Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

GIẢI ĐỀ THI TRỰC TUYẾN KINH TẾ VĨ MÔ 2021

ĐỀ 25
Câu 1 (5 điểm):
Sử dụng mô hình IS-LM-BP phân tích tác động của chính sách tài khóa mở rộng đến lãi
suất và sản lượng cân bằng trong điều kiện nền kinh tế mở, hệ thống tỷ giá cố định và dòng
vốn quốc tế lưu chuyển hoàn hảo.
Trả lời:
Mô hình IS-LM-BP của chính sách tài khóa mở rộng trong điều kiện nền kinh tế mở, dòng
vốn quốc tế lưu chuyển hoàn hảo dưới hệ thống tỷ giá hối đoái cố định:

Ban đầu nền kinh tế đạt cân bằng chung tại điểm E0 với mức sản lượng cân bằng Y=Y0 và
lãi suất cân bằng r=r0.
Với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, khi có áp lực làm tăng tỷ giá NHTƯ sẽ can thiệp vào
thị trường ngoại hối bằng cách bán nội tệ ra (mua ngoại tệ vào) để giữ tỷ giá hối đoái không
đổi. Tuy nhiên, khi NHTƯ bán nội tệ ra sẽ tác động lên thị trường tiền tệ, làm tăng cung
tiền và đường LM dịch chuyển xuống dưới. NHTƯ sẽ phải bán nội tệ ra cho đến khi cung
tiền tăng đủ mạnh để dịch chuyển đường LM từ LM đến LM1 trạng thái cân bằng sẽ được
thiết lập tại giao điểm E2 của đường IS1 và đường LM1. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng
mới với mức lãi suất không đổi và sản lượng tăng từ Y0 lên Y2.
=> Với cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, dòng vốn luân chuyển hoàn hảo chính sách tài khóa
mở rộng làm tăng sản lượng, lãi suất không đổi.
Câu 2 (5 điểm):
Cho số liệu của thị trường hàng hóa – dịch vụ như sau: Hàm tiêu dùng C = 300 +0,6YD;
Đầu tư I= 240; Chỉ tiêu chính phủ G = 290; xuất khẩu X=120; Hàm thuế T =0,15Y và Hàm
nhập khẩu IM = 80+0,1Y.
a. Viết phương trình, vẽ đồ thị của hàm tổng cầu và tính sản lượng cân bằng
b, Tính mức chỉ tiêu cho tiêu dùng và cán cân thương mại khi sản lượng cân bằng?
c, Nếu sản lượng tiềm năng là Y*=2500. Để sản lượng cân bằng bằng với sản lượng tiềm
năng thì chính phủ cần tăng chỉ tiêu thêm bao nhiêu?
d. Tính cán cân ngân sách của Chính Phủ trong các trường hợp trên
Trả lời:
a) Hàm tiêu dùng:
C  300  0,6YD  300  0,6  (Y  0,15.T )  300  0,51.Y
Hàm tổng cầu trong nền kinh tế mở:
AD  C  I  G  X  IM
 300  0,51.Y  240  290  120  80  0,1.Y
 870  0,41.Y
=> Phương trình tổng cầu có dạng:
AD  870  0,41.Y
Sản lượng cân bằng thỏa mãn:
 AD  Y
 870  0,41.Y  Y
 Y0  1474,57
Đồ thị hàm tổng cầu:

b) Mức chi tiêu cho tiêu dùng:


C  300  0,51 Y  300  0,511474,57  1052

Cán cân thương mại khi sản lượng cân bằng:


NX  X – IM  120  80  0,1Y  40  0,11474,57  107,46

c) Số nhân của nền kinh tế mở:


1
m" 
1  MPC.(1  t )  MPM
1
  1,69
1  0,6  (1  0,15)  0,1

Nếu sản lượng tiềm năng là Y*=2500, để sản lượng cân bằng bằng với sản lượng tiềm năng
thì chi tiêu chính phủ cần thay đổi:
Y  m G
 2500  1474,57  1.67  G
 G  605
d) Cán cân ngân sách của Chính Phủ khi ở mức sản lượng cân bằng Y0=1474,57
B T G
 0,15  Y  290
 0,15  1474,57  290
 68,8

=> Ngân sách thâm hụt.

Cán cân ngân sách của Chính Phủ khi ở mức sản lượng tiềm năng Y*=2500
B T G
 0,15  Y  (290  605)
 0,15  2500  290  605
 520

=> Ngân sách thâm hụt.

You might also like