Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

VẬT LÝ

I: Lí thuyết

Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng

-Sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây :Khi đưa một cực của nam châm
lại gần hay ra xa đầu một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
dẫn tăng hoặc giảm (biến thiên).

-Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng:Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một dây
dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

Một cách tổng quát, dòng điện cảm ứng xuất hiện khi thỏa mãn các điều kiện sau:

+Khi mạch điện kín hay một phần mạch điện kín chuyển động trong từ trường và cắt các đường
cảm ứng từ.

+ Khi mạch điện kín không chuyển động trong từ trường nhưng từ trường xuyên qua mạch điện
đó là từ trường biến đổi theo thời gian.

Bài 33-34: Dòng điện xoay chiều-Máy phát điện xoay chiều

1 Chiều của dòng điện cảm ứng

-Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng mà chuyển giảm

- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín tăng thì dòng điện cảm ứng
trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết
diện đó giảm.

2 Dòng điện xoay chiều

- Nếu liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín (số đường
sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín luân phiên tăng, giảm) thì dòng điện cảm ứng
trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều.

-Dòng điện luôn phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều

3 Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

-Khi cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn
dây dẫn luân phiên tăng giảm.Dòng điện qua cuộn dây là dòng điện xoay chiều

Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho nam châm quay
trước cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trường.

4 Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều

- Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính:

+ Nam châm để tạo ra từ trường, có thể là nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
+ Cuộn dây dẫn để tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều

- Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là rôto.

-Có hai loại máy phát điện xoay chiều

+Máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay: Stato: nam châm

Roto: cuộn dây

+Máy phát điện xoay chiều có nam châm quay: Stato: cuộn dây

Roto: nam châm

5 Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật

-Đặc điểm: Máy phát điện có công suất lớn nên cuộn dây là stato, roto là nam châm điện

-Cách làm quay máy phát điện trong kĩ thuật:Có nhiều cách làm quay Roto của máy phát
điện:dùng động cơ nổ,tuabin nước,cánh quạt gió…

Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

-Tác dụng của dòng điện xoay chiều:dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt,tác dụng
quang,tác dụng từ

-Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều:Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng
lên nam châm cũng đổi

-Đo cường độ và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều

+ Để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều người ta dùng vôn kế và
ampe kế có kí hiệu là AC hay (∼)

+ Đặc điểm:

Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.

Khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều, giá trị đo chỉ giá trị hiệu dụng của
cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

Bài 36-37: Truyền tải điện năng đi xa-Máy biến thế

1. Hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện

- Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện
tượng tỏa nhiệt trên đường dây.

2 Tính điện năng hao phí

Gọi P là công suất điện cần truyền đi.

U là hiệu điện thế hai đầu đường dây truyền tải điện.
I là cường độ dòng điện trên đường dây tải điện.

R là điện trở của đường dây tải điện.

+ Công suất điện cần truyền đi: P = U.I

+ Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn: Php = I2.R

3 Cách làm giảm hao phí

-Giảm điện trở của dây dẫn

Nếu điện trở tăng  Tiết diện tăng  Tăng nguyên vất liệu

-Tăng hiệu điện thế vào hai đầu dây

+Vì công suất hoa phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế nên khi tăng hiệu điện thế thì
PHp giảm bình phương lần

 Phương án này tối ưu

4 Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế

a,Cấu tạo:

- Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, đặt cách điện với nhau. Cuộn dây nối với mạng điện
gọi là cuộn sơ cấp, cuộn dây lấy hiệu điện thế ra sử dụng gọi là cuộn thứ cấp.

- Một lõi sắt hay thép có pha Silic

b, Nguyên tắc hoạt động

-Khi cho dòng điện xoay chiều vào cuộn dây thứ nhất thì cuộn dây trở thành nam châm điện và
do dòng điện xoay chiều nêm từ trường của nam châm đi xuyên qua tiết diện của cuộn dây thứ
hai biến thiên  Xuất hiện dòng điện cảm ứng ở cuộn dây thứ hai

-Cuộn dây cho dòng điện đi vào gọi là cuộn sơ cấp

-Cuộn thứ cấp là cuộn còn lại

5 Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế
Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn:

Lưu ý:

+ Nếu k > 1 (tức U1 > U2 hay n1 > n2) là máy hạ thế

+ Nếu k < 1 (tức U1 < U2 hay n1 < n2) là máy tăng thế

Bài 40 Hiện tượng phản xạ ánh sáng

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị
gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

2 Truyền ánh sáng từ không khí vào trong nước

-Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì:

+Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

+Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

3 Sự khúc xạ của tia sáng

- Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

- Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

4 Phân biệt các hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng

-Hiện tượng phản xạ ánh sáng

+Tia tới gặp mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì bị hắt trửo lại môi trường
trong suốt cũ

+Góc phản xạ bằng góc tới

-Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

+Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì bị gãy khúc và tiếp tục truyền vào
môi trường trong suốt thứ hai

+Góc khúc xạ không bằng góc tới

Bài 42-43: Thấu kính hội tụ

1 Khái niệm

-Thấu kính biến trùm sáng hội tụ tại 1 điểm gọi là thấu kính hội tụ
-Các tia sáng từ nguồn sáng chiếu tới thấu kính gọi là tia tới;tia khúc xạ đi ra khỏi thấu kính được
gọi là tia ló

2 Hình dạng của thấu kính hội tụ

-Là chất liệu trong suốt thường là thủy tinh,nhựa..

- Có phần rìa mỏng hơn phàn giữa

3 Trục chính

-Là một đường thẳng trùm tia tới.Mà có tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới

-Kí hiệu:

-Lưu ý:vẽ trục chính vuông góc với thấu kính

4 Quang tâm

-Trục chính của thấu kính đi qua một điểm trong thấu kính.MÀ mọi tia sáng tới đều truyền
thẳng,không đổi hướng được gọi là quang tâm

-Kí hiệu:

5 Tiêu điểm

-Nằm trên trục chính mỗi thấu kính có hai tiêm điểm S và S’ đối xứng với nhau qua quan tâm

6 Tiêu cự

-Là khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm gọi là tiêu cự

-Kí hiệu: f

-Tia tới đi qua quang tâm có tia ló tiếptục truyền thẳng

-Tia ló song song với trục chính có tia ló đi qua tiêu điểm

-Tia tới đi qua tiêu điểm f có tia ló song song với trục chính

7 Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ

-Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ là ảnh thật một chiều là vật đặt cách xa thấu kính d > f

-Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ là ảnh ảo lớn hơn vật,cùng chiều.Khi đặt vật trong khoảng tiêu cự
của kính d < f

Bài 44-45:Thấu kính phân kì

1 Đặc điểm

-Thấu kính phân kì có phần dìa dày hơn phần giữa

-Thấu kính phân kì biến trùng sáng song song thành chùm tia ló phân kì
-Thấu kính phân kì cũng được làm bằng vật liệu trong suốt

2: Trục chính

-Tia tới vuông góc với thấu kính phân kì cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng

-Kí hiệu:

3: Quang tâm

-Trục chính cắt thấu kính tại O,O là quang tâm

-Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới

-Kí hiệu:

4 Tiêu điểm

-Mỗi thấu kính phân kì có hai tiêu điểm F và F’ nằm hai phía của thấu kính cách đều quang tâm
O

5 Đặc điểm

-Cấu tạo của tia sáng tới đặc biệt

-Tia sáng tới song song trục chính thì phần kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm

-Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng

6 So sánh ảnh tạo bởi thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ

Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì


Giống nhau là ảnh ảo cùng chiều với vật Là ảnh ảo cùng chiều với vật
Khác nhau Lớn hơn vật Nhỏ hơn vật

7 Cách dựng ảnh

Để dựng ảnh của 1 điểm ta sử dụng 2 tia sáng đặc biêt

-Tia đi qua quang tâm (có tia ló truyền thẳng)

-Tia song song với trục chính (Phần kéo dài của tia ló đi qua tiêu điểm) ảnh của điểm F là giao
điểm của các tia ló kéo dài

-Một điểm nằm trên trục chính thì có ảnh nằm trên trục chính

-Một vật vuông góc với trục chính thì có ảnh vuông góc với trục chính

-Để vẽ ảnh của một vật ta vẽ ảnh của các điểm cấu tạo nên vật đó

*Nhận xét:Ảnh tạo bởi thấu kí phân kì luôn nằm trong khoảng tiêu cự của kính

Bài 48-49:Chủ đề mắt


I:Cấu tạo của mắt

1 Cấu tạo

- Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn
gọi là võng mạc)

+ Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên
hoặc dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay giãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi.

+ Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.

2 So sánh mắt và máy ảnh

* Cấu tạo của máy ảnh

-Gồm hai bộ phận chính

+Vật kính

+Buồng tối

-Vật kính là thấu kính hội tụ

-Để hứng ảnh trong máy ảnh cần có phim

* So sánh

-Thể thủy tinh giống vật kính trong máy ảnh (có chức năng tạo ảnh)

-Màng lưới giống phim trong máy ảnh (có chức năng hứng ảnh)

3 Sự điều tiết

Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng
lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh)

II:Điểm cực cận và cực viễn của mắt

1 Điểm cực viễn

- Điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn (kí hiệu C v),
khoảng cách từ điểm Cv đến mắt là khoảng cực viễn.

Khi nhìn vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, lúc này thể thủy
tinh có tiêu cự dài nhất.

2 Điểm cực cận

- Điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy được gọi là điểm cực cận (kí hiệu Cc), khoảng cách từ
điểm Cc đến mắt là khoảng cực cận.
Khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết lớn nhất (thể thủy tinh phồng lớn nhất và có tiêu
cự ngắn nhất), cơ vòng đỡ thể thủy tinh co bóp mạnh nhất => chóng mỏi mắt.

* Khoảng cách từ điểm Cc đến Cv gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.

III:Mắt cận

1 Đặc điểm

Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.

2 Cách khắc phục

- Kính cận là kính phân kì.

+ Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa.

+ Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (CV) của mắt (tiêu cự của kính
bằng khoảng cực viễn)

- Mắt bị cận khi không phải điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm trước màng lưới, điểm cực
cận (Cc) và điểm cực viễn (Cv) của mắt cận gần hơn điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt
người bình thường.

IV:Mắt lão

1 Đặc điểm

- Mắt lão là mắt của người già, khi đó cơ vòng đỡ thể thủy tinh đã yếu nên khả năng điều tiết
kém hẳn đi.

- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần.

Điểm cực cận của mắt lão xa hơn so với mắt bình thường

2 Cách khắc phục

- Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần.

- Mắt lão khi không điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm trên màng lưới, điểm cực viễn của
mắt lão như người bình thường.

Bài 50:Kính lúp

I Khái niệm

-Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

-Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ

II Đăc điểm

-Mỗi kính lúp có số bội giác ược ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x …
-Kí hiệu:G

-Nhận xét : Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.

+Số bội giác cho ta biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp mấy lần so vưới ảnh mà mắt
thu được khi quan sát trực tiếp

Bài 53:Sự phân tích ánh sáng trắng

I:Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính

- Lăng kính là một khối trong suốt hình lăng trụ tam giác.

- Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi qua một lăng kính thì ta sẽ thu được nhiều chùm sáng
màu khác nhau nằm cạnh nhau, tạo thành một dải màu như cầu vồng. màu này biến thiên liên tục
từ đỏ đến tím, cụ thể là: Đỏ - da cam – vàng - lục – lam – chàm - tím. (tuân theo định luật khúc
xạ).

- Lăng kính có tác dụng tách riêng các chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng cho mỗi
chùm đi theo một phương khác nhau.

II:Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD

Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu bằng cách cho nó phản xạ
trên mặt ghi của một đĩa CD

III:Kết luận chung

- Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho
chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

- Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

- Hiện tượng cầu vồng, ánh sáng màu trên váng dầu, bong bóng xà phòng cũng là hiện tượng
phân tích ánh sáng.
Bài 54:Sự trộn các ánh sáng màu

I:Khái niệm

- Khi chiếu 2 hay nhiều màu vào cùng một chỗ trên màn trắng thì ở chỗ màn trắng đó là màu ta
thu được khi trộn.

Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.

II: Trộn các ánh sáng màu với nhau

Ba màu đỏ, lục, lam là ba màu cơ bản của ánh sáng.

+ Khi trộn các ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta được màu vàng.

+ Khi trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lam ta được màu đỏ đen sậm.

+ Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm.

+ Khi trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta cũng được ánh sáng trắng.

III:Trộn ba ánh sáng với nhau để được ánh sáng trắng

-Trộn 3 máu ánh sáng thích hợp ta được ánh sáng màu trắng

Bài 59-60:Năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng

I Năng lượng

Ta nhận biết được 1 vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm
nóng các vật khác ( nhiệt năng)

II Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng

Các dạng năng lượng: Cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng, điện năng, năng lượng hạt
nhân

-Trong mọi quá trình biến đổi tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang
dạng khác

III Định luật bảo toàn năng lượng

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc
truyền từ vật này sang vật khác

CĐ:Năng lượng và cuộc sống

I Khái niệm

Năng lượng được hiểu đơn giản trong tiếng anh là “energy”.Năng lượng là 1 tài nguyên thiên
nhiên quan trọng không thể thiếu trong ngành năng lượng nói riêng ,đời sống con người nói
chung
-Năng lượng mặt trời:bao gồm bức xạ mặt trời và các năng lượng hóa thạch khí đốt,dầu
than,cùng với năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển như dòng chảy của
sông,thủy triều,hải lưu sông….

-Năng lượng từ lòng đất bao gồm năng lượng từ các chất phóng xạ,U;Po cùng các năng lượng từ
núi lửa và nguồn địa nhiệt

II Vai trò

-Năng lượng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.Sự hiểu biết và sử dụng
năng lượng hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của chúng ta đối với tương lai mà còn góp phần
vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và hòa bình thế giới

III Các dạng năng lượng

1 Năng lượng tái tạo

-Năng lượng mặt trời:Sản xuất pin quang điện đến việc đun nước và cung cấp điện cho các thiết
bị máy móc

-Năng lượng nước sinh ra từ năng lượng của dòng nước được chuyển thành điện năng thông qua
máy phát điện.Đặc biệt được ứng dụng trong ngành thủy lợi

-Năng lượng sinh học:Nguồn gốc của năng lượng sinh học từ các vật liệu hưu cơ:cây trồng,rừng
và các vật liệu khác

2 Năng lượng không tái tạo

a,Năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu

-Năng lượng địa nhiệt:Lấy từ lòng của Trái Đất được sử dụng dưới dạng điện,nhiệt.Mặc dù được
khuyến khích ở một số quốc gia

-Năng lượng hạt nhân:Sử dụng công nghệ hạt nhân để tách năng lượng từ hạt nhân nguyên tử

b,Năng lượng không tái tạo và có giới hạn

-Năng lượng từ dầu mỏ,than đá,khí đốt,….

II Tự luận

You might also like