Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN


CỨU KHOA HỌC
BÀI 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

TS. Phan Hoàng Long


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Tiến trình nghiên cứu

Xây Viết
dựng Tổng báo
và làm Thiết Diễn
quan Thu Phân cáo,
rõ chủ kế giải
cơ sở thập tích bài
đề nghiên kết
lý dữ liệu dữ liệu báo
nghiên cứu quả
thuyết nghiên
cứu cứu
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Cơ sở lý thuyết
• Khi đã có ý tưởng nghiên cứu, trước khi làm
bất cứ điều gì, nhà nghiên cứu thường muốn
biết những gì đã được thực hiện trong chủ đề
nghiên cứu này, để không cần phải lặp lại
những gì người khác đã làm
• Đồng thời, cần tìm hiểu xem dòng nghiên cứu
còn thiếu những gì, tức là những gì chưa làm
được, thường được gọi là khoảng trống
nghiên cứu (research gap)
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Cơ sở lý thuyết
• Cơ sở lý thuyết (literature) thường là các kết
quả nghiên cứu học thuật (thường là các bài
báo, bài hội thảo khoa học) trong một lĩnh vực
hoặc chủ đề cụ thể, cho thấy:
• Những gì đã được nghiên cứu
• Những hạn chế của chúng, nghĩa là bất cứ điều
gì chưa đầy đủ hoặc không phù hợp
• Những hướng đi tương lai của lĩnh vực nghiên
cứu
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Vai trò của CSLT


1. Làm rõ chủ đề nghiên cứu
2. Cung cấp bối cảnh và khung lý thuyết, khung
phương pháp nghiên cứu cho nghiên cứu
3. Liên kết nghiên cứu được đề xuất với các
nghiên cứu đã thực hiện trước đây
4. Cho thấy đóng góp của nghiên cứu được đề
xuất đối với kiến thức đã có
• “Xây dựng và liên hệ nghiên cứu của bạn
với kiến thức hiện có là nền tảng của tất cả
các hoạt động nghiên cứu học thuật, bất kể
ngành học nào” (Synder, 2019: trang 333)
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Làm rõ chủ đề nghiên cứu


• Giúp định hình vấn đề nghiên cứu vì nhà
nghiên cứu hiểu rõ hơn chủ đề khi đọc các
nghiên cứu trước đây
• Xác định được khoảng trống nghiên cứu (rất
quan trọng)
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Cung cấp bối cảnh và khung lý


thuyết, phương pháp nghiên cứu
• Nhà nghiên cứu cần hiểu lĩnh vực nghiên cứu
và các lý thuyết, khái niệm cũng như các vấn
đề và tranh luận chính về chủ đề nghiên cứu
(Denyer & Tranfield, 2009)
• Tổng hợp, đánh giá các phương pháp được
sử dụng trong các nghiên cứu trước đây
• Giúp lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho
vấn đề nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Liên kết nghiên cứu được đề xuất với


các nghiên cứu đã thực hiện trước đây
• Biết chủ đề nghiên cứu liên quan đến các
nghiên cứu trước đây như thế nào
• Giúp giải thích kết quả nghiên cứu khi so sánh,
đối chiếu với kết quả nghiên cứu trước đây
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Cho thấy đóng góp của nghiên cứu


• Kết quả nghiên cứu đóng góp gì cho CSLT
hiện có
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Những tài liệu nào nên được đưa


vào CSLT
• Mặc dù các nghiên cứu được đọc trong quá
trình tìm tài liệu sẽ nâng cao sự am hiểu về
lĩnh vực nghiên cứu và giúp làm rõ hơn (các)
câu hỏi nghiên cứu, nhưng chỉ những tài liệu
liên quan và quan trọng đến nghiên cứu được
đề xuất mới nên được đưa vào tổng quan
CSLT chính thức
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Tiến trình tổng hợp CSLT


• Đối với hầu hết các dự án nghiên cứu, việc
nghiên cứu CSLT sẽ là hoạt động đầu tiên
• Tuy nhiên, bất chấp sự khởi đầu sớm này, nhà
nghiên cứu thường vẫn cần phải tiếp tục sàng
lọc, cập nhật CSLT của mình trong suốt thời
gian thực hiện dự án nghiên cứu
• Quá trình này có thể được ví như một vòng
xoáy đi lên, với kết quả cuối cùng là 1 bảng
tổng quan CSLT (Literature review)
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Mục đích và hình thức của bản


Tổng quan CSLT
• Tổng quan CSLT phải là một phân tích mang
tính tổng hợp, phản biện, đánh giá, nhằm phát
triển lập luận rõ ràng về những gì các nghiên
cứu trước đây đã biết và chưa biết về câu hỏi
nghiên cứu (Wallace & Wray, 2016)
• Tổng quan CSLT không chỉ là một chuỗi các
đoạn văn, mỗi đoạn mô tả và tóm tắt một cuốn
sách hoặc bài báo. Thay vào đó, cần phải
đánh giá điều gì là quan trọng đối với nghiên
cứu được đề xuất và trên cơ sở đó, quyết định
có nên đưa nó vào tổng quan CSLT hay không
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Các bước tổng hợp CSLT


1. Tìm các nghiên cứu liên quan từ các cơ sở dữ
liệu (Google Scholar, Scopus, ResearchGate,
SSRN, Google search, tạp chí/sách/kỷ yếu hội
thảo bản cứng…)
2. Đọc lướt, đánh giá mức độ quan trọng/liên quan
đến chủ đề nghiên cứu
3. Tóm tắt, tổng hợp kết quả của các nghiên cứu
được đánh giá là quan trọng/liên quan cao theo
nhóm
4. Xác định các khoảng trống nghiên cứu
5. Phát triển các ý tưởng/câu hỏi nghiên cứu mới
để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu
6. Viết tổng quan CSLT
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Sự liên kết giữa các nghiên cứu


Nghiên
cứu G

Nghiên
cứu A
Nghiên Nghiên
cứu G cứu I

Nghiên Nghiên Chủ đề Nghiên


cứu F cứu B nghiên cứu cứu D

Nghiên Nghiên
cứu E cứu J
Nghiên
cứu C

Nghiên
cứu E
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Các nguồn dữ liệu CSLT


• Tạp chí quốc tế, tạp chí trong nước
• Bài hội thảo quốc tế, trong nước
• Bản thảo nghiên cứu (ResearchGate, SSRN)
• Sách
• Các báo cáo của các tổ chức, bài báo trên
internet
• Luận văn, luận án
• Các nguồn khác…
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Đánh giá nghiên cứu liên quan


• Đánh giá mức độ liên quan: Liên quan về lý
thuyết, thời gian, bối cảnh
• Đánh giá mức độ tin cậy
• Lưu ý: Đối với các CSLT quan trọng (là nền
tảng cho nghiên cứu được đề xuất) thì nên sử
dụng các tạp chí được xếp hạng cao (hạng A,
A*), có độ tin cậy cao
• Đánh giá mức độ đầy đủ: Số lượng nghiên
cứu liên quan đã đủ chưa?
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Cách đọc một nghiên cứu

Đọc tiếp
Đọc kỹ
Đọc lướt (đọc các nghiên
(toàn văn, đánh
(Abstract, mô cứu được trích
dấu các nội dung
hình nghiên cứu) dẫn trong nghiên
quan trọng)
cứu đó)
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Định dạng trích dẫn

APA Harvard Chicago

IEEE MLA
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Định dạng trích dẫn APA


Bài báo khoa học có 1 đến 2 tác giả
Trong Kolvereid & Isaksen (2019) cho thấy một cá nhân có thể
câu cảm thấy việc khởi sự kinh doanh là khả thi nếu những
người xung quanh ủng hộ họ.
Cuối câu Một cá nhân có thể cảm thấy việc khởi sự kinh doanh là
khả thi nếu những người xung quanh ủng hộ họ
(Kolvereid & Isaksen, 2019).
Trong Kolvereid, L., & Isaksen, E. (2006). New business start-
danh mục up and subsequent entry into self-employment. Journal
Tài liệu of Business Venturing, 21(6), 866-885.
tham https://doi.org/10.1016/j.jbusvent.2005.06.008
khảo
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Định dạng trích dẫn APA


Bài báo khoa học có từ 3 tác giả trở lên
Trong Kết quả nghiên cứu của Miranda & đtg (2017) cho thấy
câu thái độ có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp.
Cuối câu Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số yếu tố có
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp như thái độ (Miranda
& đtg, 2017), ngành học (Duong, 2022)…
Trong Miranda, F. J., Chamorro-Mera, A., & Rubio, S. (2017).
danh mục Academic entrepreneurship in Spanish universities: An
Tài liệu analysis of the determinants of entrepreneurial intention.
tham European Research on Management and Business
khảo Economics, 23(2), 113-122.
https://doi.org/10.1016/j.iedeen.2017.01.001
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Định dạng trích dẫn APA


Sách
Trong Sapolsky, R.M. (2017). Behave: The biology of humans at our
danh mục best and worst. Penguin Books.
TLTK
Một bản tin trên internet (có tác giả)
Trong Bologna, C. (2019, October 31). Why some people with anxiety
danh mục love watching horror movies. HuffPost.
TLTK https://www.huffpost.com/entry/anxiety-love-watching-horror-
movies_l_5d277587e4b02a5a5d57b59e
Một bản tin trên internet (không có tác giả rõ ràng)
Dùng Vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam năm 2022 giảm 56% do
footnote, ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu1.
không đưa --------------
vào danh 1 https://ictvietnam.vn/he-sinh-thai-khoi-nghiep-viet-nam-nam-

mục TLTK 2023-trien-vong-va-khuyen-nghi-56914.html


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Định dạng Harvard


• Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số yếu
tố có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp như
thái độ (Miranda & đtg 2017), ngành học
(Duong 2022)…
• Miranda, F.J., Chamorro-Mera, A. and Rubio,
S., 2017. Academic entrepreneurship in
Spanish universities: An analysis of the
determinants of entrepreneurial intention.
European research on management and
business economics, 23(2), pp.113-122.
https://doi.org/10.1016/j.iedeen.2017.01.001
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Định dạng IEEE


• Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số yếu
tố có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp như
thái độ [7], ngành học [8],…
• [7] F.J. Miranda, A. Chamorro-Mera and S.
Rubio, “Academic entrepreneurship in Spanish
universities: An analysis of the determinants of
entrepreneurial intention,” European research
on management and business economics, Vol.
23, No. 2, pp.113–122, 2017.
https://doi.org/10.1016/j.iedeen.2017.01.001
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Lưu ý
• Đối với các nguồn (bài báo, sách…) tiếng Việt
nên ghi đầy đủ tên tác giả. VD: Nguyễn Thị
Phương Anh & Trần Huy Danh (2019) thay vì
Nguyễn & Trần (2019)
• Mỗi tạp chí, trường đại học thường sẽ yêu
cầu/hướng dẫn riêng về định dạng trích dẫn
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Phần mềm quản lý CSLT và trích


dẫn
• MS Word’s reference (Free)
• EndNote
• Mendeley (Free)
• TextCite (Free)
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Bài tập
1. Xem xét danh mục Tài liệu tham khảo của bài
báo “Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Việt Nam: vai trò điều tiết của tính sáng tạo” và
liệt kê các nguồn CSLT
2. Tìm 1 số nghiên cứu trước đây liên quan đến “Ý
định khởi sự kinh doanh của sinh viên”, lưu về
máy
3. Đọc, tóm tắt lại các nghiên cứu quan trọng, phù
hợp nhất với chủ đề này (sử dụng sơ đồ liên kết
nếu cần). Tạo danh mục Tài liệu tham khảo sử
dụng cách trích dẫn đúng cách
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Khoảng trống nghiên cứu


• Khoảng trống nghiên cứu về cơ bản là một câu
hỏi chưa được trả lời hoặc một vấn đề chưa
được giải quyết trong một lĩnh vực nghiên cứu
• Ví dụ
• Một số nghiên cứu trước đây cho thấy học môn
PPNCKH giúp làm tăng khả năng có việc làm
khi ra trường, tuy nhiên một số nghiên cứu
khác không tìm thấy mối liên hệ này
• Hành vi công dân tổ chức làm tăng sự gắn bó
của nhân viên. Tuy nhiên điều này chưa được
kiểm định trong bối cảnh Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Các loại khoảng trống nghiên cứu


1. Khoảng trống truyền thống (The classic
literature gap)
2. Khoảng trống bất đồng (The disagreement
gap)
3. Khoảng trống bối cảnh (The contextual gap)
4. Khoảng trống phương pháp nghiên cứu (The
methodological gap)
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Khoảng trống truyền thống


• Khi có một khái niệm hoặc hiện tượng mới
chưa được nghiên cứu nhiều hoặc chưa từng
được nghiên cứu
• Ví dụ: khi khái niệm khách sạn xanh được đưa
ra, sẽ có cơ hội khám phá tác động của nó đối
với du khách, cách nó có thể được tận dụng
để tiếp thị, tác động của nó đối với xã hội…
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Khoảng trống truyền thống


• Những khoảng trống truyền thống có thể mang
đến những cơ hội nghiên cứu thú vị, nhưng
một nhược điểm cần lưu ý là nhà nghiên cứu
sẽ khám phá những vấn đề hầu như hoàn toàn
mới
• Điều này có nghĩa là nghiên cứu sẽ phải dựa
trên CSLT liền kề ( các nghiên cứu trong các
lĩnh vực lân cận) để xây dựng CSLT, vì sẽ
không có nhiều nghiên cứu trước đây liên
quan trực tiếp đến chủ đề này
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Khoảng trống bất đồng


• Khi có những kết quả không thống nhất trong
các nghiên cứu trước đây liên quan đến một
câu hỏi nghiên cứu cụ thể
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Khoảng trống bối cảnh


• Khi đã có sẵn nhiều nghiên cứu về một chủ đề cụ
thể nhưng lại thiếu trong các bối cảnh cụ thể
• Ví dụ: có thể thiếu nghiên cứu về
• Một nhóm dân số cụ thể – có thể là một nhóm tuổi,
giới tính hoặc dân tộc nhất định
• Khu vực địa lý – ví dụ: thành phố, quốc gia hoặc
khu vực
• Trong một khoảng thời gian nhất định – ví dụ: sau
đại dịch
• Là một lựa chọn phổ biến cho các luận án và luận
văn, đặc biệt đối với những nhà nghiên cứu mới,
vì nó cho phép phát triển nghiên cứu của họ trên
nền tảng vững chắc của CSLT và phương pháp
nghiên cứu hiện có
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Khoảng trống phương pháp nghiên


cứu
• Khi nhà nghiên cứu lập luận rằng phương pháp
hoặc thiết kế nghiên cứu của các nghiên cứu hiện
có còn thiếu sót ở một khía cạnh nào đó
• Ví dụ: Nhà nghiên cứu có thể lập luận rằng các
nghiên cứu hiện tại chủ yếu sử dụng dữ liệu chéo
(cross-sectional data) và do đó, chỉ cung cấp cái
nhìn tổng quan về tình hình tại một thời điểm,
trong khi cách tiếp cận theo thời gian (longitudinal
data) có thể giúp khám phá cách các cấu trúc
hoặc biến số thay đổi theo thời gian
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Bài tập
• Đánh giá xem bài báo “Ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên Việt Nam: vai trò điều tiết
của tính sáng tạo” đóng góp cho khoảng trống
nghiên cứu nào?
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Xin cảm ơn

You might also like