4 NUCE BM CauCTN Format Thuyetminh DAMH Xaydung Cau 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

KHOA CẦU ĐƯỜNG


BỘ MÔN CẦU VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU
___________________

NHÓM: 07
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Đậu Công Đức 0132266 66CD3
Mai Nam Khánh 0136966 66CD3
Phạm Gia Khải 0136766 66CD3

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Khúc Đăng Tùng


GIẢNG VIÊN CHẤM:

Hà Nội, 13/05/2024
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHAPTER 1. CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG CHUNG CHO CÔNG TRÌNH
CẦU..........................................................................................................3
1.1. SỐ LIỆU THIẾT KẾ........................................................................................3
1.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế...........................................................................................
1.2. Vật liệu.............................................................................................................3
1.2.1. Bê tông.............................................................................................................
1.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG........................................................3
1.4. SƠ ĐỒ VÀ TRÌNH TỰ THI CÔNG CƠ BẢN...............................................4
1.5. TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ KIẾN....................................................................5
CHAPTER 2. THI CÔNG KẾT CẤU PHẦN DƯỚI.................................................9
2.1. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THI CÔNG.............................................................9
2.1.1. Thi công mố trân cạn.......................................................................................
2.1.2. Thi công trụ dưới nước..................................................................................
2.2. THI CÔNG MÓNG CẦU..............................................................................15
2.2.1. Thi công cọc đóng trên cạn............................................................................
2.2.2. Thi công móng cọc cho trụ cầu dưới nước....................................................
2.3. Thi công vòng vây cọc ván............................................................................19
2.3.1. Tính toán vòng vây cọc ván...........................................................................
2.3.2. Thi công hệ vòng vây cọc ván.......................................................................
2.4. THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG BỊT ĐÁY DƯỚI NƯỚC...................................20
2.4.1. Tính toán bê tông bịt đáy...............................................................................
2.4.2. Thi công đổ bê tông bịt đáy...........................................................................
2.5. THI CÔNG MỐ.............................................................................................20
2.5.1. Cấu tạo hệ ván khuôn và giàn giáo................................................................
2.5.2. Thi công bệ mố..............................................................................................
2.5.3. Thi công thân mố...........................................................................................
2.5.4. Tường cánh....................................................................................................
2.5.5. Tường đỉnh.....................................................................................................
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

2.6. THI CÔNG TRỤ............................................................................................22


2.6.1. Cấu tạo hệ ván khuôn và giàn giáo................................................................
2.6.2. Thi công bệ trụ...............................................................................................
2.6.3. Thi công thân trụ............................................................................................
2.6.4. Thi công xà mũ..............................................................................................
CHAPTER 3. THI CÔNG KẾT CẤU PHẦN TRÊN CẦU BTCT.........................25
3.1. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THI CÔNG...........................................................25
3.2. CHẾ TẠO DẦM............................................................................................25
3.3. LAO LẮP DẦM.............................................................................................25
3.4. THI CÔNG CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU NHỊP KHÁC................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................29

ii
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

MỤC LỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1. Mặt bằng công trường....................................................................................4


- Hình 1-2. Mặt bằng công trường..............................................................4
Hình 1-3. Mặt bằng công trường....................................................................................5
Hình 1-4. Mặt bằng công trường....................................................................................5
Hình 2-1. Mặt bằng công trường....................................................................................9
Hình 2-2. Đóng cọc BTCT............................................................................................10
Hình 2-3. Thi công hố móng.........................................................................................11
Hình 2-4. Đổ bê tông bệ mố.........................................................................................12
Hình 2-5. Đổ bê tông thân mố......................................................................................13
Hình 2-6. Thi công cọc đóng BTCT..............................................................................14
Hình 2-7. Thi công hệ khung vây..................................................................................14
Hình 2-8. Thi công hố móng.........................................................................................15
Hình 2-9. Thi công bệ trụ.............................................................................................15
Hình 2-10. Thi công thân trụ........................................................................................15
Hình 2-11. Mặt bằng công trường................................................................................16
Hình 2-12. Mặt bằng công trường................................................................................17
Hình 2-13. Mặt bằng công trường................................................................................17
Hình 2-14. Mặt bằng công trường................................................................................18
Hình 2-15. Sơ đồ tính vòng vây cọc ván.......................................................................19
Hình 2-16. Hệ ván khuôn và giàn giáo thi công mố.....................................................21
Hình 2-17. Thi công bệ mố...........................................................................................21
Hình 2-18. Thi công thân mố........................................................................................21
Hình 2-19. Thi công tường cánh...................................................................................22
Hình 2-20. Thi công tường đỉnh...................................................................................22
Hình 2-21. Hệ ván khuôn và giàn giáo thi công mố.....................................................22
Hình 2-22. Thi công bệ trụ...........................................................................................23
Hình 2-23. Thi công thân trụ........................................................................................23
Hình 2-24. Thi công hoàn thiện xà mũ.........................................................................24
Hình 3-1. Bố trí chung đúc dầm...................................................................................25
Hình 3-2. Mặt cắt ngang bệ đúc dầm...........................................................................25
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Hình 3-3. Thi công lao lắp dầm....................................................................................26


Hình 3-4. Thi công lao lắp dầm....................................................................................26
Hình 3-5. Mặt bằng bố trí hệ đỡ ván khuôn thi công dầm ngang................................27
Hình 3-6. Hệ đỡ ván khuôn thi công bản mặt cầu........................................................27

iv
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1. Đặc trưng của vật liệu bê tông......................................................................3


Bảng 1-2. Bảng tiến độ thi công dự kiến........................................................................6
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

LỜI MỞ ĐẦU

1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

CHAPTER 1. CÁC BIỆN PHÁP THI CÔNG CHUNG CHO


CÔNG TRÌNH CẦU

1.1. SỐ LIỆU THIẾT KẾ


1.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 11823-2017 – Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ.
- TVVN 11815 : 2017 – Thiết kế công trình phụ trợ trong thi công cầu.
1.2. VẬT LIỆU
1.2.1. Bê tông
 Bê tông
Bảng 1-1. Đặc trưng của vật liệu bê tông
Đặc trưng Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Cường độ nén quy định của bê f ’c MPa
tông (28 ngày)
Trọng lượng riêng của bê tông
(kg/m3)
- Với: f '  35Mpa thì Wc  23,2 Wc kN /m
3

- Với 35  f '  105Mpa thì


Wc  2240  2, 29 f 'c
Trọng lượng riêng của bê tông cốt γ rc 3
kN /m
thép
0.33

Mô đun đàn hồi của bê tông Ecb =0 . 0017 K 1 W 2c f 'c MPa

1.3. BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG


Sinh viên lựa chọn kích thước, vẽ bố trí mặt bằng công trường bao gồm các
hạng mục: kho chứa, bãi chứa vật liệu; bãi tập kết thiết bị thi công; phòng thí nghiệm
LAS-XD; rào chắn; đường công vụ nội bộ; nhà tạm cho công nhân…

3
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

1125 t im t u y Õn c a o t è c
g ia i ®o ¹ n h o µn t h iÖn
17500

500 500 3500 3500 500 500 500 3500 3500 500 500

b ª t « n g a s p h a l t , t =70mm
l í p ph ß n g n ­ í c
t im c Çu g ® 1 b ¶ n mÆt c Çu . t min =180mm
t im t u y Õn g ® 1
2%

1330 6@2440=14640 1330

Hình 1-1. Mặt bằng công trường

1.4. SƠ ĐỒ VÀ TRÌNH TỰ THI CÔNG CƠ BẢN


Sinh viên vẽ sơ đồ và nêu trình tự thi công cơ bản các hạng mục bao gồm:
- Mặt bằng công trường: lán trại, đường tạm, huy động…
- Thi công móng, mố trụ.
- Thi công kết cấu nhịp.
-

1125 t im t u y Õn c a o t è c
g ia i ®o ¹ n h o µn t h iÖn
17500

500 500 3500 3500 500 500 500 3500 3500 500 500

b ª t « n g a s p h a l t , t =70mm
l í p ph ß n g n ­ í c
t im c Çu g ® 1 b ¶ n mÆt c Çu . t min =180mm
t im t u y Õn g ® 1
2%

1330 6@2440=14640 1330

-
- Hình 1-2. Mặt bằng công trường

4
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

Hình 1-3. Mặt bằng công trường

Hình 1-4. Mặt bằng công trường

- Thi công các kết cấu khác.


- Thi công đường đầu cầu.
1.5. TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ KIẾN

5
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Sinh viên lập bảng tiến độ thi công dự kiến.


Bảng 1-2. Bảng tiến độ thi công dự kiến

6
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

NJFJFFB

7
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

8
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

CHAPTER 2. THI CÔNG KẾT CẤU PHẦN DƯỚI

2.1. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THI CÔNG.


2.1.1. Thi công mố trên cạn.
Thi công cho mố M1 có cao độ tự nhiên là +1.05; kích thước bệ mố
15,0×6,32m; chiều cao bệ mố là 1,50m; 27 cọc đóng 0,4x0,4m có chiều dài 36m;
chiều cao từ đỉnh bệ đến đỉnh tường đỉnh là 6,4 m. Diện tích san lấp mặt bằng 260
m2.
Bước1: Chuẩn bị mặt bằng thi công.
Chuẩn bị bản vẽ thi công, chọn vị trí cọc trước khi đóng, đánh dấu phân chia
vạch, đánh dấu tim trục để thuận tiện cho việc xác định và định vị cọc trong quá trình
đóng cọc; loại bỏ các cọc không đủ chất lượng; không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Chuẩn bị thiết bị phục vụ cho quá trình đóng cọc: xe đóng cọc, búa đóng cọc,
cần cẩu vận chuyển cọc, máy ủi, máy xúc, máy đo toàn đạc cao độ để thi công, xe vận
chuyển đất,máy hàn điện, số lượng kìm hàn và que hàn, cắm giới hạn thi công.Các
thiết bị máy móc tập kết về công trường cần kiểm tra tình trạng và giấy tờ kiểm định.
Lắp đặt các thiết bị cảnh báo ở nơi thi công để công nhân được biết, Trước khi cho vào
thi công ta cần phải dà phá bom mìn ở những nơi nguy hiểm. Lắp đặt đầy đủ biền báo
đèn báo nơi công trường thi công.
Tạo mặt bằng thi công: Xác định phạm vi thi công của mố cầu. Xác định chính
xác tim mố, cao độ thi công bệ móng mố, dùng máy ủi, máy xúc, ô tô vận chuyển và
lao động thủ công san, đào đất, dọn mặt bằng tạo đường di chuyển cho máy móc thiết
bị, vận chuyển và tập kết vật tư phục vụ thi công mố

Hình 2-5. Mặt bằng công trường


Bước 2: Thi công cọc đóng BTCT.

9
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Đóng cọc: Lắp dựng giá búa và các thiết bị đồng bộ, định vị chính xác vị trí
tim cọc. Dùng cẩu phục vụ cẩu cọc đặt trên đất. Giám sát ghi lại số liệu trong quá trình
thi công; số búa đóng theo chiều sâu, chiều xao rơi búa, chiều sâu cọc đi vào đất, khi cọc
bắt đầu chối yêu cầu ngưng lại để lấy chối. Thường phương án được lựa chọn trong thi
công cầu là đóng cọc trước khi đào hố móng. Do vậy cần sử dụng cọc dẫn bằng thép
để tiết kiệm chiều dài cọc (phần bị phá bỏ).

2360 1930

Hình 2-6. Đóng cọc BTCT


Bước 3: Thi công hố móng.
Đào đất hố móng bằng máy kết hợp công nhân, đào đến cao độ thiết kế sử
dụng máy đào kết hợp máy chở để vận chuyển đất, rải và đầm trặt các lớp đá dăm đệm
móng bằng máy xan và mà lu , thi công lớp bê tông lót móng, xử lý đầu cọc bằng các
thiết bị chuyên dụng, nắn chỉnh cốt thép theo thiết kế , bố trí máy bơm hút nước khi
gặp nước ngầm, vệ sinh bề mặt đáy hố móng,.
10
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

6200
6000
1:
1

1500
2360 1930

Hình 2-7. Thi công hố móng


Bước 4: Đổ bê tông bệ mố.
Định vị tim bệ trụ, xác định phạm vi thi công, dùng máy kết hợp công nhân
đào tới cao độ thiết kế, đào rãnh thoát nước xung quanh hố móng, bố trí máy bơm hút
nước nếu cần thiết. Đập đầu cọc, nắn chỉnh cốt thép theo thiết kế, vệ sinh bề mặt đáy
hố móng, bổ lớp bê tông lót dày 10-20 cm. Gia công cốt thép đầu cọc, lắp đặt ván
khuôn, văng chống ván khuôn bệ mố. Lắp đặt cốt thép chờ bệ mố, cốt thép chờ thân
mố. Đổ bê tông bệ, bê tông được trộn tại trạm trộn, vận chuyển bằng xe mix, sử dụng
máng trượt để đổ bê tông xuống bệ, bảo dưỡng bê tông, khi bê tông đạt yêu cầu tháo
dỡ hệ đà giáo ván khuôn bệ mố.

11
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

6000

1:
1

Hình 2-8. Đổ bê tông bệ mố


Bước 5: Đổ bê tông thân mố.
Đắp cát hố móng đến cao độ đỉnh bệ. Lắp dựng sàn công tác, cốt thép thân mố
đợt 1, lần 2; lắp đặt ván khuôn, đà giáo, văng chống thân mố đợt 1, lần 2; thanh xuyên
táo. Đổ bê tông thân mố và bao dưỡng bê tông thân trụ đợt 1, lần 2. Bảo dưỡng bê tông
theo quy định. Sau khi bê tông thân mố đạt cường độ tiến hành tháo dỡ ván khuôn, đà
giáo.

12
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

5000

1855
6345
2360 1930

Hình 2-9. Đổ bê tông thân mố

2.1.2. Thi công trụ dưới nước.


Thi công cho trụ T1 có kích thước bệ trụ là 8,9×4,40m; chiều cao bệ trụ là 1,5
m; 28 cọc đóng 0,4x0,4m có chiều dài cọc là 37m; chiều cao từ đỉnh bệ trụ đến tường
đỉnh là m. chiều cao mntc -1,5m
Bước 1: Thi công cọc đóng.
Chuẩn bị vật tự và các thiết bị thi công. Dùng cẩu nâng búa trung hạ các cọc
ván thép. San ủi mặt bằng thi công và định vị tim trụ.

13
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Hình 2-10. Thi công cọc đóng BTCT


Bước 2: Thi công hệ khung vây.
Định vị các cọc đóng. Lắp dựng giá búa tại vị trí thi công và đóng cọc tới cao
độ thiết kế. Giá búa được neo giữ trên hệ thống xà lan, hoặc được bố trí trên hệ thống
xe cẩu bánh xích trên xà lan. Nếu bệ móng đặt sâu dưới mặt nước, phần cọc chìm dưới
nước có thể sử dụng cọc dẫn bằng thép.

MNTC=-1.5

-5

Hình 2-11. Thi công hệ khung vây


Bước 3: Thi công hố móng:
Đào đất hố móng bằng máy đào kết hợp công nhân. Rải và đầm chặt các lớp
đá đệm móng. Xử lý đầu cọc và thi công lớp bê tông lót dày 100mm.

14
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

Hình 2-12. Thi công hố móng

Bước 4: Đổ bê tông bệ trụ :


Định vị tim bệ trụ, lắp đặt đà giáo, ván khuôn, văng chống. Đổ bê tông bệ. Bê
tông bệ được trộn tại trạm trộn, vận chuyển bằng xe Mix. Sử dụng máy bơm tĩnh để đổ
bê tông xuống bệ. Bảo dưỡng bê tông. Khi bê tông đạt cường độ yêu cầu, tháo dỡ hệ
đà giáo ván khuôn bệ.

Hình 2-13. Thi công bệ trụ


Bước 5: Thi công thân trụ

Hình 2-14. Thi công thân trụ

2.2. THI CÔNG MÓNG CẦU


2.2.1. Thi công cọc đóng trên cạn
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
Chuẩn bị bản vẽ thi công, bản vẽ địa chất, thủy văn, bố trí đường tạm, đường
cần có kết cấu tốt để phục phụ suốt quá trình thi công; có hệ thông thoát nước để
chông ngập khi gặp mưa, thuận tiện cho công tác vận chuyển vật tư và trang thiết bị.
Chuẩn bị văn phòng Ban chỉ huy, thuận tiện cho việc di chuyển với đối tác,
thuận tiện cho việc quan sát, kiểm tra toàn bộ công trường.Vị trí bố trí gọn gàng , sạch
sẽ và cách biệt với lán trại đội thi công.
Chuẩn bị lán trại cho đội thi công, không nằm trên các vị trí của các hạng mục
thi công xây dựng của công trình, thuận tiện cho việc tập kết vật tư, thiết bị cũng như
lối đi lại trên công trường. Vị trí bố trí cần gọn gàng sạch sẽ và nằm trong tầm kiểm
soát của Ban chỉ Huy.
Chuẩn bị bãi tập kết cọc và máy móc phục vụ cho việc thi công ở vị trí thuận
tiện, an toàn cho quá trình vận chuyển và thi công. Cọc khi vận chuyển đến cần kiểm
tra, xem có các vết nứt hay không, kiểm tra lý lịch cọc, biên bản nghiệm thu cọc, kiểm
tra bản mã, kiểm tra hộp nối cọc, kiểm tra kích thước và chuẩn loại thép. Đánh dấu
chia đoạn lên thân cọc từ 50-100cm theo chiều dài của cọc, các đốt cuối cùng khoảng

15
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

cách sẽ dày hơn. Các máy móc thiết bị trong công trường cần kiểm tra tình trạnh hoạt
động của máy và các giấy tờ kiểm định.
Văn phòng ban chỉ huy sẽ dựa và bản vẽ thi công, bản vẽ địa chất, bản vẽ thủy
văn để tính toán chiều dày và đặc trưng cơ lý từng lớp đất; thăm dò các chướng ngại
có thể gặp trong công tác thi công từ đó tính toán lập phương án thi công để sử dụng
tối ưu nhân lực, phương tiện và máy móc. Cùng với đó là tính toán khối lượng vật tư
cần thiết trong quá trình thi công.
Tiến hành xác định khu vực làm việc, khoanh vùng thi công, tiến hành dọn
dẹp bề mặt khu vực thi công, sử lý các vấn đề gây ảnh hường quá trình thi công. Tạo
khu vực thi công bằng phẳng và thuận tiện cho công tác vận chuyển cọc và máy móc
đến khu vực thi công. Tiến hành san ủi nền đất khu vực thi công bằng máy ủi, máy xúc
và công nhân. Khi san ủi cũng cần thiết phải tính toán để tối ưu về tiền của và sức lực.
Nên đào 30-50cm so với nền đất tự nhiên vốn có để dọn sạch rác, rễ cây, ở đây chọn
đào 30cm.
Cao độ tự nhiên tại vị trí mố là +1,05m, cao độ mực nước sông là -1,5m. Vì
thế san ủi đến cao độ +0,75m để thuận tiện thi công mố và tránh nước từ sông tràn vào
bờ gây khó khăn khi thi công mố. Ngoài ra việc san ủi này cũng tiết kiệm được chi phí
đất đắp. Khi mặt bằng đảm bảo điều kiện thi công, tiến hành triển khai mốc thi công.
Vận chuyển cọc đến vị trí tập kết ở gần khu vực làm việc, các cọc được xếp
chồng lên nhau đảm bảo cọc không bị cong, vênh hoặc thậm chí gãy cọc khi chịu tải
trọng bản thân cọc. Để thuận lợi cho việc lấy cọc, Nhà thầu có thể bố trí tà vẹt gỗ kê
cọc…; di chuyển các phương tiện, máy móc phục vụ cho quá trình đóng cọc. Dung
máy toàn đạc để tiến hành định vị các tim trục, dùng thủy bình để xác định cao độ. Các
tim được xác định bằng các cọc thép D10mm được dóng xuống đất, có quấn các dây
màu và ghi tên để phân biệt.

Hình 2-15. Mặt bằng công trường.


Bước 2: Công tác đóng thử cọc
Trước khi đóng cọc đại trà, thông thường Nhà thầu sẽ đóng cọc thử với số
lượng cọc thử theo quy định của thiết kế nhằm xác định chiều dài chính thức của cọc.

16
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

Dùng sơn màu đậm, vẽ nét mảnh, sắc để chia vạch trên cọc, riêng đoạn đầu cọc thì
chia vạch với mật độ dày để dễ đo và kiểm tra. Quá trình đóng cọc thử chia làm 2 đợt:
đóng cọc lần đầu, đóng kiểm tra lại.
Đóng cọc lần đầu: Cho búa hoạt động đúng trình tự đã nêu ở trên và ghi số lần
đập búa trên mỗi mét lún sâu của cọc, riêng 1m cuối cùng ghi độ chối bình quân cho 1
hồi đập (cm/ phút). Trường hợp chưa đạt độ sâu chôn cọc như thiết kế thì đề cho cọc
nghỉ 7 ngày, sau đó tiến hành đóng lại cho đến khi đạt độ chối thiết kế và báo cáo với
Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát để xử lý hoặc cho nối cọc đóng thêm cho đến khi đạt
độ chối thiết kế hoặc cho cọc nghỉ 7 ngày rồi đóng kiểm tra lại cho đến khi đạt độ chối
thiết kế hoặc có biện pháp xử lý khác thích hợp.

b· i t Ë p kÕt c ä c

Hình 2-16. Đóng thử cọc.

Đóng kiểm tra lại: Sau khi cọc nghỉ 7 ngày cho búa đóng lại cọc, đo độ chối
và chiều cao rơi búa. Nếu cọc đạt độ chối thiết kế thì ngừng đóng, nếu chưa đạt độ
chối thiết kế thì báo cáo với tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát để xử lý.
Bước 3: Công tác đóng cọc đại trà.
Sau khi có kết quả cọc thử, tiến hành đóng cọc đại trà theo trình tự đóng hàng cọc
xiên trước rồi đóng hàng cọc thẳng sau. Biện pháp đóng cọc đại trà như đóng cọc thử, chỉ
khác nhau là không để cho cọc nghĩ mà đóng cọc cho đến khi đạt độ chối thiết kế. Để
đóng cọc đến cao độ đầu cọc thiết kế, Nhà thầu sử dụng 1 cọc dẫn dài 4 – 5m bằng 2xI350

17
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

hàn ghép. Và để tránh lực xung kích lớn làm vỡ đầu cọc, trên đầu cọc có đệm gỗ và bao
tải gai. Lưu ý chúng ta lưu ý với các lớp địa tầng yếu và có chiều dày lớn để có biện pháp
tránh tuột mất cọc.
Tiến hành thi công đóng cọc đoạn thứ nhất: Ta di chuyển máy vào vị trí
đóng cọc. Bố trí máy quan trắc trong suốt quá trình thi công. Sau đó kéo đoạn cọc thứ
nhất lên, tiến hành hàn mũi cọc. Căn chỉnh tim cọc sao cho đúng vị trí và dùng dây dọi
theo 2 phương vuông góc để căn chỉnh độ thẳng đứng của cọc. Bắt đầu đóng cọc đoạn
thứ nhất, trong suốt quá trình đóng cọc phải đảm bảo cọc luôn thẳng đứng theo 2
phương.

b· i t Ë p kÕt c ä c

Hình 2-17. Thi công đoạn cọc thứ nhất.


Thi công đóng cọc các đoạn tiếp theo: Ta đưa đoạn cọc thứ hai vào vị trí và
kiểm tra độ thẳng đứng của nó bằng quả dọi. Sau đó ta hàn nối giữa đoạn cọc và
nghiệm thu; chỉ được hàn nối khi trục của 2 đoạn cọc đã kiểm tra vuông góc với nhau,
mặt tiếp xúc phải đảm bảo độ kín khít. Đóng đoạn cọc tiếp theo, kiểm tra chiều dài và
độ chối cho đến khi cọc đạt điều kiện dừng đóng cọc. Nếu cọc chưa đạt điều kiện dừng
đóng, ta tiếp tục lặp lại bước này.

18
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

b· i t Ë p kÕt c ä c

Hình 2-18. Thi công các đoạn cọc tiếp theo.


Công tác hàn nối cọc: Theo TCVN 9394:2012
Chỉ tiến hành hàn nối các đoạn cọc khi: Kích thước bản mã đúng với thiết
kế; trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vông góc với
nhau; bề mặt ở hai đầu đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.
Quy trình hàn nối bao gồm các bước:
Bước 1: Vệ sinh mặt bích cọc
Bước 2: Sử dụng thước NIVO kiểm tra độ thẳng đứng của hai đoạn cọc:
đảm bảo trục tâm đoạn cọc trên trùng với trục tâm đoạn cọc dưới và bề mặt tiếp xúc
giữa hai cọc kín khít
Bước 3: Vệ sinh xung quanh góc vát mặt bích và đai đầu cọc của hai đoạn
cọc.
Bước 4: Hàn xung quanh góc vát mặt bích hai đoạn cọc → Hàn lớp thứ nhất
→ Hàn lớp thứ hai.

19
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Bước 5: Đánh dấu cân xứng vị trí 4 tấm thép ốp lên hai đai đầu cọc của hai
đoạn cọc. Đặt tấm thép ốp theo vị trí đã đánh dấu, hàn đinnh để cố định các tấm thép
ốp, sau đó hàn kín xung quanh mép của các tấm thép ốp.
Bước 6: Quét một lớp nhựa đường đặc lên mối hàn để bảo vệ mối hàn
Bước 7: Quấn kín mối hàn bằng bao tải tẩm nhựa đường.
Bước 8: Buộc bao tải bằng thép D=1mm
*Áp dụng cho các đoạn cọc tiếp theo
Lưu ý: Sử dụng bạt chắn gió trong quá trình hàn nối; sử dụng giẻ khô quấn
xung quanh đoạn cọc phía trên nếu thi công trong điều kiện trời mưa
Kiểm soát chất lượng mối hàn:
Mối hàn phải đảm bảo kín khít, đầy, liên tục, không quá ngấu, bề mặt
không bị rò rỉ. Bề dày, chiều cao đường hàn thỏa mãn bản vẽ thiết kế quy định.
Biện pháp kiểm tra:
Kiểm tra bằng mắt thường tại các vị trí hàn nối theo từng lớp hàn.

Đường hàn mối nối cọc phải đảm bảo đúng quy định của thiết kế chịu lực,
không có những khuyết tật như: kích thước đường sai lệch so với thiết kế; chiều cao
hoặc chiều rộng mối hàn không đồng đều; đường hàn không thẳng, bề mặt bị rỗ,
không ngấu, quá nhiệt, có chảy loang, lẫn xị, bị nứt…. Chỉ được tiếp tục hạ cọc khi đã
kiểm tra các mối nối hàn không có khuyết tật.

+0.85 +0.85 +0.85 +0.85

Hình 2-19. Công tác hàn nối các đoạn cọc.


Trong suốt quá trình đóng cọc cần kiểm tra vị trí của cần, của cọc và quan
sát tình trạng của đầu cọc, mũi cọc, khi thấy vật liệu đầu cọc bị hư hại thì phải ghi vào
sổ đóng cọc biện pháp bổ cứu, mũi cọc bị hư hỏng phải được kịp thời thay thế. Nếu
đầu cọc bị hư hỏng với tình trạng hàng loạt và xét sự hư hỏng đó không phải do
nguyên nhân vật liệu xấu gây ra thì cần xem xét lại kỹ thuật đóng cọc đã áp dụng và
xét lại chiều sâu đóng cọc trong đất. Đối với những hồi búa khởi đầu khi đóng chiều
cao nâng búa không vượt quá 0.5m. Đối với hồi đập sau sẽ tăng dần chiều cao nâng
búa cho tới chiều cao quy định trong lý lịch của búa. Đối với búa treo rơi tự do, chiều
20
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

cao nâng búa phải tương ứng với trọng lượng búa, kích thước và vật liệu cọc, điều kiện
địa chất.
Bước 4: Ghi chép số liệu làm hồ sơ nghiệm thu.
Trong quá trình thi công đóng cọc cần có mặt cán bộ giám sát thi công và ghi
chép những dữ liệu sau: Ngày đúc cọc, ngày đóng cọc; số liệu cọc, vị trí và kích thước
cọc; chiều sâu đóng cọc, số đoạn cọc và mối nối; loại búa đóng coc, chiều cao rơi búa,
số nhát búa/phút; số nhát búa đập để cọc đi được 100cm; số nhát búa đập để cọc đi
được 20cm cuối cùng; loại đệm đầu cọc;t rình tự đóng cọc trong nhóm;những vấn đề
kỹ thuật cản trở công tác đóng cọc theo thiết kế và các sai số; tên cán bộ giám sát và tổ
trưởng thi công.

b· i t Ë p kÕt c ä c

Hình 2-20. Hoàn thành công tác đóng cọc.

Trong quá trình đóng cọc phải ghi lý lịch cọc thể hiện số nhát búa đập để cọc
đi được 1m trong những đoạn đầu và từng 20 cm ở 3m cuối cùng. Nhà thầu thường
xuyên theo dõi và đo độ lún theo từng đợt để xác định độ chối của cọc. Độ chối của
cọc đóng là độ lún trung bình của cọc dưới một nhát búa đóng (đối với búa rung là 1
phút làm việc): đối với cọc chống phải đóng tới cao độ mũi cọc thiết kế; với cọc ma sát
phải đóng tới khi đạt độ chối thiết kế.

21
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Bước 5: Kiểm tra sức chịu tải của cọc.


Kiểm tra sức chịu tải của cọc bằng phương pháp thử tải động PDA. Đóng cọc
để tìm sức chịu tải của cọc, gắn thiết bị đo và cọc, kết nối và máy phân tích sóng.
Kiểm tra sức chịu tải của cọc bằng phương pháp thử tải tĩnh.

2.2.2. Thi công móng cọc cho trụ cầu dưới nước
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
Khi thi công đóng cọc dưới nước, người thực hiện sẽ phải chuẩn bị các loại vật
liệu sau để đảm bảo quá trình xây dựng an toàn:
Chuẩn bị hồ sơ, mặt bằng, các hệ thống máy móc được nhận bàn giao từ chủ
đầu tư và đơn vị tư vấn; các hệ thống nhà tạm bao gồm lán trại, nhà điều hành, kho bãi
cho quá trình xây dựng thuận lợi; xây dựng đường công vụ để phục vụ cho quá trình
thi công.
Chuẩn bị các vấn đề liên quan đến năng lượng như điện, hơi nước, khí nén,...;
chuẩn bị các phương án để đảm bảo an toàn, lao động, an toàn giao thông và vệ sinh
môi trường.
Lựa chọn các loại máy móc, thiết bị, phương tiện thi công phù hợp với công
trình
Cao độ tự nhiên ở vị trí trụ T2 là -1,57m, mực nước thi công lấy +0,9m nên ta
đắp lên đến cao độ +1,0m để tiến hành thi công

2.3. THI CÔNG VÒNG VÂY CỌC VÁN


2.3.1. Tính toán vòng vây cọc ván
 Xác định độ chôn sâu vòng vây cọc ván thép
hn × γ n (2-
t min =
π ×m ×γ w 1)
Trong đó:
+ γn: Là trọng lượng riêng của nước.
+ γw: Là trọng lượng riêng của đất ở trạng thái đẩy nổi.
+ hn: Khoảng cách từ đáy hố móng đến mực nước bên ngoài hố móng trong
thời gian hút nước được tính bằng m.
+ m: hệ ố điều kiện làm việc.

22
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

 Tính toán vòng vây cọc ván thép


Thời điểm tính là sau khi hút hết nước trong hố móng và đã đổ bê tông bịt
đáy
hố móng. Lúc này ta tính cọc ván như 1 dầm liên tục kê trên 1 g ối, t ải tr ọng tác d ụng
như hình vẽ, tính cho 1m chiều rộng cọc ván.
Tải trọng tác dụng bao gồm:
Áp lực chủ động:
(2-
pn=h× γ n
2)

Hình 2-21. Sơ đồ tính vòng vây cọc ván


Sinh viên xác định momen max do tải trọng gây ra theo sơ đồ tính.
Sinh viên xác định momen chống uốn yêu cầu của cọc ván.
M max (2-
W yc =
[σ ] 3)

2.3.2. Thi công hệ vòng vây cọc ván


Sinh viên nêu trình tự thi công vòng vây cọc ván thép.
2.4. THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG BỊT ĐÁY DƯỚI NƯỚC
2.4.1. Tính toán bê tông bịt đáy
Lớp bêtông đổ dưới nước phải để bịt đáy hố móng phải có độ dày đủ để
không bị phá hoại khi hút nước chế tạo bệ móng. Bề dày lớp bêtông bịt đáy phải thỏa
mãn các điều kiện sau:
23
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Điều kiện 1: Trọng lượng của lớp bêtông bịt đáy, lực ma sát giữa cọc và
bêtông bịt đáy phải lớn hơn lực đẩy nổi của nước.
Ω× H × γ n (2-
h≥ ≥ 1(m)
m × ( n× Ω ×γ bt + k × U × [ τ ] ) 4)
Trong đó:
+ h: Là bề dày lớp bê tông bịt đáy
+ Ω: Là diện tích đáy hố móng (m2)
+ H: Là chiều cao tính toán từ mặt nước đến đáy bệ móng (m)
+ m: Hệ số điều kiện làm việc.
+ n: Là hệ số vượt tải.
+ γn: Là trọng lượng riêng của nước.
+ γbt: Là trọng lượng riêng của bê tông.
+ k: Số cọc trong hố móng.
+ U: Chu vi cọc.
+ τ: Lực mà sát đơn vị giữa cọc và bê tông bịt đáy.
Điều kiện 2: Cường độ lớp bê tông bịt đáy chịu uốn dưới tác dụng áp lực
nước đẩy lên và trọng lượng bêtông đè xuống.
M (2-
σ= ≤ Rk
W 5)

2.4.2. Thi công đổ bê tông bịt đáy


Sinh viên nêu trình tự thi công đổ bê tông bịt đáy
2.5. THI CÔNG MỐ
2.5.1. Cấu tạo hệ ván khuôn và giàn giáo
Ván khuôn thép trong thi công bệ móng và mố cầu:
Với kích thước bệ mố là 15,0x6,32m, chiều cao bệ mố là 1,50m, , ta sử dụng
loại ván khuôn có kích thước theo tiêu chuẩn phổ biến nhất là 1,50×0,50m và kích
thước không theo tiêu chuẩn là 0,80×0,50m; 0,70×0,50m, chiều dày tấm ván là 5mm,
chiều dày sườn viền mép là 5mm, cao khoảng 100mm có khoan lỗ đường kính
khoảng 20mm để mục đích liên kết các tấm ván khuôn với nhau bằng cách: chốt
nêm. Các thanh nẹp đứng và ngang bên ngoài ván khuôn thường sử dụng thép hình
chữ I có chiều cao 100mm, có nhiệm vụ tạo khung cứng và tạo phẳng cho bề mặt ván
khuôn. Nhằm chống chịu lực đẩy ngang của BT tươi trong quá trình thi công, các nẹp

24
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

được giằng với nhau thông qua các thanh liên kết ngang Φ20. Với ván khuôn thành
bệ móng, phương án sử dụng thanh chống chéo thường được lựa chọn.
Lắp dựng và tháo ván khuôn:
Ván khuôn trước khi lắp dựng phải được làm sạch bề mặt, quét các lớp chống
dính đặc chủng không làm thay đổi mầu của bề mặt cầu kiện BT. Trình tự lắp ván
khuôn phải hợp lý, các cấu kiện lắp trước không cản trở các cấu kiện lắp sau: Ghép
tấm ván khuôn → lắp dựng thanh nẹp, thanh chống xiên → lắp dựng thanh liên kết
ngang. Hệ thống ván khuôn đáy khi thi công xà mũ trụ phải được lắp đặt trên các
thiết bị hạ, thường là các kích vít hoặc các nêm kê. Thiết bị hạ đóng vai trò điều
chỉnh cao độ ván khuôn và hạ ván khuôn khi tháo. Trình tự khi tháo ván khuôn
ngược lại so với trình tự lắp đặt. Ván khuôn chỉ được tháo khi kết cấu BTCT thường
đạt cường độ 70%.
Công tác giàn giáo:
Hệ giàn giáo và sàn công tác được thiết kế có cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt và
tháo dỡ. Thông thường hệ bao gồm các thành phần: Cột chống chuyên dụng chịu tải
trọng thẳng đứng; Thanh neo ngang, neo chéo gia cường các cột chống; Dầm đỡ trên
đỉnh cột chống (đỡ ván khuôn); Kích vít, nêm được sử dụng trên đỉnh cột chống cho
phép điều chỉnh cao độ; Sàn thép và tay vịn thép.
Hệ giàn giáo và sàn công tác trong thi công mố trụ cầu đóng vai trò chống đỡ
hệ ván khuôn, bê tông và cốt thép chưa đông cứng khi thi công xà mũ trụ. Hỗ trợ tạo vị
trí thao tác và lối đi an toàn cho công nhân và kỹ sư trong quá trình thi công các hạng
mục ở trên cao.
1. Hệ giàn giáo có yêu cầu đủ cứng, không bị biến dạng quá giá trị cho phép
dưới tác động của áp lực vữa bê tông, các thiết bị máy móc và con người trong quá
trình thi công
2. Sàn công tác có yêu cầu đủ rộng 2 người tránh nhau, không trơn trượt, có
lan can và tay vịn bảo vệ. Di chuyển giữa các tầng của sàn công tác phải có cầu thang.
Đảm bảo đủ cứng và không dao động dưới tác động của con người trong quá trình làm
việc.
3. Hệ giàn giáo và sàn công tác được thiết kế có cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt và
tháo dỡ. Thông thường hệ bao gồm các thành phần: Cột chống chuyên dụng chịu tải
trọng thẳng đứng; Thanh neo ngang, neo chéo gia cường các cột chống; Dầm đỡ trên
đỉnh cột chống (đỡ ván khuôn); Kích vít, nêm được sử dụng trên đỉnh cột chống cho
phép điều chỉnh cao độ; Sàn thép và tay vịn thép;
Lắp đặt hệ giàn giáo:

25
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Hệ giàn giáo được lắp đặt từ dưới lên trên. Thanh chống phải được kê lên hệ
sàn bê tông đảm bảo không lún (thường là bệ móng trụ cầu). Phải lắp hoàn thiện (bao
gồm tất cả các thanh giằng) cho từng tầng giáo trước khi lắp tầng tiếp theo. Hệ giàn
giáo cần được hạ xuống để tháo dỡ ván khuôn đáy khi thi công xà mũ trụ thông qua
hệ kích vít. Hệ kích vít cũng đóng vai trò điều chỉnh cao độ dầm đỡ ván khuôn theo
đúng thiết kế.

Hình 2-22. Hệ ván khuôn và giàn giáo thi công mố

2.5.2. Thi công bệ mố


Đào đất hố móng bằng máy đào gầu nghịch:
Đào với mái taluy từ cao độ san ủi +0,75m đến cao độ -1,0m. Trong quá trình đào
máy đào không được đứng sát miệng hố đào bởi việc đứng sát miệng hố đào cũng sẽ
gây nên sạt trượt hố đào, vì thế thiết bị máy thi công đào gầu nghịch phải cách miệng
hố đào 1,0m.
Đập đầu cọc, xử lý đầu cọc
Sau khi thi công đào hố móng xong, ta tiến hành thi công đập đầu cọc.
Làm vệ sinh hố móng, đổ bê tông lót đáy: Sau khi đập cầu cọc xong xử lí
đất còn rơi xuống hố đào. Tiếp theo tiến hành thi công đổ bê tông lót dày khoảng
10cm.
Lắp dựng hệ văng chống ,ván khuôn và hạ lồng cốt thép bệ mố.
Tại bệ mố: Sử dụng 48 tấm ván khuôn tiêu chuẩn 1,50×0,50m; Tổng diện tích
ván khuôn là 36m2. Theo phương cạnh dài của bệ mố, ta lắp đặt mỗi bên 52 thanh
tiêu chuẩn có kích thước 1,50×0,50m. Theo phương cạnh ngắn của bệ mố, ta lắp đặt
mỗi bên 12 thanh tiêu chuẩn có kích thước 1,50×0,50m. Sau đó lắp đặt các thanh nẹp
đứng và ngang hình chữ I100 ở bên ngoài ván khuôn.
Đổ bê tông bệ mố (bê tông được cung cấp bằng ống bơm bê tông): Trước
khi đổ bê tông phải được tiến hành kiểm tra độ sụt và lấy các tổ mẫu thí nghiệm theo
đúng TCVN, thiết kế và chỉ dẫn kĩ thuật. Sử dụng phương thức đổ bằng máy bơm bê
tông áp lực cao. Chiều cao vữa rơi < 1,5m để tránh phân tầng. Vữa phải được đổ san
đều theo từng lớp < 0,6m. Liên tục đầm bê tông trong quá trình đổ bằng đầm dùi. Đầm
dùi phải có đường kính phù hợp với khoảng cách cốt thép là 50mm, khoảng cách đầm
cách nhau 10 lần đường kính đầm. Đầm dùi không được chạm vào cốt thép; đầm
không được ảnh hưởng tới các lớp bê tông đổ trước đó trong quá trình ninh kết. Không
26
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

đầm quá lâu Bê tông bị phân tầng. Chú ý: Chiều cao mỗi lần đổ phân đoạn bê tông
không được quá 4,5m.
Bảo dưỡng bê tông: Công tác bảo dưỡng bê tông đổ ngoài công trường phải
được thực hiện trong vòng 7 ngày đầu tiên, đảm bảo luôn giữ độ ẩm bề mặt trong
thời gian này.

1: 1
1 1:

Hình 2-23. Thi công lớp bê tông lót, bê tông bịt đáy
. Lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép, văng chống, chuẩn bị bê tông, các thiết bị
đầm, đổ bê tông bệ mố liên tục đến cao độ thiết kế, bảo dưỡng bê tông theo quy định.
Khi bê tông đạt cường độ yêu cầu, tiến hành tháo dỡ hệ đà giáo, ván khuôn và đắp trả
đất tới cao độ đỉnh bệ mố.
Đổ bê tông bệ mố liên tục đến cao độ thiết kế.

27
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

1: 1
1 1:

Hình 2-24. Thi công bệ mố

28
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

1: 1
1 1:

Hình 2-25. Đổ bê tông bệ mố


Chú ý:
Đổ bê tông bệ mố, yêu cầu đổ bê tông phải đồng nhất và liên tục, chiều cao đổ
bê tông phải nhỏ hơn 1,5m để bê tông không bị phân ly cốt liệu. Thời gian đổ phải
nhỏ hơn thời gian ninh kết của bê tông (4 giờ). Bê tông được trộn tại trạm trộn, vận
chuyển bằng xe MIX, sử dụng máng trượt để đổ bê tông xuống bệ và đổ bê tông theo
lớp ngang dày từ 20 – 30cm đầm chặt theo yêu cầu rồi mới đổ lớp tiếp theo. Sau khi
đổ xong bệ mố tiến hành bảo dưỡng bê tông, khi bê tông đạt cường độ yêu cầu, tháo
dỡ hệ đà giáo ván khuôn bệ.

29
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

6000

500
1500

Hình 2-26. Hoàn thiện bệ mố

2.5.3. Thi công thân mố


Sau khi bê tông bệ mố đạt cường độ, ta tiến hành thi công phần thân mố có
chiều cao là 3,4m
Tiến hành tháo dỡ hệ ván khuôn bệ mố. (thêm thời gian bê tông bệ mố
đạt cường độ)
Lắp đặt đà giáo thi công thân mố,lan can, sàn công tác. (thêm khối
lượng kích thước)
Hệ giàn giáo được lắp đặt từ dưới lên trên. Thanh chống phải được kê lên hệ
sàn bê tông đảm bảo không lún (thường là bệ móng trụ cầu). Phải lắp hoàn thiện (bao
gồm tất cả các thanh giằng) cho từng tầng giáo trước khi lắp tầng tiếp theo.
Hệ giàn giáo cần được hạ xuống để tháo dỡ ván khuôn đáy khi thi công xà mũ
trụ thông qua hệ kích vít.
Hệ kích vít cũng đóng vai trò điều chỉnh cao độ dầm đỡ ván khuôn theo đúng
thiết kế.
Xử lý mối nối thi công theo quy định; Đắp trả hố móng tới cao độ đỉnh
bệ
Lắp đặt cốt thép thân mố
Khung cốt thép mố lắp dựng tại chỗ theo từng thanh. Cốt thép đứng của tường
thân mố là cốt thép chịu lực có đường kính lớn, các thanh cốt thép này phải được
ngàm vào trong bệ móng với chiều sâu theo qui định trong bản vẽ thiết kế. Khung cốt

30
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

thép của bệ móng bằng mối hàn hoặc buộc ở một điểm là lưới cốt thép mặt bệ và một
điểm còn lại ở bên trong lòng bệ là một số thanh cốt thép đặt thêm vào chỉ có tác dụng
cố định các thanh cốt thép chờ mà không có vai trò chịu lực. Để giữ cho các thanh cốt
thép không bị nghiêng ngả phải liên kết chúng ở hai điểm bằng mối buộc hoặc mối
hàn. Điểm bẻ chân của thanh thép cố định vào lưới đáy bệ móng hoặc cố định vào tấm
lưới thép cấu tạo đặt phía trên đầu cọc, vai trò của tấm lưới này là tăng cường cho bê
tông chống chọc thủng đầu cọc nhưng kết hợp để cố định cốt thép chờ. Việc để chờ
sẵn cả thanh cốt thép từ bệ móng lên có ưu điểm là đảm bảo tính liên tục của cốt thép
và giảm bớt công đoạn gia công và nối cốt thép.
Lắp đặt ván khuôn, văng chống thân mố
Ván khuôn đảm bảo độ cứng,độ bền,không bị biến dạng và ít bám dính bê
tông.Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước theo thiết kế.Kết cấu ván khuôn dễ tháo
lắp,không gây hư hại cho bê tông,không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và
đầm bê tông.
Đổ bê tông thân mố
Vận chuyển vữa bê tông đến chân công trình bằng xe Mix chuyên dụng,trút
vữa vào gầu chứa và chuyển gầu rót vữa vào khuôn bằng cần cẩu. Do không bị vướng
khung cốt thép nên có thể thả gầu chứa đến gần sát mặt bê tông trút vữa nên không cần
đến ống vòi voi.Vận chuyển vữa bê tông bằng máy bơm dẫn từ trạm trộn trung tâm
đến vị trí thi công. Hệ thống ống bơm được dẫn lên mặt sàn công tác cao hơn miệng
ván khuôn thành và được nối vào ống vòi voi bằng cao su để dẫn đến được các vị trí
trên diện tích đổ bê tông.Dùng xe bơm bê tông để đổ vữa vào khuôn. Biện pháp này áp
dụng khi phải đưa vữa lên cao, xe bơm phải kết hợp với xe Mix vận chuyển vữa. Lưu
ý mỗi lần đồ không quá 4,5m chiều dày, nên chia thành nhiều đợt đổ bê tông. Mỗi lần
đổ như thế ta đều phải bảo dưỡng bê tông đến khi nó đạt trạng thái tốt nhất khi làm
việc. Bê tông đạt cường độ tiến hành tháo dỡ ván khuôn.
Bảo dưỡng bê tông theo quy định
Công tác bảo dưỡng bê tông đổ ngoài công trường phải được thực hiện trong
vòng 7 ngày đầu tiên, đảm bảo luôn giữ được độ ẩm bề mặt trong thời gian này.
Với các cấu kiện mố trụ cầu, bảo dưỡng thường bằng cách phun nước kết hợp
phủ vải ẩm.

31
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

4400

1000

500
3400

Hình 2-27. Thi công thân mố

2.5.4. Tường cánh


Lắp dựng giàn giáo ván khuôn tường cánh
Sau khi bê tông tường thân đạt trạng thái làm việc, ta tiến hành lắp đặt dàn giáo
ván khuôn tường cánh.Trong cấu tạo của đà giáo cần lưu ý mở rộng ra các phía bên
ngoài để tạo mặt bằng thi công đủ rộng đảm bảo an toàn lao động trong điều kiện làm
việc trên cao. Dựng cốt thép đứng của tường cánh, nối cốt thép đứng tường cánh vào
cốt thép chờ. Cốt thép ngang của tường cánh liên tục, nối cốt thép ngang của tường
cánh vào cốt thép chờ của phần tường thân. Khi lắp dựng khung cốt thép của các bộ
phận trong mố phải giữ đúng cự li giữa hai mặt phẳng lưới thép bằng cách bổ sung
thêm các thanh cốt đai chữ C giằng giữa hai mặt phẳng lưới.
Đổ bê tông tường cánh và bảo dưỡng bê tông. Có chiều cao phần tường
cánh là 2,9m.
Khi đổ bê tông các khối trên,tháo ván khuôn của tầng dưới lắp lên, chân của các
tấm ván được giữ bằng hàng các đầu thanh neo chôn vào bê tông khối dưới đầu ván
neo vào bê tông khối dưới bằng các thanh neo móc vào các vòng neo chôn sẵn. Đổ bê
tông các tấm tường phải sử dụng ống vòi voi mềm bằng vải cao su hoặc dùng vòi bơm
của xe bơm bê tông hạ sâu vào trong khuôn để rải vữa. Đầm bê tông chủ yếu bằng các
đầm gắn lên hệ khung của ván thành, kết hợp với việc đầm dùi qua các cửa sổ mở ra ở
hai bên thành ván.

32
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

Sau khi bê tông đạt cường độ ta tiến hành tháo dỡ ván khuôn, văng chống.
5000 1100

1000
1200

1800
1700

Hình 2-28. Thi công tường cánh

2.5.5. Tường đỉnh


Lắp dựng giàn giáo ván khuôn tường đỉnh.
Sau khi bê tông phần tường cánh đạt chất lượng yêu cầu, ta bắt đầu lắp giàn giáo
ván khuôn tường đỉnh. Tấm ván trước khi đưa ghép vào khuôn phải được làm sạch bề
mặt, loại bỏ các mảng bám của bê tông cũ và quét lên một lớp chống dính. Đối với bộ
phận có kích thước lớn như tường thân, hai mặt phẳng đối diện của ván khuôn có thể
dùng gỗ để làm văng chống, khi bê tông đổ đến nơi thì có thể tháo bỏ thanh chống đưa
ra ngoài, còn ở những bộ phận có kích thước mỏng hẹp như tường cánh và tường đỉnh
văng chống không lấy ra được trong quá trình đổ bê tông do vậy phải chế tạo bằng bê
tông hoặc dùng ống nhựa cứng và luồn thanh bulông giằng xuyên qua. Để khống chế
chiều dày bảo vệ của bê tông, khi lắp dựng ván khuôn phải dùng những con kê bằng
ximăng cát buộc treo vào giữa khung cốt thép và mặt ván khuôn.
Lắp dựng cốt thép tường đỉnh.
Cốt thép của tường đỉnh gồm hai tấm lưới phía trước và phía sau. Lưới cốt thép có
thể lắp dựng cùng với tường thân nếu bê tông tường đỉnh được đổ ngay sau khi đổ bê
tông tường thân, hàng cốt thép sau cũng chính là các thanh cốt thép của lưới sau tường
33
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

thân, hàng cốt thép phía trước cố định sẵn vào khung cốt thép của tường trước đảm
bảo chiều sâu chôn của chân cốt thép theo thiết kế.
Đổ bê tông tường đỉnh và bảo dưỡng bê tông.
Tổ chức đổ bê tông tương tự như đối với mố bê tông, điểm khác biệt là do lưới
cốt thép bố trí dày hơn và kết cấu các bộ phận tường đỉnh mỏng nên không thể dùng
gầu đổ trực tiếp mà phải thông qua ống vòi voi mềm. Ván khuôn lắp theo chiều cao
của mỗi khối đổ và mỗi đợt tổ chức đổ liên tục cho hết chiều cao của khối. Trên mặt
ngoài của ván khuôn bố trí một số cửa sổ để luồn đầm dùi qua, khi vữa bê tông dâng
lên đến nơi thì đóng cửa sổ lại. Trên đà giáo dựng xung quanh ván khuôn phải bố trí
các tầng sàn công tác, vị trí của sàn sao cho công nhân có thể với tới các điểm đầm bê
tông và đứng tháo các đầu bulông giằng. Bê tông đạt cường độ tiến hành bóc dỡ ván
khuôn. Bảo dưỡng bê tông.
Tiến hành tháo dỡ ván khuôn, văng chống.

34
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

5000 1100

1200

1800
1700

4490
3400

1500

2360 1930

6320

Hình 2-29. Thi công tường đỉnh

2.6. THI CÔNG TRỤ


2.6.1. Cấu tạo hệ ván khuôn và giàn giáo
Tương tự như 2.5.1. Tuy nhiên,với kích thước bệ trụ là 8,90×4,40m ta sử dụng
loại ván khuôn tương tự như 2.5.1; Với kích thước mặt bằng trụ là hình lục giác đều,
cạnh có chiều dài là 1,80m, tổng diện tích là 86,4m 2. Vì thế, ta sử dụng ván khuôn cho
trụ có kích thước là 1,80×0,50m.

35
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Hình 2-30. Hệ ván khuôn và giàn giáo thi công mố

2.6.2. Thi công bệ trụ


Tiến hành đập đầu cọc, đai thép đầu cọc. Vệ sinh hố móng. Tương tự như
ý 2 của phần 2.5.2.
Lắp dựng ván khuôn, bố trí cốt thép bệ trụ.
Đổ bê tông bệ trụ
Trong quá trình thi công phải tiến hành bảo dưỡng bê tông cho đến khi bê tông
đạt cường độ tốt nhất thì tháo dỡ ván khuôn và các thiết bị thi công. Tiến hành thi công
thân trụ.

Hình 2-31. Thi công bệ trụ

2.6.3. Thi công thân trụ


Lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép thân trụ
Bước đầu tiên là thu thập số liệu địa chất, thủy văn, trình duyệt biện pháp thi
công. Tập kết vật tư thiết bị tại vị trí thi công. Gia cố lắp dựng dàn giáo, ván khuôn.
Vận chuyển cốt thép đã thi công ở công trường ra và cố định vào vị trí thiết kế thân
trụ.
Đổ bê tông thân trụ và bảo dưỡng bê tông
Lập tiến độ thi công chi tiết trụ. Chuẩn bị bố trí nhân lực thi công, vật tư, vật liệu
cho công tác đổ bê tông. Kiểm tra, vận hành thử các thiết bị máy móc phục vụ thi công
và các phương án dự phòng. Cuối cùng tiến hành đổ bê tông theo kế hoạch, kiểm tra
trong quá trình đổ và sau khi hoàn thành đổ bê tông. Tiến hành bảo dưỡng bê tông. Bê
tông đạt cường độ cần thiết tiến hành tháo bỏ đà giáo, ván khuôn thân trụ.

36
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

Bê tông đạt cường độ cần thiết tiến hành tháo bỏ đà giáo, ván khuôn thân trụ.

Hình 2-32. Thi công thân trụ

2.6.4. Thi công xà mũ


Bước 1: Lắp đặt đà giáo, ván khuôn, cốt thép thân trụ.
Bước đầu tiên là lắp dựng dàn giáo, ván khuôn. Vận chuyển cốt thép đã thi
công ở công trường ra và cố định vào vị trí thiết kế xà mũ. Gia cố lắp dựng dàn giáo,
ván khuôn. Vận chuyển cốt thép đã thi công ở công trường ra và cố định vào vị trí thiết
kế thân trụ.
Bước 2: Đổ bê tông thân trụ và bảo dưỡng bê tông.
Lập tiến độ thi công chi tiết xà mũ. Chuẩn bị bố trí nhân lực thi công, vật tư,
vật liệu cho công tác đổ bê tông. Kiểm tra, vận hành thử các thiết bị máy móc phục vụ
thi công và các phương án dự phòng. Cuối cùng tiến hành đổ bê tông xà mũ, kiểm tra
trong quá trình đổ và sau khi hoàn thành đổ bê tông. Tiến hành bảo dưỡng bê tông. Bê
tông đạt cường độ cần thiết tiến hành tháo bỏ đà giáo, ván khuôn thân trụ.

37
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Hình 2-33. Thi công hoàn thiện xà mũ

38
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

CHAPTER 3. THI CÔNG KẾT CẤU PHẦN TRÊN CẦU BTCT

3.1. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THI CÔNG


Sinh viên nêu sơ bộ trình tự các bước thi công kết cấu phần trên.
3.2. CHẾ TẠO DẦM

Hình 3-34. Bố trí chung đúc dầm

Hình 3-35. Mặt cắt ngang bệ đúc dầm

3.3. LAO LẮP DẦM

39
Nhóm: 01
Sinh viên: Trần Văn A (123464), Nguyễn Văn B (567864), Lê Văn C (901264)

Hình 3-36. Thi công lao lắp dầm

Hình 3-37. Thi công lao lắp dầm

40
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

3.4. THI CÔNG CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU NHỊP KHÁC

Hình 3-38. Mặt bằng bố trí hệ đỡ ván khuôn thi công dầm ngang

Hình 3-39. Hệ đỡ ván khuôn thi công bản mặt cầu

41
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
XÂY DỰNG CẦU

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tiến Oanh, Nguyễn Trâm, Lê Đình Tâm (1995), Xây dựng cầu bê tông
cốt thép. Nhà xuất bản Xây dựng.
[2] Lê Đình Tâm, Nguyễn Tiến Oanh, Nguyễn Trâm (1996), Xây dựng cầu thép,
Nhà xuất bản xây dựng, 1996.
[3] Nguyễn Trâm, Nguyễn Tiến Oanh, Lê Đình Tâm, Phạm Duy Hòa (1997), Xây
dựng móng mố trụ cầu. Nhà xuất bản Xây dựng.
[4] Lê Đình Tâm (2005), Cầu bê tông cốt thép trên đường ô tô tập 1. Nhà xuất bản
xây dựng.
[5] Lê Đình Tâm, Cầu thép, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2004.
[6] Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), Tiêu chuẩn Quốc gia thiết kế cầu đường bộ
TCVN 11823:2017.
[7] Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), Tiêu chuẩn Quốc gia thiết kế công trình
phụ trợ trong thi công cầu TCVN 11815:2017.
[8] Bộ Khoa học và Công nghệ (2020), Thi công cầu đường bộ TCVN 12885:2020.
[9] AASHTO (2017), LRFD Bridge Design Specifications (8th Ed.). American
Association of State Highway and Transportation Officials, Washington, DC.
[10] AASHTO (2017), LRFD Bridge Construction Specifications (4th Ed.).
American Association of State Highway and Transportation Officials,
Washington, DC.
[11] Wai Fan Chen and Lien Duan (2000), Bridge Engineering Handbook. CRC
press, NewYork.
[12] Richard M.Baker, Jay A.Pucket (2013), Design of highway bridges.

43

You might also like