ĐỀ CƯƠNG hoá KÌ 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CUỐI KÌ II – HÓA 10


NĂM HỌC 2023-2024
I. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

- Chất khử: là chất cho electron (số oxi hóa tăng).


- Chất oxi hóa: là chất nhận electron (số oxi hóa giảm).
- Chất đóng vai trò môi trường: là chất không cho và không nhận electron (số oxi hóa không đổi).

. Định luật bảo toàn electron ∑ necho =∑ nenhan (tổng mol electron cho = tổng mol electron nhận)
Câu 1. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây
của nguyên tử?
A. Số khối. B. Số oxi hóa. C. Số hiệu D. Số mol.
Câu 2. Số oxi hóa là ……(1)….quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các cặp electron liên
kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có ……(2)…….lớn hơn.
A. (1) điện tích, (2) độ âm điện. B. (1) độ âm điện, (2) điện tích.
C. (1) electron, (2) độ âm điện. D. (1) độ âm điện, (2) electron.
Câu 3. Trong các hợp chất chlorine có những số oxi hoá nào ?
A. -1, 0, +1, +5 B. -1, 0, +1, +3, +5, +7. C. -1, +3, +5, +7 D. -1, +1, +3, +5, +7.
Câu 4. Chất khử là chất
A. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 5. Chất oxi hóa là chất
A. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 6. Đưa mẩu than gỗ nóng đỏ vào bình đựng khí O2, mẩu than cháy sáng: C + O2  CO2
Trong phản ứng trên, Carbon (C) đóng vai trò gì?:
A. Chất khử. B. Chất oxi hóa. C. Môi trường. D. Chất xúc tác.
Câu 7. Cho phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 .Trong phản ứng này, chất oxi hóa là
A.Zn B.HCl C .ZnCl2 D.H2

Câu 8. Cho quá trình , đây là quá trình

1
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
A.oxi hóa. B. khử. C.nhận proton. D.tự oxi hóa – khử.
Câu 9. Cho quá trình: Fe+ 2  Fe +3+ 1e. Đây là quá trình gì?
A. Quá trình oxi hóa. B. Quá trình khử . C. Quá trình nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.

Câu 10. Trong phản ứng : Cl2 + H2O HCl + HClO, Chlorine đóng vai trò
A. Chất tan. B. Chất khử. C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. Chất oxi hóa.
Câu 11. Cho phản ứng sau: MnO2 + HCl →MnCl2 + Cl2 + H2O
Tìm các hệ số trong phương trình phản ứng (cho kết quả theo thứ tự).
A.1, 2, 1, 1, 2 B. 4, 1,1, 1, 2 C.1,4,1,1,2 D.1, 2, 2, 2, 2
Câu 12. Cho pư KMnO4 + HCl KCl +MnCl2 +Cl2 +H2O. Hệ số của các chất trong pư trên lần lượt là
A) 1, 8, 1, 1, 4, 2 B) 2, 16, 1 ,1, 4, 5 C) 2, 16, 2, 2, 5, 8 D) 12, 2, 1, 1, 4, 3
Câu 13: PƯHH xảy ra trong thí nghiệm nào sau đây là phản ứng oxi hoá – khử?
A. Cho mẩu đá vôi vào dung dịch HCl
B. Nhiệt phân Mg(OH)2 thì thu được MgO màu trắng
C. Cho kim loại Al tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra
D. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thấy có kết tủa trắng
Câu 13: Cho 8,6765 lít hỗn hợp khí X (điều kiện chuẩn) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam
hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là.
A.75,68%. B.24,32%. C.51,35%. D.48,65%.
II. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC
– Chất phản ứng → Sản phẩm
ΔrH > 0 (phản ứng thu nhiệt)
ΔrH < 0 (phản ứng tỏa nhiệt)
- Đk chuẩn đối với chất khí là: áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C (298K)
- Đk chuẩn đối với chất lỏng là: nồng độ 1 mol/l và nhiệt độ 250C (298K)
1- Biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của một phản ứng hóa học là nhiệt toả ra hay
thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn: được kí hiệu là∆ r Ho298. - Đơn vị thường dùng là
kJ hoặc kcal.
2- Enthapy tạo thành (hay nhiệt tạo thành) của một chất là lượng nhiệt tỏa ra hay hấp thụ khi tạo thành
1 mol chất đó từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất, kí hiệu là ∆ f H o

- Nhiệt tạo thành chuẩn ∆ f Ho298 là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.- Đơn vị: kJ/mol hoặc kcal/mol.

- Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ớ dạng bền vững nhất bằng không. ∆ f Ho298(O2)(g) = 0 kJ/mol

Kết luận: -Phản ứng có ∆rHo298 càng âm thì càng diễn ra thuận lợi và ngược lại.
-Phản ứng có ∆rHo298 càng dương thì càng diễn ra không thuận lợi.

2
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
Câu 1. Thế nào là phản ứng thu nhiệt?
Là phản ứng phóng năng lượng dạng nhiệt.
Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt.
Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Câu 2: Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước
trong cốc mát hơn đó là do
A. xảy ra phản ứng tỏa nhiệt C. xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường.
B. xảy ra phản ứng thu nhiệt D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường.
Câu 3. Trong các quá trình sau quá trình nào là quá trình thu nhiệt:
A. Vôi sống tác dụng với nước B. Đốt than đá.
C. Đốt cháy cồn. D. Nung đá vôi.
Câu 4: Phản ứng thu nhiệt có :

A. . B. . C. . D. .
Câu 5. Phản ứng tỏa nhiệt là gì?
A. Là phản ứng phóng năng lượng dạng nhiệt.
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt.
C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt
Câu 6:Phản ứng tỏa nhiệt có :

A. . B. . C. . D. .
Câu 7. Đâu là phản ứng tỏa nhiệt trong các ví dụ sau?
A. Nước bay hơi B. Nước đóng băng.
C. Qúa trình quang hợp. D. Phản ứng thủy phân.
Câu 8: Lượng nhiệt (toả ra hoặc thu vào) của phản ứng ở điều kiện chuẩn gọi là
A. nhiệt lượng tỏa ra. B. nhiệt lượng thu vào.
C. biến thiên enthalpy chuẩn. D. biến thiên năng lượng.
Câu 9: Biến thiên enthalpy chuẩn được xác định trong điều kiện:
A. P = 1 bar (với chất khí), CM = 0,1M (với chất tan trong dung dịch) và t = 25oC hoặc T = 298K
B. P = 1 bar (với chất khí), CM = 1M (với chất tan trong dung dịch) và t= 0oC hoặc T = 273K
C. P = 1 atm (với chất khí), CM = 1M (với chất tan trong dung dịch) và t= 25oC hoặc T = 298
D. P = 1 bar (với chất khí), CM = 1M (với chất tan trong dung dịch) và t= 25oC hoặc T = 298
Câu 10: Phản ứng hay quá trình nào sau đây là phản ứng (quá trình) thu nhiệt?
3
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
A. Cắt 1 mẩu Sodium (Na) nhỏ thả vào cốc nước.
B. Hòa tan bột giặt vào nước thấy nước ấm lên.
C.Đốt lò than củi để sưởi ấm.
D. Sự bay hơi của nước ở ao hồ, sông, suối, biển cả.
Câu11: Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là?
A. kJ. B. kJ/mol. C. mol/kJ; D. J.
Câu12: Sắp xếp các ý sau vào loại phản ứng phù hợp (thu nhiệt, tỏa nhiệt):
a. tăng enthalpy. d. nhiệt bị hấp thụ.
b. có thể xảy ra một cách tự phát. e. nhiệt được giải phóng.
c. giảm enthalpy. f. để xảy ra cần cung cấp năng lượng.
A. Phản ứng thu nhiệt: b,c,e; phản ứng tỏa nhiệt: a,d,f.
B. Phản ứng thu nhiệt: b,d,f,; phản ứng tỏa nhiệt: a,c,e.
C. Phản ứng thu nhiệt: a,b,e; phản ứng tỏa nhiệt: c,d,f.
D. Phản ứng thu nhiệt: a,d,f; phản ứng tỏa nhiệt: b,c,e.
Câu 13: Vì sao khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò?
A. Vì phản ứng nung vôi là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Vì phải ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt, cần nhiệt từ quá trình đốt cháy than.
C. Để rút ngắn thời gian nung vôi.
D. Vì than hấp thu bớt lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng nung vôi.
Câu 14: Cho phản ứng: H2(g) + Cl2(g) →2HCl(g). Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol H2 phản ứng hết sẽ tỏa
ra -184,6 kJ. Tính enthalpy tạo thành chuẩn của HCl(g).
A.92,3 kJ mol-1. B.–92,3 kJ mol-1. C.184,6 kJ mol-1. D.–184,6 kJ mol-1.
o
Câu 15: Cho phản ứng: Na (s) + 1/2Cl2 (g) ⟶NaCl (s) có ∆ f H298 (NaCl, s) = − 411,1 kJ/mol.

Nếu chỉ thu được 0,5 mol NaCl (s) ở điều kiện chuẩn thì lượng nhiệt tỏa ra là
A. 411,1 kJ; B. 25,55 kJ; C. 250,55 kJ; D. 205,55 kJ.
Câu 16. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới đây. Kết luận nào sau đây là
đúng?

4
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
A. Phản ứng tỏa nhiệt;
B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm;
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol;
D. Phản ứng thu nhiệt.
Câu 17: Có bao nhiêu phản ứng dưới đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng: phản
ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18: Cho các phát biểu sau :
(1) Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên
enthalpy chuẩn của phản ứng đó.
(2) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng tỏa nhiệt.
(3) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và
lấy nhiệt từ môi trường.
(4) Cho vôi sống vào nước là quá trình tỏa nhiệt
(5) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,...) là những ví dụ về phản ứng tỏa nhiệt.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 19. Các quá trình sau thuộc phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích.
a. nước bay hơi.
b. sự tiêu hóa thức ăn.
c. Sulfuric acid đặc khi thêm vào nước làm cho nước nóng lên.
d. Nung đá vôi thành vôi sống.
e. đổ mồ hôi sau khi chạy bộ.
f) Đốt một ngọn nến.
Câu 20: Ngày nay, dùng cồn trong nấu ăn trở nên rất phổ biến trong các nhà hàng, quán ăn, buổi tổ
chức tiệc, liên hoan, hộ gia đình. Một mẫu cồn X chứa thành phần chính là ethanol (C2H5OH) có lẫn
methanol (CH3OH). Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:

C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l) =−1370kJ

CH3OH(l) +3/2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(1) =−716kJ


Biết thành phần 1 viên cồn 70 gam chứa tỉ lệ khối lượng của C2H5OH : CH3OH là 11:1 và chứa 2% tạp
chất không cháy. Giả sử để nấu chín một nồi lẩu cần tiêu thụ 3200kJ, hỏi cần bao nhiêu viên cồn để nấu
chín 1 nồi lẩu đó (với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 85%)?
III. TỐC ĐỘ PƯ HÓA HỌC

Khái niệm: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm
trong một đơn vị thời gian.
5
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH

Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.
ΔC
v =±
x . Δt
Trong đó:C là độ biến thiên nồng độ (mol/l), t là độ biến thiên thời gian (s), x là hệ số trong phương
trình phản ứng.

Câu1: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng
nào dưới đây?
A. Tốc độ cân bằng. B. Tốc độ phản ứng. C.Phản ứng thuận nghich. D.Phản ứng 1 chiều.
Câu 2: Tốc độ phản ứng là:
A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị
thời gian.
D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 3. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian?
A. Tốc độ phản ứng trong 1 ngày; B. Tốc độ phản ứng trong 1 giờ;
C. Tốc độ phản ứng trong 1 phút; D. Tốc độ phản ứng trung bình.

Câu 4. Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2 2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của
phản ứng là:
ΔCH Δ CC l Δ C HCl ΔCH Δ CC l −Δ C HCl
A. v= 2
= 2
= . B. v= 2
= 2
= .
Δt Δt Δt Δt Δt Δt
− ΔCH − Δ C Cl Δ C HCl − ΔCH − Δ C Cl Δ C HCl
C. v= 2
= 2
= . D. v= 2
= 2
= .
Δt Δt Δt Δt Δt 2 Δt
Câu 5. Cho phản ứng. Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,045 mol/L, sau 90 giây phản ứng nồng độ Br2 là 0,036 mol/L. Tốc độ trung
bình của phản ứng trong khoảng thời gian 90 giây tính theo Br2 là?
A.10-1; B. 10-2; C. 10-3;D. 10-5.
Câu 6. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
(1). Nhiệt độ. (2). Nồng độ, áp suất. (3). Chất xúc tác. (4). Diện tích bề mặt.
A. (1),(3) B. (2),(4) C. (1),(2),(4) D. (1),(2),(3),(4)
Câu 7. Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. đốt trong lò kín B. xếp củi chặt khít C. thổi hơi nước D. thổi không khí khô.
Câu 8. Tủ lạnh để bảo quản thức ăn là ứng dụng cho yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng nào?
A. Nhiệt độ; B. Nồng độ; C. Chất xúc tác; D. Diện tích bề mặt tiếp xúc.

6
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
Câu 9: Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? Aluminium dạng bột phản ứng với
dung dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với aluminium dạng lá.
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C.Chất xúc tác. D.Diện tích tiếp xúc.
Câu 10: Tốc độ các phản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm,...
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C.Chất xúc tác. D.Áp suất.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất ban đầu hoặc chất sản phẩm trong một
đơn vị thời gian. giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (day),…;
B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu tăng dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm
giảm dần theo thời gian;
C. Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol khối lượng, hoặc thể tích;
D. Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau có phản ứng xảy ra nhanh có phản ứng xảy ra
chậm.
Câu 12: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
A. Tăng nồng độ HCl B.Đập nhỏ đá vôi
C.Thêm chất xúc tác D.Tăng nhiệt độ của phản ứng.

Câu 13. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của một phản ứng là . Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào
khi giảm nhiệt độ phản ứng từ 80°C về 60°C?
A. giảm 9 lần; B. tăng 3 lần; C. giảm 6 lần; D. tăng 9 lần.
Câu 14. Để hòa tan một mẩu Zn trong dung dịch HCl ở 250C cần 243 phút. Cũng mẩu Zn đó tan hết
trong dung dịch HCl như trên ở 650C cần 3 phút. Để hòa tan hết mẩu Zn đó trong dung dịch HCl có
nồng độ như trên ở 450C cần thời gian là:
A. 27 phút. B. 81 phút. C. 18 phút. D. 9 phút.
Câu 15: Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ chất phản ứng như
thế nào?

A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng.


B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng.

7
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng.
D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng.

Câu16: Cho phản ứng hoá học sau N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k)
Khi tăng nồng độ của hydrogen lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận.
A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 8 lần. D. tăng lên 6 lần
Câu 17: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (ở
đktc). Tính tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây.
A.0,25 mol/l.s. B. 0,5 mol/l.s. C.2,5.10-5 mol/l.s. D. 5.10-5 mol/l.s.
Câu 18: Dưới đây là một số hiện tượng xảy ra trong đời sống, hãy sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần:

Nướng bánh mì (1)

Đốt gas khi nấu ăn (2)

Lên men sữa tạo ra sữa chua (3)

Tấm tôn thiếc bị gỉ sét (4)

Sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần là


A. (2) > (1) > (3) > (4) B. (2) > (1) > (4) > (3). C. (1) > (2) > (3) > (4). D. (2) > (3) > (1) > (4).
Câu 19. Hoàn thành bảng sau, cho biết yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong từng trường
hợp
Tình huống Yếu tố ảnh hưởng
Sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp thức ăn nhanh chín
Than củi đang cháy, dùng quạt thổi thêm không khí vào, sự cháy
diễn ra mạnh hơn.
Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ axit và enzyme
Aluminium dạng bột phản ứng với dung dịch hydrochloric acid
nhanh hơn so với aluminium dạng lá.
Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi

Câu 20. Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2(g) + Br2(g) 2HBr(g).
Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072M. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048M. Tính tốc độ trung
bình của phản ứng theo Br2 trong khoảng thời gian trên.
Câu 21. Khi để ở nhiệt độ 30oC, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản ở 0oC (trong tủ lạnh),
quả táo bị hư sau 24 ngày.
a) Hãy tính hệ số nhiệt độ của phản ứng xảy ra khi quả táo bị hư.
b) Nếu bảo quản ở 20oC, quả táo bị hư sau bao nhiêu ngày?

8
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
IV. HALOGEN
Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố halogen là các nguyên tố nhóm nào?
A. IA. B. IIA. C. VIA. D. VIIA.
Câu2: Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố halogen?
A. Fluorine. B. Bromine. C. Oxygen. D. Iodine.
Câu3: Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng
A. ns2np5. B. ns2np4. C. ns2. D. ns2np6.
Câu4: Đi từ fluorine đến iodine, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố như thế nào?
A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Tăng sau đó giảm dần. D. Giảm sau đó tăng dần.
Câu5: Đi từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố như thế nào?
A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không thay đổi. D. Tăng sau đó giảm dần.
Câu6: Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở dạng gì?
A. Một nguyên tử. B. Phân tử hai nguyên tử.
C. Phân tử ba nguyên tử. D. Phân tử bốn nguyên tử.
Câu7: Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu8: Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine có màu:
A. Lục nhạt. B. Vàng lục. C. Nâu đỏ. D. Tím đen.
Câu 9: Dung dịch Br2 có thể phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaF. B. NaCl. C. NaBr. D. NaI.
Câu 10: Vì sao các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau?
A. Có cùng số e lớp ngoài cùng. B. Có cùng số e độc thân.
C. Có cùng số lớp e. D. Có tính oxi hóa mạnh.
Câu 11: Khi tiến hành các thí nghiệm sau, phản ứng trong thí nghiệm nào là phản ứng tự oxi hóa, tự
khử?
A. Đốt cháy sắt trong khí chlorine.
B. Dẫn khí chlorine vào dung dịch sodium hydroxide.
C. Cho khí chlorine trộn lẫn với khí hydrogen trong bình thủy tinh rồi chiếu tia tử ngoại.
D. Dẫn khí chlorine qua dung dịch potassium bromide.
Câu12: Thép để lâu ngày trong không khí (đặc biệt là không khí ẩm) thường bị gỉ sét (có thành phần
chính là iron oxide). Dung dịch nào sau đây phù hợp để tẩy rửa gỉ sét?
A. Dung dịch nước chlorine. B. Dung dịch hydrochloric acid.
C. Dung dịch hydrofluoric acid. D. Dung dịch cồn iodine.

9
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
Câu13: Tính tẩy màu của nước chlorine là do:
A. HClO có tính oxi hóa mạnh. B. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
C. HCl là acid mạnh. D. HCl có tính khử mạnh.
Câu 14. Khí Cl2 không tác dụng với
A. khí O2 B. H2O C. dung dịch Ca(OH)2 D. dung dịch NaOH
Câu 15. Cho phản ứng sau: Cl2 + NaOH → X + Y + H2O. Clo đóng vai trò gì trong phản
ứng trên?
A. Chỉ là chất khử B. Chỉ là chất oxi hoá
C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử D. Không phải là chất oxi hoá, không phải là chất khử
Câu 16. Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch NaF và NaCl?
A. HCl B. HF C. AgNO3 D. Br2
Câu 17. Khi đun nóng, chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2
Câu 18. Hai chất nào sau đây được cho vào muối ăn để bổ sung iodine?
A. I2, HI. B. HI, HIO3. C. KI, KIO3. D. I2, AlI3.
Câu 19: Kali iotua trộn trong muối ăn để làm muối iot. Theo tính toán của các nhà khoa học, để
phòng bệnh bướu cổ và một số bệnh khác, mỗi người cần bổ sung 1,5.10-4 gam nguyên tố iot
mỗi ngày. Nếu lượng iot đó chỉ được bổ sung từ muối iot (có 25 gam KI trong 1 tấn muối ăn) thì
mỗi người cần ăn bao nhiêu muối iot mỗi ngày?
A. 7,84 gam. B. 6 gam. C. 6,5 gam. D. 7,79 gam.
Câu 20. Trong y học halogen nào sau đây được hoà tan trong cồn để dùng làm thuốc sát trùng
ngoài da?
A. fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.
Câu 21: Dãy acid nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid?
A. HCl > HBr > HI > HF. B. HCl > HBr > HF > HI.
C.HI > HBr > HCl > HF. D.HF > HCl > HBr > HI
Câu 22: Không sử dụng chai, lọ thuỷ tinh mà thường dùng chai nhựa để chứa, đựng, bảo quản
hydrohalic acid nào sau đây?
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 23. Hòa 15 gam muối NaI vào nước được 200 gam dung dịch X. Lấy 100 gam dung dịch X
tác dụng vừa đủ với khí Chlorine, thu được m gam muối NaCl. Tính giá trị của m?
A. 2,925 gam. B. 3,245 gam. C. 2,952 gam. D. 3,425 gam.
Câu 24. Cho 8,4 gam một kim loại R hóa trị II tác dụng vừa đủ với 24,85 gam chlorine. Xác
định tên kim loại R và tính khối lượng muối tạo thành.
10
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
A. Mg; 32,35 gam. B. Al; 33,25 gam. C. Mg; 33,25 gam. D. Al; 32,35 gam.
Câu 25. Hoà tan 6 gam kim loại M (hoá trị II) tác dụng vừa đủ 3,36 lít khí Cl2 (đktc). Kim loại
M là
A. Ca. B. Zn. C. Ba. D. Mg.
Câu 26. Có các chất: Al(OH)3, FeO, Ag, CaCO3, Cu, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung
dịch HCl là
A.4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 27. Cho 13,44 lít khí chlorine (đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 37,25 gam KCl. Nồng độ của dung dịch KOH đã dùng là:
A. 0,48M B. 0,2M C. 0,4M D.0,24M
Câu 28: Cho 2,24 lít khí HCl ở đkc vào 100ml dung dịch NaOH 1,2M. Dung dịch sau phản ứng
có môi trường
A.acid B.base C.trung tính D.lưỡng tính
Câu 29: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Chlorine từ MnO2 và dung dịch HCl:

Khí Chlorine sinh ra thường lẫn hơi nước và khí hydrogen chloride. Để thu được khí
Chlorine khô thì bình (1) và bình (2) lầnlượt đựng
A. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl. B. Dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. Dung dịch NaOH và dung dịch
H2SO4 đặc.
Câu 30: Đốt cháy hết 13,6g hỗn hợp Mg, Fe trong bình khí chlorine dư, sau phản ứng thấy thể
tích khí chlorine giảm 9,916 L (đkc). Khối lượng muối chloride khan thu được là
A.65,0 g. B.38,0 g. C.50,8 g. D.42,0 g.
Câu 31: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là
A. 0,02 B.0,16 C.0,10 D.0,05
Câu 32: Cho 16,15 gam dung dịch A gồm hai muối NaX, NaY (X, Y là hai halogen liên tiếp) tác
dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 33,15 gam kết tủa trắng. X và Y lần lượt là
A.F, Cl B. Cl, Br C. Br, I D. Cl, I

11
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
Câu 33: Cho 26,1 g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,048 lít Cl2 (ở đktc). Tính
hiệu suất của phản ứng.
A. 80% B. 90% C. 95% D. 100%
Câu 34: Hòa tan 16 g oxit của kim loại X hóa trị III cần dùng 109,5 g dung dịch HCl 20%. Xác
định tên X. A. Al B. Fe C. Cr D.Mg
Câu 35. Hydrochloric acid (HCl) là một acid có mặt trong dạ dày con người và giữ một vai trò
quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi hàm lượng acid vượt quá nồng độ
cho phép (pH < 3,5) sẽ xảy ra tình trạng dư thừa acid dạ dày. Triệu chứng thường thấy nhất ở
người dư thừa acid dạ dày là các cơn đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng...Trào ngược dịch vị
dạ dày do dư thừa hàm lượng acid HCl là một căn bệnh khá phổ biến. Để giảm bớt hàm lượng
acid HCl tại dạ dày, bác sĩ thường kê toa cho bệnh nhân loại thuốc kháng acid có thành phần
như bảng sau:
Bảng. Thành phần các loại thuốc kháng acid thông dụng trên thị trường dược phẩm
Tên thuốc trên thị Thành phần Phương trình hóa học trung hòa acid (HCl) tại dạ dày
trường thuốc
Tums, Di-Gel CaCO3
.......................................................................................
Baking soda, Alka- NaHCO3
Seltzer
......................................................................................
Amphojel Al(OH)3
.......................................................................................
Hãy hoàn thành cột phản ứng trung hòa acid dạ dày khi sử dụng các loại thuốc trên.
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch HCl
Câu 1. Cho 6.3 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được
7,437 lít khí H2 (đkc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Cho biết 1 mol khí ở
25 °C và 1 bar có thể tích 24,79 L (điều kiện chuẩn)
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư thu được
9,916 lít khí H2 (đkc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Cho biết 1 mol khí ở
25 °C và 1 bar có thể tích 24,79 L (điều kiện chuẩn)
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn trong dung dịch HCl dư thu được
4,958 lít khí H2 (đkc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Cho biết 1 mol khí ở
25 °C và 1 bar có thể tích 24,79 L (điều kiện chuẩn)
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong dung dịch HCl dư thu được
9,916 lít khí H2 (đkc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Cho biết 1 mol khí ở
25 °C và 1 bar có thể tích 24,79 L (điều kiện chuẩn)
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn trong dung dịch HCl dư thu được
12,395 lít khí H2 (đkc). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Cho biết 1 mol khí
ở 25 °C và 1 bar có thể tích 24,79 L (điều kiện chuẩn)

12
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
Câu 6. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl
20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Tính nồng độ
phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y?
Đáp án: 11,79%
Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron
(xác định rõ chất oxi hoá, chất khử, quá trình khử, quá trình oxi hoá).
a) Mg + H2SO4  MgSO4 + S + H2O.
b) Zn + HNO3 Zn(NO3)2 + N2O + H2O
c) Cu+ HNO3  Cu(NO3)2 + NO + H2O
d) Al + HNO3  Al(NO3)3 + N2O + H2O
e) Fe + H2SO4 (đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Tính Enthalpy
Câu 1:

a) Tính của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H4 ở thể khí.
b) Viết phương trình phản ứng phân huỷ NCl 3 thành khí nitrogen (N2) và khí chlorine (Cl2). Xác

định giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng.
Cho biết:
Liên Eb (kJ/mol) Liên Eb (kJ/mol) Liên Eb (kJ/mol) Liên Eb (kJ/mol)
kết kết kết kết
C=C 612 C–H 418 O=O 494 N≡N 941
C=O 732 O–H 459 N-Cl 200 Cl – Cl 243

Câu 2. Cho phản ứng đốt cháy ethane: . Biết nhiệt


tạo thành chuẩn của lần lượt là
.
a) Xác định biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên.
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 18 gam ethane.
Câu 3. Cho phản ứng: .
a) Biết năng lượng liên kết ở của và lần lượt là 159,436 và
569. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng.
b) Khi tạo thành 16 gam HF từ phản ứng trên thì lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào là bao nhiêu?

Câu 4. Đốt cháy khí methane bằng khí oxygen thu được khí carbon dioxide và hơi nước.
Biết nhiệt tạo thành chuẩn của và H2O (g) lần lượt là:
, 285,8. Viết phương trình nhiệt hóa học của phản ứng đốt cháy trên và cho biết
phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt.
Công thức Van’t Hoff
1. Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g)
Nếu hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 2, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ
của phản ứng từ 30oC lên 60oC?

13
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ: HOÁ- SINH
2. Khi nhiệt độ tăng lên 10o, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Hỏi tốc độ của
phản ứng đó thay đổi như thế nào khi giảm nhiệt độ từ 80oC xuống 40oC?

14

You might also like