Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Thí nghiệm 6.4.

Điều chế và tính chất trùng hợp của NO2


Câu 1. Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của khí NO2

Câu 2. Giải thích nguyên nhân gây ra sự thay đổi màu của khí NO2 khi thay đổi
nhiệt độ.
Ở điều kiện thường xảy ra phản ứng: NO2 ↔ N2O4 có chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng:
- Khi ta giảm nhiệt độ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chống lại sự giảm nhiệt độ. Cân
bằng chuyển dịch theo chiều tăng nhiệt độ là chiều thuận sinh ra N2O4 do đó khí trong
bình bị mất màu.
- Khi ta tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chống lại sự tăng nhiệt độ. Cân
bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ là chiều nghịch sinh ra NO2 do đó khí trong
bình bị đậm màu.
Thí nghiệm 6.5. Phản ứng của NO2 với KI và H2S
Câu 1. Hai thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của NO2?
Tính oxi hóa của NO2.
Câu 2. Giấy hồ tinh bột – iod (loại giấy thử dung dịch hồ tinh bột và KI) có tác dụng
gì trong thí nghiệm trên?
Giúp phát hiện ra I2 được sinh ra khi cho NO2 tác dụng với KI.
Thí nghiệm 6.6. Tác dụng của KNO2 với KMnO4
Câu hỏi. Nêu rõ nguyên nhân gây ra sự thay đổi màu sắc của dung dịch và cho biết
mục đích của thí nghiệm trên?
- Phản ứng KMnO4 + H2SO4 + KNO2 là phản ứng oxi hóa khử trong đó KMnO4 bị khử
từ Mn+7  Mn+2 làm mất màu dd thuốc tím
- Mục đích thí nghiệm là chứng minh tính chất khử của NO2-
Thí nghiệm 7.6. Tác dụng của magnesi (Mg) với oxygen và khả năng hòa tan MgO
trong nước
Câu 1. Hãy giải thích tại sao magnesi cháy lại phát ra ánh sáng chói giàu tia tử
ngoại?
Mg có ái lực rất lớn với O2, ion Mg2+ có kích thước phù hợp với ion O2- tạo mạng lưới
tinh thể chặt chẽ của MgO và phát ra nhiệt lượng lớn, chính nhiệt lượng này đốt nóng
mạnh các hạt MgO tạo nên làm phát ra ánh sáng chói và giàu tia tử ngoại.
Câu 2. Tại sao magnesi cháy lại phải hứng bằng chén sứ khô mà không phải dùng
cốc thủy tinh.
Câu 3. Từ thí nghiệm trên hãy nêu ra kết luận về khả năng phản ứng của magnesi
với oxygen và khả năng hòa tan trong nước của magnesi oxide?
* Khả năng phản ứng của Mg với O2
- Mg cháy với ngọn lửa màu trắng sáng sinh ra sản phẩm là chất rắn có màu trắng
- Mg tạo liên kết ion với nguyên tử oxygen tạo sản phẩm là magnesium oxide (MgO)
* Khả năng tan trong nước của MgO
MgO rất ít tan (gần như không tan) trong nước ở nhiệt độ thường và chỉ phản ứng khi
được đun nóng.
Thí nghiệm 7.7. Tác dụng của magnesi (Mg) với các acid
Câu 1. Từ những hiện tương đã quan sát được hãy nêu ra kết luận về khả năng
phản ứng của nước với magnesi với các acid.
Mg có khả năng phản ứng với các acid tạo ra các muối của Mg và sinh ra khí.
Câu 2. Những chất gì còn lại trong dung dịch sau phản ứng? Bằng cách nào có thể
nhận biết được chất đó.
Những chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng là các muối Mg2+. Dùng dd kiềm để
nhận biết, Mg2+ + OH- tạo kết tủa có màu trắng.

You might also like