Nhà
nước, tạo niềm tin sâu sắc vào con đường chủ nghĩa xã hội của Đảng
Cộng sản Việt Nam, tạo động lực để thúc đẩy từng các nhân và toàn xã
hội không ngừng sáng tạo, từ đó cải thiện không ngừng đời sống vật
chất, tinh thần của toàn xã hội.

Câu 2: Phân tích khái niệm, các điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. Phân
tích khái niệm, hai thuộc tính và giải thích tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính?
Lượng giá trị của hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? Phân tích
nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ. ( CHƯƠNG 2)
 Khái niệm của sản xuất hàng hóa:
 Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
 Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó, sản phẩm làm ra để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán.
 Các điều kiện ra đời của SXHH:
 Phân công lao động xã hội chính là điền kiện cần cho sản xuất hàng hóa ra
đời:
- Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các
ngành, nghề khác nhau.
- Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn
đến chuyên môn hóa sản xuất.
- Có vai trò đó là làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu vì khi có
phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc
một vài thứ sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi nhiều sản
phẩm dẫn đến họ phải trao đổi sản phẩm với nhau.
- Làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, do đó ngày càng nhiều sản
phẩm thặng dư lên trao đổi.
 Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là
điều kiện đủ:
- Là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định
với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể
kinh tế hoặc do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao
động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá.
- Do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong điều kiện của
nền sản xuất hiện đại và do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản
xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu
sản xuất quy định.
- Do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế
độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản
xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.
- Do sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tư liệu sản
xuất quy định.
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất làm cho
sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối của người sản xuất
đó, do đó họ mới có quyền mang nó đi bán
- Làm cho quan hệ trao đổi của chủ thể đó tất yếu mang hình thái trao đổi
hàng hóa
 Hàng hóa:
1. Khái niệm
Hàng hóa là kết quả của sự lao động được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người được thông qua trao đổi mua bán.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa
 Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn một số nhu
cầu nào đó của con người. Đối với giá trị sử dụng, hàng hóa có các đặc
điểm như sau:
- Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định
- Hàng hóa không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất. Khi khoa
học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính
mới của hàng hóa và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức
hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất.
- Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hóa mà cho
người tiêu dùng hàng hóa (xã hội). Người mua có quyền sở hữu và sử
dụng hàng hóa theo mục đích của họ.
 Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
bên trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được
biểu hiện ra bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với
nhau. Giá trị hàng hóa có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
- Là phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa
 Hàng hóa có 2 loại thuộc tính không phải do có hai loại lao động khác
nhau kết tinh trong nó mà do lao động của người sản xuất có tính hai mặt:
- Lao động trừu tượng:
o Là hình thức lao động của người sản xuất hàng hóa không kể
đến hình thức cụ thể; đó là sự tiêu hao sức lao động của lao
động.
o Lao động trừu tượng là lao động đồng chất của con người
o Tạo ra giá trị của hàng hóa
o Là cơ sở của giá trị trao đổi
- Lao động cụ thể:
o Là lao động có ích dưới hình thức lao động cụ thể của những
nghề nghiệp nhất định
o Mỗi lao động cụ thể đều có mục đích, đối tượng, phương pháp,
công cụ và kết quả riêng.
o Phân công lao động càng cao thì lao động cụ thể càng nhiều
o Tạo ra giá trị sử dung của hàng hóa
 Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị:
 Thước đo lượng giá trị của hàng hóa:
- Để đo lượng lao động hao phí (lượng giá trị của hàng hóa) để tạo ra
hàng hóa người ta dùng bằng thước đo thời gian
- nếu lấy thời gian lao động cá biệt của từng người sản xuất để đo lượng
giá của hàng hóa thì sẽ có nhà sản xuất này sẽ tốn nhiều thời gian để
sản xuất ra hàng hóa hơn nhà sản xuất kia dẫn đến kết luận hàng hóa
đó có càng nhiều giá trị
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một
trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ
lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất đinh.
 Năng suất lao động;
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc
lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao
động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời
gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm
xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn
vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại.
- Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao
động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
+ Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân.
+ Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ
+ Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ
vào sản xuất
+ Trình độ tổ chức quản lý
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản suất
+ Các điều kiện tự nhiên
Như vậy: muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
 Cường độ lao động:
- Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong
một đơn vị thời gian
- Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng
hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương
ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường
độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao
phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.
- Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau là đều
dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng
lên. Nhưng chúng khác nhau là tăng năng suất lao động làm cho lượng
sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên,
nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
- Tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ
thuật, do đó nó gần như là một yếu tố có sức sản xuất vô hạn, còn tăng
cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong
một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi
- Tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của
người lao động, do đó nó là yếu tố của sức sản xuất có giới hạn nhất
định. Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối
với sự phát triển kinh tế.
 Độ phức tạp của lao động:
- Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng
giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia
lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp:
+ Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình
thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.
+ Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn
luyện mới có thể tiến hành được.
- Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tao ra nhiều giá trị hơn
lao động giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn
được nhân lên. Trong quá tình trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức
tạp đều được quy về lao động đơn giản trung bình, và điều đó được
quy đổi một cách tự phát sau lưng những hoạt động sản xuất hàng hóa,
hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên thị trường.
 Tiền tệ:
 Nguồn gốc:
Là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là
sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị
 Bản chất:
- Bản chất của tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật ngang giá
chung thống nhất giữa những hàng hóa khác, là vật trung gian môi giới
trong hoạt động trao đổi hàng hóa, là công cụ để quá trình mua bán
diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Giá trị sử dụng của tiền tệ:
+ Là khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng
làm trung gian trong quá trình trao đổi. Có nghĩa là, tiền chỉ tồn tại khi
xã hội có nhu cầu
+ Giá trị sử dụng của tiền tệ sẽ phụ thuộc vào sự quy định của xã hội,
tiền tệ sẽ tồn tại với tư cách là vật trung gian khi xã hội còn công nhận
vai trò của nó.
- Giá trị của tiền: được thể hiện qua sức mua, là khả năng đổi được
nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. “Sức mua” ở đây được xem
xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.
 Chức năng:
- Phương tiện trao đổi:
+ Đóng vai trò là vật trung gian, vật ngang giá chung.
+ Là phương tiện giúp cho hoạt động mua bán được diễn ra thuận
tiện và nhanh chóng.
- Phương tiện đo lường giá trị:
+ Là phương tiện để đo lường giá trị của hàng hóa, dịch vụ.
+ Giá trị của hàng hóa khi được biểu hiện bằng tiền tệ gọi là giá cả.
Giá cả này lại chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác như giá trị hàng
hóa, giá trị của tiền tệ và quan hệ cung-cầu trên thị trường.
+ Thể hiện trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức
sống của con người. Từ đó tạo ra một nền kinh tế mang tính tiền tệ
hóa.
- Phương tiện thanh toán;
+ Làm đơn giản hóa quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các
chủ thể
+ Có thể được dùng để giao dịch mua bán, trả nợ, nộp thuế,...
+ Tiền tệ được công nhận và có độ chính xác cao về giá trị trao đổi.
- Phương tiện tích lũy:
+ Là tài sản tích lũy khi tiền được rút khỏi hoạt động lưu thông trên
thị trường và đem đi cất trữ.
+ Lượng tiền cất trữ càng nhiều thì của cải vật chất trong xã hội càng
lớn. Đây là biểu hiện của tài sản “Có” nền kinh tế quốc gia.
- Tiền tệ thế giới
+ Tiền tệ có chức năng là tiền tệ thế giới khi được các nước trên thế
giới công nhận và tin dùng theo tỷ giá hối đoái (chênh lệch giá cả đồng
tiền giữa các quốc gia).
+ Tỷ giá hối đoái được quy định theo nền kinh tế của các quốc gia
khác nhau. Đây chính là phương tiện thanh toán quốc tế.

Câu 3: Trình bày các khái niệm: thị trường, cơ chế thị trường và nền kinh tế
thị trường. Là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, nền kinh tế thị
trường là sản phẩm của văn minh nhân loại có những ưu thế và những khuyết
tật nào? ( CHƯƠNG 2 )
1. Khái niệm thị trường
Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu của các chủ thể
được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số
lượng HH, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất
xã hội.
2. Cơ chế thị trường
 Khái niệm: là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh
các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các QLKT khách quan.
 Dấu hiệu: cơ chế hình thành giá cả một cách tự do. Người mua và
người bán xác định giá cả thông qua thị trường.
 Vai trò: cơ chế hình thành giá cả một cách tự do. Người mua và người
bán xác định giá cả thông qua thị trường.
3. Nền kinh tế thị trường
 Khái niệm: Là nền kinh tế vận hành theo CCTT, mọi quan hệ sản xuất và
trao đổi đều được thực hiện thông qua TT.
 Đặc trưng:
- Các chủ thể KT độc lập và bình đẳng, nhiều hình thức sở hữu
- Thị trường quyết định việc phân bổ nguồn lực
- Giá cả do giá trị quyết định và chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu;
động lực là lợi nhuận; cạnh tranh là môi trường; Nhà nước quản lý toàn
bộ nền KT
- Kinh tế mở, gắn liền thị trường quốc tế.
 Những ưu và khuyết điểm của nền KTTT
- Ưu điểm:
o Tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể KT
o Phát huy tiềm năng mọi chủ thể, vùng, miền, quốc gia
o Thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người -> thúc đẩy sự tiến
bộ, văn minh xã hội
- Nhược điểm:
o Tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng kinh tế
o Khai thác cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân
đối kinh tế, gia tăng tội phạm
o Phân hóa giàu nghèo

Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường có những quy luật kinh tế nào điều tiết
thị trường? Phân tích nội dung, tác động của quy luật giá trị và nêu ý nghĩa
của việc nhận thức và vận dụng quy luật này trước và trong thời kỳ đổi mới ở
Việt Nam. ( CHƯƠNG 2 )
 Có 5 những quy luật kinh tế điều tiết thị trường:
1. Quy luật giá trị
 Vị trí: là quy luật kinh tế cơ bản của SXHH
 Nội dung: SX và TĐ HH phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần
thiết.
 Yêu cầu:
- Trong sản xuất: chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội cần thiết
- Trong lưu thông, trao đổi: phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá
 Cơ chế hoạt động: sự vận động giá cả lên xuống xoay xung quanh giá trị
 Tác động:
- Điều tiết các quan hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
- Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người
nghèo.
 Các hình thức chuyển hóa của quy luật giá trị
- Trong nền KTTT tự do cạnh tranh: Quy luật giá trị chuyển hóa thành
quy luật giá cả sản xuất.
- Khi xuất hiện độc quyền trong nền KTTT: Quy luật giá cả sản xuất
chuyển hóa thành quy luật giá cả độc quyền.
2. Quy luật cạnh tranh
 Cạnh tranh là sự ganh đua nhằm giành giật ưu thế để thu được lợi ích tối
đa
 Quy luật cạnh tranh là quy luật điều tiết mối quan hệ ganh đua kinh tế
 Tác động:
- Là động lực phát triển khoa học kỹ thuật
- Buộc người SX phải năng động, nhạy bén
 Mặt trái:
- Phân hóa sản xuất; gây rối, phá hoại thị trường; cạnh tranh không lành
mạnh
 Cạnh tranh trong nội bộ ngành
- KN: Là cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành, cùng sản xuất
một loại hàng hóa.
- Mục đích: Thu được lợi nhuận siêu ngạch
- Biện pháp: cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất,
tăng năng suất lao động
- Kết quả: hình thành giá trị thị trường (giá trị xã hội)
- Giá trị thị trường:
o Là giá trị trung bình của những HH được SX ra trong một khu
vực SX nào đó hay là giá trị cá biệt của những hàng HH được
SX ra trong những điều kiện trung bình của khu vực và chiếm
đại bộ phận trong tổng số những HH của khu vực đó.
o Giá cả thị trường: Là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
thị trường
o Giá cả thị trường do giá trị TT quyết định.
 Cạnh tranh giữa các ngành
- KN: Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
SX kinh doanh ở các ngành khác nhau.
- Mục đích: tìm nơi đầu tư có lợi nhất
- Biện pháp: tự do di chuyển vốn ngành này -> ngành khác
- Kết quả: hình thành p’ và GTHH -> GCSX
- Trong nền KTTT TBCN: quy luật GCSX là hình thức biểu hiện hoạt
động của QL giá trị, quy luật p là hình thức biểu hiện hoạt động của
QL GTTD
 Tác động tích và tiêu cực
- Tích cực:
o Thúc đẩy LLSX phát triển
o Thúc đẩy sự phát triển nền KTTT
o Điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực
o Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
- Tiêu cực:
o Gây tổn hại đến môi trường kinh doanh,
o Lãng phí nguồn lực xã hội
o Tổn hại phúc lợi của xã hội
3. Quy luật cung cầu
 Vị trí: là quy luật điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường
 Nội dung:
- Cung > cầu giá cả nhỏ hơn giá trị
- Cung < cầu giá cả lớn hơn giá trị
- Cung = cầu giá cả bằng giá trị
 Tác động:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường
4. Lưu thông tiền tệ
 Dòng tiền lưu thông trên thị trường đại diện cho sức mua, tổng số lượng
hàng hóa, dịch vụ đại diện cho sức bán.
 Lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định bằng công thức:
P.Q
- CTC: M = V

- Khi xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán:


P . Q− (G 1+G 2 ) +G3
M= V

 Chức năng: quy luật là cơ sở để xác định lượng tiền mặt cần thiết cho lưu
thông, tránh lạm phát và thiểu phát.
Quy luật giá trị thặng dư
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào người bán cũng đều nhận lại giá trị thặng
dư so với giá trị của hàng hóa, dịch vụ để chi trả chi phí ban đầu, tái sản xuất
và sinh lời.
 Phân tích quy luật giá trị
1. Nội dung
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào người bán cũng đều nhận lại giá trị thặng
dư so với giá trị của hàng hóa, dịch vụ để chi trả chi phí ban đầu, tái sản xuất
và sinh lời.
2. Yêu cầu
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa
trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của
một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Vì
vậy họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ
hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi,
phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không
dựa trên giá trị cá biệt.
3. Nội dung
 Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ
biết được tình hình cung-cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án
sản xuất.
- Nếu giá cả hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất nên
được tiếp tục, mở rộng. Tư liệu sản xuất, sức lao động sẽ được tự phát
dịch chuyển vào ngành đang có giá cả cao.
- Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả
thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ
hơn cầu. Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có
giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm
cho cung cầu hàng hoá giữa các vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập
giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì
mua ít, giá thấp mua nhiều)
 Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng
năng suất lao động.
- Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản
xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội
sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị
cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ.
- Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, phải luôn
tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng
giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ
mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm ... Kết quả lực
lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng
lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.
- Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải
không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán
hàng ... làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh
chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.
 Thứ ba, phân hoá những người sản xuất thành những người giàu,
người nghèo một cách tự nhiên.
- Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị
trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn
mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nên giàu có. Ngược lại, những
người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ
công nghệ lạc hậu ... thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội và dễ
lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm thuê.
- Trong nền kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, đầu
cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế ... là những yếu tố có thể làm tăng
thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội
khác.
 Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích
sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác
dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với
người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác
động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường

Câu 5: Trình bày vai trò và các chức năng chủ yếu của thị trường. Phân tích
vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường. ( CHƯƠNG 2 )
1. Khái niệm
Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu của các chủ thể
được thông qua việc trao đổi mua bán với sự xác định giá cả và số lượng hàng
hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.
2. Đặc điểm của thị trường
- Cung và cầu: thị trường được điều chỉnh bởi sự cân bằng giữa cung và cầu. Sự
cân bằng giữa cung và cầu sẽ ảnh hưởng đến giá của sản phẩm hoặc dịch vụ
trên thị trường.
- Giá cả thị trường được điều chỉnh bởi giá cả: giá cả phản ánh sự cân bằng giữa
cung và cầu. Khi cung nhiều hơn cầu giá cả sẽ giảm, khi cầu nhiều hơn cung giá
cả sẽ tăng.
- Đa dạng: thị trường có đa dạng sản phẩm và dịch vụ để người tiêu dùng lựa
chọn
- Tính cạnh tranh: thị trường có tính cạnh tranh cao giữa các nhà sản xuất và các
nhà cung cấp dịch vụ, tạo sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng sản phẩm giảm
giá cả và cải thiện dịch vụ.
- Tính linh hoạt: thị trường có tính linh hoạt cao trong việc điều chỉnh giá cả sản
phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng
- Tác động kinh tế: thị trường có tác động lớn đến nền kinh tế như tạo ra việc
làm, tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập và phát triển kinh tế
3. Vai trò của thị trường
Thị trường đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia dưới đây
là một số vai trò của thị trường:
- Cân bằng cung và cầu: thị trường cung cầu lúc định giá sản phẩm và dịch vụ
theo nhu cầu thực tế của người tiêu dùng, nó tạo điều kiện để sản xuất và cung
ứng sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của thị trường.
- Tăng sức mua và sức bán: thị trường cung cầu giúp tăng sức mua và sức bán
của các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Việc giảm giá hay tăng giá sẽ tác
động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng và sức bán của người bán.
- Tạo ra lợi nhuận: thị trường tạo điều kiện cho các nhà sản xuất và nhà cung
cấp cạnh tranh với nhau để tạo ra lợi nhuận. Thị trường cũng tạo cơ hội cho các
nhà đầu tư để đầu tư vào các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.
- Khuyến khích sáng tạo và phát triển sản phẩm mới: thị trường khuyến khích
các nhà sản xuất và nhà cung cấp, tìm kiếm các cách mới để sản xuất sản phẩm
và dịch vụ tốt hơn và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
- Phân phối tài nguyên hiệu quả: thị trường giúp phân phối tài nguyên hiệu quả
hơn bằng cách chuyển tài nguyên từ những nơi thừa đến những nơi cần thiết.
Tóm lại Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
4. Vai trò của chủ thể trên thị trường
Mỗi chủ thể tham gia và thị trường đều đóng vai trò quan trọng và có những
nhiệm vụ riêng để đảm bảo hoạt động thị trường luôn được suôn sẻ và hiệu quả
dưới đây là một số vai trò của một số chủ thể trên thị trường
- Người sản xuất:
 Là người tổ chức sản xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ ra thị
trường
 Bao gồm: nhà sản xuất, nhà đầu tư, kinh doanh HH, dịch vụ…gọi chung
là doanh nghiệp trong nền KTTT
 Quyền lợi: có được những nguồn thu nhập chính đáng từ SX và các giá
trị khác
 Nhiệm vụ: thỏa mãn nhu cầu xã hội, thực hiện các trách nhiệm xã hội
- Trung gian:
 Kết nối giữa người SX với người tiêu dùng
 Bao gồm: thương nhân, môi giới
 Quyền lợi: được hưởng lợi ích KT và các lợi ích khác từ hoạt động trung
gian
 Trách nhiệm: phục vụ tốt nhất cho người SX và người tiêu dùng, thực
hiện trách nhiệm xã hội
- Các tổ chức tài chính: các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng
khoán và quỹ đầu tư có vai trò quan trọng trong việc cung cấp Tài nguyên tài
chính cho các chủ thể khác
- Chính phủ:
 Là người tiêu dùng, nhà SX, cung ứng dịch vụ và là nhà quản lý vĩ mô
nền KT
 Mục tiêu: lợi ích KT, chính trị, quốc phòng, giáo dục
 Vai trò nhà nước:
o Thiết lập thể chế, môi trường pháp luật cho các chủ thể tham gia TT
đạt hiệu quả tối đa
o Đảm bảo tính công bằng, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, khắc phục
những khuyết tật của TT
o Định hướng phát triển một số quan hệ KT trong SX và TĐ sao cho
đem lại phúc lợi cho XH
- Người tiêu dùng:
 Người sử dụng hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình
 Bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức xã hội, nhà nước, người nước
ngoài
 Tiêu dùng chính là nhu cầu, là đơn đặt hàng của sản xuất, là động lực của
sản xuất
 Quyết định mua sắm, tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa
 Quyền lợi của người tiêu dùng: được sử dụng hàng hóa, dịch vụ có chất
lượng và giá cả phù hợp để thỏa mãn nhu cầu
 Trách nhiệm: bảo vệ quyền lợi của mình, của doanh nghiệp, của xã hội

Câu 6: Phân tích khái niệm, điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá và
hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động. Thông qua quá trình sản xuất giá
trị thặng dư trong một doanh nghiệp tư bản tư nhân, hãy làm rõ nguồn gốc,
bản chất của giá trị thặng dư và tiền công. Phân tích các phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư và nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng
dư của C.Mác. ( CHƯƠNG 3 )
 Hàng hóa sức lao động
1. Khái niệm
 Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng
lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang
sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị
sử dụng nào đó”
 Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.
- Một, người lao động được tự do về thân thể
- Hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết
hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải
bán sức lao động.
2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
 Giá trị của hàng hóa sức lao động
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
- Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản
xuất ra năng lực đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu
sinh hoạt nhất định. Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận
sau đây hợp thành:
o Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái
sản xuất ra sức lao động;
o Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
o Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần)
nuôi con của người lao động. Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá
trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng hóa sức lao động phải
phản ánh lượng giá trị nêu trên.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là năng lực lao động của
con người
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là giá trị sử dụng đặc biệt vì
trong khi sử dụng nó không chỉ bảo tồn được giá trị của nó mà còn có
thể tạo ra giá trị lớn hơn
- Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có
được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa
sức lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động. Hàng
hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và
lịch sử. Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính
năng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào có được, đó là
trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn
tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn
gốc của giá trị lớn hơn nêu trên do đâu mà có.
 Giá trị thặng dư
1. Nguồn gốc
Nguồn gốc của GTTD chính là TBKB, TLSX dù tiên tiến đến đâu cũng
chỉ là phương tiện tạo GTTD.
2. Bản chất
 Giá trị thặng dư là kết quả của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị trong
quan hệ xã hội giữa người mua và người bán hàng hóa sức lao động:
- Nếu giả định xã hội chỉ có 2 giai cấp: GCTS và GCCN thì GTTD lại
mang bản chất KT – XH đó là quan hệ giai cấp – quan hệ bóc lột.
- GTTD được tạo ra bằng lao động sống chứ không phải là do máy móc
sinh ra.
3. Các phương pháp sản xuất ra GTTD
 Sản xuất GTTD tuyệt đối
- Sản xuất GTTD tuyệt đối là hình thức kéo dài thời gian lao động vượt
qua TGLD tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị SLD và TGLD
tất yếu không đổi.
- Sản xuất GTTD tuyệt đổi không thể kéo dài quá ngày tự nhiên. Do giới
hạn thể chất và tinh thần của người lao động, cần có thời gian tái tạo
SLD
 Sản xuất GTTD tương đối
- Sản xuất GTTD tương đối là hình thức rút ngắn TGLD tất yếu, do đó
kéo dài TGLD thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi
thậm chí rút ngắn
 GTTD siêu ngạch
Là GTTD thu được khi cải tiến kĩ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất
để làm giảm giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lí luận về giá trị thặng dư
 Tiền công
Tiền công là hàng hóa của sức lao động, là do chính hao phí sức lao
động của người làm thuê tạo ra, nhưng được biểu hiện ra là người mua
sức lao động trả cho người làm thuê.

Câu 7: Trình bày bản chất tích lũy tư bản và phân tích các nhân tố góp phần
làm tăng quy mô tích lũy tư bản. Bằng kiến thức lý luận và thực tiễn, chứng
minh rằng tích lũy tư bản dẫn tới gia tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản, thúc
đẩy tích tụ và tập trung tư bản, phân hóa thu nhập giữa nhà tư bản và lao
động làm thuê. ( CHƯƠNG 4 )
1. Bản chất của tích lũy tư bản
Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích lũy
tư bản. Vậy:
- Bản chất của TLTB là quá trình TSXMR TBCN thông qua việc biến GTTD
thành TB phụ thêm để mở rộng SX,KD.
- Nguồn gốc của tích lũy tư bản là từ GTTD
2. Các nhân tố góp phần làm tăng quy mô
 Trình độ khai thác sức lao động
Tỷ suất giá trị thặng dư tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng
dư. Từ đó tạo điều kiện để tăng quy mô tích lũy. Để nâng cao tỷ suất giá
trị thặng dư, ngoài sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối, nhà tư bản còn có thể sử
dụng các biện pháp cắt giảm tiền công, tăng ca, tăng cường độ lao động.
 Năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, giá
trị sức lao động giảm giúp cho nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư
hơn, góp phần tăng quy mô tích lũy.
 Sử dụng hiệu quả máy móc ( chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản
tiêu dùng )
Theo C. Mác, máy móc được sử dụng toàn bộ tính năng của nó, song
giá trị chỉ được tính dần vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Sau mỗi
chu kỳ như thế, máy móc vẫn hoạt động toàn bộ những giá trị của bản
thân nó đã giảm dần do tính giá khấu hao để chuyển vào giá trị sản
phẩm. Hệ quả là, mặc dù giá trị đã bị khấu hao, song tính năng hay giá
trị sử dụng thì vẫn nguyên như cũ, như lực lượng phục vụ không công
trong sản xuất.
 Đại lượng tư bản ứng trước
- Thị trường thuận lợi, hàng hóa luôn bán được, tư bản ứng trước càng
lớn sẽ là tiền đề cho tăng quy mô tích lũy.
- Quy luật chung:

o Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Cấu
tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu
tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư
bản
o Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản
cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
o Thứ ba, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh
lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao
động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.
3. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hư cơ tư bản

 Cấu tạo kỹ thuật: Là tỷ lệ giữa số lượng TLSX và số lượng SLĐ


 Cấu tạo giá trị: Là tỷ lệ giữa TBBC (c) và TBKB (v)
 Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v): Là cấu tạo giá trị được quyết định bởi
cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật.
 CTHC luôn có xu hướng tăng do CTKT vận động theo xu hướng tăng
lên về lượng
 TLTB không ngừng làm tăng CTHC
4. Thúc đẩy tích tụ và tập trung tư bản
 Tích tụ TB
- Là sự tăng thêm quy mô TB cá biệt bằng cách tư bản hóa GTTD.
- Làm tăng quy mô TB cá biệt và TB xã hội
- Là kết quả trực tiếp của TLTB
 Tập trung tư bản
- Là sự tăng lên của quy mô TB cá biệt do hợp nhất các TB cá biệt.
- Làm tăng quy mô TB cá biệt, quy mô TBXH không thay đổi
- Thực hiện thông qua sáp nhập
 Tích tụ & tập trung TB đều tạo ra nhiều GTTD cho người mua
SLĐ
5. Phân hóa thu nhập
Quá trình tích lũy là quá trình tích lũy hai đầu: sự giàu có về phía GCTS,
sự bần cùng về phía giai cấp công nhân làm thuê

Câu 8: Phân tích nguồn gốc, bản chất và vai trò của lợi nhuận; nội dung của
tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trong nền
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. ( CHƯƠNG 3 )
1. Nguồn gốc của lợi nhuận
2. Bản chất của lợi nhuận ( p )
 Là khoản chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất sau khi bán
hàng hóa.
 CT: G = k + p :
- p là hình thái biẻu hiện của GTTD
- p là mục tiêu , động lực, động cơ của hoạt động sản xuất và kinh
doanh.
- p phản ảnh quy mô hiệu quả kinh doanh
3. Vai trò của lợi nhuận
4. Tỉ suất lợi nhuận
p
 CT: p’ = c+ v . 100%

- p’ phản ánh mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản


- p’ là động cơ của hoạt động cạnh tranh TBCN
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận
 m’ càng cao thì p’ càng lớn
c
 v càng cao thì p’ càng giảm

 Tốc độ CCTB càng lớn p’ càng tăng


 c càng nhỏ thì p’ càng cao

Câu 9: Phân tích bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức,
địa tô trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
1. Lợi nhuận thương nghiệp
 Khái niệm: Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư
được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường
cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho
mình.
 Bản chất: Trên thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận
thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhưng điều đó
không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cao hơn giá
trị của nó mà là: nhà tư bản thương nghiệp mua hàng của nhà tư bản
công nghiệp với giá thấp hơn giá trị (khi chấp nhận bán hàng với giá
thấp hơn giá trị cho nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản
công nghiệp đã chấp nhận “nhượng” một phần giá trị thặng dư cho
nhà tư bản thương nghiệp), sau đó, nhà tư bản thương nghiệp lại bán
hàng cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó
 Nguồn gốc: Lợi nhuận thương nghiệp hình thành thông qua quá trình
chuyển hóa giá trị mà trong đó, tư bản thương nghiệp đóng vai trò cầu
nối để thực hiện nhiệm vụ phân phối, lưu thông hàng hóa của tư bản
công nghiệp tới thị trường và tới người tiêu dùng nói chung trong toàn
xã hội.
2. Lợi tức
 Bản chất: Lợi tức là một phần của giá trị thặng dư mà người đi vay đã
thu được thông qua sử dụng tiền vay đó.
 Khái niệm: Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi
vay (tư bản đi vay) phải trả cho người cho vay (tư bản cho vay) vì đã
sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay.
 Nguồn gốc: Nguồn gốc của lợi tức chính là từ giá trị thặng dư do
công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, có
thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm
thuê thông qua nhà tư bản đi vay.
3. Địa tô
 Khái niệm: Địa tô là một phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu
trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên
lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ.
 Bản chất: địa tô tư bản chủ nghĩa chính là một hình thức chuyển hóa
của giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.
 Nguồn gốc: Nguồn gốc của địa tô là một phần giá trị thặng dư do
công nhân nông nghiệp làm thuê tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn với chế
độ độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa

Câu 10: Trình bày nguyên nhân hình thành và phân tích những đặc
điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Những biểu hiện mới về
kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì? ( CHƯƠNG 5 )
1. Nguyên nhân hình thành CNTBDQ
 Tự do cạnh tranh -> tích tụ và tập trung SX, tích tụ và tập trung SX
phát triển đến một mức độ nào đó -> ĐQ.
 Độc quyền: Là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay
phần lớn việc SX và tiêu thụ một số loại HH, có khả năng định ra giá
cả ĐQ, nhằm thu p ĐQ cao
 LLSX phát triển
 Cạnh tranh
 Khủng hoảng và sự Phát triển của hệ thống tín dụng
 Tích tụ, tập trung sản xuất  ĐỘC QUYỀN
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTBDQ
 Sự kết hợp nhân sự giữa TCDQ và nhà nước
- Các TCĐQ đưa người ứng cử vào các vị trí của nhà nước NN. Các
quan chức NN thâm nhập vào ban quản trị của các TCĐQ công nghiệp
và ngân hàng, là người đỡ đầu các TCĐQ.
- Làm xuất hiện một tầng lớp cầm quyền có quyền lực cao nhất cả về
kinh tế và chính trị
- Biện pháp kết hợp là thông qua các đảng phái tư sản
- Mục đích của sự kết hợp là phục vụ lợi ích kinh doanh của chúng và
cứu nguy cho CNTB
 Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước
- Sở hữu ĐQNN: là sở hữu tập thể của GCTS, của TBĐQ
- Mục đích: Duy trì sự tồn tại, phát triển của CNTB
- Biểu hiện: + Sở hữu NN tăng lên
+ Mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc
quyền tư nhân tăng
lên
- Sở hữu NN bao gồm: Động sản và bất động sản; DNNN trong công
nghiệp & kết cấu hạ tầng KT- XH như: gtvt, giáo dục, y tế, bảo hiểm
xã hội,…
- Hình thức: Xây dựng DNNN bằng vốn ngân sách; mua lại, mua cổ
phần của các DNTN; mở rộng DNNN bằng vốn tích lũy của các
DNTN…
- Hình thành & phát triển TT NN: Bao mua sản phẩm, đặc biệt là các
đơn đặt hàng quân sự
 Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền
kinh tế
- Hệ thống điều tiết -> tổng thể thiết chế và thể chế KT: bộ máy quản lý
+ hệ thống chính sách, công cụ.
- Hình thức điều tiết: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn bằng các:
o Công cụ kinh tế và công cụ hành chính – pháp luật
o Ưu đãi và trừng phạt
o Những giải pháp chiến lược dài hạn và ngắn hạn
- Các chính sách KT của NN: chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm
phát. c/s tăng trưởng KT, c/s xã hội, c/s KT đối ngoại
- Các công cụ của NN: ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ, tín dụng, các
DNNN, kế hoạch hóa hay chương trình hóa KT, các công cụ hành
chính, pháp lý
Bộ máy điều tiết bao gồm: Cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
- Cơ chế điều tiết: CCTT có sự điều tiết của NN nhằm phục vụ lợi ích
CNTBĐQ: Thị trường + ĐQ tư nhân + Điều tiết của NN
- Ngày nay, biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết là NN ban hành và thực
hiện hệ thống c/s xã hội
3. Những biểu hiện mới về kinh tế của CNTBDQ
 Biểu hiện mới của tích tụ và tích lũy tư bản
- Xuất hiện công ty ĐQ XQG bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp
vừa và nhỏ
- LLSX và KH&CN phát triển
o Các ĐQ liên kết theo cả chiều dọc & chiều ngang, cả trong và
ngoài nước.
o Concern: Là TCĐQ đa ngành, gồm hàng trăm xí nghiệp có quan
hệ với những ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước.
o Conglomerate: Là sự kết hợp vài ba chục hãng vừa và nhỏ
không có sự liên quan nào về SX hoặc dịch vụ cho SX.
- Bên cạnh các TCĐQ xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, do:
o Việc ứng dụng KH&CN cho phép tiêu chuẩn hóa & chuyên môn
hóa SX sâu
o Ưu thế của các DN vừa và nhỏ: nhạy cảm, linh hoạt, mạnh dạn,
mạo hiểm ...
- ĐQ xuất hiện ở nước đang phát triển  đó là sự xâm nhập của các
công ty XQG
- Các TCĐQ có xu hướng bành trướng quốc tê -> trở thành các công ty
XQG liên minh với nhà nước -> CNTBĐQ nhà nước.
 Biểu hiện mới về vai trò của TBTC trong các tập đoàn ĐQ
- Phạm vi liên kết và xâm nhập: Được mở rộng ra ở nhiều ngành
- Nội dung liên kết: Đa dạng, tinh vi và phức tạp.
- Chế độ tham dự:
o Cổ phiếu mệnh giá nhỏ phát hành rộng
o Khối lượng cổ phiếu tăng
o Bổ sung chế độ ủy nhiệm
- Thành lập các ngân hàng đa quốc gia, xuyên quốc gia, các tụ điểm tài
chính
 Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
- Luồng XKTB: Dòng đầu tư chảy qua chảy lại giữa các nước TB phát
triển với nhau
- Chủ thể XKTB:
o Vai trò to lớn của các TNCs (FDI)
o Nhiều chủ thể từ các nước đang phát triển
- Hình thức XKTB:
o Đan xen XKTB& XKHH (BOT, BT)
o Kết hợp giữa XKTB với các hợp đồng hàng hóa, dịch vụ, chất
xám
- Nguyên tắc hoạt động: Cùng có lợi

Câu 11: Trình bày nguyên nhân ra đời và phân tích bản chất, đặc điểm
của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Những biểu hiện mới của chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì? ( CHƯƠNG 5 )
1. Nguyên nhân ra đời của CNTBDQ
 CNTBDQ là sự kết hợp sức mạnh của các TCĐQ tư nhân với NN tư bản
thành một thể chế thống nhất.
 Nguyên nhân ra đời:
- Tích tụ và tập trung vốn lớn -> tích tụ và tập trung sản xuất càng cao -
> cơ cấu kinh tế lớn
- Sự phát triển của PCLĐXH
- Mâu thuẫn sâu sắc giai cấp trong xã hội
- Sự bành trướng của các liên minh ĐQ quốc tế vấp phải hàng rào quốc
gia dân tộc và xung đột lợi ích
- Việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới và tác động của cuộc cách mạng
KHCN hiện đại
2. Bản chất của CNTBDQNN
 CNTBDQNN là nấc thang phát triển cao hơn của CNTBDQ, là sự thống
nhất của 3 quá trình: sức mạnh TCĐQ + sự can thiệp NN vào KT + kết
hợp sức mạnh ĐQ tư nhân và NN
 Sở hữu: NN là nhà TB tập thể
 Chức năng NN: chủ sở hữu DN + chức năng chính trị
 Vị trí:
- Can thiệp vào nền SX xã hội bằng thuế, pháp luật
- Tổ chức & quản lý các xí nghiệp thuộc KTNN
- Điều tiết các khâu của quá trình TSX bằng các đòn bẩy KT
3. Những biểu hiện mới về kinh tế của CNTBDQN
 Về cơ chế quan hệ nhân sự
- Thể chế đa nguyên trong phân chia quyền lực nhà nước
 thực hiện cơ chế thỏa hiệp để cùng tồn tại
 cùng phân chia quyền lực giữa các thế lực tư bản độc quyền
- Trọng tâm quyền lực nhà nước thuộc về một thế lực trung dung có vị
thế cân bằng  tạo nên thể chế kinh tế, chính trị, xã hội, … ôn hòa, ít
cực đoan hơn trước đây
 Về sở hữu nhà nước
- Giới lập pháp thực hiện chi tiêu ngân sách; giới hành pháp bị quản lý
bằng luật ngân sách; Chống lạm phát và thất nghiệp được ưu tiên; Dự
trữ quốc gia sử dụng trong trường hợp đặc biệt; Cổ phần nhà nước
trong ngân hàng và các công ty lớn trở thành phổ biến
- Ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất, gánh chịu rủi ro lớn.
Công ty tư nhân tập trung các lĩnh vực cớ lợi nhuận hấp dẫn.
- Các tập đoàn độc quyền thu P cao khi thực hiện các đơn đặt hàng trong
các dự án đầu tư của nhà nước.
- Nhà nước tư sản quyết định sự ổn định kinh tế vĩ mô
- Định hướng ưu tiên cho các vấn đề xã hội trong chi tiêu ngân sách
được luật pháp hóa
 Trong vai trò công cụ điều tiết nền kinh tế của độc quyền nhà nước
- Về chính trị: được tổ chức như một cty cổ phần
o “Đa nguyên tư sản” được sử dụng xoa dịu mâu thuẫn
o Khi chính phủ mất quyền chi phối sẽ giải tán
- Về kinh tế: Viện trợ ưu đãi từ nguồn lực nhà nước -> được thực hiện
thông qua các dự án nhằm:
o Cứu nguy hàng hóa tồn đọng
o Công nghệ lỗi thời
o Thị giá cổ phiếu sụt giảm

Câu 12: Tại sao phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan? Phân tích những đặc trưng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? ( CHƯƠNG
6)
1. Khái niệm KTTT định hướng CNXH
 KTTT định hướng CNXH là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của
TT, đồng thời góp phần hướng tới xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của nhà nước
đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Nội hàm của khái niệm
a. KTTT định hướng XHCN ở VN là một mô hình KTTT đặc thù
quá đặc thù của TKQD lên CNXH bỏ qua chế độ CNTB
o Nền KTTT đang trong quá trình cải biến cách mạng theo con
đường rút ngắn
o Về trình độ sản xuất: SXHH nhỏ  KTTT sơ khai  KTTT hiện
đại đan xen
o Về tính chất xã hội: vừa có những giá trị hiện đại của xã hội mới,
vừa còn hệ quả của xã hội cũ chưa bị thay thế hoàn toàn
b. KTTT định hướng XHCN ở VN vừa chứa đựng những đặc điểm
KTTT nói chung vừa chứa đựng nhũng đặc điểm của định hướng
XNCN
 Đặc điểm chung
- Vận hành đầy đủ và đồng bộ theo các quy luật thị trường
- Có nhiều hình thức sở hữu
- Chủ thể thị trưởng có tính độc lập
- Các chủ thể thị trường có địa vị bình đẳng về mặt pháp lí, được bảo hộ
bởi hệ thống pháp luật
- Thị trường có vai trò quyết định phân bố các nguồn lực xã hội
- Giá cả hàng hóa và dịch vụ hình thành tự do trên thị trường
- Là kinh tê mở
- Chính phủ quản lí vĩ mô nền kinh tế
 Về định hướng XHCN
- Là nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước VN do Đảng
Cộng sản VN lãnh đạo
- Là nền KTTT mà việc xác lập thể chế cũng như quản lí hướng tới dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- Thực hiện phân phối công bằng
- Là nền KTTT cần sự phát huy trí tuệ, nguồn lực của toàn bộ hệ thống
các tổ chức xã hội chính trị cũng như toàn thể nhân dân
c. KTTT định hướng XHCN ở VN mang tính hiện đại và hội nhập
quốc tế
- Kế thừa tinh hoa nhân loại và kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
- Có hệ thống pháp luật, các cơ chế và chính sách
- Các yếu tố thị trường, các loại thị trường
- Vai trò chức năng của thị trường, của nhà nước phù hợp với thông lệ,
nguyên tắc, chuẩn mực của quốc tế và tiến trình hội nhập của VN
d. Trong nền KTTT định hướng XHCN
- Nhà nước:
o Có vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế
o Sử dụng những công cụ chính sách và nguồn lực nhà nước để
định hướng và điều tiết kinh tế
- Thị trường:
o Đóng vai trò huy động và phân bố các nguồn lực
o Là động lực giải phóng sức sản xuất
 KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế đặc thù, lấy cái
riêng là định hướng XHCN để chế định cái chung
2. Tính tất yếu của việc phát triển KTTT định hướng XHCN
- Thứ nhất, phù hợp với quy luật phát triển khách quan
- Thứ hai, do tính ưu việt của KTTT trong việc thúc đẩy phát triển
- Thứ ba, phù hợp với mong muốn của nhân dân, là sự cần thiết cho
công cuộc xây dựng và phát triển
3. Những đặc trưng của việc phát triển KTTT định hướng XHCN
 Về mục tiêu phát triển KTTT
- Phát triển lực lượng sản xuất
- Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH
- Nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh
 Vê quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
- Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, hình thức sở hữu trong đó
KTNN giữ vai trò chủ đạo, KTTN giữ vai trò quan trọng
- KTNN, KTTT, và KTTN là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc
lập, tự chủ
 Về quan hệ quản lí nền kinh tế và vai trò của nhà nước
Nhà nước quản lí và thực hành cơ chế quản lí là nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân và vì dân do Đảng lãnh đạo
 Về quan hệ phân phối thu nhập
- Phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các điều
kiện cơ hội của mọi chủ thể kinh tế để xây dựng XH mọi người đều
giàu có
- Phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh
tế, mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống
an sinh XH, phúc lợi XH
 Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
- Nền KTTT định hướng XHCN phải gắn tăng trường kinh tế với công
bằng xã hội
- Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội
- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng chính sách, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của KTTT,

Câu 13. Phân tích bản chất, vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ
thể kinh tế - xã hội. Phân tích các quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản và nội dung đảm
bảo hài hoà các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển ở Việt Nam ( CHƯƠNG 7 )
1. Khái niệm
- Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn này phải
được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển
của nền sản xuất đquó
- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi hoạt động kinh tế của
con người.
2. Bản chất của lợi ích kinh tế
- Lợi ích kinh tế là quan hệ xã hội thông qua quan hệ kinh tế, mang tính khách
quan, dựa trên cơ sở nhu cầu vật chát của con người trong trình độ, nền sản
xuất xã hội
- Lợi ích kinh tế phản ánh quan hệ kinh tế
- Biểu hiện:
 Trong xã hội, mỗi chủ thể kinh tế gắn liền với lợi ích tương ứng
 Lợi ích kinh tế được xác lập dựa trên quan hệ xã hội, vai trò của các chủ
thể trong quan hệ đó
3. Vai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thế kinh tế
- Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy trực tiếp của các chủ thế kinh tế -
xã hội
 Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết để thỏa mãn các
nhu cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu
vật chất của bản thân. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và
mức độ phụ thuộc thỏa mãn nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu
nhập.
 Về khía cạnh kinh tế tất cả các chủ thể kinh tế đều hành động trước
hết vì lợi ích chính đáng của mình. Tất nhiên, lợi ích này phải đảm
bảo trong sự liên hệ với các chủ thể khác trong xã hội. Theo đuổi lợi
ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào
sự phát triển của nền kinh tế. Vì lợi ích của mình người lao động tích
cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao động,
… Tất cả những điều đó đều tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất, của nền kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác
 Mọi vận động của lịch sử đều xoay quanh vấn đề lợi ích và được ưu
tiên là lợi ích kinh tế. Mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất còn phụ
thuộc địa vị của con người trong quan hệ sản xuất xã hội nên để thực
hiện lợi ích mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau thực hiện
quyền làm chủ với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các
cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - động lực tiến bộ của xã
hội tiẽn nộ
 Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành và
thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, văn hóa của các chủ thể xã
hội.
 Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát
triển kinh tế - xã hội.
 Ở Việt Nam, trong một thời gian rất dài, vì rất nhiều lý do, các lợi ích
kinh tế, nhất là lợi ích cá nhân, không được chú ý đúng mức.
4. Các quan hệ lợi ích cơ bản
- Khái niệm: Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con
người với con người, giữa các cộng đồng người, giữa các tổ chức KT, giữa
các bộ phận hợp thành nền KT, giữa con người với tổ chức KT, giữa quốc
gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích KT trong
mối liên hệ với trình độ phát triển của LLSX và kiến trúc thượng tầng tương
ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
a. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Tính thống nhất: Khi người lao động được trả lương cao thì sẽ đóng góp hết
mình làm tăng thu nhập doanh nghiệp
- Tính mâu thuẫn: Nếu như người chủ doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận sẽ
có cách giảm lương công nhân => người công nhân sẽ không muốn đóng
góp sức mình => lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm. Khi giảm trả lương công
nhân thì công nhân có quyền biểu tình hay bãi công để đòi lợi ích của mình.
b. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
- Trong nền kinh tế thị trường những chủ doanh nghiệp vừa là đối thủ vừa là
đối tác với nhau
 Tính thống nhất: Những người sử dụng lao động có thể liên kết thỏa
thuận trong ứng xử với người lao động (thỏa thuận trong việc trả lương).
Họ có thể thỏa thuận với nhau đối với người cho họ vay vốn, thuê đất, đối
với nhà nước, đối với chiếm lĩnh thị trường
 Tính mâu thuẫn: Họ có thể cạnh tranh với nhau quyết liệt trên thị trường
vì vậy có người sẽ phá sản, có người sẽ tồn tại
 Quan hệ đó được biểu hiện ra thành lợi nhuận bình quân mà họ nhận được,
họ tham gia vào đội ngũ danh nhân để đảm bảo lợi ích của họ
c. Quan hệ lợi ích giữa những người lao động
- Tính mâu thuẫn: Nếu có nhiều người bán sức lao động thì người lao động
phải cạnh tranh với nhau, khi cạnh tranh với nhau 1 bộ phận sẽ bị thất
nghiệp hoặc tiền lương của người lao động sẽ bị giảm
- Tính thống nhất: Những người lao động họ thống nhất với nhau có thể đưa
ra yêu cầu với chủ của mình trong điều kiện quy định của pháp luật.
d. Quan hệ lợi ích giữa cá nhân, các nhóm, lợi ích xã hội
- Lợi ích cá nhân là lợi ích của 1 thành viên xã hội khi tham gia vào hoạt
động kinh tế
- Lợi ích xã hội là tổng lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân được thực hiện sẽ
làm phát triển nền kinh tế thực hiện được lợi ích kinh tế của xã hội
- Lợi ích nhóm là lợi ích của các cá nhân của tổ chức hoạt động trong cùng
ngành cùng lĩnh vực có mối liên kết với nhau để thể hiện tốt lợi ích riêng
- Lợi ích quốc gia là tổng hòa lợi ích cá nhân trong cùng 1 lãnh thổ
- Nhóm lợi ích là lợi ích của các cá nhân tổ chức hoạt động trong ngành, các
lĩnh vực khác nhau, có mối liên hệ khác nhau để thể hiện tốt lợi ích riêng
- Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích nếu phù hợp với lợi ích quốc gia thì không
nên triệt tiêu, ngược lại nếu chúng mâu thuẫn với nhau thì phải ngăn chặn.

Câu 14: Phân biệt cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa. Phân
tích nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
hiện nay. ( CHƯƠNG 8 )
1. Cách mạng công nghiệp
- Khái niệm: Là những bước nhảy vọt về chất lượng trình độ của tư liệu
lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kĩ nghệ và công nghệ
trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi về trình độ
PCLDXH cũng như tạo 1 bước phát triển về năng suất lao động cao
hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến các tính năng mới của kĩ thuật
công nghệ vào đời sống xã hội
- Vai trò:
 Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
 Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
 Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
2. Công nghiệp hóa
- Khái niệm: là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao
động thủ công là chính sang nền sản xuất dựa trên lao động bằng máy
móc nhằm tạo ra năng suất lao động cao
- Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
 Mô hình CNH cổ điển:
o Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, kéo theo đó là nông nghiệp và
công nghiệp nặng
o Tiểu biểu là ở nước Anh, gắn với cuộc cách mạng công
nghiệp lần 1, xảy ra vào giữa thế kỉ 13
 Mô hình CNH kiểu Liên Xô
o Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
o Thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh
 Mô hình CNH kiểu Nhật và các nước công nghiệp mới
o CNH rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu
o Thu hút ngoại lực để phát huy tối đa hóa nội lực, rút ngắn
thời gian CNH
3. Nội dung cơ bản của CNH, HDH ở VN
a. Tính tất yếu
- CNH, HDH là quá trình chuyển đổi hóa căn bản, toàn diện các hoạt
động SXKD, DV và quản lí KT – XH, từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến SLD từ công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp
và tiến bộ của KHKT, nhằm tạo ra năng suất lao động cao.
- Lí do khách quan khiến VN phải thực hiện CNH, HDH
 Một là, CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển về LLSX xã
hội của mọi quốc gia\
 Hai là, đối với các nước kém phát triển quá độ lên XHCN như
VN, xây dựng CSVC cho XHCN phải thực hiện từ đầu thông
qua CNH, HDH
b. Đặc điểm của CNH, HDH ở VN
- Theo định hướng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
- CNH, HDH gắn với phát triển kinh tế tri thức
- CNH, HDH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và VN đang tích cực, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế
c. Nội dung cơ bản
- Một là, tạo nhưng diều kiện để có thể chuyển từ nền sản xuất – xã
hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ. Muốn thực hiện
chuyển đổi trình độ phát triển, đòi hỏi phải dựa trên tiền đề trong nước:
 Tư duy phát triển
 Thể chê
 Nguồn lực
 Môi trường quốc tế thuận lợi
 Trình độ văn minh của xã hội
 Ý thức xây dựng xã hội văn minh của người dân
- Hai là, thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc
hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ
 Đẩy mạnh sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới,
hiện đại
o Trang bị cơ sở vật chất, kinh tế thông qua CNH, HDH
o Thực hiện CKH, tranh thử ứng dụng các thành tựu công nghệ
hiện đại
o Ưu tiên xây dụng và phát triển các ngành công nghiệp sản xuất
TLSX
o Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào tất cả cac
ngành nghề, các lĩnh vực, các vùng của nền kinh tế
o Phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh
CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn
o CNH, HDH và ứng dụng KHKT hiện dại phải được tiến hành
đồng bộ và cân đối giữa các ngành, lĩnh vực, các vùng
o Phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức
o Nền KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất trong việc phát triển
kinh tế, tạo ra của cải vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống
 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí và hiệu
quả
Chuyển đổi cơ cấu là mối quan hệ ti lệ giữa các ngành, các vùng và các
TPKT. Là tổng thể cơ cấu các ngành, các vùng và các TPKT
o Cơ cấu ngành KT ( công – nông – dịch vụ ) giữ vai trò quan
trọng nhất
o Chuyển dịch CC ngành kinh tế theo hướng hiện đại là tăng tỉ
trọng ngành CN – DV, giảm tỉ trọng ngành NN
o CCCC phải đi liền với PCLD, chuyên môn hóa SX
o CCCC là phải đáp ứng các điều kiện yêu cầu:
 Khái thác, phát huy và phân bố hiệu quả các nguồn lực
trong nước, thu hút hiệu quả các nguồn lực ngoài nước
 Cho phép ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ ki
thuật hiện đại vào các ngành kinh tế, các vùng, các lĩnh
vực của nền kinh tế
 Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu
cầu của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
 Từng bước hoàn thiện QHSX phù hợp với trình độ phát triển
lực lượng sản xuất
o Mục tiêu của CNH, HDH là nhằm xây dựng XHCN => xác lập
địa vị thống trị QHSX XHCN trong toàn bộ nền kinh tế\
o CNH, HDH đã thúc đẩy LLSC để xây dựng và hoàn thiện
QHDX XHCN
o Xây dựng CSVC, KT và phát triển LLSX phải dảm bảo phù hợp
QHSX trên 3 mặt:
 Quan hệ sở hữu về TLSX
 Quan hệ tổ chức quản lí
 Quan hệ phân phối và trao đổi

Câu 15: Phân tích tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và những
hình thức quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu của Việt Nam hiện nay.( CHƯƠNG
8)
1. Tính tất yếu
- CNH, HDH là quá trình chuyển đổi hóa căn bản, toàn diện các hoạt
động SXKD, DV và quản lí KT – XH, từ sử dụng lao động thủ công là chính
sang sử dụng một cách phổ biến SLD từ công nghệ, phương tiện, phương
pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của
KHKT, nhằm tạo ra năng suất lao động cao.
- Lí do khách quan khiến VN phải thực hiện CNH, HDH
• Một là, CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển về LLSX xã
hội của mọi quốc gia
o CNH trang bị TLSX, kĩ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại
o CNH nâng cao năng suất lao động
o CNH tạo ra nhiều của cái vật chất
o CNH, HDH để xây dựng CSVCKT cho XHCN:
 CSVCKT của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố
vật chất của LLSX, phù hợp với trình độ kĩ thuật mà lực lượng
lao động xã hội sử dụng
 CSVCKT của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại, CCKT
hợp lí, trình độ SXHH cao dựa trên trình độ KHCN hiện đại
được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị toàn bộ nền
kinh tế
• Hai là, đối với các nước kém phát triển quá độ lên XHCN như
VN, xây dựng CSVC cho XHCN phải thực hiện từ đầu thông qua CNH,
HDH để:
o Phát triển mạnh mẽ LLSX
o Hoàn thiện LLSX XHCN
o Nâng cao trình độ văn minh
- Đối với VN thực hiện CNH, HDH để:
 Xây dựng CSVCKT cho KT dựa trên những thành tựu KHCN hiện
đại, tiên tiến, hoàn thiện QHSX
 Phát triển LLSX, thúc đẩy sự liên kết giữa các ngành, các lĩnh vực
và các vùng; mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế; tham gia PCLD và
hợp tác quốc tế
 Khối liên minh công – nông – tri thức ngày càng được tăng cường
và củng cố
 Tăng cường tiềm lực cho quốc phòng – an ninh, xây dựng nền văn
hóa mới, con người mới XHCN
 CNH, HDH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt quá trình quá độ
lên CNXH

You might also like