Quy trình tháo lắp động cơ oto

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

1

THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Đề tài: Quy trình tháo lắp ly hợp hộp số oto

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trần Đức Hiếu


Người thực hiện: Nguyễn Văn Bình
MSSV: 16262
2

I. Quy trình tháo lắp kiểm tra ly hợp

1. Cấu tạo tổng quát bộ ly hợp

Hình 1.1 Cấu tạo tổng quát bộ ly hợp


1.1. Bánh đà
Bánh đà được bắt chặt với trục khuỷu nhờ các bulong định tâm, trên bề mặt
được gia công nhẵn làm mặt tựa của ly hợp. Đồng thời có các chốt định tâm bảo
đảm đồng tâm giữa bánh đà và võ. Bánh đà được làm bằng thép, đôi khi được
làm bằng gang có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và giải nhiệt tốt
1.2. Đĩa ma sát
3

Hình 1.2 Cấu tạo đĩa ma sát

1. Lò xo giảm chấn 2.Tấm ma sát


3.Đinh tán 4.Moayơ có rãnh then hoa

-Đĩa bao gồm một moayơ có rãnh then hoa và một tấm kim loại phẳng hình tròn
được phủ vật liệu ma sát
-Rãnh then hoa nằm giữa trung tâm đĩa ma sát và ăn khớp với răng then hoa trên
trục sơ cấp. Làm trục sơ cấp và đĩa ma sát quay. Tuy nhiên đĩa ma sát này được
tự do trượt về phía trước hay phía sau trên trục trục sơ cấp
-Các lò xo trên đĩa masát gọi là lò xo chống rung hay giảm chấn. Khi ly hợp
đóng, mâm ép sẽ ép chặt đĩa masát với bánh đà đang quay, lò xo bị nén và giảm
chấn khi đĩa bắt đầu quay cùng bánh đà
-Giữa hai bề mặt ma sát còn các lò xo đệm bề mặt bằng phẳng, nó có mãng gợn
sóng hay uốn cong. Lò xo này cho phép tấm vật liệu sát uốn cong về phía trong
và yếu đi trong khi ly hợp bắt đầu đóng. Gọi là đóng êm dịu
1.3. Mâm ép ly hợp
Chế tạo bằng vật liệu chịu tải. Mâm ép phải được chuyển động tịnh tiến theo
chiều trục. Có ba loại: kiểu lò xo cuộn – kiểu lò xo lá – kiểu bán ly tâm
1.4. Kiểu lò xo cuộn
-Sử dụng những lò xo cuộn nhỏ tương tự như lò xo supap. Bề mặt mâm ép là
một vòng tròn lớn đĩa ma sát tiếp xúc vào, thường được cấu tạo bằng sắt và kim
loại. Bề mặt sau của mâm ép là bề mặt có các lò xo và đòn bẩy được gắn với cần
lỳ hợp. Trong suốt quá trình hoạt động, mâm ép duy chuyển về phía trước và
phía sau bên trong vỏ ly hợp
-Cần đẩy được lắp bên trong mâm ép, được nâng lên và dịch chuyển bề mặt
mâm ép ra xa so với bánh đà. Các cuộn lò xo hình elip nhỏ gắn vòng quanh
mâm ép, cần đẩy giữ chúng từ vị trí lò xo về vị trí làm việc
4

Hình 1.3 Cấu tạo bộ ly hợp kiểu lò xo cuộn

Vỏ bao mâm ép bao bọc các lò xo, cần đẩy và bề mặt mâm ép. Nó được chia
thành nhiều lỗ vì giữa các bộ phận mâm ép liên kết bộ phận lại với nhau. Các lỗ
nằm quanh cạnh ngoài của nắp thì dùng để bắt chặt mâm ép và bánh đà
1.5. Kiểu lò xo lá (lò xo mặt trời)

Hình 1.4 Cấu tạo bộ ly hợp kiểu lò xo lá

1.6. Nguyên lý hoạt động


-Đĩa ép mặt trời hoạt động khi trung tâm của đĩa được đẩy vào động cơ, thì cạnh
ngoài của nó đi ngược lại phía động cơ. Điều này sẽ tách đĩa ly hợp và đĩa ép
trượt ra xa so với bánh đà. Khi trung tâm của lò xo được nhả ra thì lò xo sẽ trở
lại trạng thái bình thường. Lúc đó cạnh ngoài của đĩa ép mặt trời sẽ đẩy bề mặt
mâm ép vào trong đĩa ly hợp
1.7. Khớp ngắt ly hợp
5

Hình 1.5 Cấu tạo khớp ngắt ly hợp

1.8. Ổ bi đỡ
Ổ bi đỡ hoặc ống lót định hướng đặt ở cuối đầu trục khuỷu. Nâng đỡ cuối trục
sơ cấp hộp số. Thường ống lót được làm bằng đồng cứng, có thể thay thế ổ bi
đũa hoặc bạc đạn cầu
1.9. Vỏ bảo vệ ly hợp
Vỏ bảo vệ ly hợp được bắt chặt ở phía sau động cơ gồm một bộ ly hợp, vỏ hộp
có thể làm bằng nhôm, Magie hay gang. Ở phía sau vỏ được bắt chặt với hộp số
tay bằng các bulong

2. Qui trình tháo lắp kiểm tra ly hợp


2.1. Qui trình tháo
TT Bước công việc Dụng cụ Hình ảnh minh họa YCKT
A Tháo từ trên xe:
1 - Tháo các chi tiết - Cờ lê, - Chú ý lắp
liên quan bên ngoài khẩu… ghép các
hộp số chi tiết
- Tránh mất
mát chi tiết
2 - Tháo các bulong - Cờ lê - Nới đều
bắt mặt lắp ghép - Khẩu 17 các bu lông
giữa hộp số và theo trình
động cơ tự chéo
nhau.
6
3 - Tách mặt lắp - Vít dẹp - Lưu ý vấn
ghép giữa hộp số - Con đội… đề an toàn
và động cơ, lấy hộp
số ra ngoài
7

4 Tháo đĩa ép và đĩa - Bút dạ - Lấy dấu


ma sát ra khỏi bánh quang hoặc trước khi
đà: đột dấu. tháo.
- Lấy dấu vị trí lắp
ghép của bộ ly hợp
với báng đà

5 - Tháo các bulong - Khẩu 12. - Nới đều


bộ ly hợp ra khỏi - Cần các bu lông
bánh đà (gồm: Bố hãm. Bánh theo trình
ly hợp, đĩa ép, vỏ đà. tự chéo
bộ ly hợp) - Tay nhau.
- Tránh rơi
rớt các chi
tiết

6 Tháo vòng bi cắt ly - Dùng tay, - Không


hợp (Ổ bi T). vít dẹp làm vênh
phe chặn
vòng bi.

2.2. Qui trình lắp


-Được thực hiện ngược lại Qui trình tháo
-Dùng trục định tâm đĩa ma sát của bộ ly hợp
-Đúng vị trí lắp ghép giữa bộ ly hợp và bánh đà
-Siết bulong đều, đối xứng
2.3. Kiểm tra chi tiết
1 Kiểm tra tình Quan sát - Không
trạng bề mặt làm bằng mắt chai cứng,
việc của bánh đà. thường. nứt, vỡ.

2 Kiểm tra độ Đồng - Độ không


8

không phẳng của hò xo phẳng phải


bề mặt bánh đà. khẩu 17. nhỏ hơn
0,2mm.

3 Kiểm tra tình Quan sát - Bề mặt


trạng làm việc bằng mắt đĩa không
của đĩa ma sát. thường. bị láng, bị
cháy và bị
nứt vỡ. Các
lò xo, đinh
tán và các
rãnh then
không bị
lỏng, nứt
4 Kiểm tra độ mòn - Thước - Khoảng
của đĩa ma sát. cặp. cách từ đầu
đinh tán
đến bề mặt
đĩa phải
lớn hơn
0,5mm.
5 Kiểm tra tình trạng Quan sát -Phải nhẵn,
bề mặt làm việc bằng mắt không trầy
của đĩa ép. thường. xước thành
gờ, không
nứt vỡ

.
9
6 Kiểm tra độ - Thước - Độ không
không phẳng bề thẳng. phẳng phải
mặt làm việc của - Căn lá. nhỏ hơn
đĩa ép. 0,2mm.

7 Kiểm tra lò xo Quan sát - Không


màng và nắp ly bằng mắt nứt, vỡ,
hợp. thường. cong vênh,
mòn và
lỏng các
đai
ốc
8 Kiểm tra ổ bi T Quay bạc Không bị
đạn bằng dính,
tay không có
tiếng kêu
bất thường.

3. Qui trình tháo lắp xy lanh chính của ly hợp


3.1. Cấu tạo cơ cấu điều khiển ly hợp

Hình 1.11 Cấu tạo cơ cấu điều khiển ly hợp


10

3.2. Cấu tạo xy lanh chính

Hình 1.12 Cấu tạo xy lanh chính

3.3. Qui trình tháo xy lanh chính ly hợp


TT Bước công việc Hình ảnh minh họa Dụng cụ YCKT
I Tháo xy lanh chính từ trên xe:
1 Tháo ống dẫn Cờ lê hoặc - Tránh
dầu: khẩu xoắn ống
dẫn dầu
- Tránh hư
hỏng đầu
lục giác
- Dùng
bình hứng
dầu
2 Tháo 2 bulong
và kéo xylanh ra
- Nới đều
bulong
11

3 Lấy xylanh ra - Tránh rơi


khỏi xe rớt
Tháo xylanh ra
II chi tiết
1 Kéo cao su chắn
- Tránh làm
bụi cùng với cần
rách cao su
đẩy
2 Tháo phe gài Tay, Kềm - Tay giữ
piston mở phe, tránh
phe gài văng mất
hoặc trúng
mắt
3 Tháo piston Khí nén hoặc - Tránh
gỗ, dầu văng piston
thắng trúng vào
người,
tránh hư
hỏng piston
4 Lấy piston, lò
- Để vào
xo, cupen, van 1
khay
chiều (nếu có) ra
- Tránh rơi
khỏi xylanh
rớt

5 Vệ sinh sạch sẽ Nước, khí - Sạch sẽ,


các chi tiết nén tránh trầy
xước piston
3.4. Qui trình lắp xy lanh chính ly hợp
-Lắp theo thứ tự ngược với qui trình tháo

-Bôi dầu thắng lên piston và lòng xylanh chính ly hợp


3.5. Kiểm tra, sửa chữa
12
3.5.1. Kiểm tra xy lanh
-Kiểm tra lòng xy lanh phải được nhẵn bóng, không có vết cạo, rỗ, xước. Nếu
không thay mới, sửa chữa
-Độ côn cho phép: 0.05mm. Nếu không như tiêu chuẩn thì thay mới
3.5.2. Kiểm tra piston
-Piston phải nhẵn bóng, không có vết cào xước
-Piston không được mòn quá 0.05 đến 0.07mm so với đường kính tiêu chuẩn
-Khe hở giữa piston và xy lanh cho phép tới: 0.025 đến 0.03mm
3.5.3. Kiểm tra lò xo hồi vị
Các lò xo hồi vị không được có vết rỗ trên mặt ngoài của dây lò xo và phải đủ
tiêu chuẩn về lực đàn hồi, độ giảm cho phép 10% trị số nguyên thủy.
3.5.4. Kiểm tra cúpen
Để kiểm tra cúpen ta làm như sau
-Rửa sạch lòng xy lanh
-Bôi một lớp mỡ mỏng dầu phanh vào lòng xy lanh đưa cúpen vào lòng xy lanh
-Dùng ngón tay dẩy nhẹ cúpen vào, làm cho cúpen chuyển động trong lòng xy
lanh
-Nếu di chuyển được cúpen còn sử dụng nếu đẩy mạnh mà cúpen không di
chuyển được thì cúpen đã bị giãn nở, mất tác dụng cho sự làm việc vì vậy phải
thay mới
3.5.5. Hiệu chỉnh bàn đạp ly hợp
-Muốn hiệu chỉnh độ cao của pedal ly hợp ta phải hiệu chỉnh hành trình ty đẩy
bàn đạp ly hợp
-Sự điều chình này phải đảm bảo đủ áp lực dầu cho bàn đạp, độ cao của pedal
phải cao hết tầm, nếu độ cao không đủ thì phải điều chỉnh ở cây đẩy xy lanh ta
nới lỏng các đai ốc và xoay đi để phần ren của nó được đi vào hay đi ra để có độ
cao thích hợp, sau đó siết chặt đai ốc và kiểm tra pedal
3.5.6. Hiệu chỉnh khe hở bạc đạn chà
-Việc hiệu chỉnh này được tiến hành ở xylanh con để tạo khe hở giữa bạc đạn
chà và càng mở ly hợp. Được tiến hành như sau
Kiểm tra độ cao của ly hợp
-Nới lỏng đai ồc trên cây đẩy xylanh con và tháo chốt ra
-Đẩy càng ly hợp về phía trước cho đều khi bạc đạn chà bắt đầu tiếp xúc với đòn
mở ly hợp
-Đẩy cây đẩy piston xylanh con đến vị trí mở sau đó lắp chốt lại trên càng mở ly
hợp, phải chú ý bạc đạn chà bắt đầu ép lên các đòn mở, khoá chốt, kiểm tra sự
vận hành của toàn bộ hệ thống
-Kiểm tra lại mức dầu trên bình chứa để trong quá trình điều chỉnh không có ảnh
hưởng sự lẫn lộn của bọt khí trong hệ thống
13
14

II. Quy trình tháo lắp hộp số

1. Cấu tạo tổng quát hộp số

Hình 2.1 Cấu tạo tổng quát hộp số

1.1. Các dạng bánh răng cơ bản trong hộp số


Hộp số thường sử dụng hai loại bánh răng: Bánh răng trụ răng thẳng và bánh
răng trụ răng ghiêng
15

Hình 2.2 Các dạng bánh răng ăn khớp trong hộp số

1.2. Tỉ số truyền hộp số


Tỷ số giữa số răng của bánh răng bị động với số răng của bánh răng chủ
động, hay số vòng quay trục chủ động với số vòng quay trục bị động gọi là tỷ số
truyền i z
n 2
1  z
1 Trong đó:
n i : Tỉ số truyền.
2
n1: Số vòng quay trục chủ động.
n2: Số vòng quay trục bị động.
z1: Số răng của bánh răng chủ động.
z2: Số răng của bánh răng bị động.

-Nếu hộp số có nhiều cặp bánh răng ăn khớp thì tỉ số truyền chung bằng tích các
tỉ số truyền thành phần. ic = i1 x i2 x i3 x x in
-Tỷ số truyền hộp số sẽ khác nhau với mỗi hãng sản xuất. Tuy nhiên theo thống
kê thường có tỷ số truyền 3 : 1 cho vị trí tay số ở số 1; 2 : 1 cho số 2 ; 1 :1 cho
số 3 hay còn gọi là số cao và 3 :1 cũng để cho số lùi
-Ở vị trí tay số số 1 còn gọi là số thấp, đó là một tỷ số truyền lớn. Điều này làm
giảm vận tốc ở trục ra nhưng lại làm gia tăng lực vòng và xe có thể tăng tốc một
cách dễ dàng ngay cả khi tốc độ động cơ chậm và trong tình trạng công suất thấp
-Ở số cao tỷ số truyền thường là 1:1, trục ra hộp số quay cùng một vận tốc với
trục khuỷu động cơ, không có sự gia tăng lực vòng nên xe chạy nhanh hơn
1.3. Bôi trơn bánh răng
Bôi trơn bánh răng là một khoảng trống nhỏ giữa các răng ăn khớp, khoảng
trống này cho phép dầu bôi trơn đi vào khu vực có ma sát lớn giữa các răng,
điều này làm giảm ma sát và mài mòn chỗ bôi trơn này cho phép các bánh răng
giải nhiệt và kéo dài qúa trình hoạt động mà không bị dính hay hư hỏng
1.4. Bôi trơn hộp số
Bạc đạn, trục, bánh răng và bộ phận chủ động khác được bôi trơn bằng cách
bơm dầu hoặc bắn tóe. Dầu bôi trơn thường 80W hoặc 90 W cho hộp số thường
16
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số
Cấu tạo chung của hộp số gồm : Nắp và vỏ hộp số, bộ phận gài số, hệ thống
bánh răng, các bạc đạn và các trục của hộp số
2.1. Nắp và vỏ hộp số
-Nắp hộp số ngoài nhiệm vụ che kín còn có tác dụng để lắp các bộ phận khác
như cơ cấu gài số
-Vỏ hộp số dùng đỡ bạc đạn của trục hộp số và chứa dầu bôi trơn bánh răng
Ngoài ra còn được thiết kế một nút châm dầu và một nút xả dầu

Hình 2.3 Các trục cơ bản trong hộp số

2.2. Bạc đạn


Hộp số tay thường sử dụng ba
loại bạc đạn: bạc đạn cầu, bạc
đạn đũa và bạc đạn kim.

Hình 2.4 Các loại bạc đạn trong hộp số

2.3. Đuôi hộp số và vỏ bao bạc đạn


Được lắp chặt phía sau hộp số, dùng để chứa trục ra và dùng để lắp bộ phận
chắn dầu. Vỏ bao bạc đạn được hoạt động như một ống bao dùng để bao lấy bạc
đạn trước hộp số, joint được chận giữa hộp số và ống bao để ngăn chận sự rò rỉ
dầu
2.4. Trục hộp số
-Làm bằng thép và lắp bên trong vỏ hộp, hộp số thường gồm có bốn trục: trục sơ
cấp, trục thứ cấp, trục trung gian và trục số lùi
-Trục sơ cấp hay trục bị động của ly hợp, gối trên hai ổ bi: Một trong lòng bánh
đà, một trong vỏ hộp số. Trên trục mang bánh răng thường răng xuyên ăn khớp,
đồng thời có lỗ đặt ổ bi cho trục thứ cấp
17
-Trục thứ cấp có răng then hoa, đầu trước dùng vòng bi đũa để lắp vào đầu sau
của trục sơ cấp, đầu sau dùng vòng bi cầu được đặt trên vách ngăn. Trục thứ cấp
được lắp đồng tâm với trục sơ cấp
-Trục trung gian gồm các bánh răng có đường kính khác nhau được chế tạo
thành một khối và được bắt chặt trên trục, được đặt trên các vòng bi lắp vào vỏ
hộp số, trục trung gian luôn luôn quay cùng với trục sơ cấp
-Trục số lùi là một trục ngắn dùng để đỡ các bánh răng lùi trên cả hai trục trung
và trục thứ cấp

Hình 2.5 Hình vẽ tách rời các bộ phận chủ yếu của hộp số

1. Khoen chận bánh răng số 3-4 26. Nút xả dầu


2. Vòng đồng tốc bánh răng số 3-4 27. Nút châm dầu
3. Ống răng gài số 3-4 28. Vỏ hộp số
4. Khoá chuyển 3-4 29. Ron đệm làm kín
5. Vòng đồng tốc số 3 30.Trục răng then hoa
6. Bánh răng số 3 31.Lông đền bánh răng số
7. Khoen chận bánh răng số 2 32.Bạc đạn đầu phía sau
8. Long đền bánh răng số 2 ` 33.Khoen chận
9. Bánh răng số 2 34.Đĩa đệm
10. Vòng đồng tốc bánh răng số 2 35.Cúpen đệm
11. Khoen chận trục chính 36. Lông đền chận trục trung gian
18
12. Lò xo vòng đồng tốc 37.Lông đền giữ bi đũa
13. Khóa chuyển số 2 và 1 38.Bạc đạn đũa phía sau
14. Vòng đồng tốc bánh răng số 1 39.Bánh răng trục trung gian
15. Bánh răng số 1 40.Lông đền chận trục trung gian
16. Vòng đồng tốc số 3-4 41.Trục trung gian
17. Vòng đồng tốc số 1-2 42.Chốt
18. Nắp đậy bạc đạn trước 43.Trục số lùi
19. Cúpen chận dầu 44.Chốt
20. Đệm làm kín 45.Bạc đạn đũa trên trục số lùi
21. Khoen chận 46.Bánh răng quay trơn số lùi
22. Vòng hãm 47.Bánh răng chủ động số lùi
23. Bạc đạn cầu phía trước 48.Long đền bạc đạn đũa số lùi
24. Trục sơ cấp 49.Long đền bánh răng số lùi
25. Bạc đạn đũa
19

Hình 2.6 Cơ cấu sang số

2.5. Cơ cấu sang số


-Được bố trí nơi nắp phía trên hay bên hộp số, dùng để cài số tới và đưa
các bánh răng về vị trí trung gian ( số 0 ). Việc sang số được tiến hành bằng cách
di chuyển các bánh răng hoặc khớp nối trên trục thứ cấp
2.6. Bánh răng hộp số
Gồm có bốn nhóm cơ bản: Trục sơ cấp, trục trung gian, trục thứ cấp và trục số
lùi
-Khi bánh răng trục vào quay trục trung gian, các bánh răng trục trung gian quay
bánh rănh trục thứ cấp và bánh răng lùi. Khi gài số 1, tức là cần một tỷ số truyền
lớn thì bánh răng nhỏ trục trung gian sẽ quay một bánh răng lớn hơn trên trục
thứ cấp
-Khi gài số cao thì bánh răng lớn trên trục trung gian quay bánh răng có kích
thước bằng hoặc nhỏ hơn bánh răng trên trục thứ cấp. Khi gài số lùi công suất sẽ
truyền từ bánh răng trục trung gian đến bánh răng số lùi và ăn khớp với bánh
răng trên trục thứ cấp, quá trình truyền động này làm đảo chiều quay trục thứ
cấp
-Bánh răng trục trung gian dùng để ăn khớp với các bánh răng trục thức cấp, bộ
bánh răng chế tạo bằng thép. Nhưng do kích thước của các cặp bánh răng không
bằng nhau nên tỷ số truyền khác nhau
-Bánh răng lùi có thể có thể ăn khớp trên cả hai trục trung gian và thứ cấp
Bánh răng trục thứ cấp truyền chuyển động quay từ trục trung gian đến trục thứ
cấp.
-Khi không gài số các bánh răng trục thứ cấp quay tự do trên trục
20

Hình 2.7 Bánh răng trong hộp số

I II III

1 8 6 4 12 100
Trục sơ cấp Trục thứ cấp

13
Trục trung gian

11
5 3 9
7
2

Hình 2.8 Sơ đồ hộp số 5 cấp

-Bánh răng 4, 6, 8, 10, 12 luôn quay trơn trục thứ cấp và các bánh răng này luôn
ăn khớp với các bánh răng 3, 5, 7, 9, 11 của trục trung gian. Hộp số trang bị ba
bộ đồng tốc, số tiến hoặc lùi được gài bằng cách di chuyển bộ đồng tốc
-Hộp số 5 cấp tốc độ được thiết kế cho động cơ dầu Diesel, công suất thấp bốn
số đầu tiên giúp cho động cơ tăng tốc nhanh chóng, số 5 giữ cho tốc độ động cơ
giảm khi chạy đường trường để tăng tính kinh tế và tăng tuổi thọ
Số1: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc II di chuyển về phía sau và ăn khớp vào
bánh răng 4 của trục thứ cấp , momen sẽ được truyền từ bánh răng 1, 2 , 3 , 4 và
truyền đến trục thứ cấp
21

Số 2: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc II di chuyển về phía trước, các răng của
bộ đồng tốc ăn khớp với vành răng của bánh răng số 6 trục thứ cấp. Momen
truyền từ bánh răng 1 , 2 , 5 , 6 truyền ra thứ cấp
Số 3: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc I di chuyển về phía sau và ăn khớp vào
bánh răng bánh răng 8 của trục thứ cấp , momen truyền từ bánh răng 1 , 2 , 7, 8
truyền ra thứ cấp
Số 4: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc I di chuyển về phía trước ăn khớp với
bánh số 1 của trục sơ cấp làm cho trục sơ cấp và thứ cấp nối với nhau , trục
trung gian không tham gia vào việc truyền momen xoắn
Số 5: Đẩy tay số cho bộ đồng tốc III di chuyển về phía sau ăn khớp với bánh
răng số 10 của trụv thứ cấp . Lúc này một bánh răng lớn của trục trung gian sẽ
kéo bánh răng nhỏ của trục thứ cấp tạo nên một tỷ số truyền nhỏ hơn 1
Số lùi: Đẩy tay số làm cho bộ đồng tốc III di chuyển về phía trước ăn khớp với
bánh răng 12 của trục thứ cấp, momen sẽ truyền từ 1, 2, 11, 13, 12 làm cho trục
thứ cấp quay ngược chiều với trục sơ cấp

TÍNH TỈ SỐ TRUYỀN
Theo số răng Theo số vòng quay
Z2 Z4 n1 n3 n1
Số 1 : i1= x i1 = x =
Z1 Z3 n2 n4 n4
Z2 Z6 n1 n5 n
Số 2 : i2= x i2 = x = 1
Z1 Z5 n2 n6 n6
Z2 Z8 n1 n7 n
Số 3 : i3= x i3 = x = 1
Z1 Z7 n2 n8 n8
Số 4 : i4= 1 i4 = 1
Z2 Z10 n n n
Số 5: i5= x i5 = 1 x 9 = 1
Z1 Z9 n2 n10
n10
Z2 Z13 Z12 n n n n
Số lùi : il = x x il = 1 x 11 x 13  = 1
Z1 Z11 Z13 2 13 12 12

2.7. Bộ đồng tốc


-Hai bánh răng đang quay, muốn cài vào nhau được êm thì phải cho chúng quay
gần đồng tốc độ trước khi cài vào nhau. Được gọi là đồng tốc độ khi chuyển số,
hai bánh răng làm việc tiến lại gần nhau để làm đồng tốc độ quay của chúng nhờ
lực ma sát
-Chức năng: Ngăn ngừa sự trèo răng trong qúa trình vào khớp. Khoá bánh răng
thứ cấp vào trục thứ cấp
22

Cấu tạo

Hình 2.9 Cấu tạo bộ đồng tốc

2.8. Cơ cấu điều khiển hộp số


-Cơ cấu điều khiển hộp số có thể chia làm hai loại cơ bản: Điều khiển dạng
thanh ở phía bên trong và điều khiển dạng cần ở phía bên ngoài
-Cấu tạo chung của cơ cấu bao gồm: Cần số, cụm vỏ bảo vệ, càng sang số, lò xo
và bi định vị, chốt hãm và khóa an toàn số lui, các trục trượt
-Cả hai có cùng chức năng, chúng dùng để nối cần sang số với càng sang số
2.9. Loại điều khiển dạng thanh ở phía bên trong
-Dạng điều khiển này có đầu dưới của đầu số đặt trục tiếp vào cửa sổ trong nắp
hộp số để kéo trục số di chuyển, trục trượt mang treo các càng sang số
-Trên trục trượt có đặt các khóa hãm, định vị. Khi trục trượt nào đó di chuyển sẽ
mang theo càng sang số
23

Hình 2.10 Loại điều khiển thanh trượt trong hộp số

2.10. Loại điều khiển dạng cần ở phía bên ngoài


-Loại này được điều khiển bằng đòn nối hoặc dây cáp kéo. Khi sang số thì cần
sẽ tác động đến đòn nối hoặc dây cáp, để cho càng sang số dịch chuyển bánh
răng của hộp số
-Cơ cấu điều khiển bằng đòn nối thì một đầu của cần có ren điều
chỉnh Nếu điều khiển bằng dây cáp thì cũng có cơ cấu điều chỉnh dây
cáp

Hình 2.11 Loại điều khiển cáp trong hộp số


24

Hình 2.12 Loại điều khiển đòn trong hộp số

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số phụ (hộp số phân phối)
-Hộp số phân phối chỉ dùng trên xe nhiều cầu chủ động. Tác dụng để phân phối
momen từ động cơ ra các cầu xe. Trong hộp số phụ còn có thể bố trí thêm một
số truyền nhằm tăng lực kéo các bánh xe khi cần thiết
-Hộp số phân phối có thể đặt liền ngay sau hộp số chính, hoặc tách rời riêng biệt
sau hộp số chính. Trong trường hợp tách rời chúng nối với nhau bằng trục
cacđăng nhằm tránh ảnh hưởng của sai lệch đường tâm trục
3.1. Cấu tạo

Hình 2.13 Sơ đồ hộp số phân phối


25

Gồm có trục chủ động nối với trục thứ cấp của hộp số
-Trục trung gian và bánh răng liên kết cố định quay trên vỏ nhờ hai ổ bi, trên
trục có hai bánh răng nghiêng: Bánh răng lớn dùng để dẫn động trục thứ cấp với
i1= 1; bánh răng nhỏ dùng để dẫn động trục thứ cấp với i2
-Trục thứ cấp chia làm hai phần nối với nhau bằng một khớp răng đóng vai trò
khớp gài cầu trước. Khớp gài cầu trước có hai vị trí: đóng và mở
-Trục thứ cấp mang theo hai bánh răng bị động tương ứng với hai số truyền cần
gài của hộp số phân phối. Hai bánh răng này lắp ở dạng lồng không trên trục
thông qua các ổ bi kim,và có vành răng gài với truc thứ cấp
-Trong hộp số phụ có hai khớp gài, với hai nạng. Hai nạng di chuyển trên vỏ
nhờ trục trượt, có cơ cấu định vị, bi, lò xo nằm trong hốc của vỏ
3.2. Bộ phận đo tốc độ
-Một hộp số tay thường có một bánh răng trên trục thứ cấp ăn khớp với bánh
răng đo đồng hồ tốc độ và sợi cáp
-Bánh răng trên trục thứ cấp quay sẽ làm quay bánh răng đo đồng hồ tốc độ
-Sợi cáp được bắt vào đuôi vỏ hộp số, khi trục thứ cấp quay dây cáp đồng hồ đo
quay theo, điều này làm cho đồng hồ đo ghi nhận lại tốc độ của xe
3.3. Các công tắc của hộp số
-Có hai kiểu công tắc điện thường được trang bị trên hộp số tay, công tắc đèn lùi
và công tắc đánh lửa
-Công tắc đèn lùi là công tắc điện được nối với sự hoạt động của bộ phận sang
số lùi

4. Qui trình tháo lắp hộp số chính


4.1. Qui trình tháo
TT Bước công việc Dụng cụ YCKT
A Tháo từ trên xe
1 Đưa xe lên cầu nâng Cầu nâng - Chèn chắc chắn
Vận hành cầu nâng, nâng xe lên Cầu nâng - Nâng vừa tầm,
2
khoá chắc chắn
Tháo đai ốc xả dầu và xả dầu Khẩu, khay chứa - Xả hết dầu,
3 vào máng đựng dầu không làm dây ra
nền xưởng
Tháo bộ điều khiển hộp số Kìm, cle, vít - Không làm biến
4 dạng bộ điều
khiển
5 Tháo dây cáp đồng hồ đo tốc độ Kìm chết - Không làm rơi
Tháo khớp nối carđăng Khẩu, clê - Tránh làm rơi
6
carđăng
26

Tháo các bulông giữ hộp số với Khẩu Dùng đội và pa


7
động cơ và xe lăng đỡ hộp số
Lấy hộp số ra khỏi xe Đội, palăng - Lắc thẳng hộp
8
số.
9 Vệ sinh bên ngoài hộp số. Dầu, cọ. - Sạch.
B Tháo ra chi tiết
Tháo bộ càng sang số và nắp che Khẩu, clê tuốc - Nới đều các bu
1 bộ điều khiển sang số dạng nơ vít. lông, đặt riêng
thanh thì tháo cần sang số trước. các chi tiết.
Tháo đuôi hộp số. Khẩu, búa cao - Nới đều các
su. bulông, gõ vào vị
trí gân hộp số.
2

Sử dụng trục dẫn hướng để đẩy Trục dẫn hướng, - Không làm trầy
trục trung gian và trục số lùi. búa. trục.

Tháo phe chận, ống bao bạc đạn Kìm gắp phe, tua - Không làm cong
4
trước và các bộ phận khác. vít. phe.
Nhấc trục thứ cấp và các bộ Tay. - Nhấc nhẹ
phận khác ra khỏi hộp số. nhàng, tránh va
đập vào các chi
tiết khác.
5

6 Tháo tiếp phần trước vỏ hộp số Khẩu, cảo - Không làm gãy
27

và các vòng chặn. vòng chặn


Tháo trục sơ cấp - Không làm va
7 chạm vào các chi
tiết khác)
8 Nhận dạng các chi tiết Quan sát
Dầu DO, giẻ lau, Các chi tiết phải
9 Vệ sinh các chi tiết
khí nén. sạch

4.2. Qui trình lắp


-Thực hiện ngược lại Qui trình tháo nhưng cần chú ý
-Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết
-Lắp đúng vị trí các chi tiết
-Hộp số quay nhẹ nhành
-Đúng thứ tự các cấp số

Châm dầu hộp số Dụng cụ chuyên - Mức dầu ở


dùng khoảng 5mm so
với mép dưới của
lỗ đổ dầu

-Lắp đúng dấu bánh răng vành chậu và vỏ vi sai; nắp chụp vòng bi vi sai
-Siết đúng lực và khóa miếng hãm đai ốc bánh răng vành chậu chắc chắn; gài
chốt định vị trục vi sai
-Điều chỉnh khe hở giữa bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa
-Kiểm tra sự linh hoạt của bộ vi sai
28

You might also like