Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Chương trình Tập huấn kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu,

phòng chống tai nạn thương tích cho sinh viên

Nhóm 25:
715101274 Nguyễn Như Sơn
725101324 Thìn Thị Kim Thoa
725101332 Cao Thị Thùy
715101314 Hoàng Thị Quỳnh Trang

I. Thực trạng

Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 5,8
triệu trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích (TNTT) là một
trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm 10% tổng số ca tử vong trên
thế giới, nhiều hơn 32% so với số ca tử vong do sốt rét, bệnh lao và HIV/AIDS cộng
lại. Ngoài ra, hàng chục triệu trường hợp cần chăm sóc và điều trị do TNTT không
chủ đích gây ra, nhiều trường hợp trong số đó bị tàn tật suốt đời. Khoảng 90% trường
hợp tử vong do TNTT xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. TNTT
không chỉ gây tổn thương về sức khỏe mà còn tạo ra gánh nặng kinh tế đối với các
quốc gia. Tại Mỹ, ước tính tổng chi phí cho TNTT trong năm 2000 là 80,2 tỉ đô la
Mỹ. Trong số đó, gần một nửa số chi phí này liên quan đến TNTT do ngã và khoảng
1/5 chi phí này là do tai nạn giao thông (TNGT)

Ở Việt Nam trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh
chóng ở cũng là yếu tố làm cho vấn đề TNTT ngày càng nghiêm trọng và là một
trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong và tàn tật ở trẻ em. Theo báo cáo
năm 2019 của Bộ Y tế, ước tính mỗi ngày có tới 3.600 trường hợp gặp tai nạn thương
tích, 90 người tử vong. Trong đó, tai nạn giao thông và đuối nước là nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong. Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở trẻ em dưới
19 tuổi, cướp đi mạng sống của hơn 3.000 trẻ em mỗi năm. Cũng giống như những
nước có thu nhập thấp và trung bình khác, những yếu tố quan trọng liên quan đến khả
năng xảy ra TNTT là tuổi, giới tính, môi trường nguy hiểm, tình trạng kinh tế xã hội,
yếu tố thường có mối liên hệ với nhận thức hạn chế về nguy cơ và giám sát đối với
trẻ; và tình trạng được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điển hình là vấn
đề cấp cứu và chăm sóc trước viện
II. Thông tin chung về chương trình tập huấn
1. Mối quan hệ giữa chương trình “Tập huấn kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu, phòng
chống tai nạn thương tích cho sinh viên" với mục đích, mục tiêu của cả chương
trình đào tạo mà sinh viên đang học.

Chương trình tập huấn trong một chương trình đào tạo đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp sinh viên đạt được mục tiêu và mục đích của chương trình học.
Chương trình “Tập huấn kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn
thương tích cho sinh viên" được thiết kế để cung cấp cho sinh viên những kiến thức,
kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết về sơ cứu tai nạn thương tích thường gặp để có thể
nhận biết và xử lí một cách kịp thời cho bản thân cũng như mọi người khi gặp sự cố
bất ngờ trong sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí.
Việc tích hợp chương trình tập huấn vào chương trình đào tạo giúp sinh viên áp
dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế, củng cố hiểu biết về kỹ năng sơ
cấp cứu.
Nếu chương trình tập huấn được thiết kế và thực hiện hiệu quả, sinh viên sẽ có
cơ hội thực hành khi gặp những sự cố thương tích bất ngờ, đây cũng là kĩ năng giúp
ích cho sinh viên sư phạm trong sự nghiệp sau này.

2. Những thông tin về người học ảnh hưởng đến chương trình tổ chức tập huấn
kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh:

- Kiến thức trước khi bắt đầu môn học: HS đã có kiến thức nền tảng, sơ bộ về
một số tai nạn thương tích thường gặp (tổn thương phần mềm, chảy máu, bong
gân, bỏng, ngộ độc, một số trường hợp về mắt,...). Tuy nhiên các em chưa có
cơ hội thực hành, hoặc đã thực hành nhưng chưa đúng, đủ.
- Thể chất: Các em HS hoàn toàn đáp ứng được đủ điều kiện về sức khỏe thể
chất và sức khỏe tâm lý để tham gia hoạt động học tập trải nghiệm. Chương
trình cũng giúp các em sơ cứu, cấp cứu ban đầu, góp phần bảo vệ sức khỏe các
em.
- Thái độ: Các em HS đều tỏ ra hứng thú, tò mò với hoạt động trải nghiệm. Các
em cũng chủ động tìm hiểu về các tình huống dẫn đến tai nạn thương tích, cách
khắc phục và các biện pháp sơ cứu tạm thời, để tự tin hơn khi tham gia. Một số
em khá rụt rè, ít quan tâm.
- Mong đợi của người học: HS mong muốn được biết các tình huống dẫn đến tai
nạn thương tích để tránh, biết các dấu hiệu và biện pháp sơ cứu của từng loại
thương tích để khắc phục kịp thời, hạn chế hậu họa về sau. Bên cạnh đó học
sinh cũng muốn được rèn luyện sự tự tin tham gia hoạt động trước đám đông.
Đây cũng là cơ hội để các bạn được gặp gỡ, làm việc cùng nhau, một dịp tốt để
kết bạn.
 Thông tin về người học có ảnh hưởng quan trọng, có tính quyết định đến
chương trình tổ chức tập huấn kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu

3. Tính hữu dụng của chương trình tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu, phòng
chống tai nạn thương tích cho sinh viên:
a. Nâng cao kiến thức và kỹ năng:

 Trang bị cho sinh viên kiến thức về các loại tai nạn thương tích thường
gặp:
o Nguyên nhân và cách phòng ngừa.
o Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý ban đầu.
 Hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho các trường hợp như:
o Chảy máu, bỏng, gãy xương, ngạt thở, đuối nước,...
o Sử dụng các dụng cụ sơ cứu cơ bản.
o Gọi cấp cứu và phối hợp với nhân viên y tế.
 Nâng cao khả năng xử lý tình huống khẩn cấp:
o Giảm thiểu rủi ro và thương vong.
o Cứu sống người gặp nạn trong trường hợp nguy hiểm.

b. Nâng cao ý thức an toàn:

 Giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống tai
nạn thương tích:
o Hiểu rõ hậu quả của tai nạn thương tích.
o Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ bản thân và cộng đồng.
 Khuyến khích các em thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong sinh hoạt,
học tập và vui chơi:
o Sử dụng các thiết bị an toàn.
o Tuân thủ các quy tắc an toàn.
o Tránh xa các nguy cơ tiềm ẩn.
 Góp phần xây dựng môi trường an toàn cho sinh viên:
o Giảm thiểu số vụ tai nạn thương tích xảy ra.
o Nâng cao chất lượng cuộc sống.

c. Tăng cường sự tự tin:

 Khi được trang bị kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu, sinh viên sẽ tự tin hơn
trong việc xử lý các tình huống khẩn cấp:
o Giảm bớt lo lắng và hoảng loạn.
o Hành động bình tĩnh và hiệu quả.
 Giúp các em bớt lo lắng và hoảng loạn khi gặp tai nạn thương tích:
o Có khả năng tự cứu hoặc hỗ trợ người khác.
o Góp phần giảm thiểu hậu quả của tai nạn.
 Tạo sự tự tin và bản lĩnh để giúp đỡ người khác khi cần thiết:
o Phát huy tinh thần tương thân tương ái.
o Góp phần xây dựng cộng đồng văn minh.

d. Tạo lợi ích cho cộng đồng:

 Khi sinh viên được trang bị kỹ năng sơ cấp cứu, họ có thể hỗ trợ người
gặp nạn trong cộng đồng:
o Góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích.
o Giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.
 Nâng cao ý thức phòng chống tai nạn thương tích cho cộng đồng:
o Tạo môi trường sống an toàn cho tất cả mọi người.
o Nâng cao chất lượng cuộc sống chung.

e. Phù hợp với thực tế:

 Các chương trình tập huấn thường được thiết kế phù hợp với độ tuổi và
trình độ của sinh viên:
o Nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng tiếp thu của
học viên.
o Đảm bảo tính ứng dụng cao trong thực tế.
 Nội dung tập huấn tập trung vào các tình huống tai nạn thương tích
thường gặp trong thực tế:
o Nâng cao hiệu quả và tính ứng dụng của chương trình tập huấn.
o Giúp học viên có thể xử lý các tình huống thực tế một cách hiệu quả.
 Học viên được thực hành trực tiếp các kỹ năng sơ cấp cứu, giúp củng cố
kiến thức và kỹ năng đã học:
o Nâng cao khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức vào thực tế.
o Tăng cường sự tự tin cho học viên.

Kết luận:
Chương trình tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích
cho sinh viên mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Việc triển khai hiệu quả chương trình
này góp phần nâng cao ý thức an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho sinh viên,
đồng thời tạo lợi ích cho cộng đồng.

IV. Khảo sát

1. Tự đánh giá mức độ kĩ năng sơ cấp cứu của mình khi gặp sự cố tai nạn
thương tích (0: Không có năng lực - 10: Thành thạo)

2. Nhu cầu trang bị kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu, phòng tránh tai nạn thương tích
của sinh viên theo 5 mức độ:
1: Hoàn toàn không mong muốn 3: Tương đối mong muốn

2: Không mong muốn 4: Mong muốn 5: Rất mong muốn

a. Nội dung tập huấn:


b. Mục tiêu tập huấn

c. Thời gian tổ chức


d. Địa điểm tổ chức

e. Giảng viên tập huấn


Chuẩn đầu ra và mục tiêu năng lực Chương trình Tập huấn kĩ
năng sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích cho
sinh viên

I. Chuẩn đầu ra

 Biết cách chủ động và bình tĩnh ứng phó kịp thời với các tình huống cần cấp
cứu.
 Thành thạo các kỹ năng sơ cấp cứu như: băng bó vết thương, hà hơi thổi ngạt,
cầm máu động mạch…
 Biết cách tự cứu mình khi chẳng may gặp nạn, ngoài đường, trong nhà hay tại
nơi làm việc…
 Nâng cao uy tín của bản thân có thể tìm việc dễ dàng khi có kỹ năng sống tốt
 Hoàn thiện kỹ năng sơ cấp cứu qua các tình huống thực tiễn.

II. Mục tiêu năng lực

1. Mục tiêu chung: Trả lời được các câu hỏi sau

Câu hỏi
Câu hỏi
khái Câu hỏi chú trọng định hướng
bài học
quát
Tầm Bạn biết Nhớ Hiểu Vận Phân tích Tổng Đánh giá
quan gì về sơ dụng hợp
trọng của cấp cứu Bạn có Giải thích Bạn có Bạn biết Thế nào Bạn nghĩ
sơ cấp tai nạn? từng sơ sơ cấp biết sơ được là một mình đã đủ
cứu tai cấp cứu tai cứu tai cấp cứu những việc phương khả năng
nạn nạn cho ai nạn là gì? tai nạn cần làm pháp sơ cấp cứu
thương chưa? không? của người cấp cứu cho người
tích? cấp cứu và tai nạn? bị tai nạn
trợ giúp? thương
tích
không?
 Nâng cao nhận thức:
 Hiểu được tầm quan trọng và vai trò của sơ cấp cứu ban đầu trong việc
bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người.
 Nhận thức được trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trong việc tham gia
học tập và ứng dụng sơ cấp cứu.
 Nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác khi gặp sự cố.
 Trang bị kiến thức và kỹ năng:
 Cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, phương pháp
và kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu.
 Rèn luyện cho học viên kỹ năng thực hành các kỹ thuật sơ cấp cứu một
cách thành thạo và chính xác.
 Tăng cường khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế để xử
lý các tình huống cấp cứu hiệu quả.
 Tăng cường sự tự tin:
 Giúp học viên tự tin vào khả năng xử lý các tình huống cấp cứu.
 Tạo tâm lý bình tĩnh, sáng suốt khi đối mặt với các sự cố bất ngờ.
 Nâng cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái trong cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể:


Mục tiêu Mức độ Mô tả
Kiến thức Mức 1: Biết - Nắm được các khái niệm cơ bản về sơ cấp
cứu, tai nạn thương tích và các thủ thuật sơ
cấp cứu.
- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu
trong những trường hợp khẩn cấp cần được sơ
cứu kịp thời.
- Phân loại được các trường hợp cần sơ cứu:
cầm máu, băng bó vết thương, ngộ độc,
bỏng,...
Mức 2: Thông - Mô tả được các trạng thái biểu hiện của nạn
hiểu nhân khi gặp tai nạn thương tích cụ thể.
- Tóm tắt được các bước sơ cấp cứu ban đầu.
- Giải thích được nguyên lí của các bước sơ
cấp cứu đó.
Mức 3: Vận - Áp dụng các kiến thức và kỹ năng về sơ cấp
dụng cứu đã học vào thực hành trong thực tế khi
gặp sự cố tai nạn thương tích.
- Điều chỉnh các thao tác sao cho phù hợp với
từng đối tượng, lứa tuổi cụ thể.
- Dự đoán các trường hợp có thể xảy ra đối
với nạn nhân để có những giải pháp kịp thời.
Mức 4: Phân - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
tích, tổng hợp sơ cấp cứu.

- Lựa chọn các bước tối ưu, mang lại hiệu quả
cao nhất.

- Tuân thủ các nguyên tắc, kĩ thuật khi thực


hiện sơ cấp cứu.

Mức 5: Đánh - Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện sơ cấp
giá, sáng tạo cứu ban đầu khi gặp sự cố tai nạn thương tích.
- Đề xuất các giải pháp phòng, tránh các sự cố
gây tai nạn thương tích.
Năng lực Năng lực chung Thực hiện thành thạo các kỹ thuật sơ cấp cứu
Năng lực đặc thù  Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu
tại chỗ.
 Băng bó vết thương.
 Kỹ thuật cầm máu tạm thời.
 Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời.
 Kỹ thuật hồi sinh tim phổi.
 Xử lý bỏng.
 Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn
không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu
 Các hình thức cấp cứu: Cấp cứu điện giật,
Cấp cứu đuối nước, Cấp cứu tai nạn do hóa
chất
 Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi
sơ cứu
 Thực hành chung cho các nội dung
Phẩm chất - Có tinh thần trách nhiệm và lòng nhân ái.
- Bình tĩnh, tự tin khi xử lý tình huống cấp cứu
- Tôn trọng và hỗ trợ nạn nhân
- Công nhận và tin những gì được tiếp nhận,
và có ý định áp dụng vào cuộc sống.

b. Mục tiêu về hành vi:

Mức độ Mô tả
Mức 1: Nhận - Để ý khung cảnh xung quanh người bị nạn có an toàn không
thức và kiểm tra những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Để ý những biểu hiện của người bị nạn.
Mức 2: Một tập - Trong khi chờ những sự trợ giúp chuyên nghiệp, hãy can
hợp các kỹ năng thiệp cứu giúp người dựa trên những kỹ năng sơ cứu đã có.
- Vẫn luôn phải để ý đến sự an toàn của bản thân.
Mức 3: Phản Sau khi đánh giá nạn nhân đang gặp nguy hiểm, bạn hãy tìm
ứng có hướng đến các sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc những người có chuyên môn
dẫn khác:

 113: Số điện thoại khẩn cấp gọi cảnh sát khi có việc liên
quan đến an ninh trật tự
 114: Số điện thoại gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu
hộ, cứu nạn
 115: Số điện thoại cấp cứu về y tế
Mức 4: Cơ chế - Thực hiện sơ cấp cứu, chọn phương pháp phù hợp với tình
trạng tai nạn, thương tích.
- Đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân trong khi chờ đợi những
người có chuyên môn đến giúp đỡ.
- Các bước sơ cấp cứu cần thực hiện hết sức nhanh chóng và
cẩn trọng để cứu sống người.
Mức 5: Hành  Trường hợp nạn nhân ngưng thở thực hiện kỹ năng hồi sức
động điêu luyện tim phổi đến khi nạn nhân tỉnh hoặc nhân viên y tế đến.
 Trường hợp nạn nhân chảy máu thực hiện kỹ năng cầm
máu để tránh nạn nhân mất máu quá nhiều.
 Trường hợp nạn nhân bất tỉnh hãy gọi to nạn nhân nếu nạn
nhân không phản ứng lắc vai, tay chân nạn nhân, đồng thời
kiểm tra nhịp thở nạn nhân.
- Không nên di chuyển người bị nạn mà hãy duy trì sự an toàn
cho họ tại vị trí đang nằm.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì nên trấn an họ và giải thích
việc đang làm để giúp họ thoát khỏi hoàn cảnh nguy kịch.

c. Mục tiêu về thái độ:

Mức độ Mô tả
Mức độ 1: Tiếp nhận  Trong quá trình học, người học tập trung, tuân thủ việc
thực hiên quy trình thực hành.
 Chú ý tiếp cận kiến thức mới về sơ cấp ban đầu cho tai
nạn thương tích thường gặp.
Mức độ 2: Đáp lại  Người học không chỉ cần tiếp nhận thông tin mà còn phải
tham gia vào quy trình thực hành sơ cấp cứu ban đầu cho
tai nạn thương tích thường gặp.
 Người học có thái độ tích cực phối hợp với đồng môn, hỗ
trợ bạn bè, cùng làm việc nhóm, cùng nhau học tập.
Mức độ 3: Đánh giá  Người học tin tưởng về những kiến thức được học về tai
cao nạn thương tích và sơ cấp cứu ban đầu cho tai nạn thương
tích.
 Công nhận và tin những gì được tiếp nhận, và có ý định
áp dụng vào cuộc sống.
Mức độ 4: Tổ chức  Tiếp nhận kiến thức mới sau đó tự điều chỉnh cho phù hợp
với bản thân và vào từng tình huống khác nhau.
 Phát triển thêm về các thái độ khác: có tinh thần trách
nhiệm và longg nhân ái, bình tĩnh, tự tin khi xử lý tình
huống cấp cứu, tôn trọng và hỗ trợ nạn nhân,....
Mức độ 5: Hình thành  Áp dụng kiến thức, thái độ về tai nạn thường gặp, sơ cấp
phong cách sống cứu ban đầu về tai nạn thường gặp để áp dụng vào cuộc
sống.

3. Đánh giá mục tiêu

Tiêu chí Mô tả Đánh giá


Cụ thể - Mục tiêu đúng, phù hợp trường hợp đối tượng. Đạt

- Mục tiêu rõ ràng, dễ hiểu, logic.

- Mục tiêu có tính thực tế, có ích trong đời sống


hàng ngày.
Đo được - Đo được thông qua khảo sát: Đạt
 Tự đánh giá mức độ kĩ năng sơ cấp cứu của mình
khi gặp sự cố tai nạn thương tích (Trên 5 điểm)
 Nhu cầu trang bị kĩ năng sơ cấp cứu ban đầu,
phòng tránh tai nạn thương tích của sinh viên (Từ
3-5)
Định hướng Trợ giúp hay điều trị ngay ban đầu khi gặp người vừa Đạt
hành động xảy ra các sự cố về rủi ro, tai nạn gây chấn thương,
bệnh đột ngột trong khi chờ phương tiện hỗ trợ, y bác
sỹ cứu chữa cho bệnh nhân.
Khả thi - Chương trình tập huấn phù hợp với người học, dễ Đạt
hiều, dễ học.
- Sinh viên thực hiện tốt, thành thạo các bước sơ cứu
phù hợp từng đối tượng, trường hợp riêng.
- Có đủ khả năng thực hiện sơ cấp cứu ban đầu cho
các trường hợp tai nạn, thương tích thực tế ngoài đời.
Giới hạn về - Hoàn thành sơ câp cứu ban đầu đúng phương pháp, Đạt
thời gian nhanh chóng, chính xác và kịp thời giúp tăng khả
năng sống sốt cho người gặp nạn.
XÂY DỰNG MA TRẬN MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

Tên chương trình (theo nhóm nhiệm vụ): Chương trình Tập huấn kĩ năng sơ cấp
cứu ban đầu, phòng chống tai nạn thương tích cho sinh viên

1. Mục tiêu chương trình:


1.1 Kiến thức
1.1.1 Nhận biết được các khái niệm cơ bản về sơ cấp cứu, tai nạn thương tích
và các thủ thuật sơ cấp cứu.
- Sơ cấp cứu ban đầu là sự trợ giúp ban đầu, ngay lập tức cho người
bệnh hoặc nạn nhân (sau đây gọi chung là nạn nhân) cho đến khi họ
được chăm sóc bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp.
- Sơ cứu thường bao gồm các thủ thuật đơn giản, thông thường dễ
thực hiện. Sơ cứu nhằm giữ cho tình trạng sức khỏe của nạn nhân
không trở nên nguy kịch hơn và nó không thay thế cho việc điều trị y
tế
1.1.2 Tóm tắt được các bước sơ cấp cứu ban đầu.
- Nhận định tình huống: Quan sát hiện trường xem có vấn đề nguy
hiểm hay không, có một người bị nạn hay nhiều người bị nạn, tình
huống xảy ra có xa hay gần trung tâm y tế, mức độ đã được trợ giúp ra
sao.
- Lập kế hoạch chuẩn bị sơ cấp cứu nạn nhân.
- Thực hiện theo kế hoạch sơ cấp cứu và hỗ trợ nạn nhân như: hà hơi
thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực.
- Đánh giá lại kết quả vừa cấp cứu xem tình trạng sức khoẻ của nạn
nhân có được cải thiện không. Thông báo cho gia đình hoặc người
thân, người giám hộ hợp 3 pháp của nạn nhân càng sớm càng tốt. Trấn
an và giải thích cho nạn nhân được sơ cứu. Hoàn tất thủ tục báo cáo sự
việc xảy ra
1.1.3 Áp dụng các kiến thức và kỹ năng về sơ cấp cứu đã học vào thực hành
trong thực tế khi gặp sự cố tai nạn thương tích.
1.2 Phẩm chất
1.2.1 Nâng cao ý thức trách nhiệm

 Học viên nhận thức được tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu ban đầu trong
việc cứu sống người gặp nạn.
 Học viên có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ người gặp tai nạn
thương tích.
1.2.2 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
 Học viên có thể giao tiếp hiệu quả với nạn nhân, người nhà nạn nhân và
nhân viên y tế.
 Học viên có thể truyền đạt thông tin rõ ràng, chính xác và bình tĩnh trong
tình huống khẩn cấp.
1.2.3 Phát triển tư duy phản biện
 Học viên có khả năng phân tích tình huống và đưa ra quyết định phù hợp
trong việc sơ cấp cứu ban đầu.
 Học viên có khả năng học hỏi và tiếp thu kiến thức mới về sơ cấp cứu ban
đầu.
1.2.4 Tăng cường sự tự tin
 Học viên có đủ tự tin để thực hiện các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu.
 Học viên có thể giữ bình tĩnh và xử lý các tình huống khẩn cấp một cách
hiệu quả.
1.2.5 Nâng cao tinh thần đồng đội
 Học viên có thể phối hợp hiệu quả với nhau trong việc sơ cấp cứu ban đầu.
 Học viên có thể hỗ trợ và động viên lẫn nhau trong các tình huống khẩn cấp.
1.3 Hành vi
1.3.1 Thực hiện thành thạo các kỹ thuật sơ cấp cứu
1.3.2 Có khả năng đánh giá tình trạng của nạn nhân
1.3.3 Biết cách gọi cấp cứu và phối hợp với nhân viên y tế
2. Nội dung chương trình:
2.1 Tìm hiểu về sơ cấp cứu
2.1.1 Thảo luận về các tình huống xảy ra sự cố tai nạn thương tích thường
gặp.

a. Phân loại tai nạn thương tích

Tai nạn thương tích thường được phân loại dựa trên chủ đích gây
ra hoặc nguyên nhân. Trong các cơ sở khám chữa bệnh TNTT còn có thể
được phân ra theo cơ chế thương tính như gãy, vỡ, rách... trong nội dung
tài liệu này chúng tôi sử dụng hai phân loại theo chủ ý và nguyên nhân
gây ra. Đây cũng là hai cách phân loại TNTT phổ biến nhất để phòng,
chống và giảm thiểu tổn thất do TNTT gây ra.

b. Phòng ngừa chủ động và phòng ngừa bị động

Phòng ngừa chủ động: đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá
nhân tham dự.

Phòng ngừa thụ động: Là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm
soát TNTT.

c. Các cấp độ dự phòng

Dự phòng cấp 1: dự phòng trước khi thương tích xảy ra.

Dự phòng cấp 2: dự phòng trong khi sự cố xảy ra.

Dự phòng cấp 3: là dự phòng các hậu quả sau khi sự cố xảy ra.
2.1.2 GV chia sẻ trình tự các bước thực hiện sơ cấp cứu cho SV.
2.1.3 GV tổ chức cho SV thực hành trên mô hình mẫu tại lớp.
2.2 Giới thiệu về sơ cấp cứu ban đầu
2.2.1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của sơ cấp cứu ban đầu
2.2.2 Các kỹ năng cơ bản trong sơ cấp cứu ban đầu
2.2.3 Thực hành các kỹ năng cơ bản trong sơ cấp cứu ban đầu
2.2.4 Kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng đã học
2.3 Hành vi, thái độ khi sơ cấp cứu ban đầu
2.3.1 Quan sát và theo dõi tình trạng nạn nhân liên tục
2.3.2 Lựa chọn phương pháp sơ cứu phù hợp
2.3.3 Hỗ trợ nhân viên y tế trong quá trình cấp cứu
Ma trận mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục
Mục tiêu 1.1 1.2 1.3
Nội dung 1.1.1 1.1.2 1.1.3 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.2.4 1.2.5 1.3.1 1.3. 1.3.3
2
2.1 2.1.1 x x x
2.1.2 x
2.1.3 x
2.2 2.2.1 x x x
2.2.2 x x
2.2.3 x x x x x x
2.2.4 x x x
2.3 2.3.1 x x
2.3.2 x x
2.3.3 x x x

3. Hình thức tổ chức:

- Tổ chức tập huấn trực tiếp tại lớp học.

- Tổ chức qua các phần mềm học online đối với học sinh sinh viên ở xa với các
chuyên gia dạy học.
4. Phương pháp tổ chức tập huấn:

- Phương pháp thuyết trình: GV trình bày các lí thuyết về sơ cấp cứu.

- Phương pháp trực quan: SV quan sát video, tranh ảnh về các trường hợp sơ
cấp cứu.

- Phương pháp thực hành: SV thực hành sơ cấp cứu trên mô hình.

5. Phương tiện: máy chiếu; mô hình, tranh ảnh mô tả về tai nạn thương tích
cần sơ cấp cứu.

a. Phương tiện dạy học:

- Máy chiếu; mô hình, tranh ảnh mô tả về tai nạn thương tích cần sơ cấp
cứu.

- Dụng cụ sơ cứu: mô hình thực hành sơ cấp cứu, băng bó và băng dán y
tế, tấm trải, nhiệt kế, xi lanh, cuốn sổ tay, tờ rơi hướng dẫn các bước sơ cứu,
danh sách các số điện thoại khẩn cấp,…

b. Phương tiện vận chuyển nạn nhân: bằng các phương tiện chuyên dụng y
tế như cáng, xe đẩy, xe cứu thương,…

6. Định hướng kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá dựa trên hoạt động thực hành
sơ cấp cứu của SV trên mô hình mẫu kết hợp vấn đáp.

a. Thái độ cần đạt:

Nhận thức được tầm quan trọng của phòng, chống tai nạn thương tích và sơ cấp
cứu ban đầu trong trường học.

b. Kiến thức cần đạt:

• Trình bày được các khái niệm cơ bản, phân loại, biện pháp phòng, tránh một
số loại hình tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh.

• Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của sơ cấp cứu ban đầu đối với một số
tai nạn thương tích thường gặp ở học sinh.

c. Kỹ năng cần đạt:


• Thực hiện được việc phát hiện sớm và đánh giá các yếu tố nguy cơ gây tai
nạn, thương tích cho học sinh tại trường học.

• Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của sơ cấp cứu ban đầu đối với một số tai
nạn thương tích thường gặp ở học sinh.

• Tham mưu được cho Ban giám hiệu nhà trường xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích.

You might also like