Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


KHOA KINH TẾ

MÔN HỌC: HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)

CASE STUDY
THIẾT KẾ & XÂY DỰNG HỆ THỐNG ERP CỦA NIKE, INC

GVHD: ThS.NCS Trần Kim Toại


Mã học phần: ERPS431208_23_2_06
Nhóm: 5
Lê Tấn Đạt 21132034
Huỳnh Thanh Huy 21132068
Trần Phú 21132278
Phạm Mai Thảo 22132148
Bùi Thanh Thảo 22132147

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

1
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Tỷ lệ hoàn


thành (%)

Tìm hiểu nội dung và demo


1 Lê Tấn Đạt 21132034 100
Odoo.
Tìm hiểu nội dung và demo
2 Huỳnh Thanh Huy 21132068 100
Odoo.
Tìm hiểu nội dung và demo
3 Trần Phú 21132278 100
Odoo.
Tìm hiểu nội dung và demo
4 Phạm Mai Thảo 22132148 100
Odoo.

5 Bùi Thanh Thảo 22132147 Tìm hiểu nội dung và demo 100
Odoo.

Nhận xét của giảng viên

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Chữ kí giảng viên

2
PHỤ LỤC BẢNG & HÌNH ẢNH
Bảng 4.1.1. Định mức nguyên vật liệu............................................................16
Hình 4.1.2. Flowchart.......................................................................................17
Hình 4.3.1. Bảng cân đối kế toán.....................................................................21
Hình 4.3.2. Bảng báo cáo lãi, lỗ.......................................................................21
Hình 4.3.3. Bảng tóm tắt hoạt động................................................................22
Hình 4.3.4. Sơ đồ hệ thống tài khoản..............................................................23

3
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................3
B. NỘI DUNG.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: PHẦN MỀM ODOO................................................................5
1.1. Tổng quan về phần mềm Odoo...............................................................5
1.2. Tại sao doanh nghiệp phải sử dụng Odoo?.............................................5
1.3. Các phân hệ & modules trong phần mềm Odoo......................................7
CHƯƠNG 2: CÔNG TY NIKE (NIKE, INC)...............................................9
2.1. Giới thiệu công ty....................................................................................9
2.2. Giới thiệu các dòng sản phẩm.................................................................9
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA NIKE.................................................10
3.1. Thực trạng của công ty..........................................................................10
3.2. Yêu cầu sử dụng Odoo của công ty.......................................................11
3.3. Khó khăn và giải pháp dành cho công ty..............................................12
3.3.1. Khó khăn.........................................................................................12
3.3.2. Giải pháp dành cho công ty.............................................................12
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRÊN PHẦN MỀM ODOO..13
4.1. Tình huống kinh doanh & Flowcharts...................................................13
4.2. Thiết lập thông tin trên phần mềm Odoo...............................................16
4.3. Quy trình thực hiện trên phần mềm Odoo.............................................17
4.3.1. Bảng cân đối kế toán:......................................................................18
4.3.2. Báo cáo lãi, lỗ:.................................................................................19
4.3.3. Tóm tắt hoạt động:..........................................................................19
4.3.4. Sơ đồ hệ thống tài khoản:................................................................20
C. KẾT LUẬN...................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23

4
A. LỜI MỞ ĐẦU
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều xu hướng cần các doanh nghiệp phải
thay đổi để nắm bắt thị trường, trong đó chuyển đổi số là vấn đề đáng quan tâm
đối với các quốc gia, các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu. Những sự biến
đổi to lớn về nhu cầu sinh hoạt,năng suất lao động, thói quen của người dùng và
các mô hình sản xuất -
kinh doanh mới đang được hình thành đã là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy
vai
trò to lớn của việc chuyển đổi số đến đời sống xã hội và mọi ngành nghề hiện
nay.
Là một trong những tập đoàn lớn trên thế giới Nike đã áp dụng những hệ thống
phần mềm hiện đại. Khai thác, phân tích thông tin từ hệ thống dữ liệu tập trung
và chính xác, giúp họ nắm được các hoạt động xuyên suốt tại các đơn vị thành
viên để đưa ra những quyết định phù hợp.
Nike bắt đầu triển khai phần mềm Odoo cho tập đoàn từ năm 2013. Điều này
được xem là một bước tiến lớn trong việc tối ưu hóa quản lý doanh nghiệp và
tăng cường hiệu suất hoạt động của họ. Odoo đã giúp Nike cải thiện quá trình
quản lý tổ chức, từ quản lý tài chính đến quản lý hệ thống cung ứng và sản xuất.

5
B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: PHẦN MỀM ODOO

1.1. Tổng quan về phần mềm Odoo


Odoo (OpenERP) là một trong những phần mềm ERP mã nguồn mở hàng đầu
trên thế giới, một hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp tích hợp, được thiết
kế để hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh
của họ. Với tính năng tích hợp mạnh mẽ, Odoo tích hợp nhiều ứng dụng và
module cơ bản như CRM, POS (quản lý bán hàng), HRM (quản lý nhân sự),
WMS (quản lý hàng tồn kho), quản lý dự án…. vào một phần mềm duy nhất.
Đặc điểm của hệ thống Odoo:
+ Cấu trúc mô-đun: Odoo được xây dựng trên cấu trúc mô-đun, cho phép người
dùng tùy chỉnh và chọn các mô-đun cụ thể mà họ cần cho hoạt động kinh doanh
của mình. Cách tiếp cận mô-đun này cho phép khả năng mở rộng và tính linh
hoạt khi doanh nghiệp có thể thêm hoặc xóa các mô-đun theo yêu cầu của họ.
+ Tích hợp: Odoo cung cấp khả năng tích hợp liền mạch giữa các mô-đun khác
nhau, đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu và loại bỏ nhu cầu nhập dữ liệu thủ
công trên các ứng dụng khác nhau. Sự tích hợp này cho phép thông tin lưu
chuyển thông suốt giữa các bộ phận, nâng cao hiệu quả và năng suất.
+ Tùy chỉnh: Odoo cho phép người dùng tùy chỉnh các khía cạnh khác nhau của
hệ thống, bao gồm biểu mẫu, báo cáo, quy trình công việc và giao diện người
dùng. Tính linh hoạt này cho phép các doanh nghiệp điều chỉnh phần mềm theo
nhu cầu và quy trình cụ thể của họ, đảm bảo phù hợp hơn cho hoạt động của họ.
+ Giao diện thân thiện với người dùng: Odoo có giao diện thân thiện với người
dùng, trực quan và dễ điều hướng. Hệ thống cung cấp trải nghiệm người dùng
nhất quán trên các mô-đun khác nhau, giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu và
thích ứng với phần mềm hơn.

1.2. Tại sao doanh nghiệp phải sử dụng Odoo?


Ưu điểm:
Tính đa năng: Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng để quản lý các lĩnh vực
khác nhau của doanh nghiệp như tài chính, bán hàng, nhân sự, sản xuất và nhiều
hơn nữa. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể tùy chỉnh Odoo để phù hợp với
nhu cầu của mình.

6
Tính linh hoạt: Odoo cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh và điều chỉnh các quy
trình kinh doanh theo nhu cầu của mình, mà không cần phải dựa vào các giải
pháp tùy chỉnh đắt tiền.
Giá cả phải chăng: Odoo là một giải pháp ERP mã nguồn mở, nên giá thành của
nó thường rẻ hơn so với các giải pháp ERP thương mại.
Tính dễ sử dụng: Odoo có giao diện người dùng đơn giản và thân thiện, giúp
người dùng dễ dàng sử dụng và tìm hiểu các tính năng của hệ thống.
Hỗ trợ cộng đồng mạnh: Odoo có một cộng đồng lớn của các nhà phát triển, tư
vấn viên và người dùng trên toàn thế giới, giúp các doanh nghiệp có thể tìm
kiếm giải pháp và hỗ trợ nhanh chóng khi cần thiết.

Hạn chế:
Yêu cầu kỹ năng kỹ thuật cao: Odoo có một số tính năng phức tạp và yêu cầu
kiến thức về lập trình và cấu hình để cài đặt và tùy chỉnh hệ thống. Chính vì thế,
doanh nghiệp cần có đội ngũ tư vấn vận hành Odoo ERP chuyên nghiệp.
Tốc độ xử lý chậm: Odoo có thể xử lý chậm nếu doanh nghiệp chưa có đủ am
hiểu hoặc tiềm lực trong lựa chọn hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin. Lỗi này
có thể mắc phải khi hạ tầng hiện tại của doanh nghiệp chưa đá im p ứng được
yêu cầu để vận hành hệ thống Odoo ERP, dẫn tới tốc độ xử lý hệ thống chậm.
Đây sẽ không phải là vấn đề lớn nếu doanh nghiệp có đủ thông tin và đủ am
hiểu về Odoo trước khi lựa chọn sử dụng hệ thống này.
Khó khăn khi nâng cấp: Việc nâng cấp Odoo có thể gây ra các lỗi và mất dữ
liệu khi doanh nghiệp chưa có bộ phận công nghệ thông tin am hiểu phần mềm.
Doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm Odoo chuyên nghiệp đề
phòng trường hợp muốn nâng cấp hoặc thêm các tính năng mới cho phần mềm.
Điều tạo nên sự khác biệt của Odoo:
- Không giống như nhiều hệ thống ERP khác, Odoo là một phần mềm
nguồn mở cho phép người dùng sửa đổi mã phù hợp với nhu cầu cụ thể
của họ. Tính linh hoạt này có nghĩa là các doanh nghiệp có thể tạo ra một
hệ thống phù hợp với các yêu cầu và quy trình công việc độc đáo của họ,
thay vì phải thích ứng với giải pháp được xây dựng sẵn.
- Ngày nay, các công ty từ các lĩnh vực như ngành công nghiệp sản xuất,
kỹ thuật cơ khí, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh điểm bán hàng
và thương mại điện tử đã chuyển sang Odoo. Nền tảng Odoo cho phép
người dùng khởi chạy bán buôn, cửa hàng bán lẻ hoặc thậm chí là hoạt
động thương mại điện tử của công ty từ một nền tảng duy nhất.
Tại Việt Nam:

7
Mặc dù Odoo có ưu điểm về mặt tài chính nhưng lại có khá nhiều vấn đề cần
khắc phục trong quy trình vận hành mà ở phần nhược điểm đã nói đến. Ngoài
ra, khi phần mềm ERP bị lỗi thì nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp là rất cao. Tuy
nhiên, với Odoo ERP, người dùng có lẽ sẽ phải chờ một thời gian khá lâu (nếu
không liên kết với đối tác Odoo) mới có thể được hỗ trợ. Đây có lẽ là nhược
điểm lớn nhất của Odoo ERP so với các phần mềm khác.

Chính vì những điều trên mà nhiều người đã không lựa chọn Odoo làm hệ thống
ERP dành cho doanh nghiệp của mình mà lựa chọn các đơn vị tại Việt Nam để
nhận được sự hỗ trợ tối đa, nâng cấp kịp thời khi bị lỗi. Một số đơn vị cung cấp
ERP tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như Cloudify, Base, Bravo…

1.3. Các phân hệ & modules trong phần mềm Odoo

Odoo là một phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) mã nguồn mở,
cung cấp một loạt các phân hệ và modules để quản lý các hoạt động kinh doanh
khác nhau. Phần mềm Odoo tích hợp hơn 30 phân hệ cốt lõi và hơn 1000 ứng
dụng tùy chỉnh, hỗ trợ quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Tùy vào mô hình doanh
nghiệp và nhu cầu sử dụng mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn những phân hệ
phù hợp. Dưới đây là một số phân hệ và modules chính trong Odoo:

- Phân hệ quản lý bán hàng ( Sales):

Quản lý báo giá, thông tin khách hàng, đơn hàng, nhóm bán hàng hiệu quả.
Thông qua Phân hệ bán hàng, nhân viên bán hàng có thể tạo và quản lý hóa đơn
thanh toán của từng khách hàng.

- Quản lí quan hệ khách hàng (CRM)

+Bán hàng:Quản lý đơn hàng, báo giá , giao hàng , thanh toán

+Marketing: Quản lý chiến dịch marketing, email marketing, website

- Phân hệ quản lý sản xuất (Manufacturing)

Phân hệ Quản lý Sản xuất Manufacturing giúp doanh nghiệp quản lý, hoạch
định, theo dõi và lên lịch đối với toàn bộ hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp
triển khai Sản xuất sẽ quản lý được toàn bộ quy trình sản xuất
8
+Lập kế hoạch nhu cầu vật liệu (MRP)

+Quản lý doanh mục nguyên vật liệu (BOM)

+Quản lý quy trình sản xuất và theo dõi tiến độ làm việc

- Phân hệ quản lý kho (Inventory)

+Quản lý kho hàng, vị trí hàng hóa

+Nhập xuất khó

+Theo dõi tồn kho

- Phân hệ kế toán tài chính (Accounting & Finance)

+Kế toán: Quản lý sổ sách kế toán, thu chi, báo cáo tài chính

+Ngân hàng: Quản lý giao dịch ngân hàng, thanh toán

+Tài chính: Quản lý dự toán, ngân sách

- Phân hệ quản lý dự án ( Project )

Phân hệ Odoo Project giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các dự án, phân công
công việc cho từng nhân sự trong dự án, giúp doanh nghiệp hoàn thành công
việc hiệu quả.

+Tạo dự án.

+Tạo công việc.

+Quản lý trạng thái công việc.

Ngoài ra, Odoo còn có rất nhiều phân hệ và modules khác để đáp ứng nhu cầu
cụ thể của từng ngành nghề. Với các phân hệ Odoo ERP, các doanh nghiệp có
thể dễ dàng quản lý, tổ chức và lên kế hoạch phù hợp với nhu cầu và chức năng
của mình.

9
CHƯƠNG 2: CÔNG TY NIKE (NIKE, INC)

2.1. Giới thiệu công ty


Nike được thành lập vào năm 1964 bởi Phil Knight và Bill Bowerman, với tên
gọi ban đầu là Blue Ribbon Sports. Năm 1971, hãng đổi tên thành Nike, theo
tên của nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp trụ sở đặt tại trụ sở gần
Beaverton, Oregon, Hoa Kỳ. Logo của Nike là cái móc (swoosh), biểu tượng
cho sự chuyển động và tốc độ. Khẩu hiệu của Nike là “Just Do It”, khuyến
khích mọi người hành động và theo đuổi ước mơ của mình. Là nhà thiết kế, tiếp
thị và phân phối hàng đầu thế giới về giày dép, quần áo, thiết bị và phụ kiện thể
thao đích thực cho nhiều hoạt động thể thao và thể hình.NIKE, Inc. thiết kế, tiếp
thị và phân phối giày dép, quần áo và phụ kiện dành cho phong cách thể thao.
Với doanh thu 51,2 tỷ USD theo báo cáo tài chính 2023 con số tăng đáng kể so
với 2022 là 46 tỷ USD. Để biết thêm thông tin, các bản công bố thu nhập của
NIKE, Inc. và thông tin tài chính khác có sẵn trên Internet tại
http://investors.nike.com . Các bạn cũng có thể truy cập http://news.nike.com để
theo dõi nhiều thông tin mới nhất từ Nike.
https://www.nike.com/vn/

2.2. Giới thiệu các dòng sản phẩm


Nike luôn tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm có
chất lượng cao, công nghệ tiên tiến và thiết kế đẹp mắt với quy trình thiết kế
mang tên “Nike Design Thinking”, bao gồm ba bước: khám phá, định hình và
phát triển.

Trong quá trình này, Nike lắng nghe ý kiến của khách hàng, thử nghiệm các ý
tưởng mới, đánh giá kết quả và cải tiến liên tục. Cùng với đó, Nike hợp tác với
các nhà khoa học, kỹ sư, nhà thiết kế và vận động viên để tìm ra các giải pháp
sáng tạo cho các vấn đề thực tế.

Một số sản phẩm nổi bật của Nike:

- Nike Air: là công nghệ đệm khí được áp dụng vào đế giày để tăng cường
độ êm ái và linh hoạt. Nike Air đã trở thành một biểu tượng của Nike và
được sử dụng trong nhiều dòng sản phẩm như Nike Air Max, Nike Air
Jordan, Nike Air Force …
- Nike Flyknit: là công nghệ dệt sợi được áp dụng vào thân giày để tạo ra
các sản phẩm nhẹ, thoáng khí và ôm sát bàn chân. Nike Flyknit đã mang

10
lại sự cải tiến về hiệu suất, thẩm mỹ và bảo vệ môi trường cho các sản
phẩm của Nike
- Nike Fit: là một tính năng trong ứng dụng Nike SNKRS, cho phép khách
hàng đo kích thước bàn chân bằng camera điện thoại và tìm ra kích cỡ
giày phù hợp.
- Nike React Land: là một trò chơi thực tế ảo, cho phép khách hàng trải
nghiệm các sản phẩm Nike React trong một thế giới ảo đầy màu sắc và
thử thách.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA NIKE

3.1. Thực trạng của công ty

Công ty Nike là một thương hiệu đồ thể thao nổi tiếng nhất thế giới với giá trị
thương hiệu ước tính 32 tỷ USD.Là công ty sản xuất đồ thể thao lớn nhất thế
giới Nike có doanh thu 46,7 tỷ USD trong năm 2023. Hiện nay , Nike có hơn
700 cửa hàng bán lẻ cà mạng lưới phân phối rộng khắp toàn thế giới.Công ty
liên tục phát triển các sản phẩm mới và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.

Theo CNBC, mức giảm 1,4% trong tỷ suất lợi nhuận gộp của Nike đã phản ánh
sự tăng chi phí vận chuyển và logistics, áp lực từ chương trình khuyến mãi sản
phẩm do lượng hàng tồn kho lớn và tình hình tỷ giá không thuận lợi. Chính sách
giá cả và doanh số tăng 16% so với năm trước tại Trung Quốc không đủ để bù
đắp hoàn toàn cho tác động này. Thương hiệu dự đoán rằng lợi nhuận ròng của
công ty có thể bị ảnh hưởng khi xu hướng giảm giá tiếp tục và một suy thoái
kinh tế có thể phản ánh qua việc doanh thu giảm.

Tăng trưởng doanh thu của Nike đang chậm lại , đặc biệt là ở tại thị thường Bắc
Mỹ. Nike phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như Adidas và
Under Armour. Adidas đang tập trung vào các sản phẩm sáng tạo và chiến lược
tiếp thị hiệu quả, trong khi Under Armour đang phát triển mạnh ở thị trường
Bắc Mỹ. Sự cạnh tranh với các hãng khác như adidas ,và sự suy giảm nhu cầu
của thị trường hàng loạt đối thủ của Nike, đặc biệt là những hãng non trẻ, lại
tăng trưởng tốt thời gian gần đây, qua đó biến cuộc chiến Nike-Adidas thành
một cuộc hỗn chiến với vô số bên tham gia. Chính vì lý do đó giá cổ phiếu của
Nike đã giảm hơn 12% khi hãng công bố kế hoạch tái cấu trúc lại công ty nhằm
cắt giảm 2 tỷ USD chi phí trong 3 năm tới để thay đổi phù hợp với sự suy giảm
nhu cầu thị trường.

11
Bên cạnh đó , Nike còn bị chỉ trích về vấn đề đạo đức trong chuỗi cung ứng , ví
dụ như sử dụng lao động trẻ em và trả lương thấp cho công nhân. Vị thế độc tôn
của Nike đã không còn. Công nghệ Vaporfly, vốn chèn sợi carbon vào đế giày,
đã bị nhiều hãng đối thủ học hỏi. Trong Giải vô địch điền kinh tế giới năm
2023, Nike chỉ có 10 vận động viên đại diện giành huy chương vàng so với 12
người của các hãng đối thủ. Tờ Financial Times (FT) cho hay với việc học hỏi
công nghệ cực nhanh trong làng giày dép và thời trang thể thao hiện nay thì đối
thủ của Nike đã không còn chỉ là Adidas mà là vô số những người chơi mới còn
non trẻ khác.

Nike là một công ty lớn và thành công, nhưng cũng đang phải đối mặt với một
số thách thức. Nike cần tiếp tục đổi mới và cải thiện để duy trì vị trí dẫn đầu
trong ngành công nghiệp đồ thể thao.

3.2. Yêu cầu sử dụng Odoo của công ty


Kết nối tất cả các phòng ban trong công ty, bao gồm sản xuất, bán hàng, tài
chính, nhân sự,.. để dễ dàng quản lý, giúp việc chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa
các phòng ban trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Và hơn hết nâng cao hiệu
quả phối hợp và cộng tác giữa các phòng ban.
Theo dõi và cập nhật số lượng tồn kho nguyên vật liệu theo thời gian thực để
doanh nghiệp luôn nắm bắt được tình trạng tồn kho và đưa ra quyết định phù
hợp. Tránh được tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu hoặc tồn kho quá nhiều.
Kiểm soát nguyên vật liệu với nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên
vật liệu ổn định và chất lượng.
Quản lý đơn đặt hàng của khách hàng từ khâu tiếp nhận đến khâu giao hàng,
theo dõi tiến độ xử lý đơn hàng và đảm bảo giao hàng đúng thời gian.Từ đó
nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Giao diện trang web đẹp mắt và dễ sử dụng cho khách hàng có thể dễ dàng tìm
kiếm sản phẩm, đặt hàng và thanh toán trực tuyến.

12
3.3. Khó khăn và giải pháp dành cho công ty

3.3.1. Khó khăn


Khó khăn trong quản lý dữ liệu (đơn hàng, hóa đơn, thông tin khách
hàng,...): Có nhiều dữ liệu cần phải quản lý trong một doanh nghiệp, bao gồm
các dữ liệu về tài chính, nhân sự và thông tin của khách hàng… Các dữ liệu này
nằm ở những phòng ban, bộ phận khác nhau quản lý nên thường sẽ bị phân tán,
không đồng nhất thông tin với nhau nên rất khó để kiểm soát các thông tin, dữ
liệu trong toàn doanh nghiệp.
Khó khăn trong kiểm soát hàng hóa, hàng tồn kho: Với số lượng mặt hàng
lớn cùng mẫu mã, màu sắc, chủng loại đa dạng, việc kiểm soát hàng hóa tồn kho
gây tốn kém về cả mặt chi phí, nhân lực và thời gian.
Khó khăn trong việc nhập dữ liệu tay: Nhiều dữ liệu cần được lưu trữ, vì vậy
nhập dữ liệu tay (thủ công) sẽ có rất nhiều khó khăn, dẫn đến sai sót và mất dữ
liệu.
Cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ
Nike này hoạt động trong một môi trường thể thao và thời trang đầy cạnh tranh
với nhiều tên tuổi lớn như Adidas, Puma, New Balance, Vans... Để vượt qua
thách thức này, Nike cần duy trì sự độc đáo của mình, tập trung vào việc tạo ra
giá trị thực sự cho khách hàng và tạo dấu ấn vượt trội trong một thị trường đầy
sự cạnh tranh.
Vấn nạn hàng nhái
Thương hiệu nổi tiếng như Nike thường trở thành mục tiêu của các hoạt động
sao chép không hợp pháp từ giày dép và quần áo cho đến phụ kiện thể thao.
Việc xuất hiện hàng nhái không chỉ gây thiệt hại về hình ảnh và lòng tin của
thương hiệu mà còn gây thiệt hại về doanh số bán hàng và doanh thu.

3.3.2. Giải pháp dành cho công ty


Odoo ERP sẽ giúp Nike giải quyết các vấn đề nêu trên:

13
Tổng hợp dữ liệu, thông tin nhanh chóng và chính xác: Nguồn dữ liệu từ các
phòng ban sẽ được tập trung vào một cơ sở dữ liệu duy nhất và được chia sẻ
dùng chung một cách dễ dàng giữa tất cả các bộ phận dựa vào tính năng phân
quyền. Đảm bảo nguồn dữ liệu đồng bộ, thống nhất và chính xác trong toàn
doanh nghiệp.
Kiểm soát chặt chẽ lượng tồn kho: giúp doanh nghiệp kiểm soát trong kho
còn bao nhiêu hàng, hàng nằm ở đâu, nguyên vật liệu còn nhiều hay ít. Việc này
giúp doanh nghiệp giảm vật liệu mà họ chứa trong kho, chỉ khi nào cần thiết thì
mới nhập thêm. Tất cả sẽ giúp giảm chi phí, giảm số người cần thiết, đẩy nhanh
tốc độ làm việc.
Lập kế hoạch nhanh chóng và chính xác: Kế hoạch sản xuất, mua hàng, định
mức nguyên vật liệu,… được lập một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Về sự cạnh tranh giữa các thương hiệu đối thủ: Nike cần tập trung đổi mới
để tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng.
Tăng cường tiếp thị và quảng cáo để thu hút khách hàng và tăng thị phần. Cung
cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn để giữ chân khách hàng. Hơn hết, tìm kiếm và
phát triển thị trường mới để tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng cũng như là
tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Về vấn đề hàng nhái: Nike cần tăng cường bảo mật thương hiệu để chống lại
hàng nhái, hàng kém chất lượng. Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu bằng
cách xây dựng website và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) với các từ khóa
liên quan đến mục đích của khách hàng. Ngoài ra, Nike cần nâng cao nhận thức
của người tiêu về tác hại của hàng nhái, hàng kém chất lượng.

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRÊN PHẦN MỀM ODOO

4.1. Tình huống kinh doanh & Flowcharts


“Thiếu nguyên vật liệu để sản xuất đơn hàng”

14
ACFC- một trong các nhà phân phối chính của Nike đã tiến hành đặt 800
đôi giày: cụ thể bao gồm: 200 đôi Nike Mecurial Superfly 9, 350 đôi
Nike Air Max Dn và 250 đôi Nike Court Vision Alta.
Nike đã thông qua và tiếp nhận đơn hàng, nhưng sau khi kiểm tra thì phía
công ty cho thấy không có đủ nguyên vật liệu để sản xuất theo số lượng
trên đơn đặt hàng. Vì vậy, Nike đã tiến hành đặt mua nguyên vật liệu. Sau
khi đã nhận được đầy đủ nguyên vật liệu, Nike tiến hành đưa vào quá
trình sản xuất đơn hàng.
Các bán thành phẩm sẽ được sản xuất tại các bộ phận gia công (thân giày,
đế giày, lót giày,...). Sau đó, các bán thành phẩm này sẽ được đưa đến
giai đoạn lắp ráp, dán; sau khi sản phẩm hoàn thành thì công ty tiến hành
lưu kho và khi sản xuất đủ số lượng thì tiến hành giao hàng cho phía
khách hàng- ACFC.
ACFC sau khi nhận được hàng sẽ tiến hành thanh toán, Nike sẽ tạo hóa
đơn, thanh toán và xác nhận bút kí của phòng kế toán công ty.
Định mức nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm: (tương đối)

x1 Nike Mecurial x1 Nike Air Max Dn x1 Nike Court Vision


Superfly 200 350 Alta 250
2 miếng nhựa TPU 2 miếng nhựa TPU 2 miếng nhựa TPU
2kg foam EVA 1kg foam EVA 0.8kg foam EVA
1kg cao su 0.8kg cao su 0.8kg cao su
0.5m vải Flyknit 1m vải Flyknit 1m vải Flyknit

Bảng 4.1.1. Định mức nguyên vật liệu


Flowchart:

15
Hình 4.1.2. Flowchart

B1: Phía khách hàng tiến hành đặt hàng, đơn báo giá được tạo. Xác
nhận đơn hàng
B2: Bộ phận kho tiến hành kiểm tra số lượng NVL trong kho
+ Đủ NVL: sang bước 4
+ Không đủ NVL: sang bước 3
B3: Tạo đơn mua NVL, lập hóa đơn mua NVL cho kế toán tính
toán công nợ.

16
B4: Sau khi đủ NVL, bộ phận sản xuất tiến hành sản xuất bán
thành phẩm với 2 công đoạn. Khi mỗi công đoạn hoàn tất, tiến hành kiểm định
chất lượng bán thành phẩm:
+ Đạt: tiến hành giai đoạn tiếp theo
+ Không đạt: đưa bán thành phẩm vào kho phế phẩm và tiến
hành lại bước 4
B5: Lắp ráp các bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn chỉnh, tiếp
tục kiểm định chất lượng sản phẩm
+ Đạt: Lưu kho thành phẩm, sang bước 6
+ Không đạt: đưa thành phẩm vào kho phế phẩm, thực hiện lại
bước 5
B6: Khi có đủ lượng sản phẩm, bộ phận bán hàng tiến hành lập yêu
cầu giao hàng, xuất kho thành phẩm cho khách hàng
B7: Tạo hóa đơn cho khách hàng để kế toán ghi nhận doanh thu
bán hàng. Kế toán thanh toán công nợ cho nhà cung cấp NVL và ghi nhận
doanh thu từ khách hàng. Xác nhận thanh toán, lập chứng từ thu tiền=> Kết thúc

4.2. Thiết lập thông tin trên phần mềm Odoo


Đầu tiên là thiết lập các phòng ban của công ty, các nhân viên công
ty

Tiếp theo, thiết lập các danh mục sản phẩm, thiết lập từng loại mặt
hàng

17
Sau đó là nhập thông tin về thành phẩm

4.3. Quy trình thực hiện trên phần mềm Odoo

18
4.3.1. Bảng cân đối kế toán:

19
Hình 4.3.1. Bảng cân đối kế toán

4.3.2. Báo cáo lãi, lỗ:

Hình 4.3.2. Bảng báo cáo lãi, lỗ

4.3.3. Tóm tắt hoạt động:

20
Hình 4.3.3. Bảng tóm tắt hoạt động

4.3.4. Sơ đồ hệ thống tài khoản:

21
Hình 4.3.4. Sơ đồ hệ thống tài khoản

22
C. KẾT LUẬN
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều xu hướng mới, buộc các doanh
nghiệp phải thay đổi để nắm bắt thị trường. Chuyển đổi số là một trong những
xu hướng quan trọng nhất, được các quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp trên toàn
cầu quan tâm.

Nike là một tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chuyển đổi số thành công.
Một trong những
bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Nike là việc triển khai
phần mềm Odoo từ năm 2013.
Odoo đã giúp Nike cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động, từ quản lý tài chính
đến quản lý hệ thống cung ứng và sản xuất.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê T. (2022, September 28). Odoo là gì? Tổng quan về phần mềm ERP
Odoo/OpenERP. Cloudify - Giải Pháp Tổng Thể Cho Doanh Nghiệp Vừa Và
Nhỏ.
https://cloudify.vn/phan-mem-odoo/#Doanh_nghiep_Viet_Nam_co_nen_su_du
ng_phan_mem_Odoo
Tin I.-. C. C. C. G. P. C. N. T. (2018, October 17). Odoo/OpenERP là gì? Tại
sao doanh nghiệp nên sử dụng chúng? https://izisolution.vn.
https://izisolution.vn/odooopenerp-la-gi-tai-sao-doanh-nghiep-nen-su-dung-
chung/
https://www.nike.com/vn/
Vietnam Business Insider, Chiến lược marketing của Nike, truy cập link:
https://vietnambusinessinsider.vn/chien-luoc-marketing-cua-nike-ban-triet-ly-
song-chu-khong-ban-san-pham-a34475.html
Nt T. (2024, January 24). Chiến lược Marketing của Nike - Thương hiệu thể

thao hàng đầu thế giới. Copyright (C) by © 2016 Admicro, VCCorp

Corporation. All Rights Reserved. https://marketingai.vn/chien-luoc-marketing-

cua-nike-thuong-hieu-the-thao-hang-dau-the-gioi-194128287.htm

24

You might also like