Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

VẤN ĐỀ quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất của ý thức.

* Khái niệm: - Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao
nhất là bộ óc người. Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc
người.
* Quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất của ý thức. Óc người là khí
quan vật chất của ý thức. Khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận thì ý thức chỉ là
“hình ảnh” về hiện thực khách quan trong óc người, đây là đặc tính đầu tiên để
nhận biết ý thức.
- Ý thức có đặc tính phản ánh tích cực, sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã
hội. Đây là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với
phản ánh tâm lý động vật.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. - Ý thức từng bước xâm
nhập các tầng bản chất, quy luật, điều kiện đem lại hiệu quả chỉ đạo hoạt động
thực tiễn, chủ động cải tạo thế giới trong hiện thực, sáng tạo ra “thiên nhiên thứ
hai”.
- Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, in đậm dấu ấn của con người.
- Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của con người
và được cải biến đi ở trong đó.
- Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy, ý thức là
hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên
cơ sở thực tiễn xã hội - lịch sử.
- chủ nghĩa duy tâm quan niệm Ý thức không phải là cái không thể nhận thức
được là sai, nhưng cũng không phải là cái tầm thường như người theo chủ nghĩa
duy vật tầm thường gán cho nó.
- Thực chất, ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt là
bộ óc người; nói cách khác, chỉ có con người mới có ý thức.
- Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt
+ Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây là quá trình
mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
+ Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực
chất đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức.
+ Ý thức mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
+ Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình
hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành
cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất
ngoài hiện thực.

Vấn đề cặp phạm trù cái chung-cái riêng:


Các khái niệm:
Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định.

1
Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng khác. Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính qui luật, sự lặp lại.
Cái đơn nhất: là những đặc tính, tính chất, chr tồn tại ở 1 sự vật, hiện tượng và
không lặp lại ở sự vật khác.

Quan hệ biện chứng giữa cái chung- cái riêng


Cả cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan,giữa chúng có mối quan
hệ biện chứng với nhau:
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự
tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung nào tồn tại thuần túy tách rời cái
riêng. Sỡ dĩ cái chung được gọi là cái chung vì nó được khái quát từ những cái
riêng.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có
cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độclập mà là không liên hệ với cái chung .Sỡ dĩ cái
riêng được gọi là cái riêng vì nó xem xét trong mối liên hệ với cái chung .
+ Cái riêng là cái toàn bộ,phong phú hơn cái chung ; còn cái chung là bộ
phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vif nó phản
ánh những thuộc tính chung, bản chất lặp đi lặp lại ở nhiều sự vật. Còn cái riêng
phong phú hơn cái chung vì nó là cái tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất.
Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều
kiện nhất định
+ Cái chung có thể chuyển hóa thành cái đơn nhất, đó là quá trình tồn tại và tiêu
vong dần dần của cái cũ
+ Cái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung, đó là quá trình ra đời và phát triển
của cái mới.
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, chuyển hóa thành cái chung, do
vậy muốn nhận thức cái chung phải thông qua việc nghiên cứu cái riêng.
- Thứ hai, trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để
“cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi
trở thành “cái đơn nhất”.
- Thứ ba, khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác nhau chỉ rút
ra mặt chung với thích hợp với điều kiện đó.
- Trong nhận thức và thực tiễn phải căn cứ vào cái chung sâu sắc làm cơ sở, đồng
thời chú ý đến cái riêng phong phú để bổ sung, hoàn thiện cho nó.

VẤN ĐỀ mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tính độc
lập tương đối của ý thức xã hội.
* Khái niệm
- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội.
- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp thành văn
hóa tinh thần của xã hội.
2
* Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng, trong đó tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội đều có sự tác động ngược trở lại
tồn tại xã hội.
+ Do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người
nên tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn ý thức xã hội.
+ Do sức ỳ của thói quen, truyền thống, tập quán và do có tính bảo thủ của một
số hình thái ý thức xã hội cũ.
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
+ Tồn tại xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng với ý thức xã hội. Tồn tại xã
hội nào thì ý thức xã hội ấy.
+ Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự
biến đổi và phát triển của các hình thái ý thức xã hội.
+ Khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng,
quan điểm sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định.
+ Tuy nhiên, ý thức xã hội không phải là yếu tố hoàn toàn thụ động hay tiêu cực.
Mặc dù chịu sự quy định của tồn tại xã hội nhưng ý thức xã hội có tính độc lập
tương đối với tồn tại xã hội.
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội vì tồn tại xã hội đã vượt qua
nhưng một số ý thức tàn dư của xã hội cũ vẫn còn rơi rớt lại. Do ý thức xã hội
gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp cũ trong xã hội
trước
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội, đó là ý tưởng của một số nhà
khoa học, một số lãnh tụ thiên tài có thể vượt trước tồn tại xã hội nhiều năm. Do
tính năng động của ý thức, tư tưởng, đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên
tiến. Nhiều dự báo của C.Mác và nhiều nhà khoa học thiên tài đang trở thành sự
thật
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa, đó là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
+ Các hình thái ý thức xã hội tác động qua lại lẫn nhau, đan xen nhau cũng tồn
tại.
+ Ý thức xã hội có tác động trở lại tồn tại xã hội, vì ý thức xã hội cũng phát triển
và có đời sống riêng của nó. Sự tác động trở lại mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào
những điều kiện lịch sử cụ thể, vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở của sự hình
thành ý thức xã hội.
* Vận dụng:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh có tính vượt trước khi dự báo các vấn đề của VN.
- Kế thừa các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

VẤN ĐỀ cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay theo quan điểm triết học Mác -
Lênin. Liên hệ với thực tiễn xã hội ở Việt Nam hiện nay.
* Khái quát một số vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay
3
- Xã hội hiện đại sẽ chủ yếu bị chi phối bởi đặc điểm của thời đại.
- Sự xung đột về sắc tộc, tôn giáo, kinh tế giữa các quốc gia, khu vực, ô nhiễm
môi trường, cạn kiệt tài nguyên, nạn đói và bệnh tật ở nhiều nước đang diễn ra.
- Những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại phần nào “làm dịu” đi mâu
thuẫn giai cấp.
- Hiện nay, xã hội đã có nhiều đổi khác so với những năm 70 của thế kỷ XX trở
về trước.
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế tri thức, xu hướng đối thoại thay
cho đối đầu,
- Những mâu thuẫn trong xã hội hiện đại tiềm ẩn khả năng biến động xã hội theo
chiều hướng tiến bộ, hợp tác trên cơ sở các xã hội đó có thể chấp nhận được.
- Vì lợi ích chung, các nước có chế độ chính trị khác nhau vẫn có thể thông qua
các tổ chức quốc tế hòa giải những tranh chấp, bất đồng.
- Các quốc gia, dân tộc sẽ đi tới một xã hội dân chủ, tự do theo cách đi của mình.
* Phân tích theo quan điểm triết học Mác - Lênin
- Cơ sở hạ tầng thay đổi làm cho các toàn bộ xã hội thay đổi.
- Theo triết học Mác - Lênin, khó có thể để bùng nổ những cuộc cách mạng xã
hội tiêu biểu như cách mạng tư sản thế kỷ XVIII, cách mạng Tháng Mười trong
thế giới ngày nay.
- Cách mạng xã hội sẽ diễn ra dưới hình thức chuyển hóa từ hình thái kinh tế - xã
hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn.
- Thay đổi trước hết về lực lượng sản xuất rồi đến quan hệ sản xuất, từ đó dẫn
đến thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội.
* Liên hệ với thực tiễn xã hội Việt Nam:
- Trên cơ sở tồn tại xã hội của Việt Nam để giải quyết các vấn đề mà thực tiễn
đất nước đặt ra.
- Việt Nam là bạn với tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau,.
- Xã hội sản xuất phát triển như vũ bão, từ đó dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế xã
hội rất nhanh và khó dự báo hơn.
- Xã hội Việt Nam hiện NAY sẽ ngày càng bị chi phối nhiều hơn bởi các biến
động của thời đại.
- Hòa giải những tranh chấp, bất đồng bằng cơ chế đa phương.

You might also like